nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành, thành phố thái nguyên

94 712 1
nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành, thành phố thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  TƯỜNG TUYẾT MAI NGHIÊN CỨ U THỰ C TRẠ NG VÀ ĐỀ XUẤ T GIẢ I PHÁ P PHT TRIN H THNG CÂY XANH BNG MT NỘ I THÀ NH – THNH PH THI NGUYÊN Chuyên ngành: SINH THI HỌC Mã số: 60.42.60 LUẬ N VĂN THẠ C SĨ SINH HỌ C Ngườ i hướ ng dẫ n khoa họ c : TS. LÊ ĐỒ NG TẤ N THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2009 Bảng 2.2. Nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa trung bình tháng tỉnh Thái Nguyên năm 2009 Bảng 3.1. Mẫu điều tra hiện trạng cây xanh Bảng 4.1. Thành phần loài cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên Bảng 4.2. Số họ, chi, loài cây xanh bóng mát nội thành-thành phố Thái Nguyên Bảng 4.3. Các nhóm dạng sống của cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên Bảng 4.4. Sinh trưởng cây trồng trên các đường phố xây dựng trước năm 1980 Bảng 4.5. Sinh trưởng của một số loài cây trồng sau năm 1990 Bảng 4.6. Sinh trưởng cây xanh bóng mát trong công sở, trường học Bảng 4.7. Sinh trưởng cây xanh chức năng khu vực nội thành, thành phố Thái Nguyên Bảng 4.8. Chất lượng cây xanh đường phố TP.TN trước năm 1980 Bảng 4.9. Chất lượng cây xanh đường phố thành phố Thái Nguyên trồng sau năm 1990 Bảng 4.10. Chất lượng cây xanh bóng mát trường học, công sở Bảng 4.11. Chất lượng cây xanh chức năng Bảng 4.12. Kích thước cây theo chiều rộng hè phố Bảng 4.13. Kích thước cây theo phương thức trồng trong vườn hoa công viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HNH Hnh 2.1. Biể u đồ nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2009 Hnh 2.2. Biể u đồ lượng mưa trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2009 Hnh 2.3. Biể u đồ độ ẩm trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2009 Hnh 2.4. Biể u đồ số giờ nắng trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2009 Hnh 4.1. Biể u đồ chất lượng cây xanh đường phố trước năm 1980 (%) Hnh 4.2. Biể u đồ chất lượng cây xanh đường phố sau năm 1990 (%) Hnh 4.3. Biể u đồ chất lượng cây xanh bóng mát trường học, công sở (%) Hnh 4.4. Biể u đồ chất lượng cây xanh chức năng (%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Đóng góp mới của luận văn 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Trên thế giới 4 1.2. Ở Việt Nam 6 1.2.1. Vai trò của cây xanh 8 1.2.2. Phân loại hệ thống cây xanh đô thị 10 1.2.3. Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị 12 1.2.4. Tiêu chuẩn cây xanh đô thị 13 1.2.5. Các nguyên tắc bố trí cây trồng 17 Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 19 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 19 2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính 19 2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 20 2.1.3. Khí hậu 22 2.1.3.1. Chế độ nhiệt 24 2.1.3.2. Chế độ mưa, ẩm 24 2.1.3.3. Chế độ gió, và số giờ nắng 26 2.1.4. Thủy văn 27 2.2. Tình hình dân sinh kinh tế 28 2.2.1. Dân số, dân tộc 28 2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 31 3.2. Địa điểm nghiên cứu 31 3.3. Nội dung nghiên cứu 31 3.3.1. Hiện trạng cây xanh bóng mát nội thành, thành phố TN 31 3.3.2. Đặc điểm hệ thực vật cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên 31 3.3.4. Xây dựng tiêu chuẩn, lựa chọn và đề xuất tập đoàn cây trồng 31 3.3.5. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh 32 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 32 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 32 3.4.2. Xử lý số liệu 34 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 4.1. Phân loại và xác định các loại hình cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên 32 4.2. Thành phần loài, dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên 36 4.2.1. Thành phần loài 38 4.2.2. Dạng sống 45 4.3. Sinh trƣởng cây xanh bóng mát nội thành, TPTN 46 4.3.1. Cây xanh đường phố 48 4.3.2. Cây xanh bóng mát vườn hoa, công viên 50 4.3.3. Cây xanh bóng mát trường học, công sở 51 4.3.4. Cây xanh chức năng 52 4.4. Chất lƣợng các loại hình cây xanh bóng mát nội thành TPTN 54 4.4.1. Cây xanh đường phố 54 4.4.2. Cây xanh bóng mát vườn hoa, công viên 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.4.3. Cây xanh bóng mát trường học, công sở 63 4.4.4. Cây xanh chức năng 65 4.5. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh thành phố Thái Nguyên 66 4.5.1. Giải pháp khoa học và công nghệ 66 4.5.1.1. Nguyên tắc 66 4.5.1.2. Tiêu chuẩn cây trồng 67 4.5.1.2.1. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn cây trồng 67 4.5.1.2.2. Tiêu chuẩn cây trồng 68 4.5.1.2.3. Tiêu chuẩn cây con 74 4.5.2. Các biện pháp trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh 75 4.5.2.1. Cây xanh đường phố 75 4.5.2.2. Cây xanh vườn hoa công viên 77 4.5.2.3. Cây xanh trường học, công sở 77 4.5.2.4. Cây xanh chức năng 78 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2. Đề nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô thị từ thủa sơ khai luôn có mối quan hệ thuận hoà giữa các yếu tố cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo. Thời kỳ đầu do quá trình đô thị nhỏ, dân cư ít, cây xanh cũng đã được sử dụng trong đô thị nhưng chưa được xem là một thành phần quan trọng của cấu trúc đô thị. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, làm cho dân số đô thị ngày một tăng, khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống cây xanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môi trường, môi sinh. Cây xanh bóng mát lại càng quan trọng hơn đối với những thành phố lớn, có mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triển mạnh. Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, có tác dụng tạo bộ mặt cho cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá ở thành phố Thái Nguyên cũng diễn ra nhanh chóng, bộ mặt đô thị được cải thiện, đổi mới từng ngày. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Thái Nguyên, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nhiều nhà máy lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ các ngành nghề khác nhau, tác động của con người đến môi trường ngày càng tăng về quy mô, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường thành phố ngày một tăng. Do đó, công tác bảo vệ môi trường để làm xanh sạch đẹp thành phố là một yêu cầu rất cần thiết. Ngày 27/4/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Nguyên. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với tất cả các cấp các ngành, đặc biệt đối với ngành tài nguyên môi trường. Hiểu rõ vai trò cây xanh bóng mát với đô thị nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng, cùng với mức cấp thiết của quá trình phát triển cây xanh bóng mát phù hợp với phát triển chung của thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các loại hình cây xanh đô thị, đặc điểm về thành phần loài, thành phần dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát nội thành thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng của các loại hình cây xanh bóng mát từ đó xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất hệ thống các giải pháp (khoa học, công nghệ, cơ chế, chính sách phát triển ) và bảo vệ cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên. 3. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về mặt không gian: Nội thành, thành phố Thái Nguyên, gồm: các trục đường chính như đường Hoàng Văn Thụ, đường Đội Cấn, đường Hùng Vương, đường Nguyễn Du, đường Nha Trang, đường Cách mạng Tháng Tám, đường Minh Cầu, đường Dương Tự Minh, đường Phan Đình Phùng, đường Lương Ngọc Quyến, đường Việt Bắc, đường Bắc Nam, đường Bến Tượng, đường Phủ Liễn, đường Thống Nhất, đường Quang Trung. Các cơ quan hành chính, trường học, công sở, một số cụm dân cư, nhà máy xí nghiệp, vườn hoa, công viên trung tâm thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Giới hạn về mặt thời gian: Từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2010. - Giới hạn về mặt nội dung: Đánh giá hiện trạng cây xanh bóng mát thuộc 4/6 loại hình cây xanh đô thị nội thành, thành phố Thái Nguyên. 4. Đóng góp mới của luận văn - Đánh giá hiện trạng cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên. - Định hướng trồng, cải tạo, phát triển cây xanh đô thị, bảo vệ môi trường, phù hợp với cảnh quan đô thị của thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh luôn luôn giữ vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai Cập, Hy Lạp đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ, tượng đài Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, đô thị dần dần được hình thành và không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển của đô thị là hệ thống cây xanh, vì cây xanh là một bộ phận quan trọng của các công trình kiến trúc, nhất là đối với các công trình kiến trúc đô thị. Trước đây, việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí và kiến trúc cảnh quan. Vì vậy, trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các nhà quí tộc, sự ham mê của những người làm vườn Về phương diện bảo vệ môi trường có thể nói là chưa được chú ý, nếu có thì chỉ mang tính cục bộ đối với một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó. Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách. Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa [...]... phương pháp xác định thành phần hệ thống cây xanh đô thị Trong đó phương pháp xác định theo qui hoạch môi trường đô thị là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 thích hợp hơn cả, đang được sử dụng rộng rãi Để điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên tôi cũng sử dụng cách phân chia... các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Quan điểm về vấn đề cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: hệ thống cây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan Tỷ lệ diện tích cây xanh. .. dung quan trọng, đảm bảo cho hệ thống cây trồng sống sót và phát triển Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất hạn chế Đỗ Hữu Thư và cộng sự [27], Lê Đồng Tấn (2003) [20] đã nghiên cứu và đề xuất tiêu chuẩn hình thái sinh thái cho các loại hình cây xanh đô thị như sau: - Tiêu chuẩn cây xanh đường phố + Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung bình hay... dưới vòm cây, tâm hồn sẽ trở nên thư thái Cây Đa, cây Đề, cây Muỗng, cây Xoài, cây Đại trồng trong các đình chùa mang lại ý nghĩa tâm linh Những nghiên cứu về cây xanh đô thị ở Việt Nam theo các hướng sau: 1.2.1 Vai trò của cây xanh Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngoài hai thành phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, hệ sinh thái đô thị còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ Nó bao... + Cây xanh khu chức năng: là hệ thống cây xanh trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, nhà máy có chức năng chính là ngăn cản khí độc, bụi, điều hoà khí hậu + Cây xanh trường học và công sở: chủ yếu là che bóng, điều hoà khí hậu, phục vụ công tác giáo dục và học tập + Cây xanh vườn hộ và biệt thự: là hệ thống cây ăn quả, cây trang trí Như vậy, có nhiều phương pháp xác định thành phần hệ thống. .. thước: cây gỗ, cây bụi, cây thảo và dây leo Trong nhóm cây gỗ lại có thể phân chia thành cây gỗ lớn có H>20m, cây gỗ trung bình có H=15-20m, cây gỗ nhỡ H=10-15m và cây gỗ nhỏ H=6-10m Cây bụi có chiều cao H . chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được. điểm hệ thực vật cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên 31 3.3.4. Xây dựng tiêu chuẩn, lựa chọn và đề xuất tập đoàn cây trồng 31 3.3.5. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh. loài cây xanh bóng mát nội thành- thành phố Thái Nguyên Bảng 4.3. Các nhóm dạng sống của cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên Bảng 4.4. Sinh trưởng cây trồng trên các đường phố

Ngày đăng: 07/10/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan