các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của việt nam với tpp

55 835 6
các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của việt nam với tpp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013 Tên công trình: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với TPP Nhóm ngành: KD2 Hà Nội, tháng 5 năm 2013 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: Khái quát chung về hiệp định TPP và tình hình thương mại của Việt Nam 3 1.1. Hiệp định TPP 3 1.1.1. Khái niệm TPP 3 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 3 1.1.3. Triển vọng TPP 4 1.1.3.1. TPP và RCEP 5 1.1.3.2. TPP-Nền tảng của FTAAP 5 1.2. Tình hình thương mại của Việt Nam với các nước TPP giai đoạn 1997-2012 7 1.2.1. Tỷ trọng xuất khẩu-nhập khẩu 7 1.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu-nhập khẩu 8 1.2.3. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu-nhập khẩu 10 1.2.3.1. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 10 1.2.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 12 Chương 2: Tổng quan tài liệu 14 2.1. Sự phát triển của mô hình lực hấp dẫn để ước lượng thương mại quốc tế14 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam . 15 2.2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu 15 2.2.1.1. GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu 15 2.2.1.2. Dân số của nước xuất khẩu và nhập khẩu 16 2.2.2. Nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy 17 2.2.2.1. Khoảng cách địa lý 17 2.2.2.2. Khoảng cách văn hóa 17 2.2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 18 2.2.2.4. Tỷ giá hối đoái 18 2.2.2.5. Cam kết thương mại 19 Chương 3: Xây dựng mô hình lực hấp dẫn để phân tích luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam khi tham gia TPP 22 3.1. Mô hình định lượng 22 3.2. Giả thuyết 24 3.3. Số liệu 24 Chương 4: Phân tích kết quả ước lượng 27 4.1. Kết quả ước lượng với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu 27 4.2. Kết quả ước lượng với 7 nhóm hàng hóa 31 Chương 5: Những giải pháp nhằm thúc đẩy luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam 37 5.1. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu 37 5.1.1. GDP 37 5.1.2. Dân số 37 5.2. Nhóm yếu tố khoảng cách 38 5.3. Nhóm yếu tố chính sách 38 5.3.1. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa 38 5.3.2. Thu hút đầu tư nước ngoài 38 5.3.3. Ổn định chính sách tỷ giá và kết hợp với các chính sách khác 39 5.3.4. Thúc đẩy việc kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương và nâng cao hiệu quả thi hành các hiệp định 39 Tài liệu tham khảo 42 Phụ lục 46 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Cooperation đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of Southest Asian nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN +1 ASEAN+China ASEAN+ Trung Quốc ASEAN+2 ASEAN+China+Japan ASEAN + Trung Quốc+Nhật Bản ASEAN+3 ASEAN+China+Japan+Korea ASEAN + Trung Quốc + Nhật Bản + Hàn Quốc BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương CIF Cost Insurance and Freight Giá thành, Bảo hiểm và Cước vận chuyển FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed Effects Tác động cố định FOB Free On Board Giao lên tàu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FTAAP Free Trade Area of the Asia- Pacific khu vực mậu dịch tự do châu Á- Thái Bình Dương GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia GLS Generalized Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định đối tác toàn diện khu vực RE Random Effects Tác động ngẫu nhiên RTA Regional Trade Agreement Hiệp định thương mại khu vực SITC Standard International Trade Classification Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Hình 1: Viễn cảnh Châu Á-Thái Bình Dương Hình 2: Kim ngạch thương mại trao đổi giữa Việt Nam và TPP giai đoạn 1997-2012 Hình 3: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và TPP năm 2012 Hình 4 : Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam với TPP theo các mặt hàng chủ yếu năm 2012 Hình 5: Tỉ trọng nhập khẩu của Việt Nam với TPP theo một số mặt hàng phổ biến năm 2012 Bảng 1: Tác động của các yếu tố đến luồng thương mại xuất nhập khẩu Bảng 2: Thống kê mô tả số liệu Bảng 3: Kết quả ước lượng với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu Bảng 4: Kết quả ước lượng với 7 nhóm hàng hóa Bảng 5: Các nước thành viên AFTA và TPP Bảng 6: Các chỉ số thống kê của 11 nước TPP năm 2011 Bảng 7: Phương pháp ước lượng 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do lựa chọn đề tài) Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) khi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thông báo tại hội nghị các lãnh đạo APEC vào tháng 11 năm 2010. Đối với Việt Nam, TPP giống như một sân chơi mới ràng buộc bởi không ít các qui định và luật lệ. Tham gia TPP, Việt Nam phải lựa chọn cả cơ hội và thách thức. Để tối ưu hóa lợi ích kinh tế, chúng ta cần nắm bắt được rõ các yêu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại của Việt Nam với các nước tham gia TPP. Trước yêu cầu đó, tác giả quyết định chọn đề tài tham dự cuộc thi là “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với TPP” 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu về hiệp đinh TPP và tác động của nó đến luồng thương mại Việt Nam, song những nghiên cứu này chủ yếu phân tích bằng phương pháp định tính. Thực ra, cũng đã có một số nghiên cứu định lượng về vấn đề này nhưngnhững nghiên cứu này mới cho ra các kết quả rất chung chung và chưa đi sâu vào tác động của TPP đến xuất nhập khẩu các nhóm hàng cụ thể. Do vậy, bài viết hi vọng sẽ đưa ra những tác động cụ thể hơn của TPP tới từng nhóm hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tập trung nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới mức độ tập trung thương mại của Việt Nam, đồng thời, đi vào các mặt hàng chính. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ gợi ý các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tạo đà phát triển kinh tế theo mô hình đã chọn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của TPP tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Về mặt thời gian, không gian: Bài viết phân tích luồng thương mại của Việt Nam với 42 quốc gia, đặc biệt là 11 nước thành viên của đàm phán TPP, các nhân tố ảnh hưởng từ năm 1997 đến 2012, các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu và tiềm năng thương mại. 2 Về mặt nội dung: Bài viết chỉ giới hạn ở nghiên cứu luồng thương mại hàng hóa chứ không nghiên cứu luồng thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước TPP bởi hai lí do chính. Thứ nhất, mô hình lực hấp dẫn cổ điển không đề cập đến luồng thương mại dịch vụ bởi việc xác định các rào cản thương mại đối với ngành dịch vụ trở nên rất khó khăn. Thứ hai, tác giả chưa thể thu thập số liệu ngành dịch vụ trao đổi song phương giữa Việt Nam và các nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình được nghiên cứu và thực hiện, bài viết vận dụng mô hình hấp dẫn (gravity model) với số liệu và thông tin thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, Internet và các bài nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng những phương pháp cơ bản như phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Từ việc phân tích, đánh giá các tác động cụ thể của các yếu tố tác động đến luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam, bài viết đề xuất các chính sách phát triển và đẩy mạnh xuất nhập khẩu vào nhóm nước tham gia TPP. 7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Khái quát chung về hiệp định TPP và tình hình thương mại của Việt Nam Chương 2: Tổng quan tài liệu Chương 3: Xây dựng mô hình hấp dẫn để giải thích luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam khi tham gia TPP. Chương 4: Phân tích kết quả ước lượng Chương 5: Những giải pháp nhằm thúc đẩy luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam 3 Chương 1: Khái quát chung về hiệp định TPP và tình hình thương mại của Việt Nam 1.1. Hiệp định TPP 1.1.1. Khái niệm TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership-viết tắt là TPP) là một hiệp định thương mại nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 11 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Vietnam, Canada và Mexico). 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Đàm phán TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement –còn gọi là P4)- một Hiệp định thương mại tự do được kí kết ngày 3/6/2005 giữa bốn nền kinh tế nhỏ ở Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm: Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Theo truyền thống của một FTA, hiệp định P4 tập trung vào thương mại hàng hóa giữa các nước thành viên. Sau một năm thành lập,việc tập trung đã mở rộng sang các lĩnh vực như thương mại dịch vụ, tài chính và đầu tư. Khi đàm phán diễn ra vào tháng 9 năm 2008, Hoa Kì tuyên bố sẽ chính thức tham gia vào đàm phán P4 mở rộng. Tháng 11 cùng năm, các nước Úc, Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán, nâng tổng số thành viên tham gia lên 8 nước (trừ Việt Nam đến 13/11/2010 mới tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác quyết định tham gia chính thức ngay từ đầu). Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vòng đầu tiên của đàm phán TPP bị trì hoãn cho đến tháng 11 năm 2009 do sự thay đổi trong chính quyển Mỹ. Sau khi tham vấn và xem xét, tổng thống Obama khẳng định 4 rằng Hoa Kì sẽ tham gia TPP với mục tiêu hình thành “hiệp định của thế kỉ 21” cả về độ rộng và độ sâu của đàm phán. Chỉ lúc này, TPP mới chính thức được khởi động. Trong vòng đàm phán thứ ba tại Brunei vào tháng 10 năm 2010, Malaysia tham gia với tư cách thành viên. Tháng 6 năm 2012, Canada và Mexico được mời tham gia TPP và chính thức tham gia bàn đàm phán lần đầu tiên ở vòng thứ 15 tại Auckland vào tháng 12/2012. Như vậy, tính đến cuối năm 2012, TPP có tổng số 11 thành viên. Trong tương lai, số lượng các bên tham gia đàm phán còn có thể mở rộng thêm bởi nhiều nước khác trong khu vực ASEAN và APEC đã tỏ thái độ quan tâm đến TPP, đặc biệt là Nhật Bản 1 , Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan. 1.1.3. Triển vọng TPP TPP được cho là một “tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (Đỗ Tiến Chung, 2012).Ngay cả khi thỏa thuận này không đạt được tiềm năng đầy đủ, TPP đại diện cho 11 nền kinh tế năng động với tổng sản phẩm quốc nội là $21,000 tỷ và giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu là $4,400 tỷ. 2 TPP11 hiện đang chiếm hơn 30% GDP của thế giới. Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia, tổng GDP của các nước TPP sẽ tăng lên tới $28,000 tỷ, hay 40% GDP thế giới, và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên tới $6 nghìn tỷ, tương đương với khoảng 27% xuất khẩu thế giới. Tuy nhiên, lợi ích mà TPP đem lại không chỉ dừng lại ở việc thúc đầy thương mại và đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập kinh tế trong khu vực APEC và có khả năng sẽ thôi thúc các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu. Xét về tầm quan trọng với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, TPP tăng cường mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa các nước thành viên. Mặc dù các vòng đàm phán TPP đã diễn ra trong gần 5 năm, các sáng kiến thương mại vẫn chưa được hiểu rõ. Qui mô và mức độ phức tạp của hiệp định thương mại tự do 1 Ngày 23/7/2013, Nhật Bản đã chính thức được chấp thuận tham gia các vòng đàm phán Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), http://international-trade- reports.blogspot.com/2013/09/japan-joins-trans-pacific-partnership.html. Song, do phạm vi của bài nghiên cứu chỉ từ 1997-2012 nên sự tham gia của Nhật Bản được coi là trong tương lai. 2 Tác giả tự tính toán, dựa trên số liệu từ UNCOMTRADE, cập nhật ngày 1/6/2013 [...]... yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung xuất khẩu (ví dụ là GDP của nước xuất khẩu) G là các yếu tố không phụ thuộc vào nước i và nước j, ví dụ như mức độ tự hóa thương mại toàn cầu uij là các yếu tố biểu hiện chi phí thương mại giữa hai nước (UNCTAD, 2012) Các biến của mô hình có thể chia làm ba nhóm: các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến cung, và các yếu tố thúc đẩy hay hạn chế thương mại. .. Tình hình thương mại của Việt Nam với các nước TPP giai đoạn 19972012 1.2.1 Tỷ trọng xuất khẩu-nhập khẩu TPP chiếm 12% thương mại toàn cầu của Việt Nam, với mức tăng trung bình hàng năm 5% trong giai đoạn 1997-2012 Từ điểm nhìn xuất khẩu và nhập khẩu, thương mại của Việt Nam với TPP đã tăng đều đặn qua các năm, chiếm 14% và 9.4 % tổng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam Hình 2: Kim ngạch thương mại trao... của các nhân tố tới mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với 9 nước TPP song số quan sát khá nhỏ (81 quan sát) và chưa đề cập đến tác động tới các mặt hàng cụ thể Bảng 1 tóm tắt tác động của các nhân tố lên giá trị xuất nhập khẩu Bảng 1: Tác động của các yếu tố đến luồng thương mại xuất nhập khẩu Xu hướng Yếu tố tác Nghiên cứu động Các yếu tố ảnh hưởng GDP gộp chung cả hai nước Đỗ Thái Tri (2006),... qua các năm Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về tác động của TPP còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) và các hiệp định ASEAN mở rộng với các yếu tố quen thuộc Quoc Phuong Le và cộng sự, 1996 sử dụng số liệu của Việt Nam và các nước APEC từ 1989 đến 1994 và kết luận các yếu tố quyết định luồng thương mại Việt Nam và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng giống như các. .. dẫn vào việc đánh giá tác động của thành viên RTA đối với thương mại song phương .2 Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam 2.1.Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu 2.1.1 GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu Là một trong những biến số quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân, GDP (Gross Domestic Product) được biết đến như chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế Nguyễn Văn... (VNĐ) so với các đồng tiền khácđưa racác kết quả khá đa dạng Thai Tri Do (2006) tìm ra rằng tỉ giá tác động tiêu cực đến luồng thương mại Việt Nam và 23 nước Châu Âu Trong khi đo, Bình Dương Nguyễn, 2006 cho rằng tỷ giá thực ảnh hưởng lớn đến nhập khẩu song ít ảnh hưởng đến xuất khẩu .2.2.5 Cam kết thương mại Các bài viết sử dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các cam kết thương mại của Việt Nam cũng... trưởng kinh tế đến xuất khẩu có độ trễ về mặt thời gian lớn hơn so với tác động đến nhập khẩu 29 Biến dân số có tác động mơ hồ đến luồng thương mại Nói cách khác, dân số không phải là yếu tố cơ bản để xác định luồng thương mại Các nước càng lớn thì trao đổi thương mại với các nước khác càng ít, nên khi các yếu tố khác không đổi, dân số sẽ có ảnh hưởng âm Song tác động của dân số còn phụ thuộc vào khoảng... Đối với nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu, thu nhập và dân số là các biến phổ biến nhất vì nó 14 thể hiện quy mô kinh tế của một quốc gia Đối với nhóm các yếu tố thúc đẩy hay hạn chế thương mại, các chính sách khuyến khích thương mại (thuế, FTA, BTA,…) và khoảng cách (khoảng cách địa lý, kinh tế, xã hội) là các yếu tố chính Mô hình lực hấp dẫn được phát triển rất nhiều trong việc ước lượng thương. .. ra các kết quả tương đối khác nhau .2.2.1 Khoảng cách địa lý Khoảng cách địa lý ở hầu hết các nghiên cứu đều là yếu tố cản trở luồng thương mại (Nguyen Tien Trung, 2002), (K Doanh Nguyen, 2009), (Nguyen Van Chung, 2013) Tuy nhiên, Từ Thúy Anh (2008) chỉ ra yếu tố khoảng cách chỉ ảnh hưởng đến nhập khẩu Trong nghiên cứu của Thai Tri Do (2006), khoảng cách địa lý dường như không ảnh hưởng đến thương mại. .. nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thường giao thương với các nước lớn (như Mĩ) nhiều hơn Vì vậy, ảnh hưởng của thương mại phụ thuộc vào nên kích thước tổng hợp của cả 2 quốc gia (GDPT, POPT) Như dự kiến, hệ số GDP tổng có ý nghĩa thống kê ở mức 99% và mang dấu dương, chỉ ra rằng thu nhập quốc gia thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam được giải thích . mại của Việt Nam với các nước tham gia TPP. Trước yêu cầu đó, tác giả quyết định chọn đề tài tham dự cuộc thi là Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với TPP . nhóm: các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến cung, và các yếu tố thúc đẩy hay hạn chế thương mại. Đối với nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu, thu nhập và dân số là các. nhập khẩu của Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tập trung nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới mức độ tập trung thương mại của Việt Nam, đồng thời, đi vào các mặt hàng

Ngày đăng: 09/10/2014, 07:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan