Báo cáo hiện trạng môi trường TP cần thơ

42 5.7K 38
Báo cáo hiện trạng môi trường TP cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đồ án thông tin môi trường Báo cáo hiện trạng môi trường TP.Cần Thơ LỜI NÓI ĐẦU 1 TRÍCH YẾU 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên 3 1.1.1 Lãnh thổ 3 1.1.2 Địa hình, địa mạo và địa chất 3 1.2 Đặc trưng khí hậu 3 1.3 Hiện trạng sử dụng đất 4 CHƯƠNG 2 SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI LÊN MÔI TRƯỜNG 5 2.1 Tăng trưởng kinh tế 5 2.2 Sức ép dân số và vấn đề di cư 5 2.3 Phát triển công nghiệp 5 2.4 Phát triển Xây dựng 5 2.5 Phát triển năng lượng. 6 2.6 Phát triển Giao thông vận tải 6 2.7 Phát triển Nông nghiệp 6 2.8 Phát triển Du lịch 6 2.9 Vấn đề hội nhập quốc tế 6 2.10 Ngành Y tế 7 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 8 3.1 Nước mặt lục địa 8 3.1.1 Tài nguyên nước mặt lục địa 8 3.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa 8 3.1.3 Diễn biến ô nhiễm 8 3.2 Nước dưới đất 14 3.2.1 Tài nguyên nước dưới đất 14 3.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm 14 3.2.3 Diễn biến ô nhiễm 14 3.3 Dự báo và qui hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước 15 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 17 4.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí 17 4.2 Diễn biến ô nhiễm không khí 17 CHƯƠNG 5 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 22 5.1 Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất 22 5.2 Hiện trạng suy thoái và nhiễm môi trường đất 22 5.2.1 Chất lượng đất Nông nghiệp 22 5.2.2 Chất lượng đất công nghiệp 23 5.2.3 Chất lượng đất Dân sinh và thương mại 23 5.3 Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất 24 CHƯƠNG 6. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC 25 6.1 Các nguyên nhân gây suy thoái 25 6.2 Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học 25 6.2.1 Các hệ sinh thái rừng 25 6.2.3 Rừng ngập mặn 25 6.2.4 Loài và nguồn gen 25 6.3 Dự báo mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học 26 CHƯƠNG 7 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 27 7.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp 27 7.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp 27 7.2.1 Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị 27 7.2.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp 28 7.2.3 Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế 28 CHƯƠNG 8 TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 29 8.1 Tai biến thiên nhiên 29 8.2 Sự cố môi trường 32 CHƯƠNG 9 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG 33 9.1 Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu tại Việt Nam 33 9.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Cần Thơ 33 CHƯƠNG 10 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 34 10.1 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người 34 10.2 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế xã hội 34 10.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái 35 CHƯƠNG 11 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 36 11.1 Những việc đã làm được 36 11.2 Những tồn tại và thách thức 37 CHƯƠNG 12 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 38 12.1 Các chính sách tổng thể 38 12.2 Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên 38 12.3 Đề xuất các giải pháp quản lý 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long CN-TTCN Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp BĐKH Biến đổi khí hậu KCN Khu công nghiệp BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường HST Hệ sinh thái BVTV Bảo vệ thực vật TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên PCLB-TKCN Phòng chống lụt bão –tìm kiếm cứu nạn UBND Ủy ban nhân dân BVMT Bảo vệ môi trường DANH MỤC HÌNH Hình 1. Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ… 3 Hình 2. Biểu đồ tình hình sử dụng đất TP.Cần Thơ………………………………….4 Hình 3. Hàm lượng BOD tại các kênh, rạch của TP Cần Thơ……………………… 9 Hình 4. Hàm lượng COD tại các kênh, rạch của TP Cần Thơ……………………… 10 Hình 5. Hàm lượng DO tại các kênh, rạch của TP Cần Thơ………………………….10 Hình 6. Hàm lượng nitrat tại các kênh, rạch của TP Cần Thơ……………………… .10 Hình 7. Mật độ coliform tại các kênh, rạch của TP Cần Thơ……………………… 11 Hình 8. Hàm lượng TSS tại các kênh, rạch của TP Cần Thơ……………………… 12 Hình 9. Hàm lượng BOD tại các kênh, rạch của TP Cần Thơ……………………… 12 Hình 10. Hàm lượng COD tại các kênh, rạch của TP Cần Thơ………………………13 Hình 11. Hàm lượng trung bình các thông số kim loại nặng trong đất nông nghiệp…22 Hình 12. Hàm lượng trung bình các thông số kim loại nặng trong đất công nghiệp…23 Hình 13. Hàm lượng trung bình các thông số kim loại nặng trong đất dân sinh…… 23 Hình 14. Hàm lượng trung bình các thông số kim loại nặng trong đất thương mại… 23 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Nồng độ bụi lơ lửng trung bình từ 2005-2010 trong không khí xung quanh 17 Bảng 2. Nồng độ NO 2 trung bình từ năm 2005-2010 trong không khí xung quanh…18 Bảng 3. Nồng độ SO 2 trung bình từ năm 2005-2010 trong không khí xung quanh….18 Bảng 4. Nồng độ khí CO trung bình từ 2005-2010 trong không khí xung quanh…….19 Bảng 5. Nồng độ Chì (Pb) trung bình năm 2007-2010 trong không khí xung quanh 20 Bảng 6. Khối lượng bình quân chất thải rắn sinh hoạt 27 LỜI NÓI ĐẦU Việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng xã hội và tiến bộ xã hội phát triển con người và bảo vệ môi trường là nên tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững của địa phương. Song quá trình phát triển, một điều tất yếu là các quá trình khai thác đã và đang gây ra những áp lực lên môi trường, đe doạ sức khoẻ cộng đồng và làm xuất hiện nhiều nguy cơ gây suy thoái và ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, công tác giám sát chất lượng môi trường luôn được quan tâm thực hiện, từ những kết quả giám sát có thể đưa ra những dự đoán và xử lý kịp thời về tình trạng môi trường của tỉnh. Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2010 được thực hiện nhằm tổng kết các số liệu về quan trắc chất lượng môi trường từ đó đánh giá diễn biến môi trường, sự tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cũng như tình hình hoạt động bảo vệ môi trường. Báo cáo còn dự báo diễn biến môi trường trong tương lai cũng như đề xuất các chính sách và biện pháp đáp ứng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Trong nhiều năm gần đây, khi kinh tế phát triền kéo theo môi trường bị tác động mạnh. Sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và du lịch đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội nhưng đã để lại hậu quả đáng kể cho môi trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường, huỷ hoại hệ thực vật, động vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Thành phố Cần Thơ là trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, có địa hình bằng phẳng năm ở khu vực có bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông chịu các tác động tự nhiên như lũ lụt, hạn hán và một số vùng đất bị xói mòn do địa hình có độ dốc lớn,…. Nhận thức rõ thực trạng trên, trong những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã có những chính sách và chiến lược phù hợp thông qua các biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường kết hợp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường quần chúng nhân dân và thanh tra xử phạt nghiêm ngặt các vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường. Báo cáo này là tư liệu hữu ích để hỗ trợ các đơn vị chức năng trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. TRÍCH YẾU  Mục tiêu báo cáo: • Cung cấp những thông tin về điều kiện tự nhiên của thành phố Cần Thơ cũng như sức ép của phát triển kinh tế và xã hội đối với môi trường. • Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường thành phố Cần Thơ năm 2010 về nước mặt, nước ngầm, không khí, đất, về công tác quản lý chất thải rắn, tính đa dạng sinh học và dự báo diễn biến môi trường trong thời gian tới. • Cung cấp thông tin về những vấn đề môi trường cấp bách, các điểm nóng về môi trường. • Nhận định về diễn biến tai biến thiên nhiên, sự cố môi trường và các vấn đề biến đổi khí hậu. Đánh giá những ảnh hưởng của các quá trình này đến quá trình phát triển kinh tế -xã hội, đến sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái. • Đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường của địa phương trong năm 2010, và đề xuất các chính sách và giải pháp về công tác bảo vệ môi trườngtrong thời gian tới.  Phạm vi báo cáo: • Sử dụng các số liệu về thông tin về phát triển quy hoạch kinh tế - xã hội, số liệu quan trắc, quản lý và bảo vệ môi trường năm 2010 và các năm trước đó.  Tại sao lại phải có báo cáo: • Là nhiệm vụ hàng năm của thành phố nhằm báo cáo lên tồng cục Môi Trường, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường các vấn đề liên quan đến môi trường và thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường của TP để từ đó đưa ra các giải pháp về công tác quản lý bảo vệ môi trường.  Đối tượng phục vụ của báo cáo: • Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục Môi Trường và các cơ quan, nhà nghiên cứu và kế hoạch về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. • Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, UBND, cơ quan ban ngành các cấp của Tỉnh và các thành phần kinh tế, các tổ chức, người dân trong tỉnh và khu vực.  Tóm tắt báo cáo: • Báo cáo gồm các phần: Danh mục chữ viết tắt; Danh mục hình; Lời nói đầu – Trích yếu; Nội dung; Kết luận, kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo. • Riêng phần nội dung có 12 chương theo phụ lục 2 thông tư 08/2010/TT- BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên 1.1.1 Lãnh thổ Hình 1. Hình Bản đồ hành chính TP.Cần Thơ TP.Cần Thơ có vị trí địa lý tại trung tâm vùng ĐBSCL, là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm phía Nam giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tọa độ địa lý: 9˚55’08” – 10 ˚ 19’38” vĩ Bắc; 10 ˚ 513’38” – 10 ˚ 550’35” kinh Đông với các mặt tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp An Giang; Phía Nam giáp Hậu Giang; Phía Tây giáp Kiên Giang; Phía Đông giáp 02 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp; TP.Cần Thơ 04 mặt đều không giáp biển, hầu như không có rừng tự nhiên. 1.1.2 Địa hình, địa mạo và địa chất Cần Thơ có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng theo các chiều: cao từ Đông Bắc thấp dần xuống Tây Nam và cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng. Đây là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Nhìn chung đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhưng không phù hợp cho xây dựng, giao thông. 1.2 Đặc trưng khí hậu TP.Cần Thơ thuộc vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa; có hai mùa rõ rệt trong năm gồm mùa mưa(từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm Cần Thơ trong năm 2010 là 27,6 ˚C tăng 0,4 ˚ C so với năm trước. Độ ẩm có giá trị bình quân thấp h ơn so với các năm trước nhưng không nhiều dao động khoảng 74- 87%, phân hóa theo mùa, các tháng mùa mưa, độ ẩm khá cao; các tháng mùa khô độ ẩm thấp hơn. Nhìn chung, giá trị độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại TP.Cần Thơ biến động không lớn. Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 11. Lượng mưa cao nhất tập trung vào các tháng 8, 10 và tháng 11. 1.3 Hiện trạng sử dụng đất Hình 2. Biểu đồ tình hình sử dụng đất thành phố Cần Thơ Hiện nay, TP.Cần Thơ có hơn 99% đất đã được sử dụng cho các mục đích phục vụ đời sống. Theo nguồn thống kê của Phòng Đăng ký đất đai-Sở Tài nguyên và Môi trườngTP.Cần Thơ, đất sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 81,31 % tính trên tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất chưasử dụng Khác Đồ án thông tin môi trường GVHD:Nguyễn Thành Sơn CHƯƠNG 2 SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI LÊN MÔI T RƯỜ NG 2.1 Tăng trưởng kinh tế Trong năm 2010 vừa qua, nền kinh tế của TP.Cần Thơ chuyển dịch theo đúng cơ cấu kinh tế đã đề ra và đang chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.Các khu CN-TTCN được mở rộng, tốc độ đô thị hóa cao, việc ngăn sông, lắp đất, các công trình giao thông, công trình đô thị theo đó tình trạng ô nhiễm môi trường cũng tăng do lượng rác thải và nước thải độc hại tăng ,ô nhiễm môi trường. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011, tăng trưởng kinh tế (GDP) sẽ là 16%, cao hơn năm 2010 và tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng cư ờng công nghiệp và dịch vụ. 2.2 Sức ép dân số và vấn đề di cư Dân số của TP.Cần Thơ tăng liên tục từ năm 2000 đến nay. Năm 2010, dân số của TP.Cần Thơ là 1.199.817 người, trong đó, tỷ lệ dân thành thị chiếm 66%, dân số nông thôn chiếm 34% so với tổng số dân của toàn thành phố cho thấy sự di dân từ nông thôn ra thành thị là chủ yếu tuy nhiên sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa đáp ứng được sự thay đổi của cơ cấu dân. 2.3 Phát triển công nghiệp Đa số các cơ sở công nghiệp trên TP.Cần Thơ thuộc ngành công nghiệp chế biến. Tiếp theo là ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, kế đó là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng. Thành phố đang hướng đến xây dựng các cụm công nghiệp, phát triển các chương trình công nghiệp công nghệ cao, di dời các doanh nghiệp và cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm trong khu dân cư. Với đà phát triển và đô thị hóa tại các KCN hiện nay sẽ tạo ra nước thải tại KCN; ô nhiễm không khí xung quanh trong quá trình xây dựng; Quỹ đất nông nghiệp thu hẹp. 2.4 Phát triển Xây dựng Năm 2009, sản phẩm ngành xây dựng đạt 1.726.390 triệu đồng, chiếm 4,64% tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố, tăng 17,43% so với năm 2008. Thành phố đã tập trung nâng cấp các tuyến nội ô, xây dựng và mở rộng các tuyến đường ngoại ô, nâng cấp đô thị giai đoạn II và dự án thoát nước và xử lý thải. Môi trường sống của một số động vật, thực vật bị thu hẹp; các công trình xây dựng sẽ tạo ra một lượng bụi lớn xung quanh thành phố và ô nhiễm nguồn nước. Đồ án thông tin môi trường GVHD:Nguyễn Thành Sơn 2.5 Phát triển năng lượng. Nguồn năng lượng chính của TP.Cần Thơ từ mạng lưới điện quốc gia, được cung cấp bởi các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trong vùng, không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thành phố. Năng lượng để vận hành máy móc và dùng cho các phương tiện giao thông, sinh hoạt trong gia đình chủ yếu nhập từ các tỉnh hoặc quốc gia khác, đặc biệt là xăng dầu. 2.6 Phát triển Giao thông vận tải Dịch vụ vận tải trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển. Đa số hành khách chọn phương tiện giao thông đường bộ vì nhanh chóng và tiện lợi. Ngược lại, hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy nhiều hơn đường bộ vì giá thành thấp hơn. Sự phát triển của các dịch vụ và phương tiện giao thông vận tải, giao thông dày đặc trong thành phố tạo ra lượng khí thải làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của dân thành thị. 2.7 Phát triển Nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản và diện tích sản xuất ổn định. Diện tích sản xuất nông nghiệp - thủy sản nhìn chung không thay đổi nhưng sản lượng vượt kế hoạch đề ra. Sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu làm nguồn nước sông bị ô nhiễm thuốc trừ sâu và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. 2.8 Phát triển Du lịch Ngành du lịch của TP.Cần Thơ được xem là ngành công nghiệp sạch, không khói, đã mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc mở rộng các khu du lịch cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và với lượng du khách lớn làm tăng lượng rác thải rắn.Thành phố cần có những quy định chặt chẽ hơn và có những công trình xử lý tương ứng với tốc độ phát triển của ngành du lịch cũng như là các ngành khác. 2.9 Vấn đề hội nhập quốc tế Việc gia nhập WTO và hội nghị ASIAN đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế TP.Cần Thơ. Xu thế hội nhập quốc tế tác động đến môi trường tùy vào lĩnh vực đầu tư và mục đích dự án. Thông thường các dự án về công nghiệp và giao thông vận tải gây ra ô nhiễm về không khí và nước thải Đồ án thông tin môi trường GVHD:Nguyễn Thành Sơn 2.10 Ngành Y tế Trên địa bàn TP.Cần Thơ có hơn 50 cơ sở y tế và bệnh viện các loại. 100% rác thải y tế gồm nước thải y tế và chất thải rắn độc hại được thu gom, phân loại và xử lý của Bộ trưởng Bộ Y tế. Các Trạm Y tế phường có lò đốt rác tại chỗ, riêng các Trạm Y tế trong nội thành thì rác thải được thu gom qua Công ty Công trình đô thị. N ăm 2010, nhờ vào các chiến dịch phòng chống một số bệnh phổ biến và bệnh truyền nhiễm nên đa số các dịch bệnh đều được khống chế. Năm 2011, Sở Y tế TP.Cần Thơ tiếp tục duy trì 02 đường phố “ẩm thực vệ sinh an toàn thực phẩm”, 05 làng “văn hóa sức khỏe phòng ngừa ngộ độc thực phẩm”, 06 mô hình “thức ăn đường phố” và 10 phường điểm “vệ sinh an toàn thực phẩm” tại các quận của thành phố CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3.1 Nước mặt lục địa 3.1.1 Tài nguyên nước mặt lục địa Thành phố Cần Thơ là trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, có địa hình bằng phẳng nằm ở khu vực có bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông. Nơi đây có hệ thống sông ngòi chằng chịt khắp các quận huyên, nội ngoại thành có 2 hệ thống sông rạch chính: Sông Hậu là một trong 2 chi lưu quan trọng của sông Mê Kông chảy từ biên giới Việt Nam, Campuchia xuống theo hướng Đông bắc Tây nam , cứ 3-5km là có một con rạch hay kênh đào dẫn nước vào địa phận TP.Cần Thơ trước khi đổ ra biển Đông.Dòng chảy lớn nhất là sông Hậu, đoạn sông chảy qua TP.Cần Thơ dài 65km, chiều rộng mặt sông trung bình từ 800-1500m trên sông có nhiều cù lao cồn lớn. Con sông quan trọng thứ 2 của TP.Cần Thơ là sông Cần Thơ, dài 16km chảy qua huyện Phong Điền, qua ranh giới giữa quận Ninh Kiều và quận Cái Răng đổ vào sông Hậu tại vàm Ninh Kiều.Cửa sông rộng trung bình 200m, sâu 10m.nước ngọt quanh năm có tác dụng tưới tiêu Ngoài các sông trên TP.Cần Thơ còn có nhiều dòng chảy tự nhiên và hệ thống kênh đào khá là dày như: rạch Thốt Nốt, rạch Ô Môn, rạch Cái Khế, rạch Cái Sâu… 3.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa - Việc nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thành phố dẫn đến tình trạng môi trường nước bị biến đổi gây suy thoái và ô nhiễm. - Sự phát triển nhanh chóng của thành phố đã và đang gây nhiều hiệu ứng phụ tiêu cực, việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước của thành phố. - TP.Cần Thơ hiện có 5 KCN, trong đó 4 khu nằm ở gần bờ sông Hậu.Ngoài ra còn một số cụm công nghiệp nhỏ.Hiện nay chỉ có 28 nhà máy trong tổng số 130 nhà máy đã cài đặt hệ thống xử lý nước thải .Thực tế chưa có hệ thống xử lý nước thải tạp trung và thải trực tiếp ra sông kênh rạch xung quanh(sông Hậu). 3.1.3 Diễn biến ô nhiễm Áp dụng 2 phương pháp đo chất lượng nước mặt: - Đo chất lượng nước liên tục ở hai bên bờ Sông Hậu từ thượng nguồn Tân Châu và Châu Đốc đến hạ nguồn cửa biển Trần Đề và cửa biển Định An. Tần suất đo 2 lần/năm gồm các chỉ tiêu pH, độ mặn và DO. - Thu và phân tích mẫu theo mạng lưới thực hiện trên các quân huyện với các chỉ tiêu pH, SS, DO, BOD5, COD, Fe, NH4+-N, NO3-, NO2-, kim loại nặng, [...]... nước mặt tại các sông, kênh, rạch của TP. Cần Thơ năm 2010 có khuynh hướng ô nhiễm hữu cơ Hình 8 Hàm lượng TSS tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ Hình 9 Hàm lượng BOD tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ Hình 10 Hàm lượng COD tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ 3.1.3.3 Chất lượng nước mặt đo trực tiếp theo các tuyến sông a) Chất lượng nước đo liên tục trên sông Hậu bờ Cần Thơ tuyến từ Tân Châu – Châu Đốc – cửa... TP. Cần Thơ như ngã tư bến xe, ngã ba Lý Tự Trọng, UBND quận Cái Răng trong năm 2011 dự báo sẽ giảm nhẹ so với năm 2010 do cầu Cần Thơ và Quốc lộ 91B đã đi vào hoạt động Hiện nay, môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phía nam TP. Cần Thơ chưa diễn biến phức tạp, trong những năm tới sẽ xảy ra tình trạng ô nhiễm bụi cục bộ ở các khu, cụm công nghiệp phía Nam TP. Cần. .. 03:2008/BNTMT Có thể nói môi trường đất tại TP. Cần Thơ hiện nay chưa ô nhiễm kim loại nặng Tuy nhiên, số lượng các thông số vượt chuẩn có xu hướng gia tăng, năm 2010 có nhiều thông số có giá trị vượtquy định hơn những năm trước 5.3 Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất Nhìn chung, về hàm lượng thông số kim loại nặng trong các loại đất trên địa bàn TP. Cần Thơ còn nằm trong giới hạn... phố CHƯƠNG 10 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 10.1 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người 10.1.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước Nước và môi trường bị ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp làm lan truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người 10.1.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí đối với cơ thể con người Ô nhiễm môi trường không khí đã làm tăng tỷ lệ... tế - xã hội Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 thì lượng chất thải thải ra môi trường không khí ngày càng gia tăng, ước tính nồng độ ô nhiễm có thể tăng lên khoảng 10 lần năm 2020 - Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 có nhấn mạnh vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với bảo môi trường, tuy nhiên chưa thực sự cụ thể đối với môi trường không khí xung... thể thấy rằng nguồn nước mặt tại đây đang bị ô nhiễm chủ yếu do chất hữu cơ Hình 3 Hàm lượng BOD tại các kênh rạch của TP. Cần Hình 4 Hàm lượng COD tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ Hình 5 Hàm lượng DO tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ Hình 6 Hàm lượng Nitrat tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ - Coliform nhìn chung đều vượt chuẩn cho phép Tuy nhiên, so với năm 2009 thì mật độ Coliform năm 2010 có xu hướng... ương TP. Cần Thơ là chủ yếu Nhưng ở các vùng ven thì việc thực hiện phân loại và xử lý chất thải y tế cũng còn mang tính hình thức CHƯƠNG 8 TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 8.1 Tai biến thiên nhiên Tình hình thiên tai trên địa bàn TP. Cần Thơ năm vừa qua chủ yếu là các hiện tượng: sét đánh, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, ngập lụt, áp thấp nhiệt đới và bão 8.1.1 Sét đánh Trong năm 2010 đã xuất hiện. .. Dự báo hạn vừa, hạn dài cho thấy mùa đông năm nay có diễn biến bất thường ngay từ sớm, khi từ cuối tháng 10, đầu tháng 11/2010 đã xuất hiện các đợt không khí lạnh Theo thống kê, đây là năm không khí lạnh xuất hiện sớm nhất kể từ năm 1978 đến nay 9.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Cần Thơ Nhiệt độ trung bình của TP. Cần Thơ năm 2010 khoảng 21 oC, tăng 3oC so với nhiệt độ trung bình của TP. Cần Thơ. .. trong năm c) Nhận xét kết quả quan trắc:( so sánh kết quả quan trắc TP. Cần Thơ trong năm 2010 với QCVN 08:2008/BTNMT) - Dư lượng thuốc BVTV gốc Clo hữu cơ và gốc photpho hữu cơ trong 03 đợt tại các sông, kênh, rạch của TP. Cần Thơ năm 2010 đều không phát hiện thấy - Qua quan trắc 04 đợt nước mặt tại các sông, kênh, rạch của TP. Cần Thơ có các thông số như pH, Pb, F-, Cr6+, Hg và As đều năm trong giới... Coliform xuất hiện cao nhất tại Rạch Cây Me, quận Ô Môn (vượt chuẩn cho phép102 lần) và và thấp nhất tại rạch Ba Láng, quận Cái Răng (vượt chuẩn 4 lần) Hình 7.Mật độ Coliform tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ 3.1.3.2 Chất lượng nước mặt theo mạng lưới a) Vị trí quan trắc: thực hiện tại 38 điểm trên 17 sông, kênh, rạch có khả năng ô nhiễm tại các quận, huyện thuộc TP. Cần Thơ: (1) Sông Cần Thơ; (2) Sông . thời về tình trạng môi trường của tỉnh. Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2010 được thực hiện nhằm tổng kết các số liệu về quan trắc chất lượng môi trường từ đó đánh giá diễn biến môi trường, sự. thành phố Cần Thơ Hiện nay, TP. Cần Thơ có hơn 99% đất đã được sử dụng cho các mục đích phục vụ đời sống. Theo nguồn thống kê của Phòng Đăng ký đất đai-Sở Tài nguyên và Môi trườngTP .Cần Thơ, đất. kênh rạch của TP. Cần Hình 4. Hàm lượng COD tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ Hình 5. Hàm lượng DO tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ Hình 6. Hàm lượng Nitrat tại các kênh rạch của TP. Cần Thơ - Coliform

Ngày đăng: 10/10/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • TRÍCH YẾU

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

    • 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

      • 1.1.1 Lãnh thổ

      • 1.1.2 Địa hình, địa mạo và địa chất

      • 1.2 Đặc trưng khí hậu

      • 1.3 Hiện trạng sử dụng đất

      • CHƯƠNG 2 SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI LÊN MÔI TRƯỜNG

        • 2.1 Tăng trưởng kinh tế

        • 2.2 Sức ép dân số và vấn đề di cư

        • 2.3 Phát triển công nghiệp

        • 2.4 Phát triển Xây dựng

        • 2.5 Phát triển năng lượng.

        • 2.6 Phát triển Giao thông vận tải

        • 2.7 Phát triển Nông nghiệp

        • 2.8 Phát triển Du lịch

        • 2.9 Vấn đề hội nhập quốc tế

        • 2.10 Ngành Y tế

        • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

          • 3.1 Nước mặt lục địa

            • 3.1.1 Tài nguyên nước mặt lục địa

            • 3.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa

            • 3.1.3 Diễn biến ô nhiễm

            • 3.2 Nước dưới đất

              • 3.2.1 Tài nguyên nước dưới đất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan