BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂUPGD HOÀNG HOA THÁM

35 1K 2
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂUPGD HOÀNG HOA THÁM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH HOÀNG HOA THÁM 1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ACB 1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Tên giao dich quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84.8) 3929 0999 Vốn điều lệ: Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng) Công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA). Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL). Công ty liên kết: Công ty Cổ phần dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). Công ty Cổ phẩn Địa ốc ACB (ACBR). Công ty liên doanh: Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB – SJC (góp vốn thành lập với SJC). Website: www.acb.com.vn Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NNNH Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Uỷ Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ 1 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là ngân hàng mới thành lập như ACB. Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Mạng lưới kênh phân phối Gồm 280 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng giao dịch. Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 58 phòng giao dịch. Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 21 phòng giao dịch. Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre và Cà Mau): 9 chi nhánh, 9 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới). Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 20 phòng giao dịch. Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union Các giải thưởng, bằng khen : Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; ngày 20/7/2011 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2011 do tạp chí tài chính Euromoney bình chọn, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010 do The Asset trao tặng, ACB nhận được 4 2 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010, 2009 từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker; Global Finance và Euromoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney); Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007; Cờ thi đua của Chính Phủ; "Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); "Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008v.v 1.2 Các sản phẩm mà ACB cung cấp cho khách hàng - Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VND, ngoại tệ và vàng. - Sử dụng vốn (cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn kinh doanh) băng VND, ngoại tệ và vàng. - Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. - Kinh doanh ngoại tệ và vàng - Phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng 1.3 Cơ cấu tổ chức của ACB Cơ cấu tổ chức của ACB gồm 7 khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, GIám sát điều hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin. 2.Vài nét về PGD Hoàng Hoa Thám PGD Hoàng Hoa Thám khai trương ngày 12/12/2006 địa điểm 671 Hoàng Hoa Thám – phường Vĩnh Phúc – Quận Ba Đình – Hà Nội. PGD 3 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA Hoàng Hoa Thám hoạt động với các chức năng tương tự các chi nhánh, phòng giao dịch khác trong hệ thống và được kết nối trực tuyến với Hội sở chính và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi tiền và gửi tiền ở bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (ACB online, phone banking và mobile banking). Tổ chức của PGD Hoàng Hoa Thám • Ban giám đốc: gồm một giám đốc có chức năng điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. • Phòng tín dụng: có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng vay vốn, tạo lập hồ sơ vay vốn. • Phòng giao dịch: thực hiện các hoạt động giao dịch với khách hàng như gửi tiền tiết kiệm, giải ngân, chuyển tiền v.v • Phòng dịch vụ khách hàng: tiếp nhận và giải đáp thông tin từ phía khách hàng, tư vấn khách hàng mở thẻ, v.v 3.Vị trí thực tập Trong thời gian kiến tập, em được phân công làm việc tại bộ phận tín dụng của PGD Hoàng Hoa Thám. Bộ phận tín dụng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và thiết lập hồ sơ vay vốn. Tại đây em được phân công: trợ lý cho PFC (chuyên viên phân tích tài chính cá nhân) tiếp xúc với khách hàng, tư vấn cho khách hàng thông tin về sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và lập hợp đồng tín dụng. 4. Lời mở đầu 4.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cho vay tiêu dùng đem lại lợi ích rất lớn không chỉ cho cá nhân và hộ gia đình mà còn cho cả đất nước. Một mặt cho vay tiêu dùng đáp 4 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA ứng nhu cầu cần thiết của người dân, mặt khác nó cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng từ đó kích thích sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy đây là một vấn đề rất cần được quan tâm trong giai đoạn nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc đại suy thoái. Nếu như cho vay tiêu dùng phổ biến tại các nước phát triển thì tại Việt Nam mặc dù hầu hết các ngân hàng thương mại đều có các sản phẩm cho vay tiêu dùng, từ các khoản vay lớn như mua nhà, mua ôtô cho đến các khoản vay nhỏ như vay mua đồ gia dụng nhưng dịch vụ này lại chưa thực sự được nhiều người quan tâm. Cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển vào những năm 2002 trở lại đây. Tuy nhiên, kết quả cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn rất hạn chế. Theo NHNN Việt Nam, dư nợ cho vay tiêu dùng đến cuối tháng 9/2008 là 79.700 tỉ đồng, chiếm 6.54% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tính trung bình mức dư nợ cho vay tiêu dùng theo đầu người chỉ đạt khoảng 921.000 đồng/người. Đây là con số quá thấp so với tiềm năng thị trường của đất nước có 86.5 triệu dân và liên tục có mức tăng trưởng vào loại cao như Việt Nam (GDP đạt trên 6,5%). So với ngày 31/12/2007 tăng về tuyệt đối (+1.056 tỉ đồng) nhưng giảm về tỉ trọng trong tổng dư nợ (-1.03%) Dân số Việt Nam trẻ và hiện chỉ có khoảng 10% dân số có tài khoản tại ngân hàng. Chính vì vậy, tiềm năng của cho vay tiêu dùng vẫn còn rất lớn, xu hướng phát triển, mở rộng trong tương lai sẽ còn tiếp diễn. Nhưng mở rộng cho vay tiêu dùng thì đồng thời các NHTM sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các NHTM chưa dám mở rộng mạnh mẽ hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngân hàng TMCP Á châu là một ngân hàng bán lẻ nên chủ yếu yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp dân cư trung lưu 5 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA ở đô thị. Do vậy, cho vay tiêu dùng là danh mục đem lại lợi nhuận rất lớn cho PGD.Với mạng lưới hoạt động rộng lớn, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, lại nằm ở địa bàn thuận lợi nên tiềm năng phát triển và mở rộng cho vay tiêu dùng của PGD là rất lớn.Qua thời gian thực tập tại PGD, em đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng. Từ những kiến thức đã học ở trường cùng với kiến thức thu nhận được qua quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-PGD HOÀNG HOA THÁM” để nghiên cứu và viết báo cáo. 4.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, đặc điểm, vai trò của cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại. Xem xét tổng quát và có hệ thống hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-PGD Hoàng Hoa Thám, tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại PGD. 4.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về việc mở rộng cho vay tiêu dùng và giáp pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ACB Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-PGD Hoàng Hoa Thám trong những năm 2009, 2010 và nửa đầu năm 2011. 4.4 Phương pháp nghiên cứu 6 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễn giải và tổng kết thực tiễn 4.5 Kết cấu của đề tài PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH HOÀNG HOA THÁM PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB – PGD HOÀNG HOA THÁM . CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB- PGD HOÀNG HOA THÁM. PHẦN 3: KẾT LUẬN. PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 7 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA 1. Lý do hình thành cho vay tiêu d ùng Ngân hàng là trung tâm tài chính là kênh dẫn vốn đặc biệt quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay các ngân hàng đang tìm mọi cách để hoàn thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong danh mục kinh doanh của mình thì cho vay đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng lại thường chú trọng đến đối tượng doanh nghiệp mà quên mất một lượng khách hàng khổng lồ - khách hàng cá nhân. Khi xã hội càng phát triển cá nhân cũng cần vốn để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng của mình. Nếu như trước kia người dân chỉ mong được “ăn no, mặc ấm” thì ngày này mức sống được nâng cao dần dần thành “ăn gon, mặc đẹp” và rất nhiều nhu cầu khác cần đáp ứng. Nắm bắt được nhu cầu của người dân các NHTM đã mở rộng các sản phẩm tín dụng của mình, tập trung nhiều vào đối tượng khách hàng cá nhân. Đó là cho vay tiêu dùng, một mặt đem lại thu nhập cho ngân hàng, mặt khác lại giúp các cá nhân có vốn để cải thiện cuộc sống của mình. Một lý do khác góp phần vào sự hình thành CVTD đó là đặc điểm luân chuyển hàng hóa tiêu dùng. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa nếu như không có tiêu dùng thì sẽ bị tắc nghẽn, hàng hóa không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng và quá trình sản xuất không thể tiếp tục. vai trò của ngân hàng lúc này quan trọng hơn lúc nào hết. Ngân hàng cho khách hàng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tích lũy đủ tiền. Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa. Khi tiêu thụ được hàng hóa, daonh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và tìm tới ngân hàng để vay vốn. Như vậy, ngân hàng CVTD sẽ có lợi cho ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng. 8 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA Trong cuộc sống hiện đại, vay tiêu dùng đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và hình thành nên CVTD đã trở thành tất yếu. 2 Khái niệm cho vay tiêu d ùng Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. 3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng Từ trước tới nay, CVTD vẫn được các ngân hàng coi là khoản mục mang lợi nhuận khác cao với lãi suất “cứng nhắc”. Điều này nghĩa là nó đủ để bù đắp chi phí huy động của ngân hàng, không như hầu hết các khoản vay kinh doanh hiện nay với lãi suất cho vay thay đổi theo điều kiện thị trường, như vậy CVTD ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động tăng lên. Tuy nhiên các khoản này thường được định giá rất cao (bao gồm cả rủi ro lãi suất) đến mức mà bản thân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kể thì hầu hết các khoản tín dụng tiêu dùng không mang lại lợi nhuận. Khách hàng khi vay tiền thường quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất (mặc dù rõ ràng chính lãi suất ghi trên hợp đồng ảnh hưởng tới quy mô số tiền phải trả) Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống nhân dân được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng lại càng cao. Đặc biệt là vào các dịp Lễ tết, nhu cầu mua sắm nhiều thì khoản vay cũng tăng lên. 9 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA Nhu cầu tiêu dùng cá nhân phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ học vấn và thu nhập. Những người có thu nhập khá sẽ tìm đến các khoản vay tiêu dùng vì họ có khả năng trả nợ. Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao do nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, sức khỏe v.v… Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường khó xác định chủ yếu dựa vào đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng 4 Phân loại cho vay tiêu dùng 4.1.Căn cứ vào phương thức hoàn trả • Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định, có giá trị lớn hoặc và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay • Cho vay tiêu dùng trả một lần: Theo phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, áp dụng đối với các khoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn. 4.2. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ • Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cung cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng • Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian như các tổ, đội, hội, nhóm như: Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ… Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo mục đích riêng song chủ yếu nhằm hỗ trợ nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. 4.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của người đi vay 10 SV: NGUYỄN THỊ HOA [...]... có gắng hoàn thành tốt báo cáo này Trong bản báo cáo này em đã cố gắng làm rõ: Thứ nhất, hoạt động cho vay tiêu dùng là gì Thứ hai, thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần Á Châu – PGD Hoàng Hoa Thám Thứ ba, một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM Cổ phần Á Châu – PGD Hoàng Hoa Thám Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Lương Bình... hưởng tới cho vay tiêu dùng Nếu kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng diễn ra suôn sẻ, phát triển vững chắc và hạn chế rủi ro có thể xảy ra CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB – PGD HOÀNG HOA THÁM I.Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Hoàng Hoa Thám 14 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC... HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA khách hàng có nhân thân tốt, có khả năng tài chính để trả nợ nhưng không được vay vốn vì không đủ điều kiện về tài sản bảo đảm ( chưa được cấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở) do đó hạn chế lượng khách hàng được vay vốn ngân hàng CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-PGD HOÀNG HOA THÁM 1 .Giải pháp 28 SV: NGUYỄN THỊ HOA. .. tiền vay II Thực trạng cho vay tiêu dùng tại PGD Hoàng Hoa Thám 1 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại PGD Hoàng Hoa Thám 1.1 Tổng dư nợ cho vay Bảng 1: Tổng dư nợ cho vay của PGD từ năm 2009 đến Qúy II/2011 Đơn vị: triệu đồng Tổng dư nợ cho vay Cho vay cá nhân Cho vay doanh nghiệp Năm 2009 35.028 24.174 10.854 Năm 2010 115.875 62.554 53.321 Nửa đầu 2011 150.167 76.879 73.288 (Nguồn: phòng tín dụng PGD Hoàng. .. đảm bảo an toàn vốn vay của PGD trong hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng Tóm lại, cơ cấu cho vay tiêu dùng của PGD thể hiện việc tiến hành CVTD đối với khách hàng phụ thuộc nhiều vào TSBĐ mà khách hàng đó có thể chứng nhận bằng văn bản 1.4 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của PGD Hoàng Hoa Thám (giai đoạn từ năm... ngân hàng nên mở rộng thời hạn vay vốn cho các khoản vay giá trị lớn nhằm giảm sức ép cảu việc trả nợ hàng tháng lên tình hình tài chính của 29 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA khách hàng Mặt khác nếu như có nhiều khách hàng vay vốn với thời gian dài sẽ làm dư nợ của ngân hàng đạt mức cao hơn và việc thu lãi này sẽ đem lại cho ngân hàng món lợi lớn 2.Một số kiến nghị 2.1.ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG... chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và quản lý hồ sơ cũng thuận lợi hơn - Muốn phát triển được hoạt động cho vay tiêu dùng thì ngân hàng phải có chính sách marketing phù hợp Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông về hình ảnh của ngân hàng nói chung cũng như các lợi ích, chính sách cho vay tiêu dùng nói riêng 6.2 Nhân tố ngoài ngân hàng -... hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Hoàng Hoa Thám và nguyên nhân • Hạn chế Thứ nhất, mức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thấp Mỗi khoản vay chỉ được cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản (tài sản hình thành từ vốn vay hoặc từ tài sản đảm bảo) Số tiền này còn nhỏ đặc biệt đối với đối tượng khách hàng có thu nhập cao, có nhu cầu vay cả giá trị tài sản đó Thứ hai, cho vay tín chấp chỉ áp dụng áp dụng đối... 4 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cho vay tiêu dùng đã đem lại khoản lợi nhuận không nhỏ cho PGD cũng như cho ACB Dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm liên tục tăng đáng kể đánh dấu những bước tiến lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng của PGD Thứ hai, cho vay tiêu dùng nâng cao hình ảnh của PGD và tăng khả năng huy động vốn Đối với khách hàng khi đến vay vốn nếu thấy hài lòng trong việc vay vốn... không nghĩ đến việc vay ngân hàng Vì vậy nhu cầu vay của người dân còn chưa cao 13 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA - Khung pháp lý của nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Đó là các quy định của Nhà nước đối các ngân hàng thương mại về tỷ lệ vốn huy động so với vốn tự có, tỷ lệ cho vay tối đa với khách hàng v.v… - Môi trường . Hoàng Hoa Thám PGD Hoàng Hoa Thám khai trương ngày 12/12/2006 địa điểm 671 Hoàng Hoa Thám – phường Vĩnh Phúc – Quận Ba Đình – Hà Nội. PGD 3 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA Hoàng Hoa. PGD HOÀNG HOA THÁM I.Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Hoàng Hoa Thám 14 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA 1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà PGD Hoàng Hoa Thám đang. hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-PGD Hoàng Hoa Thám trong những năm 2009, 2010 và nửa đầu năm 2 011. 4.4 Phương pháp nghiên cứu 6 SV: NGUYỄN THỊ HOA BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA Chuyên đề sử dụng

Ngày đăng: 08/10/2014, 22:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan