tóm tắt luận án truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam

24 3K 8
tóm tắt luận án truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Miền núi phía Bắc là khu vực định cư lâu đời và đông đúc của nhiều dân tộc thiểu số. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có những đóng góp quan trọng đối với văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung trong đó đặc biệt phải nói đến truyện kể dân gian - bộ phận đã sớm được sưu tầm và hiện còn lưu giữ một nguồn tác phẩm dày dặn. Tuy vậy, thành tựu nghiên cứu về bộ phận này còn khá khiêm tốn, ít ỏi. Đây là khoảng đất trống gợi mở cho những người nghiên cứu muốn tiếp tục góp sức khám phá vẻ đẹp và giá trị những câu chuyện lung linh nhiều sắc màu. Bản thân những người nghiên cứu chúng tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại khu vực miền núi phía Bắc, vì thế, chúng tôi cũng nhận thấy ý nghĩa sâu sắc của công việc mà chúng tôi đã và đang tiến hành. Chúng tôi có điều kiện hiểu sâu hơn về một bộ phận văn học dân gian các dân tộc thiểu số, có cơ sở chỉ ra và lý giải một số nét đặc sắc trong truyện kể dân gian các dân tộc nơi đây, từ đó, góp phần giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn học quý báu vốn còn ẩn sâu chưa được biết đến. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát, thống kê, phân tích các thể loại, nhóm truyện, type truyện thuộc bộ phận truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nhằm dựng lại diện mạo của bộ phận đặc sắc này. - Chỉ ra mối liên hệ giữa các thể loại truyện kể và một số nét đặc trưng trong truyện kể của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. - Tìm hiểu sâu và hệ thống hóa về mối quan hệ giữa đời sống tín ngưỡng dân gian, thế giới quan, nhân sinh quan và bản sắc văn hóa với quá trình sáng tạo, phản ánh và lưu truyền truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, phân tích ba thể loại truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc tiêu biểu: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích qua các nhóm truyện, type truyện và hệ thống motif. - So sánh chỉ ra những tương đồng, khác biệt giữa truyện kể khu vực này với dân tộc Việt và một số dân tộc thiểu số ở khu vực khác. - Phân tích mối quan hệ giữa các thể loại truyện kể với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ, mối quan hệ giữa các thể loại với nhau và chỉ ra một số nét đặc trưng của truyện kể dân gian của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tập hợp truyện kể được khảo sát chủ yếu trong những tổng tập, tuyển tập, hợp tuyển truyện kể, truyện cổ của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, cập nhật những tập truyện được sưu tầm và xuất bản gần đây. Ngoài ra, chúng tôi sẽ sử dụng thêm nguồn tư liệu điền dã chưa được xuất bản của một số tác giả và nhóm tác giả công bố trong một số luận văn, luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo sát, nghiên cứu ba thể loại truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc tiêu biểu là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Chúng tôi xác định giới hạn miền núi phía Bắc bao gồm hai tiểu vùng miền núi Đông Bắc và miền núi Tây Bắc (không tính một số tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ), đồng thời phân định miền Bắc với khu vực miền Trung và Nam Bộ. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp sau: + Phương pháp thống kê, phân loại + Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp so sánh - loại hình + Phương pháp nghiên cứu liên ngành 3 5. Đóng góp mới của luận án - Là công trình khảo sát một cách hệ thống diện mạo truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam theo thể loại, kiểu truyện và hệ thống motif. - Chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của truyện kể dân gian khu vực miền núi phía Bắc trong cái nhìn đối sánh với truyện kể của các dân tộc khác ở các vùng miền khác. - Chỉ ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với đời sống văn hóa, tín ngững của các dân tộc. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của luận án được chia làm bốn chương: Chương 1: Tổng quan về khu vực miền núi phía Bắc và việc nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Chương 2: Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Chương 3: Truyện cổ tích các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Chương 4: Mối quan hệ và nét đặc trưng của truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội khu vực miền núi phía Bắc 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Miền núi phía Bắc là khu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, hiểm trở, được phân chia một cách tự nhiên thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đông Bắc là vùng có nhiều núi cao, cao nguyên xen với những thung lũng- cánh đồng lòng chảo, những dòng sông dài và nhiều danh lam thắng cảnh. Tây Bắc là vùng nổi tiếng với các cánh đồng rộng lớn màu mỡ, với 4 những ngọn núi cao vào loại nhất nhì Việt Nam như đỉnh Phanxipăng, dãy Hoàng Liên Sơn… Điều kiện tự nhiên vừa có phần hùng vĩ, thơ mộng vừa có phần khắc nghiệt, hiểm trở ấy đã chi phối đến đời sống xã hội, văn hóa và văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên nhiều phương diện. 1.1.2. Đặc điểm xã hội Miền núi phía Bắc là nơi trú cư lâu đời của rất nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Hmông, Dao, Giáy, Pu Péo, Hà Nhì, Lô Lô, Khơ Mú, Mảng… thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau như: Việt- Mường, Tày- Thái, Hmông- Dao, Tạng- Miến, Môn- Khơme. Tuy nhiên, sự phân bố cư dân các dân tộc thiểu số ở các tỉnh này có sự chênh lệch rõ rệt. Những địa phương có dân tộc thiểu số cư trú đông tập trung ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên. Vì vậy, trong luận án, chúng tôi tập trung khảo sát nghiên cứu truyện kể các dân tộc thiểu số cư trú ở các tỉnh đã kể trên. Đối với các dân tộc, bản làng, mường là đơn vị cư trú quan trọng. Các dân tộc đều thống nhất tiêu chuẩn dựng bản làng đó là gần nguồn nước để tiện cho lao động sản xuất và sinh hoạt. Về tổ chức quản lý xã hội, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc chủ yếu thực hiện theo thiết chế tự quản, mỗi bản, mường đều có một người đứng đầu được gọi là trưởng bản. Hầu hết gia đình các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đều thuộc loại gia đình nhỏ phụ hệ bao gồm hai hình thức gia đình hạt nhân và gia đình hạt nhân mở rộng, trong đó, người chồng, người cha làm chủ gia đình. Đặc điểm xã hội này đã để lại những dấu ấn nhất định trong nhiều truyện kể. 1.2. Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Cộng cư trong khung cảnh thiên nhiên vừa bí ẩn, khắc nghiệt vừa hùng vĩ, nên thơ, đồng bào thiểu số miền núi phía Bắc đã tạo dựng và lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng thời cổ đại- văn hóa Nam Á. Đó là bức tranh văn hóa phản ánh một nền sản xuất nông nghiệp miền núi vùng nhiệt đới gió mùa. Cư dân thiểu số vùng thấp miền núi phía Bắc thường làm nhà sàn. Những dân tộc sinh sống ở vùng cao hơn như Hmông, Dao có thể kết 5 hợp nhà sàn với nhà đất, nhà gỗ. Trang phục của các dân tộc miền núi cầu kỳ và tinh tế bao gồm mũ (khăn đội đầu), áo, quần (váy), thắt lưng, tạp dề, xà cạp, guốc hoặc dép, vừa đậm đà tính truyền thống vừa có yếu tố hiện đại tạo ra những ấn tượng riêng góp phần hoàn thiện bức tranh văn hóa đặc sắc. Tín ngưỡng các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc trước hết là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sau là tín ngưỡng đa thần giáo, tín ngưỡng vật tổ dựa trên niềm tin “vạn vật hữu linh” và một số phương diện chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Các dân tộc cũng quan niệm vạn vật đều có hồn, có ma, có thần. Đây là quan niệm điển hình trong nhận thức nhân dân các dân tộc chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa và các sáng tác văn học dân gian. Lễ hội cũng là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc được tổ chức khá thường xuyên và gắn liền với đời sống của nhân dân đặc biệt là đời sống sản xuất, phản ánh niềm tin và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thành phần các dân tộc thiểu số đa dạng, phong phú đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc là chứng tích cho sự hiện hữu và gắn bó với vùng đất này của đồng bào. 1.3. Khái quát về văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc rất phong phú và gắn bó chặt chẽ với nhau cùng tồn tại, phát triển tạo nên sự đa dạng mà thống nhất. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây chứa đựng trong nó không khí miền núi, tâm hồn con người miền núi dung dị, chất phác, cổ sơ. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc gắn liền với đời sống. Văn học dân gian các dân tộc ở đây được hình thành từ trong chính cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của nhân dân, tồn tại trong các hoạt động sinh hoạt văn hóa ấy và phục vụ cho chính cuộc sống ấy. Văn học các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có đầy đủ các loại, thể loại như: Bộ phận trữ tình, các thể loại văn học dân gian mang tính chất luận lý như tục ngữ, câu đố, những thể loại “đặc sản” như truyện thơ và sử thi. Bộ phận truyện kể dân gian cũng có một diện mạo 6 và vai trò rất quan trọng tạo nên giá trị cho văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 1.4. Lịch sử sưu tầm và nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 1.4.1. Lịch sử sưu tầm, biên soạn 1.4.1.1. Thời kỳ 1945-1975 Cuốn sách được coi là bộ sưu tập đầu tiên về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là Truyện cổ tích miền núi [64]. Sau những năm 60, công tác sưu tầm truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc được quan tâm hơn với sự xuất hiện các công trình tiêu biểu như: Truyện cổ Việt Bắc [88], Truyện cổ dân tộc Mèo [93], Truyện cổ Tày Nùng [89], Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (4 tập) [116]. Những công trình sưu tầm, biên soạn trên có ý nghĩa quan trọng vì nó đặt nền móng, tiền đề cần thiết cho một công việc không dễ dàng. 1.4.1.2. Thời kỳ từ 1975 đến nay Đây là thời kỳ này đánh dấu bước phát triển đáng kể trong công tác sưu tầm truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Thành tựu sưu tầm giai đoạn này được khẳng định cả về mặt số lượng và chất lượng. Các bộ sách đáng chú ý như: Tuyển tập truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam [80], Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam [125], Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam [130], Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam [114-116]. 1.4.2. Lịch sử nghiên cứu 1.4.2.1. Những nghiên cứu khái quát về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó truyện kể miền núi phía Bắc là một bộ phận. Từ những năm 80 trở đi, trong nhiều giáo trình, chuyên luận, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu và giới thiệu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc. Trong các công trình này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành giới thiệu, phân loại và phân tích các loại, tiểu loại truyện kể dân gian của 7 tất cả các dân tộc thiểu số dọc suốt từ Bắc chí Nam, tiêu biểu có thể kể đến các công trình như: Lịch sử văn học Việt Nam [56], Văn học các dân tộc thiểu số (trước Cách mạng tháng Tám) [68], Văn học dân gian Việt Nam (tập 1) [117], Văn học dân gian Việt Nam [45]. Những năm gần đây, trong bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã viết phần Dẫn nhập vừa để tổng kết tình hình sưu tầm, nghiên cứu vừa bổ sung những nhận xét, phân tích khái quát về các thể loại trong đó có các thể loại truyện kể dân gian của các dân tộc. 1.4.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp, cụ thể về truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Trước hết, chúng tôi quan tâm đến những lời giới thiệu khái quát về truyện kể của các dân tộc riêng biệt hoặc các nhóm dân tộc trong các công trình sưu tầm, biên soạn và biên dịch như Lời giới thiệu trong các cuốn Truyện cổ Tày Nùng [95], Truyện dân gian Thái [9], Truyện cổ Bắc Kạn [64]… Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn được các tác giả nghiên cứu trong nhiều bài viết, tiêu biểu như Hình tượng anh hùng trong truyện dân gian các dân tộc thiểu số miền Bắc [67], Tính cách của các nhân vật người khỏe trong truyện cổ dân tộc Mèo [133], Hình tượng người mồ côi trong văn học dân gian Mèo [136], Bước đầu phác họa hình tượng người khỏe tài ba và hình tượng người lao động thông minh, mưu trí trong truyện kể dân gian Tày, Nùng [104], Suy nghĩ về một số biểu tượng đặc thù trong truyện cổ tích miền núi [121]; Một vài quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan người Tày cổ qua một số truyện cổ của họ [30]; Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gian miền núi dưới góc độ loại hình [122]… Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng đã trở thành đối tượng nghiên cứu chính trong một số luận văn, luận án từ cuối những năm 80 như luận văn tốt nghiệp sau đại học Hình tượng “người khổng lồ” trong loại hình tự sự dân gian các dân tộc thiểu số miền Đông Bắc, Tây Bắc – Việt Nam [89] của Nguyễn Hằng Phương, luận án Phó tiến 8 sĩ của tác giả Vũ Anh Tuấn Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam [123], Luận án tiến sĩ Mối quan hệ văn hóa Tày- Việt dưới góc độ thẩm mỹ qua một số kiểu truyện kể dân gian cơ bản [42] của Hà Thị Thu Hương. Và gần đây là một số luận văn thạc sĩ như Đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông ở Hà Giang (2006) của Hạng Thị Vân Thanh [102], Truyện kể địa danh của người Tày ở huyện Nà Hang- Tuyên Quang (2010) của tác giả Nông Thị Hồng Nhung [81], Truyện kể địa danh của dân tộc Thái ở Việt Nam (2010) của Nguyễn Thị Mai Quyên [93], Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái (2011) của Phùng Thị Phương Hạnh [26], Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc (2011) của Hà Xuân Hương [43] Điểm lại lịch sử nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung, văn học và truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng, có thể thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam một cách khái quát và hệ thống. Đó chính là khoảng trống mà đề tài này mong muốn được tiếp tục khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu nhằm dựng nên diện mạo, chỉ ra những giá trị, vị trí và đóng góp quan trọng của kho tàng văn học các dân tộc khu vực này đối với văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung. 1.5. Khái niệm truyện kể dân gian và các thể loại truyện kể dân gian Truyện kể dân gian là một bộ phận tiêu biểu của văn học dân gian bao gồm những sáng tác văn học dân gian được tạo thành bởi hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật, phản ánh hiện thực cuộc sống một cách khách quan chủ yếu thông qua phương thức kể và ngôn ngữ văn xuôi. Truyện kể dân gian là bộ phận có nhiều thể loại nhất so với các loại hình văn học dân gian khác, trong đó có ba thể loại tiêu biểu là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích. Mỗi thể loại này có những đặc trưng riêng biệt nhất định về thời điểm xuất hiện, nội dung phản ánh, hình thức phản ánh… 9 Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu và phân tích khái quát về đặc trưng các thể loại truyện kể dân gian tiêu biểu trên đây, chúng tôi sẽ tiến hành công việc phân loại, khảo cứu và khám phá những giá trị ẩn sâu bên trong của kho truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 1.6. Khái quát về tư liệu và diện mạo chung truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Chúng tôi đã tiến hành thống kê từ nhiều tuyển tập văn học dân gian, văn hóa dân gian, truyện kể của các dân tộc, sau đó phân loại tập hợp truyện kể vào các thể loại, chú ý khảo sát tối đa những bản kể để phân tích, chỉ ra những nhận xét mang tính khái quát, hệ thống cũng như bước đầu chỉ ra được một số đặc trưng của truyện kể các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc. Kết quả khảo sát, thống kê về ba thể loại của các dân tộc được thể hiện trong Bảng 1.1. STT Dân tộc Thần thoại Truyền thuyết Truyện cổ tích Tổng số 1 Tày 13 21 90 124 2 Thái 7 13 41 61 3 Hmông 7 2 45 54 4 Mường 6 18 24 5 Dao 6 26 32 6 Nùng 1 19 20 7 Hà Nhì 3 11 14 8 Giáy 1 10 11 9 Pu Péo 2 9 11 10 Lô Lô 3 9 12 11 Khơ Mú 2 2 2 6 12 Mảng 1 2 3 6 13 Tổng số 51 41 283 375 Bảng 1.1. Thống kê số lượng truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 10 1.6. Khái niệm type (kiểu truyện), motif (mô típ) và phương pháp nghiên cứu truyện kể dân gian theo type và motif Tiếp thu tri thức của các nhà nghiên cứu đi trước, có thể hiểu một cách đơn giản rằng tập hợp những mẫu truyện kể dân gian có chung một cốt kể tức là chung một hệ thống motif sẽ tạo thành một type. Trong luận án, chúng tôi cũng thống nhất sử dụng thuật ngữ kiểu truyện tương đương với thuật ngữ type. Còn motif là yếu tố hạt nhân hoặc yếu tố hợp thành của cốt truyện, lặp đi lặp lại và phải có ít nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt. Có những motif xuất hiện sớm từ thời công xã nguyên thủy và cũng có nhiều motif xuất hiện đồng dạng ở những khu vực địa lý và các dân tộc khác nhau. Nghiên cứu truyện kể dân gian theo type và motif có những ưu thế nhất định. Type giúp chúng ta xem xét, sắp xếp truyện kể dân gian theo các cốt kể, tìm hiểu đặc điểm các cốt kể và so sánh các kho truyện kể giữa các dân tộc, vùng miền một cách có hệ thống ở cấp độ kiểu truyện. Motif giúp người nghiên cứu truyện kể dân gian khai thác sâu những yếu tố quan trọng có tính ổn định, bền vững cấu thành các cốt truyện, các yếu tố thể hiện chiều sâu tâm lý, quan niệm và sắc thái văn hóa của các dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, việc sử dụng phương pháp này có khác nhau tùy theo từng thể loại. Tiểu kết Khu vực miền núi phía Bắc có đặc trưng địa hình đa dạng bao gồm rất nhiều đồi núi trập trùng, hiểm trở, nhiều con sông dài, nhiều thung lũng rộng lớn. Đây cũng là khu vực định cư lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số thuộc nhiều ngữ hệ. Đặc điểm không gian cư địa đó đã tạo ra ở đồng bào thiểu số khu vực này một đời sống văn hóa phong phú, đa dạng. Truyện kể dân gian là bộ phận gồm nhiều thể loại trong đó thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích là ba thể loại tiêu biểu. Mỗi thể loại có những đặc điểm nhận diện riêng đồng thời giữa chúng cũng có những liên hệ, chuyển hóa lẫn nhau. Chúng tôi cũng khái quát một số tri thức về type và motif cùng với phương pháp nghiên cứu truyện kể theo type và motif bởi đó là một thao tác chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án. [...]... truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 4.3.1 Phản ánh đặc điểm tự nhiên, lịch sử của các dân tộc Truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc thực sự đã phản ánh một không gian tự nhiên miền núi và những trang sử đặc trưng của các tộc người khu vực này Đó là một bức tranh tự nhiên miền núi vừa hùng vĩ, nên thơ vừa huyền bí, khắc nghiệt, đáng sợ Đó còn là các trang sử hùng tráng... dân tộc thiểu số như cây tre, con hổ, con rắn, các loại nhạc cụ… 6 Nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là tiền đề mở ra thêm những hướng nghiên cứu mới có liên quan như nghiên cứu các thể loại truyện kể một cách đầy đủ hơn, nghiên cứu các loại hình khác, so sánh một cách hệ thống truyện kể các dân tộc thiểu số khu vực này với truyện với truyện kể một số quốc gia Đông Nam. .. THUYẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 2.1 Thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 2.1.1 Khái quát chung Thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện còn được lưu giữ với nguồn truyện kể dồi dào, phong phú Hiện chúng tôi thống kê được 51 bản kể thần thoại của 11 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Dao, Mường, Mảng, Hà Nhì, Giáy, Lô Lô, Pu Péo, Khơ Mú, Mảng, trong đó dân tộc Tày có số lượng... rệt Truyện kể dân gian các dân tộc khu vực này đã phản chiếu sinh động không gian tự nhiên, lịch sử xuất hiện, sinh tồn và đặc điểm tổ chức xã hội, tổ chức gia đình của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Khám phá truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, chúng ta có thể bắt gặp một hệ thống hình ảnh đặc thù gắn chặt với không gian cư địa, tín ngưỡng và đời sống văn hóa của cộng đồng các dân. .. trong thần thoại các dân tộc Với các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, chiếc chày được coi là vật trực tiếp tạo nên khoảng cách ấy Đó là dụng cụ đặc trưng trong đời sống những dân tộc gắn với nền văn minh lúa nước Thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc thường tưởng tượng đó là các cặp thần nam nữ khổng lồ sáng tạo vũ trụ bên cạnh những truyện kể về một vị thần duy nhất sáng tạo vũ trụ Có... của đồng bào miền núi phía Bắc Tiểu kết Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc gắn bó chặt chẽ với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ Giữa các thể loại truyện kể này cũng tồn tại một mối quan hệ tác động qua lại rõ rệt biểu hiện thành các phương thức khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng trong hình thức phản ánh của các sáng tác Truyện kể các dân tộc khu vực này đã phản ánh sinh động,... 23 KẾT LUẬN 1 Khu vực miền núi phía Bắc với hai tiểu vùng chính Đông Bắc và Tây Bắc là khu vực có điều kiện tự nhiên, xã hội điển hình và đặc trưng của cả nước Đây cũng là khu vực cộng cư của nhiều dân tộc thiểu số thuộc nhiều ngữ hệ Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc có số lượng phong phú, bao gồm các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và truyện ngụ... của các dân tộc nơi đây đối với nguồn truyện kể dân gian CHƯƠNG 3: TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 3.1 Khái quát chung Khảo sát qua các tổng tập, tuyển tập và tập truyện cổ, chúng tôi đã tập hợp được 283 truyện cổ tích trong đó, truyện cổ tích thần kỳ chiếm tỷ lệ lớn nhất với 158 truyện, bao gồm các type: Truyện về người mồ côi, truyện về người em út, truyện về người con riêng, truyện. .. kể của 12 dân tộc với sự có mặt của các type truyện tiêu biểu và cũng là thể loại ẩn chứa những nét độc đáo rõ nét nhất Tỉ lệ truyện trong các type ở các dân tộc rất khác nhau, trong đó, số lượng truyện phân bố và lưu truyền tập trung ở các dân tộc Tày, Thái, Hmông Các type truyện cổ tích có nội dung và hình thức phản ánh mang nhiều điểm tương đồng với truyện của dân tộc Việt và các dân tộc thiểu số. .. 3.3.4 Truyện về những mối tình bất hạnh Trong kho tàng truyện kể các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, đặc biệt là truyện kể của hai dân tộc Tày, Thái, chúng tôi thấy xuất hiện những cốt truyện kể về mối tình gặp nhiều trắc trở của những đôi trai gái đang tuổi thanh xuân Theo kết quả thống kê của chúng tôi có 12 truyện phản ánh nội dung này, trong đó, dân tộc Thái có 6 truyện, dân tộc Tày có 5 truyện . và truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng, có thể thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam. trưng của truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Điều kiện. dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam [114-116]. 1.4.2. Lịch sử nghiên cứu 1.4.2.1. Những nghiên cứu khái quát về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó truyện kể miền núi phía

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

      • 2.1. Mục đích nghiên cứu

      • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

      • 4. Phương pháp nghiên cứu

      • 5. Đóng góp mới của luận án

      • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

      • VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN

      • CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

        • 1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội khu vực miền núi phía Bắc

          • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

          • 1.1.2. Đặc điểm xã hội

          • 1.2. Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

          • 1.3. Khái quát về văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

          • 1.4. Lịch sử sưu tầm và nghiên cứu truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

            • 1.4.1. Lịch sử sưu tầm, biên soạn

              • 1.4.1.1. Thời kỳ 1945-1975

              • 1.4.2. Lịch sử nghiên cứu

              • 1.5. Khái niệm truyện kể dân gian và các thể loại truyện kể dân gian

              • 1.6. Khái quát về tư liệu và diện mạo chung truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

              • 1.6. Khái niệm type (kiểu truyện), motif (mô típ) và phương pháp nghiên cứu truyện kể dân gian theo type và motif

              • Tiểu kết

              • CHƯƠNG 2: THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

                • 2.1. Thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

                  • 2.1.1. Khái quát chung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan