ỨNG DỤNG mô HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt mỏ THAN NAM mẫu, xã THƯỢNG yên CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG bí,

43 6.2K 64
ỨNG DỤNG mô HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt mỏ THAN NAM mẫu, xã THƯỢNG yên CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG bí,

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT MỎ THAN NAM MẪU, XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn thế giới, các hoạt động của con người đã gây ra những tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường. Ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống của con người. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hoạt động khoáng sản đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường, các hoạt động khoáng sản bao gồm các công tác như: thăm dò, khai thác, tuyển khoáng, luyện kim ... đều có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất...Do vậy cần được nghiên cứu để có giải pháp khắc phục. Quảng Ninh là một tỉnh nổi tiếng với danh làm thắng cảnh Vịnh Hạ Long, đồng thời là nơi có nhiều mỏ than lớn nhất của nước ta, những mỏ than ở Quảng Ninh đã và đang được khai thác để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Giá trị kinh tế của những mỏ than ở Quảng Ninh là rất lớn, tuy nhiên việc khai thác than đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là môi trường nước mặt. Mỏ than Nam Mẫu thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một mỏ than lớn của Quảng Ninh đã được khai thác nhiều năm nay. Các chất thải, nước thải phát sinh trong quá trình khai thác chưa được xử lý đã là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt tại khu mỏ và vùng lân cận. Trước đây do khu mỏ mới đi vào hoạt động và thiếu thốn về công nghệ xử lý nước thải, hạn chế về kỹ thuật dẫn đến việc xả thải nước thải ra nguồn nước tiếp nhận và gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt. Xuất phát từ những lý do đó, việc xây dựng và đề xuất đề tài: “Ứng dụng mô hình DPSIR trong đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Nam Mẫu xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ gây ô nhiễm và tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực mỏ than Nam Mẫu, từ đó đưa ra những giải pháp khoa học cho việc bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG PHAN VĂN LÂM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT MỎ THAN NAM MẪU, XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Mã ngành: 52510406 HÀ NỘI, 2014 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA MÔI TRƯỜNG MỤC LỤC MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 1.1. MÔ HÌNH DPSIR 2 1.1.1. Định nghĩa 2 1.1.2. Lịch sử phát triển của mô hình DPSIR 2 1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI 4 1.2.1. Điều kiện về tự nhiên 4 1.2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 7 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9 2.1.1. Đối tượng 9 2.1.2. Phạm vi 10 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 10 2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường 10 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel 11 2.2.4. Phương pháp chuyên gia 11 2.2.5. Phương pháp phân tích mô hình DPSIR 11 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12 3.1. ĐỘNG LỰC (D) 12 Hình 3.1: Sản xuất than tại mỏ than Nam Mẫu 12 3.2. ÁP LỰC (P) 13 Hình 3.2: Nước thải từ trong lò khai thác than 13 3.3. HIỆN TRẠNG (S) 14 Bảng 3.1 - Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực mỏ 16 Bảng 3.2 Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt 17 3.4. TÁC ĐỘNG 18 3.4.2. Tác động đến môi trường đất 19 3.4.3. Tác động đến sức khỏe con người 19 Do lưu lượng nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải chứa dầu mỡ không nhiều và ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA MÔI TRƯỜNG việc xử lý chúng đơn giản hơn nhờ các giải pháp như: hố lắng, bể tự hoại, rãnh thu nước, Đồng thời công ty đã chú trọng nhiều vào việc xử lý nước thải hầm lò. Xử lý loại nước thải hầm lò cũng là giải pháp ứng dụng công nghệ xử lý chủ yếu của công ty tại khu mỏ than Nam Mẫu ở thời điểm hiện tại( trước đây mỏ mới đi vào hoạt động, do thiếu thốn về kinh phí, công nghệ và kinh nghiệp quản lý, xử lý môi trường nên việc để rò rỉ, chảy tràn chất ô nhiễm ra môi trường nước mặt tiếp nhận: các sông suối: suối Yên Tử, suối Than Thùng, suối Hồ Đầm, ) gây ra ô nhiễm môi trường và có ảnh hưởng tới sứ khỏe cũng như mọi hoạt động của cuộc sống. Ngoài ra các biện pháp khác cũng rất quan trọng như: quản lý - giáo dục, chuyên gia, kinh tế, trồng cây và nạo vét sông suối 20 3.5.1. Giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật 20 Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống nguyên lý xử lý nước thải hầm lò tầng lò giếng 24 Bảng 3.3 - Chất lượng nước thải hầm lò sau xử lý 25 3.5.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và tuyên truyền giáo dục 25 3.5.3. Giải pháp về chuyên gia 26 3.5.4. Giải pháp về mặt kinh phí 26 3.5.4. Các giải pháp khác 27 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 KHOA MÔI TRƯỜNG MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn thế giới, các hoạt động của con người đã gây ra những tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường. Ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống của con người. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hoạt động khoáng sản đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường, các hoạt động khoáng sản bao gồm các công tác như: thăm dò, khai thác, tuyển khoáng, luyện kim đều có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất Do vậy cần được nghiên cứu để có giải pháp khắc phục. Quảng Ninh là một tỉnh nổi tiếng với danh làm thắng cảnh Vịnh Hạ Long, đồng thời là nơi có nhiều mỏ than lớn nhất của nước ta, những mỏ than ở Quảng Ninh đã và đang được khai thác để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Giá trị kinh tế của những mỏ than ở Quảng Ninh là rất lớn, tuy nhiên việc khai thác than đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là môi trường nước mặt. Mỏ than Nam Mẫu thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một mỏ than lớn của Quảng Ninh đã được khai thác nhiều năm nay. Các chất thải, nước thải phát sinh trong quá trình khai thác chưa được xử lý đã là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt tại khu mỏ và vùng lân cận. Trước đây do khu mỏ mới đi vào hoạt động và thiếu thốn về công nghệ xử lý nước thải, hạn chế về kỹ thuật dẫn đến việc xả thải nước thải ra nguồn nước tiếp nhận và gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt. Xuất phát từ những lý do đó, việc xây dựng và đề xuất đề tài: “Ứng dụng mô hình DPSIR trong đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Nam Mẫu xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ gây ô nhiễm và tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực mỏ than Nam Mẫu, từ đó đưa ra những giải pháp khoa học cho việc bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững. SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2 KHOA MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MÔ HÌNH DPSIR 1.1.1. Định nghĩa Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa: động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của biến đổi môi trường ); áp lực - P (các nguốn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường ); hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường); tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái); đáp ứng - R (các giải pháp bảo vệ môi trường). 1.1.2. Lịch sử phát triển của mô hình DPSIR Phương pháp đánh giá tổng hợp mô hình DPSIR do tổ chức môi trường Châu Âu xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nhân - quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết, cấu trúc về mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. ● Giới thiệu về mô hình DPSIR DPSIR là chữ cái đầu của năm từ tiếng anh: - Driving Forces: Lực điều khiển (Dự án EIR dịch là động lực). - Pressure: Áp lực - State: Hiện trạng - Impact: Tác động - Response: Đáp ứng Mô hình DPSIR nói lên rằng để hiểu tình trạng, môi trường tại 1 địa bàn, có thể là trên toàn cầu, tại 1 quốc gia, 1 tỉnh, thành phố, hay 1 địa phương nhỏ hơn. Mô hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng: Có thể gọi là lực thúc đẩy nguyên nhân của áp lực. - Động lực: là chỉ thị phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, phát triển năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và dịch vụ. - Áp lực: Thải các chất thải vào nước, đất, không khí, chất thải rắn; khai thác tài nguyên thiên nhiên thay đổi việc sử dụng đất, các rủi ro về công nghệ. - Hiện trạng: Biểu hiện tình trạng môi trường tại một thời điểm hoặc thời gian nhất định. Thí dụ tình trạng không khí, nước, đất, khoáng sản, đa dạng sinh học - Tác động: Tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và con người cũng như điều kiện sinh sống, hoạt động sản xuất của con người. SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3 KHOA MÔI TRƯỜNG - Đáp ứng: Bao gồm các hành động giảm thiểu, các chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia, các chính sách ngành, các biện pháp giảm nghèo cụ thể. DPSIR là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu phân tích tình trạng môi trường và các tác động của nó đến con người. Từ những năm 1972, 1982, 1992, 2002 qua các hội nghị toàn cầu về môi trường và phát triển bền vững, nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về tình trạng môi trường SOE. Sau đó các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng để hiểu rõ tình trạng môi trường trong biến động của nó thì cùng với hiện trạng S phải xem xét thêm áp lực P và đáp ứng R. Mô hình PSR là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng trong những năm đầu của thập kỉ 90. Nhiều báo cáo về hiện trạng môi trường và các bộ chỉ thị môi trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận dụng mô hình ấy. Báo cáo SOE của Việt Nam năm 2001 do Tổng cục môi trường thực hiện với sự hợp tác của UNEP đã theo mô hình PSR này. Sự phát triển của mô hình này không dừng lại ở đó, trong những năm gần đây trong soạn thảo báo cáo tình trạng môi trường cũng như xây dựng chỉ thị môi trường mô hình DPSIR đã thay thế cho mô hình PSR. Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự mong muốn hiểu biết đầy đủ về hiện trạng môi trường. Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản như sau: S P – S P – S – R P – S –I – R D – P – S – I – R Trên Thế giới mô hình DPSIR đã được vận dụng trong biên soạn báo cáo hiện trạng môi trường cũng như trong xây dựng các chỉ thị môi trường. Ở Việt Nam, mô hình DPSIR đã được áp dụng trong rất nhiều báo cáo từ cấp Quốc gia đến cơ sở sản xuất như: Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường quốc gia hàng năm, báo cáo về hiện trạng môi trường khu vực hay báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề Mô hình này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường và đã ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội đối với môi trường cũng như minh họa và làm rõ mối quan hệ nhân -quả nói chung trên cơ sở đánh giá về các tác động không mong muốn, mô tả một cách hệ thống bức tranh cũng như tổng quát về các tác động tương hỗ giữa chất lượng môi trường và các hoạt động trong các lĩnh vực khác mà khung hoạt động DPSIR đưa ra, SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4 KHOA MÔI TRƯỜNG xã hội sẽ đưa ra các biện pháp đáp ứng để chống lại những tác động không mong muốn này. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI 1.2.1. Điều kiện về tự nhiên a. Vị trí địa lý Công ty Than Nam Mẫu - TKV là đơn vị khai thác than hầm lò. Khai trường của Công ty thuộc khu vực Than Thùng, xã Thượng Yên Công, nằm cách trung tâm thành phố Uông Bí hơn 20 km về phía Tây Bắc. Từ trụ sở Công ty có thể đi vào khai trường theo hai lối Dốc Đỏ hoặc Lán Tháp đến ngã ba Miếu Bòng, từ ngã ba Miếu Bòng chỉ có một đường duy nhất đi vào Than Thùng (hình vẽ số 1.1). Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý mỏ than Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công - Phía Đông là ranh giới quản lý tài nguyên của Công ty CP Than Vàng Danh- Vinacomin. - Phía Tây là rừng phòng hộ của khu di tích Danh sơn Yên Tử. - Phía Nam là thôn Miếu Bòng, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. - Phía Bắc là dãy núi Bảo Đài, ranh giới giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang. b. Địa hình, Địa mạo - Địa hình khu vực mỏ thuộc vùng núi cao, rừng rậm hiểm trở khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển máy móc thiết bị. Đồi núi trong khu vực có độ cao trung bình khoảng 450m, đỉnh núi tròn, sườn dốc kéo dài theo hướng Đông bắc - Tây nam. SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 KHOA MÔI TRƯỜNG - Nhiều năm qua khu mỏ chủ yếu khai thác than bằng phương pháp hầm lò, chỉ một phần diện tích khai thác lộ thiên (khu vực đầu lộ vỉa) và san gạt để làm các mặt bằng. Do vậy, địa hình về cơ bản còn nguyên thủy. Đất đá khu vực mỏ thuộc loại rắn chắc, độ che phủ thực vật cao nên ít xảy ra các hiện tượng trượt lở bờ taluy, sườn đồi núi. c. Sông suối - Hệ thống suối trong khu mỏ mang đặc điểm chung là có dạng hình cành cây, hướng chảy Bắc - Nam, cắt gần như vuông góc với địa tầng. - Lòng các suối này rộng từ 5 ÷ 7m, hạ nguồn rộng từ 10 ÷ 15m. Càng lên thượng nguồn càng dốc, độ dốc từ 40 ÷ 60 o . Lòng suối có nhiều đá lăn cỡ lớn, đôi chỗ có thác cao từ 1 ÷ 2m. Mạng sông suối phân bố khắp khu mỏ, có nhiều nhánh nhỏ. - Lưu lượng nước ở các suối không ổn định, hệ số biến đổi lớn. Lưu lượng các suối phụ thuộc theo mùa: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lưu lượng trung bình từ 1,90÷53,06l/s; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lưu lượng từ 36 ÷ 5.901l/s. - Lưu lượng các suối có biên độ biến đổi rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Hệ số biến đổi trung bình giữa hai mùa từ 1,16 ÷ 22,33. Như vậy, hệ số biến đổi lưu lượng nước mặt tại khu vực mỏ than Nam Mẫu tương đối lớn. - Nguồn cung cấp nước cho suối vào mùa mưa chủ yếu là nước mưa, vào mùa khô nguồn cung cấp là nước dưới đất. - Thành phần hóa học của nước suối biến đổi theo mùa, tổng độ khoáng hoá của nước mùa mưa từ 0,057 ÷ 0,073 g/l, mùa khô từ 0,052 ÷ 0,102 g/l, độ pH từ 6,0 ÷ 7,3. d. Đặc điểm khí hậu, khí tượng thủy văn Khu mỏ Nam Mẫu nằm trong khu vực thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là khu vực có đặc điểm khí hậu mang tính chất vùng nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, hướng gió chủ đạo là Nam và Đông nam. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là Bắc và Đông bắc. Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, đặc trưng các yếu tố khí tượng từ năm 2008 ÷ 2013 khu vực thành phố Uông Bí như sau: * Nhiệt độ - Nhiệt độ không khí trung bình năm : 23,1 o C SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6 KHOA MÔI TRƯỜNG - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 28,6 o C (tháng VII) - Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 16,6 o C (tháng I) * Lượng mưa Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trung bình một năm có khoảng 33 ngày mưa, lượng mưa trung bình năm đạt 2.437mm, lượng mưa lớn nhất trong tháng quan trắc được là 1.089mm. * Độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực xấp xỉ 82,8%, đặc trưng của độ ẩm tương đối theo hai mùa như sau: - Độ ẩm tương đối trung bình tháng cao nhất (tháng 3): 89% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 11, 12): 77,6% - Độ ẩm tương đối trung bình cao nhất (tháng 3): 97,2% - Độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất (tháng 12): 59,4% * Chế độ gió Tại khu vực mỏ, trong một năm có 4 hướng gió thịnh hành chính là: Bắc, Đông bắc, Nam và Tây bắc. - Từ tháng XI đến tháng III gió thịnh hành là hướng: Bắc và Đông Bắc. - Từ tháng IV đến tháng VIII gió thịnh hành là hướng: Nam. - Từ tháng IX đến tháng X là thời kỳ chuyển tiếp giữa các hướng gió. - Gió lặng chiếm 9,3%, gió ở cấp từ 1 ÷ 3 m/s chiếm 49,2%, gió từ 15m/s trở lên không đáng kể. * Các hiện tượng thời tiết bất thường - Bão: Quảng Ninh là địa phương thường hay có bão, thời gian xuất hiện bão thường từ tháng 6 đến tháng 10, hướng gió bão chủ yếu là Nam và Đông Nam, trong bão thường kèm theo mưa lớn. + Tốc độ gió trong bão chủ yếu < 25m/s. + Tốc độ gió lớn nhất trong bão là 30 ÷ 40m/s. - Sương mù và tầm nhìn xa: Tại khu vực nghiên cứu: + Số ngày có sương mù trong năm là: 26,1ngày, trong đó tháng 3 là tháng có sương mù nhiều nhất: 6,9 ngày. + Tháng có số ngày sương mù ít nhất là tháng 6: 0,3 ngày. SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 KHOA MÔI TRƯỜNG Số ngày có tầm nhìn xa <1km là 20,6 ngày/năm, tập trung vào các tháng mùa Đông, nhiều nhất vào tháng 3 là 5,3 ngày, ít nhất vào tháng 7 là 0,1 ngày. * Ngập úng và lũ quét trong khu vực Vùng phía Bắc Uông Bí nói chung và khu vực mỏ Nam Mẫu nói riêng có địa hình đồi núi với độ dốc trung bình đến cao, mạng sông suối tương đối phát triển, hiện tượng ngập úng và lũ quét trong khu vực rất ít khi xảy ra. 1.2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI a. Điều kiện về kinh tế Trong những năm qua, xã Thượng Yên Công có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn so với các xã, phường khác của thành phố Uông Bí. Theo số liệu thống kê của thành phố Uông Bí và của xã Thượng Yên Công, những năm qua cho thấy: Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của xã Thượng Yên Công trung bình trên 10%/năm với một số ngành đặc trưng: - Công nghiệp: Công nghiệp mũi nhọn và chủ yếu trên địa bàn xã là khai thác, chế biến và cung cấp than của mỏ than Nam Mẫu. Riêng sản lượng khai thác của mỏ Nam Mẫu hàng năm từ 1,5÷1,7 triệu tấn, hiện tại đạt trên 2 triệu tấn/ năm. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác chế biến này chủ yếu của đơn vị trực thuộc quản lý của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Ngoài ra còn tồn tại một số hoạt động khai thác, thu mua than nhỏ lẻ không có giấy phép diễn ra trên địa bàn xã. - Nông, lâm nghiệp: Chiếm thị phần lớn trong các ngành kinh tế và thu hút số lượng lao động chủ yếu trong toàn xã với đặc thù là trồng lúa, hoa mầu và chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên những diện tích đất trống, đồi núi trọc, những diện tích rừng tái sinh, rừng sản xuất - Thương mại, dịch vụ: Diễn ra ở mức độ nhỏ lẻ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân trong xã nói chung cũng như của cán bộ công nhân viên tại mỏ than Nam Mẫu. - Về cơ sở hạ tầng: + Giao thông vận tải: Trong khu vực xã chủ yếu là đường mòn, đường dân sinh, đường liên thôn và đường vận tải than, vật liệu của Công ty than Nam Mẫu - TKV đang trong giai đoạn xây dựng hoàn thiện. Với hệ thống giao thông này không nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển, đi lại của mỏ và nhân dân trong xã. Riêng khu mỏ than Nam Mẫu cũng đã có lán đỗ để xe vận tải, xe mô tô cho công ty và công nhân. SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 [...]... TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại khu mỏ than Nam Mẫu trên địa bàn xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh theo mô hình DPSIR SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10 KHOA MÔI TRƯỜNG 2.1.2 Phạm vi Nghiên cứu tại khu mỏ than Nam Mẫu trên địa bàn xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN... than lại chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt tại mỏ than Nam Mẫu Dây truyền băng tải sản xuất than được mô tả ở hình 3.1 Hình 3.1: Sản xuất than tại mỏ than Nam Mẫu SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 13 KHOA MÔI TRƯỜNG 3.2 ÁP LỰC (P) Các tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường nước mặt chủ yếu là các chất thải từ: nước thải hầm lò, nước thải từ xưởng sửa chữa cơ khí, nước. .. về chuyên gia Công ty thường xuyên tham khảo các chuyên gia về môi trường để quan trắc, xử lý môi trường đặc biệt là môi trường nước Các vấn đề về môi trường trong hoạt động sản xuất than tại mỏ than Nam Mẫu được Tập đoàn Than - Khoáng Sản Vinacomin, Tổng cục Môi trường và các cơ quan chức năng tại địa phương tư vấn và giám sát một cách nghiêm ngặt Riêng Tổng cục Môi trường định kỳ đi tham quan và... phát triển kinh tế xã hội bền vững 2 Ứng dụng mô hình DPSIR trong đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại mỏ than Nam Mẫu là rất hiệu quả, kết quả nghiên cứu cho thấy: - Động lực chính gây ô nhiễm chính là hoạt động khai thác, chế biến than - Áp lực đối với môi trường chính là các chất thải phát sinh từ chính các hoạt động khai thác than này - Hiện trạng môi trường cho thấy đã có ô nhiễm, các thông... và dịch vụ ÁP LỰC HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG -Thải các chất thải gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí -Khai thác tài nguyên thiên nhiên :than đá -Thay đổi việc sử dụng đất -Các rủi ro về công nghệ -Hiện trạng môi trường nước -Hiện trạng môi trường đất -Hiện trạng môi trường không khí -Hiện trạng tài nguyên sinh học -Tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và... cả môi trường đất Vậy áp lực tạo ra từ nước thải và chất thải rắn tới môi trường nước mặt và cả môi trường đất là rất lớn Nếu không quản lý tốt và có giải pháp xử lý phù hợp thì môi trường nước mặt sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng 3.3 HIỆN TRẠNG (S) Trước đây, môi trường nước mặt thuộc phạm vi diện tích mỏ và xung quanh khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm (Đến nay, nhờ có hệ thống xử lý nước thải tốt nên nước. .. trắc môi trường và phục hội môi trường Nhìn chung những giải pháp về công nghệ , những công trình bảo vệ và cải tạo, phục hồi môi trường mỏ thực hiện trong thời gian qua phát huy hiệu quả Đã cơ bản khắc phục được hiện trạng môi trường bị ảnh hưởng do suốt một khoảng thời gian dài SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 27 KHOA MÔI TRƯỜNG khai thác để lại, đặc biệt là môi trường nước mặt Chất... để các loại nước thải hoặc sự rò rỉ của nước thải chứa dầu mỡ, cặn lắng và hàm lượng chất hữu cơ cao, thải trực tiếp ra môi trường Về sự tương tác giữa môi trường đất và môi trường nước, thì khi một trong hai môi trường này bị ô nhiễm, sẽ cộng hưởng và đồng thời kéo theo sự ô nhiễm chung Do vậy, việc nghiên cứu ô nhiễm môi trường đất cũng nhằm khẳng định môi trường nước nói chung, nước mặt nói riêng... cứu Tối ưu hóa sử dụng mô hình DPSIR cho đánh giá chuỗi nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt: QCVN 08:2008/BTNMT (National Technical Regulation on Surface Water Quality) 2.2.5 Phương pháp phân tích mô hình DPSIR Là một mô hình nhận thức để xác định và đánh giá các chuỗi quan hệ nhân - quả về vấn đề môi trường, các biện pháp ứng phó cần thiết... 08:2008/BTNMT 3 Công ty than Nam Mẫu - TKV, Báo cáo DTM dự án “Khai thác hầm lò phần lò giếng mỏ than Nam Mẫu”, năm 2014 4 Công ty than Nam Mẫu - TKV, Đề án CT, PH môi trường dự án: “Khai thác hầm lò phần lò giếng mỏ than Nam Mẫu”, năm 2014 5 Công ty than Nam Mẫu , Báo cáo kết quả quan trắc môi trường công ty than Nam Mẫu - TKV, năm 2013 6 Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Minh Sáng: Giáo trình công nghệ môi trường NXB: . KHOA MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG PHAN VĂN LÂM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT MỎ THAN NAM MẪU,. Ứng dụng mô hình DPSIR trong đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Nam Mẫu xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết để làm cơ sở cho việc đánh. NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại khu mỏ than Nam Mẫu trên địa bàn xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh theo mô hình DPSIR. SVTH: PHAN VĂN LÂM

Ngày đăng: 10/10/2014, 09:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. MÔ HÌNH DPSIR

  • 1.1.1. Định nghĩa

  • 1.1.2. Lịch sử phát triển của mô hình DPSIR

  • 1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI

  • 1.2.1. Điều kiện về tự nhiên

  • 1.2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  • 2.1.1. Đối tượng

  • 2.1.2. Phạm vi

  • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

  • 2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường

  • 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel

  • 2.2.4. Phương pháp chuyên gia

  • 2.2.5. Phương pháp phân tích mô hình DPSIR

  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • 3.1. ĐỘNG LỰC (D)

  • Hình 3.1: Sản xuất than tại mỏ than Nam Mẫu

  • 3.2. ÁP LỰC (P)

  • Hình 3.2: Nước thải từ trong lò khai thác than

  • 3.3. HIỆN TRẠNG (S)

  • Bảng 3.1 - Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực mỏ

  • Bảng 3.2 Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt

  • 3.4. TÁC ĐỘNG

  • 3.4.2. Tác động đến môi trường đất.

  • 3.4.3. Tác động đến sức khỏe con người

  • Do lưu lượng nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải chứa dầu mỡ không nhiều và việc xử lý chúng đơn giản hơn nhờ các giải pháp như: hố lắng, bể tự hoại, rãnh thu nước,...Đồng thời công ty đã chú trọng nhiều vào việc xử lý nước thải hầm lò. Xử lý loại nước thải hầm lò cũng là giải pháp ứng dụng công nghệ xử lý chủ yếu của công ty tại khu mỏ than Nam Mẫu ở thời điểm hiện tại( trước đây mỏ mới đi vào hoạt động, do thiếu thốn về kinh phí, công nghệ và kinh nghiệp quản lý, xử lý môi trường nên việc để rò rỉ, chảy tràn chất ô nhiễm ra môi trường nước mặt tiếp nhận: các sông suối: suối Yên Tử, suối Than Thùng, suối Hồ Đầm,...) gây ra ô nhiễm môi trường và có ảnh hưởng tới sứ khỏe cũng như mọi hoạt động của cuộc sống. Ngoài ra các biện pháp khác cũng rất quan trọng như: quản lý - giáo dục, chuyên gia, kinh tế, trồng cây và nạo vét sông suối.

  • 3.5.1. Giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật

  • Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống nguyên lý xử lý nước thải hầm lò tầng lò giếng

  • Bảng 3.3 - Chất lượng nước thải hầm lò sau xử lý

  • 3.5.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và tuyên truyền giáo dục

  • 3.5.3. Giải pháp về chuyên gia

  • 3.5.4. Giải pháp về mặt kinh phí

  • 3.5.4. Các giải pháp khác

    • * Nạo vét suối, hệ thống rãnh thoát nước

  • KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan