Tìm hiểu về hệ thống kế toán Nhật Bản

39 5.1K 35
Tìm hiểu về hệ thống kế toán Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển cùng với xu hướng toàn cầu hoá nhanh chóng đòi hỏi thông tin tài chính ngày càng phải nâng cao về chất lượng và so sánh được với nhau. Lúc này các thông tin tài chính phải được ghi nhận trên cùng hệ thống chuẩn mực kế toán chung, là tiền đề để hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán của từng quốc gia được hình thành. Khi đó mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng một hệ thống kế toán riêng. Sự khác biệt của hệ thống các chuẩn mực kế toán này xuất phát từ sự khác nhau về văn hoá, pháp luật, chính trị, quá trình hình thành và phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp từ đó dẫn đến các báo cáo tài chính cũng có sự khác biệt. Và Nhật Bản là một quốc gia có một hệ thống kế toán lâu đời với những nét nổi bật riêng và đang tiến tới việc đổi mới trong mối quan hệ với IFRS

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC KẾ TOÁN QUỐC TẾ *** Đề tài :“Tìm hiểu về hệ thống kế toán Nhật Bản” MỤC LỤC I. Khái quát hệ thống kế toán Nhật Bản 1. Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán 2. Vai trò và nhiệm vụ kế toán 3. Quá trình hình thành và phát triển nghề nghiệp kế toán Nhật Bản 4. Đặc điểm kế toán Nhật Bản a. Đối tượng kế toán b. Phương thức kế toán II. Quy định kế toán III. Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Nhật Bản 1. Yếu tố chính trị 2. Yếu tố pháp lý 3. Yếu tố kinh tế 4. Yếu tố văn hoá 5. Một số thay đổi trong chuẩn mực kế toán Nhật Bản IV. Sự khác biệt trong hệ thống chuẩn mực kế toán Nhật Bản với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế: 1. Một số khác biệt trong hệ thống chuẩn mực 2. Báo cáo tài chính của tập đoàn Ajinomoto Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển cùng với xu hướng toàn cầu hoá nhanh chóng đòi hỏi thông tin tài chính ngày càng phải nâng cao về chất lượng và so sánh được với nhau. Lúc này các thông tin tài chính phải được ghi nhận trên cùng hệ thống chuẩn mực kế toán chung, là tiền đề để hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán của từng quốc gia được hình thành. Khi đó mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng một hệ thống kế toán riêng. Sự khác biệt của hệ thống các chuẩn mực kế toán này xuất phát từ sự khác nhau về văn hoá, pháp luật, chính trị, quá trình hình thành và phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp từ đó dẫn đến các báo cáo tài chính cũng có sự khác biệt. Và Nhật Bản là một quốc gia có một hệ thống kế toán lâu đời với những nét nổi bật riêng và đang tiến tới việc đổi mới trong mối quan hệ với IFRS. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu và tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc gia này: I. Khái quát hệ thống kế toán Nhật Bản: 1. Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán: Khi định nghĩa về kế toán, Liên đoàn Kế toán Quốc Tế(IFAC) cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó” Kế toán là một hoạt động mang tính chuyên môn cao có chức năng cung cấp các thông tin trung thực, hợp lý về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định. Kế toán sẽ giúp người sử dụng hiểu được, tin cậy và phải giúp so sánh được các thông tin tài chính. Muốn vậy, cần phải có các quy định làm chuẩn tắc giúp đánh giá, ghi nhận và trình bày thông tin tài chính, đó chính là những chuẩn mực kế toán Vậy chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2. Vai trò và nhiệm vụ kế toán: a. Vai trò kế toán: Cung cấp thông tin cho các đối tượng sau: + Nhà quản trị doanh nghiệp + Nhà đầu tư + Người cung cấp tín dụng + Cơ quan quản lý của Nhà nước + Các đối tượng khác: nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên… b. Nhiệm vụ kế toán: + Ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, đơn vị + Phân loại, tập hợp các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tượng + Khoá sổ kế toán + Ghi các bút toán điều chỉnh hay kết chuyển cần thiết + Lập báo cáo kế toán 3. Quá trình hình thành và phát triển nghề nghiệp kế toán Nhật Bản: Có thể nói hệ thống kế toán Nhật Bản được hình thành và phát triển qua những mốc thời gian tiêu biểu sau đây: Năm 1948 Luật Kế toán Công chứng(Certificated Public Accountants Law) đã thành lập Viện kế toán viên Công chứng Nhật Bản(Japanese Institue of Cetificated Public Accounts- JICPA). Đây có thể coi như sự khởi đầu của nghề kế toán hiện đại tại Nhật Bản. JICPA tham gia tích cực vào quá trình hài hòa các chuẩn mực kế toán quốc tế và là một trong chín thành viên sáng lập của IASC. Vai trò truyền thống của JICPA về cơ bản là thực hiện các quyết định của Bộ tài chính (Ministry of Finance –MoF). Năm 1949Chuẩn mực Kế toán tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh đã được ban hành.Viện Kế toán viên công chứng (JICPA) Nhật Bản đã được thành lập. Năm 1950 JICPA đã ban hành một số khuyến nghị về các vấn đề kế toán nhỏ, hướng dẫn và giải thích chuẩn mực kế toán và kiểm toán.Đồng thời các thành viên của hiệp hội kế toán Nhật Bản được hành nghề với chức danh CPA theo luật CPA năm 1948. Luật CPA giải quyết các vấn đề như kiểm tra, văn bằng, đăng kí, nhiệm vụ, và trách nhiệm của các CPA; công ty kiểm toán; hội đồng CPA; JICPA; và các thủ tục kỉ luật. Các công ty Nhật Bản thường không tin tưởng người ngoài bao gồm các kiểm toán viên Nhật. Địa vị tương đối thấp của nghề kế toán trong xã hội Nhật Bản được phản ảnh trong thực tế là rất ít CPA nắm giữ vị trí đầu ngành công nghiệp và thương mại. Thay vào đó những vị trí này thường do những người có nền tảng kĩ thuật và khoa học nắm giữ. Số lượng CPA tương đối nhỏ ở Nhật Bản còn do các yêu cầu khắt khe để trở thành kế toán viên. Năm 1951, Luật kế toán thuế cấp phép được ban hành.Năm 1960, tạp chí JICPA đã được phát hành bởi Viện kế toán viên Công chứng Nhật Bản. Năm 1965, các biện pháp để ngăn chặn việc phát hành báo cáo tài chính gian lận đã được củng cố. Năm 1973 Uỷ ban Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IASC) được thành lập, trong đó JICPA là một trong những thành viên sáng lập Năm 1975, Chuẩn mực Kế toán Báo cáo tài chính hợp nhất đã được ban hành. Năm 1977, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC)được thành lập với JICPA là một thành viên hội đồng sáng lập. Năm 1979 chuẩn mực kế toán cho các giao dịch ngoại tệ đã được ban hành. Năm 1987 Đại hội kế toán thế giới lần thứ 13 tổ chức tại Tokyo.Đồng thời một số đại hội quốc tế khác như Hội đồng IFAC, cuộc họp IAPC và Hội nghị CAPAEXCOM cũng đã được tổ chức tại Nhật Bản. Sau đó đến năm 1991 chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan đã được sửa đổi đáng kể.Năm 1996 một loạt các thay đổi trong quy định báo cáo tài chính Nhật Bản đã diễn ra do sự thiếu minh bạch trong báo cáo doanh nghiệp và sự giảm sút của nền kinh tế. Kể từ đó Nhật Bản đã từ bỏ nhiều tiêu chuẩn kế toán truyền thống để hoà hợp hơn với các tính năng lợi ích của chuẩn mực kế toán quốc tế. Và đến năm 1999 Luật Thương mại đã được sửa đổi, các hệ thống của thị trường chứng khoán (Kabushiki kokan) và chứng khoán chuyển giao (Kabushiki iten) đã được giới thiệu.Hội đồng Kế toán doanh nghiệp (BAC) đã ban hành "Tiêu chuẩn Kế toán công cụ tài chính."BAC sửa đổi "Tiêu chuẩn Kế toán dịch ngoại tệ". Năm 2002, BAC công bố "Xây dựng ý kiến liên quan đến các chuẩn mực kế toán cho sự sút kém của tài sản cố định."Cùng với việc sửa đổi Luật Thương mại, nghị định liên quan đến báo cáo tài chính của công ty cổ phần (Kabushiki-kaisha) và một sốnghị định khác đã được tích hợp vào Quy chế thi hành Luật Thương mại. Năm 2003, Luật Kế toán viên công chứng đã được sửa đổi. Năm 2005,Luật Thương mại vớicác văn bản liên quan, các quy định khác đã được sửa đổi và tổ chức lại vào Luật công ty. Đồng thời,IASB và ASBJ thông báo rằng họ đã đồng ý khởi động một dự án hợp tác nhằm giảm bớt sự khác biệt giữa IFRS và chuẩn mực kế toán Nhật Bản. Năm 2006, Luật giao dịch Chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan đã được sửa đổi và tổ chức lại vào Luật giao dịch các công cụ tài chính. Theo Luật này, các biện pháp sau đây có hiệu lực trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4/2008: - Quản lý, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên báo cáo tài chính và đánh giá kiểm toán CPA - Giới thiệu về báo cáo tài chính hàng quý và đánh giá CPA ASBJ bắt đầu một cuộc họp thường xuyên với ban Tiêu chuẩn Kế toán tài chính (FASB) trong việc bàn về sự hội tụ theo hướng toàn cầu. Năm 2007, Chuẩn mực kế toán với hướng dẫn thực hiện và các tiêu chuẩn đánh giá đối với báo cáo tài chính hàng quý đã được ban hành.Bên cạnh đó, luật Kế toán viên công chứng đã được sửa đổi và hiệp định Tokyo giữa ASBJ và IASB đã được ban hành. Năm 2009 , BAC ban hành “Ý kiến về việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Nhật Bản (Báo cáo tạm thời)”. Thành lập Hội đồng IFRS, Hội đồng Khuyến khích khu vực tư nhân để giải quyết lộ trình Nhật Bản hướng tới thực hiện IFRS Năm 2010, Liên nhóm Ấn-Nhật đã được tạo ra như là một nền tảng chung giữa hai nước để trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề phát sinh từ việc áp dụng hoặc hội tụ với IFRS Năm 2011 Ủy ban châu Âu đã thông qua quyết định công nhận sự tương đương của các hệ thống giám sát kiểm toán tại 10 quốc gia trong đó có Nhật Bản.ASBJ và IASB cùng công bố những thành tựu của họ theo Hiệp định Tokyo và các kế hoạchhợp tác của họ. 4. Đặc điểm kế toán Nhật Bản: a. Đối tượng kế toán: Kế toán Nhật Bản chia đối tượng ra làm 3 loại: Tài sản, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu Tổng Tài sản= Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.  Tài sản: Là nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp và nó được khai thác để mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Tài sản có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: tiền, các khoản phải thu khách hàng, các khoản không có hình thái vật chất ban đầu là tiền như: hàng tồn kho, nhà cửa, máy móc, thiết bị,… Một số tài sản khác không có hình thái vật chất như bằng phát minh sáng chế, thương hiệu.Tài sản được hình thành từ hai nguồn là nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu  Nợ phải trả: Là nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp  Vốn chủ sở hữu: Thể hiện sự sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp.Nó chính là phần còn lại của tổng tài sản sau khi trừ đi nợ phải trả (giá trị tài sản thuần). Vốn chủ sở hữu thông thường gồm 2 phần: vốn của nhà đầu tư và lợi nhuận giữ lại. - Vốn góp của chủ sở hữu: là khoản tiền được đầu tư vào doanh nghiệp bởi các chủ sở hữu. - Lợi nhuận giữ lại: thể hiện phần vốn của cổ đông được sinh ra từ thu nhập trong quá trình hoạt động và được giữ lại để sử dụng cho doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại bị ảnh hưởng bởi thu nhập, chi phí và cổ tức. Thu nhập và chi phí là những khoản làm tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu sinh ra trong quá trình hoạt động. Đối với thu nhập, tài sản của doanh nghiệp tăng và kéo theo lợi nhuận giữ lại cũng tăng. Ngược lại, chi phí làm tài sản giảm hoặc nợ phải trả tăng và kéo theo lợi nhuận giữ lại giảm. Cổ tức là khoản tài sản được phân phối cho cổ đông do đó làm giảm tài sản và kéo theo lợi nhuận giữ lại giảm. Vậy, lợi nhuận giữ lại chính là phần còn lại của thu nhập thuần sau khi phân phối cổ tức. b. Phương thức kế toán:  Kế toán theo phương thức tiền mặt ( cash accounting): Theo phương thức này, doanh thu được ghi nhận khi thực tế thu tiền và chi phí được ghi nhận khi thực tế chi tiền. +Ưu điểm: đơn giản, dế hiểu, các thông tin về dòng tiền là xác thực và khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện rõ. +Nhược điểm: không thể hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí. Do đó, không xác định được chính xác kết quả kinh doanh và không đánh giá đúng được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Kế toán theo cơ sở dồn tích ( accrual accounting): Theo phương thức này, doanh thu và chi phí được ghi nhận phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Doanh thu là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu, kết quả của việc tăng tài sản hoặc giảm nợ phải trả và được ghi nhận khi việc giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ đã hoàn thành. - Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu, là kết quả làm giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả và là mục đích làm của việc tạo ra doanh thu +Ưu điểm: thể hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí. Do đó sẽ xác định được chính xác kết quả kinh doanh và đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh. +Nhược điểm: ghi chép phức tạp Hai phương thức kế toán khác nhau này sẽ dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp là khác nhau. II. Quy định kế toán: Nhật Bản có 6 thị trường chứng khoán quan trọng nhất là thị trường chứng khoán Tokyo. Từ những năm đầu thập niên 90 trong khi tổng số công ty niêm yết trên chứng khoán Nhật Bản tăng nhanh chóng thì số lượng các công ty niêm yết nước ngoài dần dần giảm. Năm 1951 Luật giao dịch chứng khoán (Securities and Exchange- SEL) yêu cầu BCTC của các công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi CPA. Tuy nhiên, có những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu này, đặc biệt là trong 20 năm đầu.Các công ty CPA vào thời điểm đó còn khá nhỏ, thường có ít hơn 10 trợ lí vì vậy không có khả năng để kiểm toán một tập đoàn lớn như Mitsubishi, Toyota và Sumitomo.Các công ty CPA nhỏ không có khả năng tuân thủ SEL và tính độc lập cũng là một vấn đề. Do vậy sửa đổi năm 1996 của Luật CPA đã cho phép nhiều công ty Kiểm toán nhỏ hợp nhất để hình thành kasan hajin- tập đoàn lớn hoạt động như quan hệ đối tác về kế toán- kiểm toán và thường liên kết với các công ty kế toán quốc tế lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp Nhật Bản còn phải tuân thủ 3 bộ luật, bao gồm: Luật thương mại, Luật Giao dịch chứng khoán, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các Nguyên tắc kế toán doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các hướng dẫn chung: 1. Trung thực và hợp lý ( True and Fair view). Báo cáo tài chính cần cung cấp cái nhìn trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của công ty. 2. Sổ sách kế toán( Orderly bookkeeping). Công ty phải sử dụng một hệ thống kế toán cho các hoạt động của nó. 3. Phân biệt giữa vốn và lợi nhuận ( Distinction between capital and earnings). Công ty cần phân biệt rõ ràng giữa lợi nhuận và vốn, lợi nhuận là số tiền có thể phân phối cho cổ đông dưới dạng cổ tức. 4. Trình bày rõ ràng ( Clear presentation). Báo cáo trình bày phải được rõ ràng và hợp lý, không đánh lừa người sử dụng, giúp người sử dụng thông tin hiểu rõ hơn về điều kiện tài chính và kết quả hoạt động 5. Liên tục ( Continuity). Công ty cần áp dụng cùng một nguyên tắc kế toán cho các năm, trừ khi có sự thay đổi cụ thể và hợp lý.Ví dụ như việc chuyển đổi phương pháp trích khấu hao. 6. Bảo thủ ( Conservatism). Công ty cần suy xét thận trọng trong việc áp dụng các nguyên tắc kế toán.Nhiều kế toán viên cho rằng nguyên tắc này làm biến dạng tính trung lập của kế toán 7. Nhất quán ( Consistency). Công ty chỉ nên lập một bộ các báo cáo tài chính cho những người sử dụng khác nhau mà không làm sai lệch sổ sách kế toán theo mục đích sử dụng Nguyên tắc kế toán doanh nghiệp được phát triển bởi Hội đồng kế toán Doanh Nghiệp ( business Accounting Deliberation Council – BADC )- cơ quan tư vấn cho Bộ Tài Chính. Các thành viên BADC có những nền tảng khác nhau, bao gồm những kế toán viên làm việc trong ngành công nghiệp, kế toán công, chính phủ và giáo dục đại học.BADC là cơ quan thiết lập chuẩn mực chính ở Nhật Bản. Nhưng trong những năm 1990 các nguyên tắc kế toán doanh nghiệp ngày càng bị chỉ trích do thiếu yêu cầu minh bạch trong báo cáo doanh nghiệp và nền tăng trưởng kinh tế bắt đầu giảm đã dẫn tới một loạt các thay đổi lớn tới quy định báo cáo tài chính ở Nhật Bản (Big Bang) vào tháng 11 năm 1996.Mục tiêu lớn của Big Bang là đảm bảo rằng các chuẩn mực kế toán Nhật Bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Các công ty Nhật Bản được yêu cầu:  Công bố các báo cáo hợp nhất, bao gồm các báo cáo của những công ty liên kết mà công ty đó có ảnh hưởng  Báo cáo giá trị thị trường của nợ lương hưu và các thiếu hụt.  Báo cáo chứng khoán tài chính có thể giao dịch, chẳng hạn như các sản phẩm phái sinh và cổ phiếu, ở giá trị thị trường chứ không ở giá gốc Năm 2001, bắt nguồn từ sự kiện Big Bang (thay đổi trong quy định BCTC của Nhật Bản) năm 1996 đã dẫn đến sự hình thành Tổ chức Chuẩn mực Kế toán Tài chính (Financial Accounting Standards Foundation - FASF) và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Nhật Bản (Accounting Standards Board of Japan – ASBJ) – cơ quan thiết lập chuẩn mực khu vực tư nhân mới dựa vào mô hình FASB. FASF giám sát ASBJ. ASBJ được thành lập bởi một ủy ban chung của Cơ quan Dịch vụ Tài chính (Financial Services Agency), JICPA và Keidanren (Liên đoàn các tổ chức kinh tế).FAFS được thành lập một phần là để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hòa hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. JICPA tham gia thiết lập chuẩn mực kế toán bằng cách gửi các thành viên hội động tới FASF và ASBJ.Ngoài ra, CPA tham gia các ủy ban chuyên môn khác nhau tại ASBJ. Tháng 5- 2002, FASF xác nhận rằng những chuẩn mực kế toán ban hành bởi ASBJ đặt ra các tiêu chuẩn về tài chính kế toán, và cùng với các tuyên bố khác như hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán tài chính và báo cáo các vấn đề thực tiễn, đã tạo thành một hệ thống chuẩn mực rõ ràng và cần phải tuân thủ hoặc tham khảo bởi thành viên của những tổ chức sáng lập và những bên liên quan. III. Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Nhật Bản: 1. Yếu tố chính trị: Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ đầy đủ (ưu việt nhất) với Quyền hành pháp thuộc về chính phủ; Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, [...]... theogiá trị hợp lý Thứ tư là kế toán về thuế thu nhập Trước đây có sự khác biệt rất ít giữa kế toán tài chính và kế toán thuế tại Nhật Bản, thuế thu nhập hoãn lại thì không quan trọng Tuy nhiên, những thay đổi trong chuẩn mực kế toán đã làm cho nhiều người thấy sự khác biệt trong kế toán tài chính kế toán thuế, và ý nghĩa trong kế toán về thuế thu nhập đã tăng lên Chuẩn mực kế toán này cũng kèm theo một... chuẩn mực kế toán V 1 Sự khác biệt trong hệ thống chuẩn mực kế toán Nhật Bản với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế: Một số khác biệt trong hệ thống chuẩn mực: Theo giáo sư Nobes và Parker, có hai sự khác biệt lớn liên quan đến các quy định giữa pháp luật Nhật Bản và IFRS.Thứ nhất, theo IFRS, một điều khoản chỉ được tích luỹ khi có một nghĩa vụ pháp lý được phát sinh Tuy nhiên, tại Nhật Bản thì một... nước với các chuẩn mực kế toán 2 Yếu tố pháp lý: Việc hiện đại hóa đầu tiên của luật pháp Nhật Bản chủ yếu dựa trên hệ thống pháp luật châu Âu lục địa Vào lúc bắt đầu của kỷ nguyên Minh Trị , hệ thống, đặc biệt là châu Âu theopháp luật dân sự của Đức và Pháp -các mô hình chính cho hệ thống tư pháp và luật pháp Nhật Bản Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống luật pháp Nhật Bản đã trải qua cuộc... việc bảo vệ nhân quyền, và pháp luật của công ty đã được điều chỉnh đáng kể Vì vậy, hệ thống pháp luật Nhật Bản ngày hôm nay chủ yếu là lai của lục địa và cấu trúc pháp lý Anh-Mỹ Chính vì thế mà hệ thống pháp luật Nhật Bản quy định chi tiết và cụ thể cho việc ghi chép kế toán cũng như việc lập BCTC Kế toán và BCTC ở Nhật Bản được lập thông qua 3 bộ luật: Luật thương mại, Luật Giao dịch chứng khoán (Securities... chuẩn mực kế toán nước ngoài và cần báo cáo đối chiếu với chuẩn mực kế toán Mỹ, nhưng hầu hết các công ty Nhật Bản niêm yết tại Mỹ lại sử dụng USGAAP khi lập BCTC hợp nhất nộp cho SEC Thứ ba không giống như Mỹ, nhưng giống Đức BCTC Nhật Bản chịu ảnh hưởng của Luật thuế Pháp luật về thuế của người Nhật Bản ảnh hưởng rất quan trọng lên báo cáo tài chính .Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu có một kết nối... phát hành một tài liệu tham khảo kế toán gọi là Kế toán doanh nghiệp.Hội đồng kế toán doanh nghiệp (BADC) là bộ phận tư vấn cho FSA với các thành viên là đại diện từ các nhóm ngành khác nhau như kế toán, ngành công nghiệp, các trường đại học và chính phủ Cho đến năm 2001, khi Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán - Nhật Bản được thành lập, BADC công bố tiêu chuẩn và "ý kiến" về các vấn đề nhất định Kabukishi... như hệ thống ngân hàng Yasuda, tập đoàn vận chuyển Mitsubishi, và công ty thương mại Mitsui.Hiện nay nhóm Mitsui vẫn là một nhóm công ty có ảnh hưởng mặc dù một số công ty đã từng là một phần của Mitsuinhóm đã trở nên gắn liền với các tập đoàn khác Với đặc điểm chính trị thống nhất, tập trung cùng hệ thống tổ chức quản lý gia đình ở Nhật Bản như vậy đã phần nào ảnh hưởng lên hệ thống kế toán Nhật Bản. .. ở Nhật, là một quốc gia có UAV mạnh, người dân được khuyến khích tự do khám phá “sự thật” v kế toán Nhật Bản cũng có những nét đặc trưng như: - Không chấp nhận sự linh hoạt mềm dẻo nên thường bảo thủ trong việc lập BCTC - Giới hạn trong việc khai báo thông tin - Đưa ra các quy định thống nhất về kế toán d) Đặc điểm về giới (MAS): Vấn đề này đề cập đến việc xã hội gắn kết và đề cao vai trò truyền thống. .. vấn đề bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa truyền thống, tôn trọng các giá trị văn hóa.Đối với tài sản văn hóa truyền thống, Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc “bảo vệ, giữ gìn” Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng việc phát huy tác dụng thực tế của các tài sản văn hóa, đặc biệt là trong nhận thức và giáo dục.Chính vì vậy mà hệ thống kế toán của Nhật Bản cũng rất khắt khe, bảo thủ, thận trọng và tuân... luật Nhật Bản không có quy định vể chiết khấu Vì vậy, các quy định trong các công ty Nhật Bản nói chung là không được chiết khấu Đồng thời vào năm 1996 thì kế toán Nhật Bản và các chuẩn mực công bố thông tin đã thay đổi đáng kể qua cái gọi là “Big-Bang tài chính” Điều này đã thể hiện nỗ lực hướng tới hoà hợp kế toán quốc tế của GAAP Nhật với IFRS và làm giảm sự khác biệt chủ yếu giữa IFRS và GAAP Nhật . HỌC KẾ TOÁN QUỐC TẾ *** Đề tài : Tìm hiểu về hệ thống kế toán Nhật Bản MỤC LỤC I. Khái quát hệ thống kế toán Nhật Bản 1. Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán 2. Vai trò và nhiệm vụ kế toán 3 triển nghề nghiệp kế toán Nhật Bản 4. Đặc điểm kế toán Nhật Bản a. Đối tượng kế toán b. Phương thức kế toán II. Quy định kế toán III. Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Nhật Bản 1. Yếu tố chính. này: I. Khái quát hệ thống kế toán Nhật Bản: 1. Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán: Khi định nghĩa về kế toán, Liên đoàn Kế toán Quốc Tế(IFAC) cho rằng: Kế toán là nghệ thuật ghi chép,

Ngày đăng: 09/10/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan