cẩm nang học ngoại ngữ

53 565 1
cẩm nang học ngoại ngữ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CẨM NANG HỌC NGOẠI NGỮ Tác giả: Benny Lewis Mục lục: TRANG VỀ TÁC GIẢ 3 GIỚI THIỆU 3 PHẦN 1: TÂM LÝ 4 ĐỘNG CƠ 4 VÌ SAO BẠN HỌC NGÔN NGỮ NÀY? 5 ĐẢM BẢO BẠN CÓ ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TỐT ĐẸP 6 NHƯNG TA SẼ MẮC LỖI! 7 THÁI ĐỘ ĐÚNG 8 KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU BẨM SINH 9 PHẦN 2 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 10 SỨ MẠNG 10 CÁC BƯỚC CẦN THIẾT 12 MỤC TIÊU NHỎ 12 ĐỊNH NGHĨA MỤC TIÊU CÁ NHÂN 13 THỰC HIỆN NHẬT KÝ HỌC NGÔN NGỮ 14 PHẦN 3: GIAO TIẾP NGAY TỪ NGÀY THỨ NHẤT 15 KHI NÀO TÔI CÓ THỂ BẮT ĐẦU NÓI CHUYỆN BẰNG NGOẠI NGỮ? 15 MỘT NGÔN NGỮ KHÔNG CHỈ LÀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM 17 GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ 18 LÀM THẾ NÀO GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BẢN NGỮ KHI MỚI HỌC RẤT ÍT 20 HÒA NHẬP TẠI CHỖ/TẠI NHÀ 22 HÒA NHẬP VỚI KỸ NĂNG NÓI 23 BẮT NHỊP VỚI VIỆC THỰC HÀNH KỸ NĂNG NÓI 25 NHỮNG THẤT VỌNG CẦN THIẾT 27 BÍ QUYẾT KHẮC PHỤC CÁC KHÁC BIỆT TRONG MỘT NGOẠI NGỮ 28 MẮC LỖI LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT! 29 ƯU TIÊN TRONG HỌC TẬP 30 VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 32 PHẦN 4: NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI BẢN XỨ 33 HÃY ĐẶT YÊU CẦU 33 VỀ PHƯƠNG DIỆN NHÂN VĂN 34 QUÁ MẮC CỠ KHÔNG DÁM NÓI 36 TỪ NGỮ LIÊN KẾT TRONG HỘI THOẠI 38 HỌC NHIỀU NGOẠI NGỮ 39 PHẦN 5: CÁC NGUỒN LIỆU HỌC TẬP 40 CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GHI NHỚ 40 LIÊN TƯỞNG HÌNH ẢNH 41 SỬ DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ GHI NHỚ TỪ NGỮ 43 TẬN DỤNG THỜI GIAN 44 LÀM THẾ NÀO TÌM ĐƯỢC NGƯỜI BẢN XỨ MÀ KHÔNG PHẢI ĐI XA 46 Page 1 CÁC NGUỒN LIỆU TRỰC TUYẾN 48 MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ CỤ THỂ 50 TẠI SAO LẠI CÓ KHÁI NIỆM GIỐNG ĐỐI VỚI TỪ? 50 TỪ VỰNG CÓ SẴN 51 LUYỆN GIỌNG CHUẨN 52 CÁC BÀI PHỎNG VẤN 53 KẾT LUẬN 54 Page 2 VỀ TÁC GIẢ Tôi tên Benny (Brendan) Lewis. Tôi là người ăn chay quê ở Cavan, Ireland. Tôi không biết uống rượu. Tôi thích tự gọi mình là người “du mục thời công nghệ” – tức là lang thang khắp hành tinh nhưng không bao giờ rời các phương tiện kỹ thuật. Tôi làm nhiều nghề suốt thập niên qua, ví dụ như giáo viên tiếng Anh, giáo viên toán, giáo viên tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, nhiếp ảnh gia, tiếp tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, quản lý cửa hàng yoga, phụ tá cấp cứu, kỹ sư điện tử, và nhiều nghề khác. Trước khi cố gắng kiếm sống từ tiền bán sách cẩm nang này, tôi là một thông dịch viên tự do. Mục tiêu của tôi là kiếm đủ tiền từ việc bán sách và dạy tư để cuối cùng có thể sống thoải mái ở Mat-xcơ-va và Tokyo, mỗi nơi 3 tháng (chẳng may đây là 2 thành phố đắt đỏ nhất thế giới) vì tôi muốn học tiếng Nga và tiếng Nhật. Cho đến lúc đó, tôi sẽ vẫn phải tiếp tục lựa chọn những điểm đến rẻ hơn cho các đặc nhiệm học ngôn ngữ trong vòng 3 tháng của mình. Tôi chắc rằng nội dung của quyển sách, với các bản dịch, phiếu bài tập, các đoạn phỏng vấn có thể giúp ích bạn rất nhiều, vì những ý tưởng trong đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi trong thập niên qua và mở ra một thế giới mới kỳ thú về việc học ngoại ngữ và giao tiếp với người dân trên toàn thế giới. Cám ơn bạn đã mua sách và chúc bạn nhiều điều thú vị trong việc học ngoại ngữ của mình! GIỚI THIỆU Khi bước sang tuổi 21, ngôn ngữ duy nhất tôi biết sử dụng là tiếng Anh. Tôi có học tiếng Đức và tiếng Ái Nhĩ Lan ở trường, nhưng luôn đạt điểm thấp đối với cả hai ngôn ngữ này. Điều đó có nghĩa tôi là một người hoàn toàn không có năng khiếu gì về ngôn ngữ và đã từng chấp nhận rằng cả đời mình sẽ chẳng thể nói được thứ tiếng nào ngoài tiếng Anh. Ở đại học, tôi học về Công Nghệ Điện Tử. Dù vậy, sau khi tốt nghiệp tôi đã chuyển đến sinh sống ở Tây Ban Nha và đã yêu thích nền văn hóa ở đó đến nỗi tôi quyết chí tìm hiểu thêm về nó qua chính những người dân Tây Ban Nha thực thụ – chứ không phải là qua những người biết nói tiếng Anh. Suốt sáu tháng, tôi làm nhiều thứ có thể để học tiếng Tây Ban Nha, đôi khi là học lõm, đôi khi tham gia các lớp học chính quy. Sau thời gian đó, tôi cũng chỉ biết chút ít từ ngữ và vài quy tắc ngữ pháp rời rạc – không có lợi ích gì đáng kể. Một ngày nọ, tôi quyết tâm một cách thực sự thực hiện dự tính của mình và thử nghiệm một số phương pháp mới chưa từng áp dụng trong các khóa học ngoại ngữ. Vì thế, ‘bí kiếp’ học ngôn ngữ ra đời! Chắc hẳn tôi không phải là người duy nhất có bí quyết học ngôn ngữ. Nhiều người trước tôi đã từng học ngoại ngữ thành công trong thời gian ngắn. Tôi đã gặp gỡ những người như vậy trong các chuyến du hành của mình và học hỏi từ họ vô số điều hay, cũng như đã kèm theo cẩm nang này các bài phỏng vấn với những người được biết đến nhiều qua mạng Internet để nghe họ chia sẻ các phương pháp học nhiều ngoại ngữ một cách nhanh chóng và hiệu quả mà họ áp dụng thành công hơn so với nhiều người học ngoại ngữ bình thường khác. Cẩm nang này giới thiệu một số bài học quan trọng nhất rút ra từ hành trình học ngôn ngữ của tôi cho đến hiện tại. Qua việc chia sẻ các khó khăn vất vã của mình, tôi hy vọng làm giúp các bạn đang học ngôn ngữ tránh được những tuyệt vọng mà tôi đã trải qua để đạt được thành công. Rất nhiều người bỏ ra nhiều năm trời để học ngoại ngữ mà rốt cuộc không thể vượt xa hơn những câu giao tiếp cơ bản, và tôi muốn giúp các bạn như thế. Tôi cho rằng bạn có thể bắt đầu sử dụng ngoại ngữ của mình ngay bây giờ, và chỉ trong vài tháng, Page 3 bạn có thể nói ngôn ngữ đó lưu loát nếu bạn học đúng phương pháp. Nội dung cẩm nang này chia sẻ những khả năng và phương pháp miễn phí sẵn có đối với tất cả mọi người để có thể tận dụng nhanh chóng đạt được trình độ giao tiếp được với người bản xứ bằng ngoại ngữ, dù bạn đang ở tại đất nước của họ hay ngay trên quê hương mình. Mong ước thực sự hiểu được một nền văn hóa qua khả năng giao tiếp với người bản ngữ trong nền văn hóa đó hoàn toàn nằm trong tầm tay của nhiều người. Tôi hy vọng những lời khuyên từ các trang sách này (và trong những bài phỏng vấn) sẽ giúp các bạn đạt được ước mơ đó! PHẦN 1: TÂM LÝ Mỗi hành trình xa ngàn dặm đều khởi đầu bằng bước chân đầu tiên. Học một ngôn ngữ hoàn toàn là một hành trình như vậy! Tất nhiên bạn có nhiều quyết định quan trọng cho toàn hành trình – quyết tâm học tập, nhưng bắt đầu từ đâu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tôi đã nhiều lần trải qua giai đoạn như vậy trong hơn 10 năm qua, và đã có những quyết định đúng đắn (có cả vài quyết định sai lầm) khi học ngoại ngữ. Nhờ đó tôi học được nhiều điều và vẫn tiếp tục học thêm nhiều điều từ đó. Trong cẩm nang này, tôi sẽ trình bày chính xác điều gì đã giúp tôi học một ngoại ngữ mới và đạt được sự lưu loát trong thời gian ngắn. Tôi viết cẩm nang này cứ như là tự nói với chính mình khi còn 21 tuổi; bối rối trước người lạ, thiếu tự tin về khả năng bản thân, và trên hết là luôn tin rằng mình chẳng bao giờ nói được một ngoại ngữ. Hành trình 7 năm qua của tôi thật sự là một kinh nghiệm tuyệt vời đáng kinh ngạc (và nó còn tiếp tục như thế), và tôi sẽ không đánh đổi những gì mình đã trải nghiệm để lấy một cái gì khác. Sẽ dễ dàng và thú vị hơn nhiều nếu trước đây tôi có được những thông tin như bạn thấy trong cẩm nang này. Tôi ắt hẵn cũng đã tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Để học nói lưu loát một ngôn ngữ trong thời gian ngắn không phụ thuộc vào vấn đề là bạn sử dụng tài liệu nào, học nhiều hay ít, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và động lực. Để chuẩn bị thực hiện những bước tiến xa trong học ngoại ngữ, tuyệt nhiên bạn phải có tâm lý đúng đắn. Các phương pháp nổi tiếng nhất và các chương trình đắt tiền nhất có thể và thực sự đã gây nhiều lãng phí về công sức, tiền bạc, và thời gian của nhiều người có tâm lý sai lệch. ĐỘNG CƠ Chỉ muốn học một ngôn ngữ thôi thì chưa đủ. Rất tiếc phải nói thế, nhưng tuyệt đại đa số mọi người trên thế giới đều sẽ rất vui nếu nói được một ngôn ngữ mà không phải nhọc công. Trong thực tế, tôi chưa từng thấy người nào mà không “muốn” biết được một ngoại ngữ. Nếu không có gì khác hơn là ước muốn chung chung, bạn có rất ít khả năng đạt được kết quả trong thời gian ngắn. Tôi từng biết nhiều ngoại kiều và các học viên tham gia khóa hè chẳng đạt được điều gì ấn tượng sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm sống trong môi trường ngoại ngữ. Page 4 Điều này là vì họ không cần học. Họ sử dụng tiếng mẹ đẻ (ví dụ tiếng Anh) trong mọi trường hợp, như nói chuyên với bạn bè, người yêu, họ hàng, viết thư điện tử, đọc sách, xem phim, xem truyền hình… Ngoại kiều thường không hòa nhập hoàn toàn với ngôn ngữ và văn hóa sở tại, do đó họ không học được gì dù có nhiều tháng, nhiều năm tiếp xúc. Nhưng đó lại là tin vui cho những ai học ngoại ngữ nhưng không có điều kiện sống tại những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng! Nếu ngoại kiều có thể tạo ra một cộng đồng ngôn ngữ cho chính họ nhằm bảo tồn tiếng mẹ đẻ, tại sao ta không thể tạo ra một cộng đồng tại chỗ để học ngoại ngữ? Câu trả lời thật đơn giản – bạn không thật sự muốn điều đó nhiều như vậy. Ví dụ, nói tiếng Tây Ban Nha với người yêu cùng đi du lịch đến Nam Mỹ với bạn là điều “không cần thiết”, vì nói ngôn ngữ quen thuộc của cả hai sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều. Nếu làm ngược lại, sẽ rất kỳ dị. Một trong những bí quyết tôi đã thực hiện khi học ngôn ngữ là ý tưởng thay đổi yếu tố muốn thành yếu tố cần. Thực tế tôi đã thực hiện ra sao sẽ được đề cập về sau. Nhưng hiện thời, cần hiểu rõ là có sự khác biệt cơ bản giữa hai yếu tố này. Khi bạn cần nói một ngôn ngữ, vấn đề hoàn toàn khác hơn là chỉ mong muốn chung chung sẽ sử dụng nó một ngày nào đó. Đó là một nhu cầu thực sự mong muốn gắn bó với ngôn ngữ ấy suốt đời. Mức độ đầu tư như vậy không phải là điều mà người học tài tử có được. TÓM TẮT: Bạn phải thay đổi tâm lý muốn thành tâm lý cần. VÌ SAO BẠN HỌC NGÔN NGỮ NÀY? Có nhiều lý do tại sao một người muốn học một ngôn ngữ cụ thể, các lý do này khác nhau tùy từng người. Có thể bạn muốn khám phá gốc gác của mình? Bạn có đam mê du hành đây đó? Bạn muốn thi đậu một kỳ thi? Hay đơn giản là bạn yêu thích ngôn ngữ và muốn mở rộng những chân trời hiểu biết. Đó là những động cơ dài hạn thật tuyệt vời, nhưng phải nói thật là chúng sẽ không giúp ích cho bạn đạt đến độ lưu loát nhanh chóng. Từng lý do nêu trên đều có tính mơ hồ, và không có giới hạn thời gian cụ thể (hoặc là thời hạn quá xa vời). Bạn có một lý do to tát nhưng không thể phân nhỏ nó ra thành nhiều mục tiêu khả dĩ, và chính vì thế, bạn không thể đo được sự tiến bộ của mình. Đây là lý do tại sao tôi thường không đặt ra cho mình mục tiêu sau cùng (đối với tôi, mục tiêu đó là sự lưu loát). Thay vì vậy, tôi tạo ra các dự tính rất ngắn hạn mang tính thực tế và tạo cho tôi một cảm giác là việc học đang có tiến bộ và đang có kết quả. Điều đó tạo ra áp lực và nhu cầu phải đạt được điều gì đó cụ thể trong một thời gian ngắn. Nhu cầu này thường không hiện diện ở các khóa học ngoại ngữ. Thi cử ít nhiều là cách thức hiệu quả tạo ra một nhu cầu, nhưng hầu hết các chương trình chính quy không thực sự gắn kết với thực tế sử dụng ngôn ngữ. Kiến thức văn phạm và từ vựng ấn tượng vẫn không có nghĩa là bạn có thể thực sự giao tiếp được, và tôi đã từng gặp nhiều người có bằng cấp cao về ngoại ngữ nhưng vẫn không thấy tự tin khi sử dụng. Mặc dù mục tiêu sau cùng của tôi có thể đại loại như là “thành thạo sau ba tháng”, thì các mục tiêu ngắn hạn cụ thể có thể là “mua được thẻ điện thoại vào chiều nay”, “học một số từ liên quan đến mạng Internet để có thể nghe một đoạn thoại trên tự điển bách khoa Wikipedia và nắm được nội dung khát quát”, hay “có thể đi từ sân bay về khách sạn mà không cần nói tiếng Anh”. Những mục tiêu như vậy không cần đầu tư hàng tháng. Chúng rất cụ thể và có thể chuẩn bị trong Page 5 chỉ một vài giờ ngày ở giai đoạn mới bắt đầu học nếu biết sử dụng các kỹ thuật mà tôi sẽ trình bày sau. Miễn là bạn đạt mục tiêu của mình, chẳng là vấn đề nếu bạn có lắp bắp, ngập ngừng, hay không hiểu hết mọi thứ, hay thậm chí làm thất vọng người đối diện (điều ít khi xảy ra với tôi, và tôi sẽ giải thích cách tránh điều đó sau). Chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu do chính mình đưa ra. TÓM TẮT: Cần đặt ra nhiều mục tiêu ngắn hạn, thực tế. ĐẢM BẢO BẠN CÓ ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TỐT ĐẸP Bạn có thể nghĩ rằng (đặc biệt nếu bạn tham dự các lớp học chính quy hay trực tuyến, hay sử dụng phần mềm tự học) học ngôn ngữ chủ yếu gắn liền với hai thứ: ngữ pháp và từ vựng. Điều này hoàn toàn sai. Theo tôi nghĩ, yếu tố quan trọng nhất của khả năng nói một ngôn ngữ nằm ở chỗ tự tin về năng lực sử dụng ngôn ngữ đó của chính mình. Bạn có thể viện ra những lý do kỹ thuật rằng tiếng Đức, tiếng Hoa, hay tiếng Thụy Điển, tiếng Nga là ngôn ngữ “khó nhất”, nhưng đó là một lãng phí về thời gian. Dù bạn có học tiếng nào đi nữa, thì tiếng đó đều trở nên khó cho chính bạn khi mà bạn tập trung để ý chính xác về những gì làm cho ngôn ngữ đó khó. Một ngôn ngữ luôn luôn trở nên khó khi bạn nghĩ là nó khó. Tôi từng gặp vô số người lẽ ra sẽ rất thành công vì trông thông minh hơn tôi “một cách tự nhiên”, nhưng lại tiến bộ rất ít vì những gì họ làm là đặt ra hàng loạt mục tiêu mà tất cả đều có tính cản trở không giúp họ mở miệng nói được. Họ cứ tập trung vào những điều không đâu đó, nên thái độ của họ về ngôn ngữ đang học trở nên rối rắm. Một người muốn thành công làm chủ ngôn ngữ sẽ làm những điều ngược lại và tập trung vào những điều tích cực ngay từ lúc ban đầu. Để minh họa điều này, hãy tưởng tượng ví dụ sau: Tôi sắp giới thiệu bạn cho một người bạn của tôi, nhưng sẽ nói trước cho bạn biết đôi chút về người đó. Tôi nói cho bạn biết trước là anh ta rất ghét trẻ em, bảo thủ, hay đánh rắm khi lo lắng, và có tiếng cười rất chói tai. Tất cả các điều đó có thể là sự thật, nhưng nói thế có nghĩa là tôi rất ti tiện, cướp mất cơ hội để anh ta tự tạo ấn tượng ban đầu cho mình. Và cũng có nghĩa là bạn sẽ trở nên dè chừng hay có thể không thích làm quen với anh ta nữa, bởi bạn đã biết được các điều không hay về anh ta. Sau đó tôi đi gặp một người khác và kể cho anh ta nghe về cùng một người như thế - tôi nói rằng anh ta làm việc cho NASA, rất tốt bụng, có khiếu hài hước, có nhiều kinh nghiệm thú vị trong các chuyến đi làm từ thiện khắp Châu Phi, v.v; tất cả cũng đều là sự thật. Trong trường hợp này, người bạn tôi trở nên hấp dẫn và chắc sẽ được nhào đến làm quen ngay. Rốt cuộc, những người bạn mới của bạn tôi cũng phát hiện ra một vài điều không hay trong tính cách, nhưng họ sẽ chấp nhận những điều đó xem đấy là một phần trong tất cả các đặc điểm tạo ra anh ta. Họ sẽ chấp nhận những khiếm khuyết đó như cách làm giữa những người bạn. Tại sao ta không làm như vậy đối với ngôn ngữ? Tôi xem ngôn ngữ như một người bạn mà tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn, chứ không phải là một kẻ thù cần đánh bại. Tôi cố tìm những điều hay để làm cho “bạn” đẹp đẽ hơn và sẽ bảo vệ danh dự nếu bạn ấy bị xúc phạm. Ở cuối cẩm nang này tôi có liệt kê các lý do tại sao một số khía cạnh của một số ngôn ngữ (như từ vựng, giống của danh từ…) tỏ ra dễ học. Những ngôn ngữ đó là bạn của tôi và tôi muốn các bạn nhìn vào mặt tích cực của chúng. Ví dụ, nếu bạn nói với tôi rằng tiếng Pháp quá khó do có nhiều danh từ giống đực và giống cái, tôi sẽ nói với bạn rằng nó rất dễ vì có lượng từ nhiều như tiếng Anh, và phản bác ý kiến của bạn bằng Page 6 lập luận rằng hậu tố của từ giúp ta nhớ được giống của danh từ một cách dễ dàng. Nếu bạn bảo một số ngôn ngữ Châu Á có quy tắc thanh điệu xa lạ, tôi sẽ bảo rằng điều đó không đến nỗi tồi tệ nếu bạn nhìn kỹ để thấy các ngôn ngữ này có thể trở nên dễ, vì hầu như chúng không có các khái niệm về thức, giống, chia động từ, hòa hợp tính từ, trật tự từ phức tạp, hay các đặc điểm khác có trong các ngôn ngữ Châu Âu. Và đối với các ngôn ngữ Châu Âu đó, tôi cũng sẽ chỉ cho bạn thấy những lý do tại sao các đặc điểm phức tạp đó không đến nỗi nào. Cần phải làm bất cứ điều gì có thể để khắc họa hình ảnh ngôn ngữ mình đang học là không hề khó. Nếu bạn trêu chọc bạn tôi sau lưng, tôi sẽ bảo vệ anh ta như bất cứ người bạn tốt nào cũng đều làm thế. Nếu bạn muốn ngôn ngữ mình theo đuổi là người bạn của mình, bạn cần đối xử với nó như một con người. Điều đó đã giúp tôi thành công trong việc học ngôn ngữ một cách nhanh chóng, và nhiều người nhìn từ bên ngoài có thể sẽ cho rằng đó chỉ là do bạn thông minh hơn, vì đối với bạn một ngôn ngữ nào đó tỏ ra dễ học hơn. Nhưng đấy thực sự là một sự chuyển đổi về tâm lý, không phải là về chỉ số thông minh. TÓM TẮT: Đừng nghĩ về độ khó của ngôn ngữ mà bạn đang học; điều đó sẽ không đưa bạn đến đâu cả! Tập trung vào mặt tích cực! NHƯNG TA SẼ MẮC LỖI! Những khía cạnh “khó” trong một ngôn ngữ tất nhiên không thể không đề cập. Đây là lý do tôi đề nghị nên nhìn nhận chúng với cách nhìn khác và vui vẻ chấp nhận. Tuy vậy, dù bạn có nhìn nhận về ngôn ngữ ra sao, cũng cần có thời gian để quen dần với những khía cạnh khác biệt so với tiếng mẹ đẻ của bạn. Điều này có nghĩa việc mắc lỗi là không thể tránh khỏi. Nếu bạn chấp nhận thực tế này, vậy thì trong những giai đoạn ban đầu bạn không nên bận tâm lo lắng thái quá về những điểm gây khó khăn trong ngôn ngữ đang học. Sẽ tốt hơn nếu biết tạo ra một cảm nhận về những đặc điểm của ngôn ngữ đó, đúng như cách thức nó được sử dụng, chứ không phải là cảm nhận về ngữ pháp của nó. Ví dụ, nếu một người học tiếng Anh chưa biết phân biệt chủ ngữ/tân ngữ và nói That phone call is for 'I' (lẽ ra là 'me'), tôi hoàn toàn có thể thông cảm được nếu anh ta chỉ bắt đầu học tiếng Anh trong vài tuần. Thực ra, tôi sẽ rất cảm động vì anh ta đã cố gắng nói được đôi chút với thời gian đầu tư học tập ít ỏi như thế. Trọng tâm của bạn có thể sẽ là làm cho người khác hiểu được mình và hiểu được hầu hết những gì người ta nói lại với bạn. Nếu người học ở ví dụ trên đã dành nhiều tháng học ngữ pháp trước và sau sáu tháng có thể dùng “me” chứ không phải là “I”, anh ta chắc hẳn chưa đạt điều gì hơn thế về mặt giao tiếp. Anh ta có thể nói tốt hơn, tuy nhiên nói được một câu tuy còn sai chỉ sau một tuần học tập chí ít cũng thể hiện anh ta đang giao tiếp dù thời gian đầu tư hạn chế. Giao tiếp rốt cuộc là chức năng của ngôn ngữ! Ngay cả khi bạn học chỉ để thi cử nhưng không nhận thức được điều đó, những gì bạn học chỉ là danh sách quy tắc ngữ pháp và các bảng từ vựng mà thôi. Đó không phải là ngôn ngữ; ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa mọi người với nhau, và ngay cả khi bạn không nói đúng 100% trong giai đoạn mới học, thì bạn tất nhiên vẫn có thể giao tiếp được. Do đó, cứ mắc lỗi và đừng lo ngại điều đó! Bạn không thể bước đi tự tin nếu bạn không nghiêng ngã chút ít trước đó. Page 7 Cũng thật quan trọng là khả năng sử dụng lỗi như một cơ hội học tập, và không xem đó là trở ngại. Tôi thích “sửa chữa” lại trong trí nhớ những lỗi đã mắc phải và xem liệu đã học hỏi từ các lỗi đó chưa - bằng cách đó, tôi thấy con đường mình đã qua chỉ chứa toàn những tiến bộ. TÓM TẮT: Lỗi là một phần tự nhiên của quá trình học, hãy chấp nhận là chúng luôn xảy ra và hiểu rõ rằng điều này không cản trở khả năng giao tiếp của bạn. THÁI ĐỘ ĐÚNG Qua những năm học ngôn ngữ, tôi được tiếp xúc với rất nhiều người và biết được rằng họ học nhanh hơn tôi rất nhiều. Tất nhiên là tôi học hỏi từ họ nhiều điều hay. Chẳng may cũng rất nhiều người tôi từng gặp lại không thành công trong việc học ngoại ngữ (nếu không, quyển cẩm nang như thế này chẳng ai cần đến). Và bạn có biết không, tôi cũng đã học hỏi nhiều điều hay từ những người như vậy. Tôi rút ra được chính xác cách thức bạn cần làm gì để không học được một ngôn ngữ. Bạn có biết đâu là điểm chung của họ không? Họ chú tâm vào các khía cạnh tiêu cực của ngôn ngữ đang học. Cái ly của họ (chính xác hơn: ngôn ngữ của họ) rỗng một nửa, thay vì đầy một nửa. Xin lỗi nếu như điều đó nghe như là tôi đang đơn giản hóa vấn đề, nhưng tôi phải thành thực tin rằng đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa người thành công và không thành công trong việc học ngoại ngữ. Có óc thực tế là điều cần thiết, nhưng một người chểnh mảng với ngôn ngữ (trái với người đam mê ngôn ngữ) lại chú tâm đến những chi tiết tiêu cực nhiều đến mức như luôn bị ám ảnh. Người chểnh mảng với ngôn ngữ sẽ luôn tìm mọi cách có thể tưởng tượng ra để chứng tỏ những thử thách trong học ngoại ngữ là không thể vượt qua được đối với họ. Họ đưa ra vô số lý do khiến họ chùng bước (hoặc khiến bạn chùng bước nếu như họ “hào phóng” chia sẻ cho bạn các yếu tố tiêu cực đó khi biết bạn đang có dự tính học ngôn ngữ), còn khi thấy ai đó đạt được điều họ cho là không thể, họ sẽ gọi người đó là ngoại lệ hay thần đồng. Điều này chẳng qua chỉ là sự chểnh mảng mà thôi. Khi họ liệt kê các khía cạnh khác biệt của một ngôn ngữ (ví dụ: ‘cách’ trong những ngôn ngữ Slavic, ‘giống’ trong các ngôn ngữ Latin, ‘thanh điệu’ trong các ngôn ngữ Châu Á…) họ thường nhắc cho bạn nhớ về sự phức tạp của chúng. Và bạn biết sao không? Về mặt kỹ thuật, họ hoàn toàn đúng – cần có nhiều nỗ lực để học khía cạnh mới mẽ đó và cái ly đúng là rỗng một nửa. Điều đó không sai. Họ có thể đi xa hơn và cung cấp ví dụ để chứng minh tính phức tạp của các khía cạnh đó. Ví dụ như việc chính họ đã cố gắng học một ngôn ngữ suốt 10 năm ở trường mà không nói được nó, do đó học một ngôn ngữ nhanh chóng là không thể. Về mặt kỹ thuật, họ không hề “sai”. Thậm chí nếu họ có bảo ngôn ngữ bạn đang học là “khó nhất thế giới” thì họ vẫn không sai! Ngôn ngữ nào cũng có thể là khó nhất nếu bạn nhìn nó như thế. “Khó” là từ có nghĩa tương đối – cũng như to hay đẹp vậy – và còn tùy thuộc vào người quan sát. Tuy nhiên, sử dụng logic kỳ cục như trên và quá bận tâm vào mức độ khó của một ngôn ngữ sẽ chẳng giúp bạn đạt được điều gì cả. Do đó, dĩ nhiên là tôi khuyên bạn nên nhìn cái ly như là đầy một nửa. Sự lạc quan và thái độ tích cực là các yếu tố giúp thành công trong học ngoại ngữ. Tôi thường không gọi các yếu tố trong ngôn ngữ là khó – chúng chỉ đơn giản là khác biệt mà thôi. Và bởi vì ngôn ngữ là một người bạn, tôi sẽ tiếp tục đi xa hơn và bảo cho bạn biết nó tuyệt vời như thế nào. “Tin không vui” sẽ đến lúc nào đó trong hành trình của bạn, và bạn phải học cách lọc lấy những sự thật cơ bản, chứ không phải là ý kiến chủ quan liên quan đến mức độ khó dễ của ngôn ngữ. Ví dụ, khi tôi biết tiếng Tiệp có đến 7 cách, lẽ ra tôi đã ngồi than vãn về những nguy tắc đáng Page 8 nguyền rủa đó (và tôi được biết có nhiều người làm thế). Nhưng làm như vậy thì chẳng có tác dụng gì cả! Tôi đảm bảo rằng than vãn, phàn nàn chẳng bao giờ làm cho bạn lưu loát cả. Thật đáng tiếc về điều đó, vì nhiều người trong chúng ta rất giỏi phàn nàn. Bất cứ điều gì cản bước của bạn đều cần phải được loại trừ, và thái độ bi quan nằm ở hàng đầu trong danh sách các điều đó! Về kinh nghiệm học tiếng Tiệp, tôi đã luôn tự nhủ “ổn thôi!” và thoạt đầu tôi mắc lỗi về cách, nhưng tôi cố học để cải thiện, và tìm ra những mẫu thức giúp việc học dễ dàng hơn. Và bạn có biết: tôi đã vượt qua và khá tự tin sử dụng 7 cách trong các cuộc đàm thoại. Có một lý do nữa giải thích vì sao tôi thường ít chú trọng ngữ pháp khi mới bắt đầu học một ngôn ngữ. Khi thấy có quá nhiều thứ cần làm sẽ dễ gây nản chí – do đó tôi lao ngay vào học nói trước (dù nhận thức rằng mình sẽ mắc nhiều lỗi) và sau đó sẽ học ngữ pháp. Và bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Ngữ pháp sẽ không còn là con quái vật cần tiêu diệt nữa, nhưng trở nên thú vị bởi vì bạn đã ít nhiều làm quen với ngôn ngữ đó rồi. Tạo niềm vui cho việc học ngữ pháp là cách tôi đã làm để đảm bảo khi việc học tiến triển, tôi luôn luôn cảm thấy lạc quan. Chính niềm lạc quan tích cực sẽ tạo ra tác động dây chuyền, sức bật để bạn tiếp tục tiến bộ. Dù bạn nghĩ bạn có thể hay bạn nghĩ bạn không thể, bạn đều đúng cả - Henry Ford KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU BẨM SINH Đây cũng là một tâm lý thường gặp có thể cản trở chúng ta trong việc học ngoại ngữ: rằng chúng ta không có năng khiếu, chúng ta không đủ giàu có/thông minh/rãnh rỗi. Thật dễ tìm thấy những người như tôi và nhiều người khác đã thành công trong việc học ngoại ngữ và có thể loại chúng tôi ra khỏi nhóm người có khiếu bẩm sinh hay là may mắn. Thật ra, chính bản thân tôi cũng đã suy nghĩ thế cho đến khi tôi thật sự cố gắng học một ngoại ngữ. Bây giờ tôi đã có cái nhìn khác hẳn về thế nào là tài năng và vận may. Bạn có thể nói với tôi về yếu tố di truyền hay các lợi thế được thừa hưởng từ gia đình, nhưng sau cùng thì dù bạn có nghĩ ra khó khăn gì để biện minh, vẫn có người đã biết khắc phục khó khăn đó trước bạn và đã thành công trong việc đạt được các ước mơ của mình. Sự khác biệt là ở chỗ những người như thế đã thực sự không ngừng nỗ lực và suy nghĩ lạc quan về các cách thức giải quyết ổn thỏa những khó khăn cho mình. Hầu hết các bí quyết của họ chẳng có gì là bí ẩn, bạn cần tham khảo kinh nghiệm của họ và sẽ tìm thấy được lối đi riêng cho mình. Để ví dụ, xin được kể cho bạn câu chuyện về một người dù có nhiều bất lợi cá nhân một cách khó tin vẫn học được nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin và đã đạt được nhiều thành tựu khác to lớn hơn nữa. Bà ấy sinh ra ở Alabama, Hoa Kỳ vào năm 1880, sau đó học Đại học Radchliffe College, một chi nhánh dành cho phụ nữ của Đại học Harvard. Vào thời ấy, phụ nữ ít khi rời khỏi thị trấn của mình hoặc có thể làm gì khác hơn là lấy chồng và nuôi con, điều đó càng đúng ở Alabama. Hơn thế, bà còn viết được một quyển sách sau đó được dịch ra 25 ngôn ngữ, từng gặp mặt tổng thống Hoa Kỳ lúc đó và trở thành bạn thân thiết của Alexander Graham Bell và Mark Twain. Đó là những thành tựu đáng kể? Mọi người sẽ dễ dàng cho rằng bà ấy chắc phải may mắn lắm – vì hiếm người thành công như thế, đặc biệt là phụ nữ vào thời đó. Có phải là bà gặp may hay không? Hoàn toàn không. Bà thành công như thế dù đã bị mù và điếc từ lúc 18 tháng tuổi và hầu như không biết nói. Tên bà là Helen Keller. Bạn có thể tưởng tượng được bà đã khó khăn chiến đấu với bản thân ra sao không? Tôi hoàn toàn Page 9 không thể hình dung được tất cả những điều ấy. Tấm gương của bà cho thấy thay vì cứ than vãn rằng mình là nạn nhân và luôn cảm thấy cuộc đời tạo ra bất hạnh cho mình – như nhiều người sẽ làm nếu ở hoàn cảnh của bà – bà đã sống một cuộc sống phi thường và đạt được những điều tưởng chừng không thể. Như những con người bình thường, chắc đôi lúc bà cũng có những phút giây bi quan nhưng dù vậy bà đã vẫn vững bước để thành công. Bất cứ điều gì cản bước, bạn đều có thể khắc phục nó. Khi nào tôi có nghi ngờ rằng một mong ước nào đó của tôi sẽ “không khả thi”, ví dụ như nói một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ, đi du lịch mà có rất ít tiền trong túi…, tôi lại nghĩ về những người như bà, đã thành công nhờ vượt qua những khó khăn cực kỳ lớn và tôi thấy được những biện minh của mình thật chẳng là gì. Có hàng trăm ví dụ về sự nỗ lực tương tự, và mỗi vấn đề điều có cách giải quyết nếu bạn có đủ tư tưởng đổi mới. Mỗi sự việc bản thân nó không phải là vấn đề, mà vấn đề là ở cách mỗi người tiếp cận sự việc đó như thế nào và liệu họ có nghiêm túc khắc phục nó hay không. Không cần biết khó khăn của bạn là gì, miễn có đủ quyết tâm, bạn sẽ chắc chắn tìm được cách giải quyết. Tất cả những thay đổi cơ bản về nhận thức như thế đã giúp tôi đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc học ngôn ngữ những năm qua. Thay vì phân biệt người này may mắn hay không may mắn, người nọ tài giỏi hay không có khiếu…, bạn cần phải thấy được làm thế nào chính bạn cũng có thể thành công như những người ‘may mắn’ kia. Đôi khi, đúng là một số người có lợi thế thật và mọi thứ thuận lợi cho họ, nhưng đấy là chuyện của họ, không phải của bạn. Chúng ta cũng có những lợi thế khác mà hàng triệu người khác không có. Bạn có thể có con đường riêng để đạt mục đích cho mình, và sự lưu loát một ngôn ngữ là một mục đích như vậy. Sẽ không có chuyện may mắn nhờ móng ngựa, vị trí sao chiếu mệnh hay phù phép gì ở đây cả. Phần sau quyển sách tôi có cung cấp một số ví dụ để đề xuất cách giải quyết một số khó khăn thường gặp, ví dụ không có thời gian đủ, không thể giao tiếp khi chưa nói được nhiều… Tuy nhiên, nếu bạn vẫn có những lý do để lo lắng mang tính mè nheo trẻ con (ví dụ như có gia đình, con nhỏ; phải làm việc để trả nợ; từng thi rớt ngoại ngữ…), những lý do có thể cản trở việc học của bạn, bạn hãy tự nhủ tại sao nhiều người cũng có khó khăn như vậy nhưng họ vẫn có thể giải quyết mọi thứ ổn thỏa. TÓM TẮT: Dùng cơ may, năng khiếu, hay di truyền để biện minh đều không hay. Bạn có thể khắc phục mọi thử thách để đạt mục đích. PHẦN 2 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG SỨ MẠNG Mục tiêu cuối cùng của tôi thường là sự lưu loát, hay đôi khi (và gần đây) là giọng chuẩn. Tuy nhiên, ở giai đoạn khởi đầu, nhiều người thường đặt mục tiêu là đạt được kỹ năng giao tiếp cơ bản và trung cấp. Dù mục tiêu của bạn là gì, bạn đều cần một kế hoạch hoành động. Không giống như bảng quyết tâm đầu năm mới, hay tệ hơn là danh sách những điều ước, mục tiêu của tôi sẽ được gọi là các sứ mạng. Đó không đơn giản là vấn đề thay đổi về từ ngữ; một sứ mạng là một kế - hoạch – hành - động cần đạt mục tiêu khẩn cấp hơn, và tiến trình liên quan sẽ hoàn toàn khác. Page 10 [...]... đang học là bao nhiêu Tôi biết nhiều người đọc tập sách này là vì ưu tư về cách học ngoại ngữ đầu tiên của họ Thế tại sao tôi lại bàn đến chuyện các ngoại ngữ tiếp theo? Vâng, điều gì xảy ra nếu bạn biến ngoại ngữ mà bạn yêu thích học thành ngoại ngữ thứ hai? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể nhanh chóng vượt qua cảm giác không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ trước khi thực sự bắt tay vào học ngôn ngữ mục... học ngoại ngữ đến như vậy Vấn đề là, một khi bạn đã học được một ngoại ngữ, thì việc học ngoại ngữ thứ hai, thứ ba sẽ trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều vì bạn đã thừa nhận trong đầu rằng mình hoàn toàn có thể nói một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ Tâm lý này giúp bạn suy nghĩ cởi mở hơn và có tác dụng như chất xúc tác để việc học của bạn trở nên dễ dàng, dù ngôn ngữ bạn biết trước đó chẳng giống ngoại ngữ. .. có thể nói được bằng ngoại ngữ - điều này khắc phục được khó khăn lớn nhất trong việc học bất cứ ngoại ngữ nào TÓM TẮT: Một trong những khía cạnh khó nhất của học ngoại ngữ là việc chưa quen giao tiếp bằng ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ Đó là trở ngại lớn trong cả quá trình, vậy thì tại sao bạn không khắc phục nó bằng cách học nói một ngôn ngữ thật dễ trước tiên? Khi đó ngôn ngữ mục tiêu của bạn... ngôn ngữ, nhưng chưa học được từ ngữ chính xác dùng trong một tình huống nào đó Bạn có thể nói ngôn ngữ kết hợp như thế với nhau – không phải để nói tốt ngoại ngữ, hay để giao tiếp thực tế với người bản ngữ, mà nhằm tạo điều kiện giúp bạn bắt nhịp với việc sử dụng ngoại ngữ mà thôi, đó là một rào cản bạn cần vượt qua mà nhiều người khác chưa bao giờ làm được Thay vì quan niệm ngôn ngữ đích và ngôn ngữ. .. tuần để học QUỐC TẾ NGỮ Đây là một ngôn ngữ nhân tạo, được thiết lập với hy vọng nó sẽ trở thành ngoại ngữ quốc tế, như tiếng Anh hiện thời Nó có thể được sử dụng rộng rãi ở nhiều cuộc họp, nhưng cổ vũ cho vai trò tiềm năng về chính trị và xã hội của Quốc Tế Ngữ không phải là điều tôi muốn nói ở đây Tôi chỉ xem đó đơn thuần là một cách thức rất thực tế để ứng dụng cho người học ngoại ngữ Quốc Tế Ngữ là... viên học Quốc Tế Ngữ trước (trong 6 tháng, nhưng với bạn không nhất thiết cần nhiều thời gian như vậy) và sau đó là học ngôn ngữ mục tiêu ưu tiên của mình trong một năm rưỡi sẽ đạt trình độ cao hơn rất đáng kể so với những ai dành hai năm chỉ học ngôn ngữ mục tiêu, dù nhóm học viên đó học ngôn ngữ mục tiêu trong thời gian ngắn hơn Đó là vì trong thực tế họ đã “bỏ qua” được phần khó khăn của việc học. .. của việc học ngôn ngữ thứ hai, và ngôn ngữ mục tiêu của họ ngay lập tức trở thành ngôn ngữ thứ ba! Họ đã quen thuộc với cảm giác sử dụng một ngoại ngữ, và dù ngoại ngữ phải học kết tiếp có mức độ khó cao hơn nhiều, do “đã quen”, họ có thể vượt qua những trở ngại một cách dễ dàng Vậy thì, đề nghị của tôi là, hãy sử dụng các phương pháp giới thiệu trong quyển sách này để học Quốc Tế Ngữ trong vòng 2 tuần... tốt! THỰC HIỆN NHẬT KÝ HỌC NGÔN NGỮ Nhiều nội dung bàn đến trong tập cẩm nang này là dựa trên kinh nghiệm thực tế hơn 7 năm học ngôn ngữ của tôi, nhưng cũng có những điều tôi chỉ mới học hỏi được trong năm vừa qua Một trong số đó là thành công sẽ đến với bạn dễ dàng hơn nếu bạn thực hiện một nhật ký học ngôn ngữ Nhật ký này nhằm ghi nhận lại sự tiến bộ của bạn trong quá trình học, chia sẻ kinh nghiệm... ngôn ngữ rất dễ học và loại bỏ được tất cả các sự phức tạp mà bạn có thể hình dung ra trong các ngôn ngữ khác Không có khái niệm giống, không cần chia động từ, không có ngoại lệ trong quy tắc ngữ âm, từ vựng dễ nhớ, phát âm không khó Điều đó có nghĩa là khi học Quốc Tế Ngữ, tất cả những gì cần làm cơ bản chỉ là làm quen với việc nói bằng một ngôn ngữ khác mà thôi Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những học. .. nhiều người không nói ngoại ngữ là vì họ không có nhu cầu Đúng là họ thực sự không có nhu cầu Học một ít ngữ pháp và từ vựng, làm bài tập có thể giúp họ học được ngôn ngữ mà họ thích dùng Rất nhiều người thích nói ngoại ngữ, nhưng họ không bao giờ chịu nói Khi bạn ép mình vào môi trường hòa nhập, thái độ thụ động tôi-thích-nói sẽ ngay lập tức chuyển thành TÔI CÓ NHU CẦU nói ngôn ngữ đó! Bạn thực sự có . trong các khóa học ngoại ngữ. Vì thế, ‘bí kiếp’ học ngôn ngữ ra đời! Chắc hẳn tôi không phải là người duy nhất có bí quyết học ngôn ngữ. Nhiều người trước tôi đã từng học ngoại ngữ thành công. lầm) khi học ngoại ngữ. Nhờ đó tôi học được nhiều điều và vẫn tiếp tục học thêm nhiều điều từ đó. Trong cẩm nang này, tôi sẽ trình bày chính xác điều gì đã giúp tôi học một ngoại ngữ mới và. dụng thành công hơn so với nhiều người học ngoại ngữ bình thường khác. Cẩm nang này giới thiệu một số bài học quan trọng nhất rút ra từ hành trình học ngôn ngữ của tôi cho đến hiện tại. Qua việc

Ngày đăng: 09/10/2014, 22:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CẨM NANG HỌC NGOẠI NGỮ

  • Mục lục: TRANG

  • VỀ TÁC GIẢ

  • GIỚI THIỆU

  • PHẦN 1: TÂM LÝ

    • ĐỘNG CƠ

    • VÌ SAO BẠN HỌC NGÔN NGỮ NÀY?

    • ĐẢM BẢO BẠN CÓ ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TỐT ĐẸP

    • NHƯNG TA SẼ MẮC LỖI!

    • THÁI ĐỘ ĐÚNG

    • KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU BẨM SINH

    • PHẦN 2 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

      • SỨ MẠNG

      • CÁC BƯỚC CẦN THIẾT

      • MỤC TIÊU NHỎ

      • ĐỊNH NGHĨA MỤC TIÊU CÁ NHÂN

      • THỰC HIỆN NHẬT KÝ HỌC NGÔN NGỮ

      • PHẦN 3: GIAO TIẾP NGAY TỪ NGÀY THỨ NHẤT

        • Khi nào tôi có thể bắt đầu nói chuyện bằng ngoại ngữ?

        • MỘT NGÔN NGỮ KHÔNG CHỈ LÀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

        • GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ

        • LÀM THẾ NÀO GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BẢN NGỮ KHI MỚI HỌC RẤT ÍT

        • HÒA NHẬP TẠI CHỖ/TẠI NHÀ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan