đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành quận đống đa theo tuổi và giới dựa trên bmi

61 1.5K 4
đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành quận đống đa theo tuổi và giới dựa trên bmi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ……****… NGUYỄN ĐẠO UYÊN §¸NH GI¸ MéT Sè CHØ TI£U NH¢N TR¾C ë NG¦êI TR£N 16 TUæI QUËN §èNG §A, Hµ NéI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2007-2013 Hà Nội - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ……****… NGUYỄN ĐẠO UYÊN §¸NH GI¸ MéT Sè CHØ TI£U NH¢N TR¾C ë NG¦êI TR£N 16 TUæI QUËN §èNG §A, Hµ NéI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2007-2013 Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN SINH VƯƠNG Hà Nội - 2013 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: ∗ Ban giám hiệu trường Đại Học Y Hà Nội ∗ Bộ môn Giải Phẫu trường Đại Học Y Hà Nội ∗ Phòng Đào Tạo Đại Học trường Đại Học Y Hà Nội Đã cho phép, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS-TS Trần Sinh Vương - là người thầy đã kỳ công hướng dẫn, truyền đạt cho tôi nhiều ý kiến quý giá để tôi hoàn thành khóa luận này Tôi xin chân thành cám ơn tới: ∗ PGS-TS Nguyễn Văn Huy – trưởng Bộ môn Giải Phẫu trường Đại Học Y Hà Nội ∗ Các thầy cô và nhân viên Bộ môn Giải Phẫu trường Đại Học Y Hà Nội Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận Lời cám ơn sau cùng: Tôi xin gửi lời cám ơn tới các thầy, cô, bạn bè… đã dành cho tôi mọi tình cảm chân thành cũng như sự giúp đỡ quý báu cho tôi trong quá trình học tập Và cuối cùng tôi xin được gửi đến những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có niềm tin và nghị lực trong học tập và cuộc sống Hà Nội, ngày……… tháng…… Năm 2013 Nguyễn Đạo Uyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Nguyễn Đạo Uyên NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) CED : Thiếu năng lượng trường diễn FAO : Tổ chức Nông Lương Thế Giới HSSH : Hằng số sinh học TĐTDD : Tổng điều tra dinh dưỡng DAĐTCB : Dự án điều tra cơ bản WHO : Tổ chức Y Tế Thế Giới MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ 8 ĐẶT VẤN ĐỀ Các chỉ tiêu nhân trắc có vai trò quan trọng trong phục vụ thực tiễn hàng ngày như: Làm cơ sở đánh giá hình thái, thể lực và dinh dưỡng của các đối tượng nghiên cứu trong quần thể, từ đó có hướng quan tâm và lập kế hoạch sát thực để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng được nghiên cứu Chẩn đoán các bệnh làm thay đổi hình thái cơ thể; Ứng dụng trong hầu hết các nghành kinh tế quốc dân khác như: Xây dựng các tiêu chuẩn kích thước người để thiết kế máy móc, phương tiện sản xuất, phương tiện sinh hoạt và trong khám tuyển quân, tuyển sinh, tuyển vận động viên thể dục thể thao và tuyển nhân lực trong một số nghành nghề đăc biệt khác… Các chỉ tiêu nhân trắc của một quần thể ngoài quy luật do di truyền quyết định còn ảnh hưởng của đời sống kinh tế xã hội và môi trường, vì vậy việc xác định các chỉ tiêu nhân trắc cần đươc tiến hành thương quy khoảng 10 năm một lần [3], [11], [20] Xác định một số chỉ tiêu nhân trắc ở người trưởng thành là mục tiêu đầu tiên của khóa luận này Chiều cao nói lên tầm vóc của một người, việc nâng cao tầm vóc, thể lực con người là một đòi hỏi thực tiễn của đất nước ta hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao giống nòi Ngoài sự chi phối một phần bởi yếu tố di truyền thì chiều cao còn chịu sự chi phối rất lớn bởi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể lực Việc nghiên cứu chiều cao đến tuổi nào là ngừng phát triển và tuổi nào là suy giảm là rất cần thiết để từ đó góp phần lập ra chiến lược chăm sóc sức khỏe về dinh dưỡng và luyện tập thể lực một cách cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, nhằm đạt được chiều cao tối đa 9 [21] Việc nghiên cứu sự biến đổi chiều cao theo thời gian là mục tiêu tiếp theo của khóa luận Trong nghiên cứu nhân trắc ở một cộng đồng thì việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng luôn là một đòi hỏi không thể thiếu [20], hơn nữa đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học là phương pháp đơn giản nhất, ít tốn kém nhất, và dược áp dụng phổ biến trên toàn thế giới [1] Qua nghiên cứu nhiều quần thể người mà chủ yếu ở người châu Âu, châu Mỹ, tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã công nhận chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index = BMI) là một chỉ số lý tưởng để đánh giá dinh dưỡng ở người trưởng thành [26], [28] Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Trần Sinh Vương, Trịnh Văn Minh thì BMI là một chỉ số lý tưởng để đánh giá tình trạng tình trạng dinh dưỡng cộng đồng ở người Việt Nam trưởng thành [19], [20] Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành dựa trên BMI cũng là một mục tiêu của khóa luận này Tóm lại: Trên cơ sở phân tích các số liệu nhân trắc thu thập được ở người trưởng thành quận Đống Đa, khóa luận này nhằm ba mục tiêu: 1 Xác định giá trị của một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản theo tuổi và giới ở 2 3 người trên 16 tuổi quận Đống Đa, Hà Nội Đánh giá về sự tăng trưởng, suy giảm chiều cao theo tuổi và giới Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành quận Đống Đa theo tuổi và giới dựa trên BMI 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 MỘT VÀI NÉT VỀ NHÂN TRẮC HỌC Nhân trắc học được con người biết đến từ rất lâu, có thể nói là từ khi người ta biết đo chiều cao, cân nặng mình Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ 20, với sự phát triển của toán thống kê được ứng dụng trong nghiên cứu nhân trắc thì nhân trắc học mới trở thành một môn khoa học thực sự - khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê để nhận định và phân tích sự đo đạc của các kích thước cơ thể con người nhằm rút ra các kết luận phục vụ cuộc sống hàng ngày [11] Vào năm 1914, R Martin được xem là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại với tác phẩm “ Giáo trình về nhân trắc học ” trong đó ông đã đề xuất và hoàn chỉnh một hệ thống dụng cụ đo đạc, các phương pháp nghiên cứu trong nhân trắc học, đặc biệt là sự ứng dụng toán thống kê sinh học ( trích theo Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động [18]) Nhân trắc học ngày càng phát triển mạnh mẽ và phong phú, tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta chia ra: Nhân trắc nhân chủng học, chuyên nghiên hình thái các các chủng tộc loài người; Nhân trắc học đường, nghiên cứu thể và các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe học sinh; Nhân trắc thể dục thể thao, nghiên cứu các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe vận động viên hoặc xác định thiên hướng cũng như lựa chọn vận động viên vào môn thể thao thích hợp nhất; Nhân trắc nghề nghiệp nhằm xác định thiên hướng nghề nghiệp thích hợp cho từng đối tượng ; Nhân trắc y học, nghiên cứu sự phát triển cơ thể trẻ em theo từng lứa tuổi, phân loại tình trạng dinh dưỡng và thể lực, xác định các thay đổi hình thái do bệnh lý và đánh giá tình trạng bình thường hay bệnh tật của một người… [11] 47 đồng người trưởng thành trên thế giới nói chung Vì chỉ số này đạt được hai tiêu chuẩn là: Thứ nhất, chỉ số đó phải tương quan trực tiếp với cân nặng, thứ hai là không phụ thuộc với chiều cao Ngoài hai tiêu chuẩn cơ bản trên thì chỉ số đó phải dựa trên các số đo đơn giản, có độ chính xác cao, phản ánh tốt các yếu tố dinh dưỡng khác Ở Việt Nam, tác giả Trần Sinh Vương qua các nghiên cứu trên người trưởng thành vùng đồng bằng Bắc Bộ đã chỉ ra “ BMI vừa có tương quan chặt chẽ với cân nặng, lại độc lập với chiều cao, đồng thời cũng phản ánh tốt khối mỡ cơ thể (một chỉ số dinh dưỡng quan trọng) chứng tỏ BMI là một chỉ số lý tưởng cho đánh giá dinh dưỡng ở cộng đồng người Việt Nam trưởng thành − Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành quận Đống Đa: Để đánh giá dinh dưỡng ở người trưởng thành quận Đống Đa, khóa luận này sử dụng hai thang phân loại: của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1998 và của người Châu Á năm 2000 [26] (xem bảng 1.3 và 1.4) Kết quả cho thấy: ∗ Giá trị BMI của người trưởng thành quận Đống Đa (tuổi 30-39), nam là 21,84 ± 2,37 và nữ là 21,42 ± 2,69, BMI của nam lớn hơn nữ ở hầu hết các nhóm tuổi nhưng sự chênh lệch này ít và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,1) ∗ Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành Đống Đa đánh giá theo thang điểm BMI của WHO và của người Châu Á: hầu hết các nhóm tuổi đều ở mức bình thường Trong đó nhóm tuổi 50-59 ở nam và 40-49 ở nữ có giá trị trung bình BMI gần với mức thừa cân ∗ Diễn biến BMI theo tuổi:Ở nam, trị số của BMI tăng dần lên theo tuổi và đạt cao nhất ở tuổi 50-59 (trung bình là 22,94), sau đó BMI có xu hướng giảm Ở nữ, trị số của BMI cũng tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở tuổi 40-49 (trung bình là 22,80), sau đó BMI giảm dần Nhìn chung diễn biến này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó như của Trần Sinh Vương trên người đồng bằng Bắc Bộ [20], dự án điều tra cơ bản 1990 [10]… 48 − So với các nghiên cứu gần đây ở một số địa phương khác thuộc Hà Nội : So với các nghiên cứu của tác giả Trần Sinh Vương ở người trưởng thành huyện Mỹ Đức [22], huyện Ba Vì [23] (xem bảng 4.7), có thể thấy: giá trị BMI của người trưởng thành Đống Đa đều cao hơn cao hơn so với hai địa phương trên ở mọi lứa tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 Điều này là do Đống Đa thuộc nội thành Hà Nội, còn hai huyện trên thuộc ngoại thành và còn có nhiều vùng nông thôn Sự khác biệt này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trường An trên người miền Trung, tác giả cũng đã chỉ ra rằng giá trị BMI của người thành thị cao hơn người nông thôn [1] Bảng 4.7: BMI người Đống Đa so với các địa phương trong khu vực Hà Nội Giới Nam Nữ Nhóm tuổi 20-24 25-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 20-24 25-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 Đống Đa n 315 105 54 44 41 55 403 163 109 87 109 118 20,59 20,70 21,84 22,32 22,94 22,57 19,64 20,55 21,42 22,80 22,37 22,39 Mỹ Đức SD 2,16 1,96 2,37 2,31 2,76 2,52 1,78 2,25 2,69 2,97 2,35 2,73 n 328 101 54 38 31 54 428 142 110 117 112 127 19,92 19,93 20,47 19,91 20,56 19,95 19,42 19,46 20,13 20,92 20,62 19,73 Ba Vì SD 1,44 1,43 2,25 2,83 2,50 2,62 1,60 1,67 2,32 2,61 2,50 2,68 n 370 133 63 59 62 78 387 140 94 93 90 85 19,54 19,24 19,44 20,22 20,67 20,05 19,29 19,52 19,72 20,23 20,37 19,89 SD 1,62 1,61 1,46 2,07 2,05 2,32 1,44 1,49 2,12 2,18 2,27 2,90 − So sánh với các nghiên cứu trong cả nước (xem bảng 4.8 và hình 4.7; 4.8) Nhìn chung giá trị BMI của nam Đống Đa cao hơn rõ rệt so nam trong dự án điều tra cơ bản 1990 ở tất cả các nhóm tuổi, so với nam trong TĐTDD 2010 thì nam Đống Đa cũng có giá trị BMI cao hơn ở hầu hết các nhóm tuổi nhưng không nhiều Nữ Đống Đa cũng có giá trị BMI cao hơn khá rõ so với nữ trong dự án điều tra cơ bản, so với TĐTDD 2010 thì nữ Đống Đa thấp hơn một ít ở các nhóm tuổi từ 20-39, từ sau tuổi 40 thì nữ Đống Đa lại cao hơn 49 Như vậy có thể thấy tình trạng dinh dưỡng đã được cải thiện qua các thập kỷ gần đây Qua đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành quận Đống Đa đã cho thấy: Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành Đống Đa nhìn chung đều ở mức bình thường Tình trạng dinh dưỡng của người dân được nâng cao hơn qua các thập kỷ, tình trạng dinh dưỡng của người thành thị tốt hơn so với người vùng nông thôn Bảng 4.8 BMI của người Đống Đa so với số liệu của cả nước Giới Nam Nữ Người Đống Đa Dự án ĐTCB TĐTDD 2010 Tuổi BMI Tuổi BMI Tuổi BMI 20-24 25-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 20-24 25-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 20,59 20,70 21,84 22,32 22,94 22,57 19,64 20,55 21,42 22,80 22,37 22,39 20-24 25-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 20-24 25-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 19,46 19,64 20,11 20,51 19,89 19,55 19,05 19,14 19,16 20,08 19,54 19,36 20-24 25-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 20-24 25-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 20,06 21,2 21,55 21,45 21,31 20,27 20,20 20,90 21,50 21,60 22,06 21,08 Biểu đồ 4.7 BMI của nam Đống Đa so với số liệu cả nước Biểu đồ 4.8 BMI của nữ Đống Đa so với số liệu cả nước KẾT LUẬN 50 Qua nghiên cứu các chỉ tiêu nhân trắc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của 2927 người quận Đống Đa - Hà Nội tuổi từ 16 trở lên, chúng tôi có một số kết luận và đề nghị sau: − Thể lực của người Đống Đa hiện nay cao hơn hẳn so với người dân Việt Nam của các thập kỷ trước, xuất hiện quy luật gia tăng chiều cao rất rõ rệt ở cả hai giới − Chiều cao vẫn tiếp tục tăng lên sau tuổi 16, ở nữ sau tuổi này có thể cao thêm khoảng 2,5cm và đạt chiều cao tối đa ở tuổi 19 (=158,30cm), ở nam có thể cao thêm khoảng 3,5cm và đạt chiều cao tối đa ở tuổi 24 (=169,81cm), chiều cao bắt đầu suy giảm rõ từ sau tuổi 49 − Theo thang phân loại BMI của WHO và thang phân loại cho người Châu Á thì tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành Đống Đa ở mức bình thường với tất cả các nhóm tuổi 51 KIẾN NGHỊ Cần có thêm các nghiên cứu tìm hiểu về sự biến đổi chiều cao theo tuổi ở nhiều vùng khác trên phạm vi toàn miền Bắc và cả nước Đồng thời có thêm các nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ luyện tập thể dục, chế độ dinh dưỡng tới sự phát triển chiều cao Từ đó đưa ra các kế hoạch thiết thực về dinh dưỡng và luyện tập thể dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhằm nâng cao được chiều cao tối đa TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1 Nguyễn Trường An (2004) , Đánh giá về mặt nhân trắc học tình trạng dinh dưỡng thể lực và sự phát triển người miền Trung từ 16 tuổi trở lên, 2 luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Chỉnh (2000) , “ Một số nhận xét về phát triển thể lực học 3 sinh Hải Phòng”, Hình thái học, số đặc biệt, tr 78 - 84 Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996) , “ Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam – nhà xuất bản Y 4 Học, tr 13 – 16 Nguyễn Thị Đoàn Hương, Lê Thị Tuyết Lan v.v…(1996), “ Một số thể lực của sinh viên học ở thành phố Hồ Chí Minh 1979”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam – nhà xuất bản 5 Y Học, tr 93 - 97 Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất 6 bản Y Học, tr 106 -107 Đào Duy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước hình thái, sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông từ 6 – 17 tuổi ( thị xã Hà Đông – Hà Sơn Bình), Luận án phó Tiến Sỹ khoa học Sinh Học, trường 7 Đại học Tổng hợp Hà Nội Trịnh Văn Minh (1993), Mô hình nghiên cứu “ Nghiên cứu điều tra một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản, để đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng người Việt Nam bình thường trong giai đoạn hiện nay”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, lưu tại phòng Nghiên cứu khoa học, Bộ 8 Y tế Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương và cs (1996), “ Kết quả điều tra một số chỉ tiêu nhân trắc của cư dân trưởng thành Thượng Đình và Định Công – Hà Nội”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học 9 người Việt Nam – Nhà xuất bản Y Học, tr 49-62 Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương, Ngô Thị Kim, Thẩm Hoàng Điệp, Phạm Thị Hòa và cs (1996), “ Các chỉ tiêu nhân trắc hình thái thể lực người trưởng thành miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 90”, Dự án điều tra cơ bản, trường Đại học Y Hà Nội 10 Trịnh Văn Minh và cs ( 2000), “ Các chỉ tiêu nhân trắc người lớn”, Báo cáo toàn văn dự án điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học cơ bản người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, Bộ Y Tế - Bộ Kế hoạch đầu tư, tr 95 - 182 11 Nguyễn Quang Quyền (1974) , Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học 12 Mai Văn Thìn (1991) , Đặc điểm hình thái thể lực các nhóm dân tộc Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Mơ Nông ở Tây Nguyên, Luận án phó Tiến sỹ Y Học, trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 13 Trần Đình Toán (1995), Chỉ số khối cơ thể ( Body mass index – BMI) ở cán bộ viên chức trên 45 tuổi và mối liên quan giữa BMI với một số chỉ tiêu sức khỏe bệnh tật, Luận án phó Tiến sỹ Khoa học Y dược, Trường Đại học Y Hà Nội 14 Lê Nam Trà, Vũ Triệu An, Phan Văn Duyệt, Đào Ngọc Phong ( 2000), Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học người Việt Nam trong thập kỷ 90, Báo cáo toàn văn dự án điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỷ 90, Bộ Y tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội 15 Nguyễn Tấn Gi Trọng và cs (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nhà xuất bản Y Học 16 Viện Dinh Dưỡng – Bộ Y tế (2003), Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000, nhà xuất bản Y Học, Hà Nội 17 Viện Dinh Dưỡng – Bộ Y tế (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, nhà xuất bản Y Học, Hà Nội 18 Viện Nghiên cứu Bảo hộ Lao Động (1996), Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nôi 19 Trần Sinh Vương, Trịnh Văn Minh (2004), “ Góp phần nghiên cứu chỉ số cơ thể - một chỉ số lý tưởng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng cộng đồng ở người Việt Nam trưởng thành”, Y học thực hành, số 12 (500), tr 104 - 107 20 Trần Sinh Vương (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể lực, dinh dưỡng người Việt trưởng thành ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Luận án Tiến sỹ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội 21 Trần Sinh Vương (2012), “ Đánh giá về sự biến đổi chiều cao của người trên 16 tuổi sống tại Hà Nội”, Y học Việt Nam, số 1/2012, tr 45 – 48 22 Trần Sinh Vương (2012), “ Kết quả bước đầu một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản và tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành huyện Mỹ Đức”, Tạp chí Y – Dược học quân sự, số 2/2012, tr 45 - 50 23 Trần Sinh Vương (2012), “ Kết quả nghiên cứu bước đầu một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản và tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành huyện Ba Vì”, Tạp chí Y – Dược học quân sự, số 1/2012, tr 51 - 57 Tiếng Anh 24 Geok L – In Khor, Azmi M Yusol, E Siong Tee…(1999), “ Prevelence of overweight among Malaysia adults from rural communities”, Asia Pacific J Clin Nutr, 8(4), pp 272 - 279 25 Ha Huy Khoi, Tu Giay (1995), “ Use of food intake and body mass index (BMI) in the assessment of adult nutritional status in Viet Nam including a maternal – child analysis”, Asia Pacific j Clin Nutr, 4(2), pp 220 - 224 26 Robert C Weisell ( 2002), “ Body mass index as an indicator of obesity”, Asia Pacific J Clin Nutr, 11(suppl), pp 681 - 684 27 Romero - Corral, Somers, Sierra - Johnson, Thomass, Collazo - Clavell, Korinek J Allison, Batsis( 2008), “ Accuracy of body mass index in diagnosing obesity in the adult general population”, International Journal of Obesity, 32 (suppl), pp 959 – 966 28 Shetty P.S, and W.P.T James (1992), “Body mass index: a measure of chronic energy deficiency in adults”, Food anh nutrition paper 29 WHO Expert Committee on Physical Status (1995), The use and interpretation of anthropometry, Report of a Who Expert Committee, Geneva, pp; 263 - 406 30 Zhou – Bei – Fan and Cooperative Meta – analysic Group of Working Group on Obesity in China ( 2002), “ Predictive values of body mass index and waist circumference for risk factor of certain related diseases in Chinese adults: study on optimal cut – off point of body mass index and waist circumference in Chinese adults”, Asia Pacific J Clin Nutr, 11( suppl) pp 685 – 693 ... dinh dưỡng quan trọng) chứng tỏ BMI số lý tưởng cho đánh giá dinh dưỡng cộng đồng người Việt Nam trưởng thành − Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành quận Đống Đa: Để đánh giá dinh dưỡng người. .. Hà Nội Đánh giá tăng trưởng, suy giảm chiều cao theo tuổi giới Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành quận Đống Đa theo tuổi giới dựa BMI 10 CHƯƠNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 MỘT VÀI NÉT... Trịnh Văn Minh BMI số lý tưởng để đánh giá tình trạng tình trạng dinh dưỡng cộng đồng người Việt Nam trưởng thành [19], [20] Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành dựa BMI mục tiêu

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tình hình nghiên cứu trước năm 1975

  • Tình hình nghiên cứu từ năm 1975 đến nay

  • Thiết kế nghiên cứu: Điều tra ngang.

  • Nội dung nghiên cứu

    • Các kích thước nhân trắc: Cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi.

    • Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index = BMI):

    • Kỹ thuật đo đạc

    • Tính tuổi và phân chia nhóm tuổi nghiên cứu

    • Xử lý số liệu

      • Xử lý “thô”: Mục đích của sử lý thô là nhằm loại bỏ những phiếu sai, những số liệu bất thường, những nhầm lẫn (vốn có thể gặp trong điều tra nhân trắc). Xử lý thô gồm hai bước:

      • Xử lý kết quả:

      • Chiều cao đứng

      • Đánh giá về sự tăng trưởng, suy giảm chiều cao theo tuổi và giới (xem bảng 3.1 và hình 3.1)

      • Chiều cao ngồi

      • Cân nặng (xem bảng 4.5; 4.6 và hình 4.5; 4.6)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan