mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi sặc dầu dầu tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai

49 721 0
mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi sặc dầu dầu tại  trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi [2] Có nhiều thể viêm phổi khác nhau, trong đó có viêm phổi sặc dầu là tình trạng bệnh nhân hít vào thanh quản và đường hô hấp dưới các chất như dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut gây lên các tổn thương ở phổi. Các tổn thương này phụ thuộc vào số lượng và đáp ứng của bệnh nhân đối với chất hít và só lần bệnh nhân bị sặc. Bệnh có thể gặp ở những người dùng thuốc nhỏ mũi có tinh dầu, giọt dầu lọt vào phổi, người hít phải dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut, xăng [2] Trong những nguyên nhân gây viêm phổi sặc dầu nói trên thì nguyên nhân hàng đầu là do hít phải dầu diesel gặp ở những người lái máy công trình, sau đó là những nguyên nhân khác như uống nhầm dầu mazut, xăng. Ngày nay do xu hướng phát triển chung của xã hội nên ngày càng có nhiều công trình xây dựng được triển khai, cùng với nó thì nhiều công ty tư nhân cũng được thành lập, tình trạng viêm phổi do sặc dầu có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính do nhiều công ty tư nhân vẫn chưa đáp ứng đủ dụng cụ, trang bị làm việc cho công nhân, bên cạnh đó là ý thức chủ quan và sự bất cẩn của những người thợ lái máy không sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị có sẵn để hút dầu mà tự hút bằng miệng gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Hàng năm tại Mỹ có từ 2 triệu tới 3 triệu trường hợp viêm phổi và cứ 10.000.000 người được khám bệnh thì có 500.000 người phải vào viện và 45.000 người chết. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi mắc phải ở cộng đồng phải nhập viện là 14%. Tại Nhật Bản cứ 100.000 người tử vong, thì có 57 – 70   người tử vong là do viêm phổi, và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư [2,14] Theo các tài liệu gần đây nhất tại Mỹ người ta ứơc tính sơ bộ có từ 5 – 15% trường hợp viêm phổi hít trong số 4,5 triệu người bị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Khoảng 10% trường hợp uống thuốc quá liều có nguy có dẫn đến viêm phổi hít [14]. Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% bệnh phổi [2]. Từ năm 1996 – 2000 tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai có 345 (9,75%) bệnh nhân viêm phổi trong tổng số 3606 bệnh nhân điều trị tại khoa - đứng hàng thứ tư trong tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị Trên thế giới đã có một số nghiên cứu, ca lâm sàng về viêm phổi sặc dầu mặc dù chưa nhiều, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Mặt khác đây cũng là một hiện tượng xã hội còn gặp khá nhiều ở các nước có trình độ kinh tế xã hội thấp. Hiện tượng hút xăng, dầu bằng miệng không phải là hiếm thấy ở Việt Nam. Đây là bệnh hiếm gặp nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Chính vì vậy việc nghiên cứu có được những khuyến cáo cần thiết cho việc phòng bệnh, góp phần nâng cao chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau: 1.   !"#$%&%$ 2. '()*+,&-./0- 1&2  !"#$%&%$   Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược gii phẫu bộ máy hô hấp Bộ máy hô hấp của người bao gồm đường dẫn khí, phổi, lồng ngực và các cơ hô hấp. Chức năng hô hấp bao gồm chức năng thông khí, vận chuyển khí và trao đổi khí [6], [15]. Đường dẫn khí gồm có mũi hoặc miệng, sau đó đến hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, các tiểu phế quản, đến các tiểu phế quản tận là các tiểu phế quản thở.Tiếp theo là các ống phế nang đến các túi phế nang và các phế nang. Mũi, miệng, hầu và thanh quản được xếp là đường hô hấp trên. Đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản đến phế quản và các tiểu phế quản [6], [15].Tất cả các nhánh phế quản tạo thành đường dẫn khí có chức năng đưa khí hít vào đến vùng trao đổi khí của phổi. Về đường dẫn khí không chứa phế nang, nó không có vai trò trong việc trao đổi khí và tạo nên khoảng chết giải phẫu với thể tích 150ml [6], [15]. Các phế nang là nơi thực sự diễn ra sự trao đổi khí. Vùng chứa phế nang gọi là vùng hô hấp. Ở người trưởng thành có khoảng 300 triệu phế nang với diện tích trao đổi khí lên đến 70-120 m2 [6]. 1.1.1. Cây phế qun 1.1.1.1 Kh quản Khí quản hình trụ, mặt sau không có sụn, dài khoảng 13 – 15cm, đi từ thanh quản đến chỗ chia đôi trong trung thất, chạy chếch ra sau và sang phải. . Khí quản được phân chia thành hai đoạn: khí quản vùng cổ và khí quản vùng ngực * Khí quản vùng cổ Từ sụn nhẫn đến bờ trên xương ức, hoặc bờ trên đốt sống ngực D2. Mặt trước là tuyến giáp, eo tuyến giáp nằm trên sụn 2,3 và 4 của khí quản   Thuỳ bên tiếp giáp với mặt bên của khí quản. Tĩnh mạch tuyến giáp nằm ở phần dưới, đổ máu vào tĩnh mạch vô danh bên trái, nhìn chung các tĩnh mạch xa thành khí quản và không nguy hiểm với các thủ thuật nội soi * Kh quản vùng ngực Khí quản ngực dài hơn khí quản cổ, nằm ở 1/3 trên của lồng ngực và liên quan rất chặt chẽ với các mạch máu của trung thất. Đây là vùng có nguy cơ bị thủng và chảy máu khi soi phế quản và thực hiện các kỹ thuật can thiệp 1.1.1.2. Carina Ở tận cùng, khí quản chia thành 2 phế quản gốc phải và trái, phần nhô lên ở giũa hai nơi phân chia gọi là carina 1.1.1.3. Phế quản * Phế quản gốc phải Phế quản gốc phải ngắn hơn và tạo góc dốc hơn với khí quản so với phế quản gốc trái nên dị vật hay rơi vào bên phổi phải. Ở người lớn phế quản gốc phải dài khoảng 2,5 cm, khẩu kính 1,5cm sau đó tách ra thành phế quản thùy trên và phế quản trung gian. Phế quản thùy trên ngắn, khoảng 10- 15cm chạy chếch lên trên và ra ngoài, phân thành các nhánh phế quản phân thùy đỉnh, phân thùy sau và phân thùy trước. Phế quản thùy giữa xuất phát từ phế quản trung gian và dài khoảng 1,2 đến 2,2 cm trước khi phân thành phế quản phân thùy bên và phế quản phân thùy giữa. Phế quản thùy dưới phân thành các nhánh phế quản phân thùy đỉnh, dưới đỉnh, đáy giữa, đáy trước, đáy bên và đáy sau [1]. * Phế quản gốc trái Phế quản gốc trái dài hơn phế quản gốc phải, đi ngang chếch xuống và ra sau, có quai động mạch chủ vắt ngang nên khi soi phế quản bằng ống cứng cho bệnh nhân phồng quai động mạch chủ phải cẩn thận.   Phế quản gốc trái tách thành phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới. Phế quản thùy trên dài khoảng 1-1,5cm và phân thành phế quản phân thùy trên và dưới. Phế quản phân thùy trên lại phân thành phế quản phân thùy đỉnh sau và phế quản phân thùy trước. Phế quản phân thùy dưới hay còn gọi là phế quản phân thùy lưỡi (về giải phẫu tương đương với thùy giữa của phổi trái) thay đổi về chiều dài từ 1 đến 2cm. Nó cho các nhánh phân thùy lưỡi trên và phế quản phân thùy lưỡi dưới [1]. Phế quản thùy dưới phân thành các nhánh phế quản phân thùy đỉnh, dưới đỉnh, đáy giữa, đáy trước, đáy bên và đáy sau [1]. !345467/0 45458597& :975   Phổi gồm hai lá phổi phải và phổi trái, phổi phải lớn hơn phổi trái, mỗi lá phổi được chia thành các thuỳ và phân thuỳ phổi tương ứng với các phế quản phân thuỳ. Phổi phải có 10 phân thuỳ, phổi trái có 9 phân thuỳ Phân thuỳ đỉnh của thuỳ dưới (số 6) còn gọi là đỉnh Fowler và phế quản tương ứng phân thuỳ số 6 gọi là phế quản Neelson. Phân thuỳ 4 – 5 của thuỳ trên trái gọi là phân thuỳ lưỡi (lingula). Đây là vị trí thường gặp của Viêm phổi và giãn phế quản Thuỳ và phân thuỳ phổi bên phải - Thuỳ trên: 1. Phân thuỳ đỉnh; 2: Phân thuỳ sau; 3: Phân thuỳ trước - Thuỳ giữa: 4. Phân thuỳ sau ngoài; 5. Phân thuỳ trước trong - Thuỳ dưới: 6. Phân thuỳ đỉnh; 7. Đáy trong; 8. Đáy trước; 9. Đáy ngoài; Thuỳ và phân thuỳ phổi bên trái - Thuỳ trên: 1. Phân thuỳ đỉnh; 2. Phân thuỳ sau (1+2); 3. Phân thuỳ trước 1,2,3 gọi là thuỳ đỉnh nhộng trên (Culmen); 4. Phân thuỳ lưỡi trên; 5. Phân thuỳ lưỡi dưới - Thuỳ dưới: 6. Phân thuỳ đỉnh; 8. Đáy trước; 9. Đáy ngoài; 12. Đáy sau Các thùy của phổi được ngăn cách nhau bởi các rãnh liên thùy. Phổi phải có rãnh liên thuỳ lớn và b|. Rãnh liên thùy lớn ngăn cách thùy trên và giữa với thùy dưới. Rãnh liên thùy b| ngăn cách thùy trên và thùy giữa. Trên thực tế, rãnh liên thùy lớn bắt đầu ở phía sau ngang mức xương sườn 5 hoặc khoang gian sườn 5, sau đó chạy xuống dưới và ra trước, kết thúc tại điểm giao giữa cơ hoành và sụn sườn 6. Rãnh liên thùy nhỏ bắt đầu từ rãnh liên thùy lớn ở ngang mức xương sườn 6 ở phía sau, chạy ra trước va kết thúc ở sụn sườn 6,7 [1]. Phổi trái: Rãnh liên thùy bắt đầu ở phía sau ở khoang gian sườn 3, chạy xuống và ra trước, kết thúc ở ngang mức sụn sườn 6 [1].   !34585!3&" ;97&97   !345<5!3&" ;97&97 1.2. Lịch sử bệnh   45854=1> Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi [2] Có nhiều thể viêm phổi khác nhau, trong đó có viêm phổi sặc dầu là tình trạng bệnh nhân hít vào thanh quản và đường hô hấp dưới các chất như dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut gây lên các tổn thương ở phổi. Các tổn thương này phụ thuộc vào số lượng và đáp ứng của bệnh nhân đối với chất hít và só lần bệnh nhân bị sặc. Bệnh có thể gặp ở những người dùng thuốc nhỏ mũi có tinh dầu, giọt dầu lọt vào phổi, người hít phải dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut, xăng [2] Viêm phổi đã được nhắc đến từ rất lâu. Ngay từ trước công nguyên, Hypocrat đã dùng phương pháp nghe phổi để chẩn đoán. Đến đầu thế kỷ XIX Laennec (Pháp) (1781 – 1862) phân biệt viêm phổi với viêm màng phổi. Ông là người đầu tiên mô tả viêm phổi thuỳ cấp tính với 3 giai đoạn dựa trên cơ sở lâm sàng và giải phẫu bệnh lý: giai đoạn xung huyết, giai đoạn gan hoá đỏ, giai đoạn gan hoá xám. Sau đó, Leger, Riliet, Barthez (Pháp) xác định viêm phổi ở trẻ em và đề cập đến viêm phế quản phổi. Năm 1883, Talamon (Pháp) phát hiện được phế cầu khuẩn trong đờm, trong máu và trong khối viêm phổi [28]. Năm 1910, Weill và Mouriquand (Pháp) mô tả hình ảnh X quang viêm phổi là đám mờ hình tam giác đáy quay ra ngoài. Từ năm 1938 đến nay đã có 3 sự kiện mới làm thay đổi hình thái và tiên lượng bệnh: sự xuất hiện bệnh viêm phổi do virus có tính chất riêng biệt bên cạnh viêm phổi do vi khuẩn; ngoài phế cầu Gram dương, các vi khuẩn Gram âm ngày càng đóng vai trò quan trọng; sự ra đời của sulfamid (1938) và các kháng sinh khác [14]. Trong những năm gần đây, bất chấp sự phát triển của các biện pháp mới trong chẩn đoán   và việc xuất hiện nhiều thuốc mới trong điều trị, tỷ lệ viêm phổi vẫn tiếp tục gia tăng (Từ năm 1979-1994 tổng tỷ lệ chết do viêm phổi tăng 59% ở Mỹ [2]. 45858?1@A Tình hình viêm phổi hiện đã và đang trở thành vấn đề sức khoẻ trên toàn cầu, song khó có thể biết chính xác tỷ lệ của viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trên toàn thế giới. Hàng năm có khoảng 2 triệu đến 3 triệu trường hợp viêm phổi ở Mỹ và cứ 10.000.000 người được khám bệnh thì có 500.000 người phải vào viện và 45.000 người chết [1]. Tỷ lệ chết do viêm phổi phải nhập viện là 14%, nhưng tỷ lệ này tăng lên đến 20-50% ở những bệnh nhân viêm phổi cần nằm điều trị tại khoa điều trị tích cực, đứng hàng thứ 6 trong số các nguyên nhân gây tử vong [1]. Tại Nhật Bản, cứ 100.000 người tử vong, thì có 57-70 người tử vong là do viêm phổi và theo thống kê thì tỷ lệ tử vong do viêm phổi đứng hàng thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử vong [2]. Tại Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% bệnh phổi [14]; tại Viện Quân Y 103 trước năm 1985, số bệnh nhân viêm phổi cấp tính vào điều trị chiếm 1/5- 1/4 tổng số bệnh nhân khoa phổi [2]; tại khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai từ năm 1996- 2000, có 345 (9,57%) [14] bệnh nhân viêm phổi vào điều trị. Ở các nước khác trên thế giới cũng chưa có một thống kê nào có ý nghĩa về việc nghiên cứu dịch tễ học của viêm phổi hít, viêm phổi sặc dầu Theo Nitya Nand và cộng sự (2011)[21] viêm phổi sặc dầu là một bệnh hiếm gặp, có thể gây biến chứng xẹp phổi, apcer phổi. Nhóm báo cáo về một ca lâm sàng một bệnh nhân nam 32 tuổi ở Ấn Độ là công nhân lái máy sau sự cố hít phải dầu diesel sau 2 ngày bệnh nhân thấy khó thở tăng dần, đau ngực bên trái, ho đờm tăng dần đờm trắng, không mùi, ho có máu, không buồn nôn, không nôn. Khám thấy: sốt, khó thở, tần số thở 26 lần/phút, mạch 120 lần/phút, JVP bình thường, phổi bên trái gõ đục, nghe rì rào phế nang giảm ở   [...]... phế cầu - Viêm phổi do tụ cầu - Viêm phổi do Klebsiella pneumoniae - Viêm phổi do Haemophilus infnuenzae - Viêm phổi do Vionella pneumoniae - Viêm phổi do Moraxella catarrhalis - Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh - Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch - Viêm phổi do hít phải - Viêm phổi do ứ đọng - Viêm phổi do hít phải 15 - Viêm phổi do sặc dầu - Viêm phổi do bức xạ - Hội chứng Loeffler - Viêm phổi do... một trường hợp Viêm phổi sặc dầu ở Anh đến từ Đài Loan Tác 12 giả đã mô tả 12 trường hợp Viêm phổi sặc dầu, thêm vào nữa có 2 trường hợp tại Nga, 3 trường hợp đến từ Anh và Mỹ Mặc dù vậy các tài liệu, sách viết về Viêm phổi sặc dầu vẫn chưa được đề cập nhiều Tác giả cũng mô tả một trường hợp Viêm phổi sặc dầu là bệnh nhân nam 50 tuổi, là nông dân sau khi hút dầu từ téc gây sặc vào phổi Sau 3 ngày... nhân đủ tiêu chuẩn 2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Những bệnh nhân có * Tiền sử: Sặc dầu diesel, dầu mazút 24 * Lâm sàng: Có triệu chứng của Viêm phổi sau sặc dầu: đau ngực, sốt, ho, khó thở Khám: RRPN giảm hoặc hội chứng đông đặc phổi hoặc ral nổ, ẩm ở phổi * Cận lâm sàng X quang phổi: Có hình ảnh đám mờ dạng đông đặc phế nang thuỳ dưới hoặc một bên phổi, có khi cả 2 bên * Có đầy đủ hồ sơ bệnh... QUẢ 3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 3.1.1 Phân bố BN theo nhóm tuổi khi được chẩn đoán Viêm phổi sặc dầu Bảng 3.1 Phân bố BN theo nhóm tuổi khi được chẩn đoán Viêm phổi sặc dầu Tuổi n Tỷ lệ(%) ≤ 20 20 – 39 40 – 60 ≥ 60 Tổng Tuổi trung bình năm 3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới 3.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp Biểu đồ 3.2 Phân bố nghề nghiệp của nhóm bệnh. .. viện Bạch Mai với mẫu chi tiết - Còn với bệnh nhân tiến cứu khi vào Khoa Hô Hấp được định hướng chẩn đoán là Viêm phổi sặc dầu, sẽ được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán bệnh và theo dõi trong quá trình điều trị Khám khi vào viện (lần 1) hoàn tất bệnh án - Hành chính: Họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ 26 - Hỏi bệnh và khám lâm sàng Tiền... loại Viêm phổi - Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng - Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện Bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện > 72h xuất hiện các triệu chứng: sốt, ho, khạc đờm mủ, đờm xanh, đờm vàng, đau ngực, khó thở Nếu bệnh nhân đang thở máy hút dịch phế quản thấy dịch phê quản tăng lên, chuyển màu thành màu đục hoặc vàng xanh, bệnh nhân thở nhanh, suy hô hấp - Viêm phổi không điển hình - Viêm phổi. .. chứng lâm sàng 3.2.3.1 Triệu chứng cơ năng Bảng 3.5 Triệu chứng cơ năng Triệu chứng Sốt Ho Đau ngực Tần xuất Tỷ lệ % 30 Ho khạc đờm Khó thở Gầy sút 3.2.3.2 Nhiệt độ của bệnh nhân khi vào viện Bảng 3.6 Nhiệt độ của bệnh nhân khi vào viện ≤ 370C Nhiệt độ 3705 - 3805 380 5- 3905 ≥ 3905 n Tỷ lệ % Nhiệt độ trung bình 3.2.3.3 Màu sắc đờm của bệnh nhân Viêm phổi sặc dầu khi vào viện Bảng 3.7 Màu sắc đờm của. .. dầu soi phế quản để hút dịch tiết gây tắc lòng phế quản Chống chỉ định: - Bệnh nhân không đồng ý - Người thực hiện thiếu kinh nghiệm - Không đủ dụng cụ - Không cung cấp đủ oxy trong khi tiến hành thủ thuật - Dị ứng thuốc gây tê, tiền tê (xylocain, lidocain) 1.5.6 Tìm vi sinh vật Khi viêm phổi được chẩn đoán trên lâm sàng, cần quan tâm tới chẩn đoán vi sinh gây bệnh bằng những nghiên cứu đờm và máu và... các triệu chứng của bệnh Viêm phổi gây xẹp phổi + Cử động xương sườn bên xẹp kém hơn bên đối diện, khe liên sườn hẹp, mỏm tim lệch + Gõ đục vùng phổi xẹp, cơ hoành cùng bên có thể được phát hiện cao hơn khi gõ + Nghe phổi thấy RRPN giảm, có ral ở vùng phổi xẹp + X quang phổi thường có giá trị chẩn đoán xẹp phổi mà trên lâm sàng không rõ ràng: Hình ảnh đám mờ một vùng phổi Mất thể tích phổi có thể thấy... 3.1.4 Tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ Bảng 3.2 Tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ 29 Tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ Hút thuốc lá, thuốc lào Bệnh mạn tính khác Khoẻ mạnh n Tỷ lệ % 3.2 Đặc điểm lâm sàng 3.2.1 Thời gian bị bệnh trước khi vào viện Bảng 3.3 Thời gian bị bệnh trước vào viện Thời gian Trước 24 giờ 1-2 ngày 3 - 5 ngày ≥ 5 ngày Tổng n Tỷ lệ % 3.2.2 Lý do vào viện Bảng 3.4 Lý do vào viện Triệu . hô hấp - Viêm phổi không điển hình - Viêm phổi do phế cầu - Viêm phổi do tụ cầu - Viêm phổi do Klebsiella pneumoniae - Viêm phổi do Haemophilus infnuenzae - Viêm phổi do Vionella pneumoniae -. Vionella pneumoniae - Viêm phổi do Moraxella catarrhalis - Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh - Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch - Viêm phổi do hít phải - Viêm phổi do ứ đọng - Viêm phổi do hít phải   -. phải   - Viêm phổi do sặc dầu - Viêm phổi do bức xạ - Hội chứng Loeffler - Viêm phổi do dịch hạch 1.3 Dầu Diesel 45<546"2 Là một hợp chất

Ngày đăng: 10/10/2014, 02:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan