phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

87 969 7
phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa học, tôi xin trân trọng biết ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo sau đại học đã cho phép tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Văn Bưu đã hết sức tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn quí Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn đến các cơ quan: Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khảo sát tìm hiểu thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ, góp ý, cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành được luận văn này. Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2011 VŨ VĂN BẰNG LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là : Vũ Văn Bằng Mã học viên : CH171018 Lớp : CHKT K17 Đồng Nai Khoa : Khoa học quản lý Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đề tài luận văn: "Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai" Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trên trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc r[ ràng. T$C GIẢ LU&N VĂN VŨ VĂN BẰNG MỤC LỤC DANH MỤC C$C CHỮ VIẾT TẮT 1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 i DANH MỤC C$C CHỮ VIẾT TẮT HTX Hợp tác xã CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp BQ Bình quân WTO Tổ chức Thương mại thế giới ICA Liên minh Hợp tác xã quốc tế GDP Tổng sản phẩm quốc nội KHKT Khoa học kỹ thuật KHCN Khoa học - công nghệ CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất CSH Chủ sở hữu TNHH Trách nhiệm hữu hạn ii DANH MỤC C$C BẢNG, BIỂU BẢNG 1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 BIỂU Biểu 2.1 Mô hình biến động HTX qua các năm Error: Reference source not found Biểu 2.2 Số lượng xã viên và lao động thường xuyên trong các HTX nông nghiệp Error: Reference source not found Biểu 2.3 Thu nhập của xã viên và người lao động thường xuyên của các HTX nông nghiệp Error: Reference source not found Biểu 2.4 Trình độ văn hóa cán bộ quản lý HTX nông nghiệp Error: Reference source not found iii TÓM TẮT LU&N VĂN 1.1. Lý do chọn đề tài: Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 12,9%, giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 13,5%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai chủ yếu phụ thuộc vào ngành công nghiệp và dịch vụ, đây là hai ngành chủ lực của tỉnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tuy ngành nông nghiệp chỉ chiếm trên 8,6% GDP của tỉnh, xong ngành nông nghiệp lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống dân cư cho trên 65% dân số sống ở khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai. Trong bối cảnh Đồng Nai cùng cả nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, với khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến và tiêu dùng thì nhiệm vụ thúc đẩy phát triển HTX trong nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta trong những thập kỷ qua đã có nhiều chủ trương, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tập thể phát triển. Mặc dù vậy, cho đến nay kinh tế tập thể, mà nòng cốt là HTX, nhất là HTX nông nghiệp phát triển vẫn rất chậm. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của HTX nông nghiệp trong phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, tiến tới phát triển nền kinh tế hàng hoá ở khu vực nông thôn, Tôi đã chọn đề tài “Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá những nội dung lý luận về phát triển HTX nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên iv địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhận định xu hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020. Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển hợp tác xã: Chương 1 đề cập đến khái niệm HTX và HTX nông nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế và theo Luật HTX năm 2003. Theo đó, HTX là loại hình kinh tế hợp tác, loại hình tổ chức kinh tế đa dạng, tự chủ, có vốn, quỹ và tài sản chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, đoàn kết và trợ giúp lẫn nhau. Mục tiêu chính của HTX là hợp tác, liên kết xã viên để giải quyết các công việc mà từng cá nhân riêng lẻ không thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả và cùng hành động vì quyền lợi của tất cả xã viên, không vì lợi ích của cá nhân. Sự khác biệt cơ bản giữa HTX kiểu cũ và kiểu mới là: HTX kiểu cũ là tổ chức kinh tế hành chính hoá, được thành lập do ép buộc từ trên xuống, xã viên HTX bị ép buộc tham gia; đối tượng phục vụ của HTX là các tổ chức thương mại, vốn và tư liệu sản xuất đều bị tập thể hóa, HTX thống nhất quản lý và sử dụng chung. HTX kiểu mới được thành lập từ dưới lên, do các xã viên tự nguyện thành lập, đối tượng phục vụ chính là xã viên HTX, xã viên góp vốn và có quyền sở hữu đối với số vốn đã góp. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của HTX là tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và mang tính cộng đồng cao. Vai trò cơ bản và quan trọng của HTX là hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX gồm 02 yếu tố: Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, trong đó nhóm yếu tố chủ quan là yếu tố nội tại phản ánh năng lực của HTX, đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến việc thành công hay thất bại của HTX. v Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã của 5 tỉnh có các điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với tỉnh Đồng Nai ( Hòa bình, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang) luận văn rút ra một số nhận xét cho tỉnh Đồng Nai là: để HTX nông nghiệp phát triển cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền từ Trung ương đến phường, xã; nhưng không can thiệp sâu vào nội bộ của HTX. HTX phải hoạt động đúng nguyên tắc và thực hiện đúng mục tiêu vì lợi ích của cộng đồng xã viên, phục vụ xã viên là chính. Chương 2: Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai 2.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố; có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch của quốc gia đi qua; tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ôn hoà, với hệ thống sông hồ phân bố tương đối đều, mật độ dày cùng với đất đai màu mỡ, tài nguyên đa dạng đã tạo cho Đồng Nai có lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội. Dân số tỉnh Đồng Nai thuộc dân số trẻ, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề/tổng số lao động đang làm việc chiếm trên 53%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đạt nhiều kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh luôn đạt ở mức cao. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Ngành công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh, là ngành có tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Ngành thương mại, dịch vụ là ngành kinh tế thứ 2 sau ngành công nghiệp và ngành nông, lâm, thủy sản là ngành phát triển chậm nhất, và cũng là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP của tỉnh. vi Các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối tốt và đồng đều. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hầu hết đều phát triển ổn định, đến nay các doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi, sắp xếp lại thành 5 công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là khu vực doanh nghiệp FDI, hai khu vực doanh nghiệp này đã thực hiện nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Đồng Nai. Kể từ khi đất nước hoàn được giải phóng, Đồng Nai cùng cả nước bước vào khôi phục phát triển kinh tế; Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, hoạt động của khu vực HTX ở Đồng Nai đã có nhiều thăng trầm, đặc biệt là HTX nông nghiệp, Số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng lên tương đối nhanh; Lĩnh vực hoạt động, quy mô ngành nghề của các HTX ngày càng rộng hơn; thành viên tham gia HTX cũng như sự liên kết, liên doanh giữa HTX với các đơn vị, tổ chức kinh tế khác cũng ngày càng lớn hơn, đa dạng hơn; quy mô cung cấp dịch vụ cho hộ xã viên rộng hơn, đặc biệt vốn điều lệ và vốn góp của các HTX nông nghiệp ngày càng lớn hơn. Chất lượng hoạt động của các HTX, thu nhập bình quân của xã viên HTX, lao động thường xuyên trong HTX cũng được cải thiện r[ rệt, đặc biệt chất lượng và giá cả các dịch vụ mà HTX cung cấp cho xã viên và các thành viên, hộ gia đình cũng ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ngoài kết quả đạt được nêu trên, khu vực HTX nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại, yếu kém đó là: Tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực khác, so với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Thu nhập của xã viên HTX và người lao động tuy được cải thiện, nhưng thấp hơn mức thu nhập bình quân chung của tỉnh. vii Từ thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua có thể rút ra 02 nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đó là: (1) Yếu tố khách quan gồm nhóm các yếu tố về Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; Yếu tố chính trị, pháp lý; Yếu tố kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh; Yếu tố môi trường quốc tế. (2) Yếu tố chủ quan gồm: Năng lực nội tại của HTX như vốn, trình độ quản trị HTX, chuyên môn nghiệp vụ, ) Trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ HTX còn có một số tồn tại là: hiệu quả của đào tạo cán bộ HTX còn thấp, còn nhiều HTX thiếu cán bộ quản trị và chuyên môn giỏi; Việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX chưa được các ngành chức năng chú trọng; việc vay vốn cho HĐSXKD còn gặp nhiều khó khăn do hạn mức vay, thời hạn vay và điều kiện cho vay còn gây nhiều trở ngại đối với các HTX nông nghiệp. (2) Yếu tố năng lực của HTX như: Trình độ ban quản trị HTX và cán bộ chuyên môn; nhận thức về vai trò HTX đối với kinh tế hộ; vốn; tài sản của HTX; khả năng cung cấp các dịch vụ cho hộ xã viên. Chương 3: Một số giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp: Khi Việt Nam gia nhập WTO, các HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, tiếp cận với nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệp, phương thức quản lý ở những nền kinh tế phát triển. Đồng thời các HTX nông nghiệp cũng gặp nhiều thách thức; Áp lực cạnh tranh đối với các HTX sẽ trở lên gay gắt hơn, đối thủ cạnh tranh cũng sẽ lớn hơn, khó cạnh tranh hơn,… Xu hướng trong thời gian tới khu vực HTX nông nghiệp ở Đồng Nai sẽ xuất hiện nhiều mô hình hợp tác nông nghiẹp, liên doanh, liên kết mới, thành viii [...]... của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 3) Qui mô và tốc độ tăng GDP của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh 4) Qui mô dịch vụ HTX cung cấp cho các hộ xã viên Tiêu chí phản ánh chất lượng phát triển hợp tác xã nông nghiệp gồm : 1) Thu nhập bình quân của mỗi xã viên hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; 2) Hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp căn cứ phân loại HTX nông nghiệp với 2 tiêu chí: mức... trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nói chung, Tôi đã chọn đề tài Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để nghiên cứu 1.2 Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những nội dung lý luận về phát triển HTX nông nghiệp - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2 - Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn. .. phát triển hợp tác xã nông nghiệp cho tỉnh Đồng Nai, luận văn nghiên cứu kinh nghiệm của 5 tỉnh có các điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với tỉnh Đồng Nai, gồm: 1.4.1 HTX nông nghiệp tỉnh Hoà Bình: Đến nay, số HTX nông nghiệp chuyển đổi và thành lập mới đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 141 HTX với trên 30.000 xã viên tham gia; tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp đạt 58% Trước năm 1996 tỉnh. .. nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ? - Định hướng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020 ? 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: hệ thống hoá lý luận cơ bản về phát triển HTX nông nghiệp - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; đề xuất... hộ xã viên thông qua thực hiện vai trò của HTX 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Để đánh giá mức độ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn một 21 tỉnh cần dựa trên hai tiêu chí cơ bản là số lượng và chất lượng phát triển Tiêu chí phản ánh số lượng gồm : 1) Số lượng hợp tác và xã viên tham gia 2) Qui mô vốn điều lệ và vốn hoạt động của các hợp tác xã nông. .. bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai + Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu một số HTX nông nghiệp điển hình trong 74 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 1.4 Câu hỏi nghiên cứu: - Cơ sở lý luận về phát triển HTX nông nghiệp ? - Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp. .. bản dẫn đến phát triển HTX nông nghiệp trong phạm vi cả nước chưa như mong muốn, chưa tương xứng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Đề tài nghiên cứu Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của tôi góp phần làm rõ những vấn đề nêu trên 10 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1 Khái niệm và phân loại hợp tác xã 1.1.1 Khái... nghiên cứu sự phát triển của kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX Đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh 1.7.3 Tình hình nghiên cứu về phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai Các đề tài nghiên cứu về HTX nông nghiệp ở Đồng Nai chưa nhiều, đến nay mới có 01 đề tài nghiên cứu về HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể... xã hội của tỉnh Phát triển nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài 22 nguyên đất, nước, khí hậu, thổ nhưỡng Địa phương nào có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì địa phương đó có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp và qua đó HTX nông nghiệp cũng có cơ hội phát triển Vị trí địa lý cũng là một yếu tố để phát triển kinh tế, trong đó có nông nghiệp. .. Năm 2005, tác giả Lâm Văn Nghĩa đã thực hiện chuyên đề khoa học “Thực trạng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai Chuyên đề nêu sự cần thiết khách quan phải phát triển HTX nông nghiệp ở nước ta trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; đánh giá sơ bộ thực trạng phát triển, một số tồn tại, giải pháp và hai mô hình phát triển HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp và HTX nông nghiệp . luận về phát triển HTX nông nghiệp ? - Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ? - Định hướng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai. phát triển HTX nông nghiệp trên iv địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhận định xu hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020. Chương. đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 1 - Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020. 1.3.

Ngày đăng: 06/10/2014, 12:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan