nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hậu cần qđ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

143 316 0
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hậu cần qđ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Nói đến cạnh tranh doanh nghiệp ở đây là nói đến hành vi của một chủ thể. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh nhau để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng, một năng lực nào đó của chủ thể được gọi là sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của chủ thể 13 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á AFTA : Hiệp định thương mại tự do các khối ASEAN CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp DNLD : Doanh nghiệp liên doanh DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ESCAP : Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF : Quỹ tiền tệ thế giới SX : Sản xuất KHCN : Khoa học công nghệ NGO : Tổ chức phi chinh phủ UNIDO : Tổ chức phát triển của liên hiệp quốc ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn WTO : Tổ chức thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa VN : Việt Nam GDP : Tổng sản phẩm quốc nội R&D : Nghiên cứu và phát triển * Armephaco: Dược và trang thiết bị y tế DANH MỤC BẢNG BIỂU Nói đến cạnh tranh doanh nghiệp ở đây là nói đến hành vi của một chủ thể. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh nhau để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng, một năng lực nào đó của chủ thể được gọi là sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của chủ thể 13 Nói đến cạnh tranh doanh nghiệp ở đây là nói đến hành vi của một chủ thể. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh nhau để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng, một năng lực nào đó của chủ thể được gọi là sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của chủ thể 13 TÓM TẮT LUẬN VĂN * Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cạnh tranh là hiện tượng vốn có của kinh tế thị trường, là sự ganh đua giữa các thành viên tham gia kinh tế thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Hội nhập đã và đang tạo dựng một môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng được cải thiện với những cơ hội và thách thức cho mọi quốc gia. Cùng với nó là các rào cản thương mại mang tính bảo hộ của từng quốc gia sẽ bị dỡ bỏ. Điều đó tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại được tự do, cạnh tranh tất yếu trở nên quyết liệt hơn. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường trong nước không chỉ mở cửa về thương mại mà còn mở cửa cả về đầu tư và dịch vụ nên sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn không chỉ ở thị trường nội địa mà còn phải vươn ra chiếm lĩnh trên thị trường thế giới. Để tồn tại, các doanh nghiệp Việt nam không còn con đường nào khác ngoài việc phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp thuộc ngành Hậu cần Quân đội là các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu thuộc ngành công nghiệp nhẹ, trực thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng, được thành lập nên để sản xuất và trang bị hậu cần cho bộ đội. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế kinh tế, quy mô sản xuất của ngành HCQĐ ngày càng tăng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện hơn, sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cho bộ đội cũng như phải mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu để duy trì sản xuất, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo xu hướng chung, cơ chế sản xuất sản phẩm Hậu cần Quân đội phải chuyển đổi từ việc giao kế hoạch sang đấu thầu thì việc phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh là xu thế tất yếu. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về sản xuất trong ngành HCQĐ, nhưng việc đánh giá chưa thực sự toàn diện và đầy đủ về năng lực cạnh tranh làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp và đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất ngành HCQĐ ở Việt Nam. i Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, học viên chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Hậu cần Quân đội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sỹ. * Mục đích của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống hoá và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh kinh tế nói chung, của các doanh nghiệp HCQĐ nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất HCQĐ, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp HCQĐ nước ta hiện nay. Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp HCQĐ ở nước ta những năm tới. * Phạm vi nghiên cứu: Ngành Hậu cần Quân đội có phạm vi rất rộng từ xây dựng, xăng dầu, y tế tuy nhiên đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sản xuất HCQĐ thuộc ngành quân trang, tập trung phân tích các tiêu chí cấu thành năng lực cạnh tranh thuộc doanh nghiệp HCQĐ. * Những đóng góp chủ yếu sau đây: Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh của các doanh nghiệp; Xây dựng phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ trong nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập. Thứ hai, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp HCQĐ ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp HCQĐ ở Việt Nam. Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam những năm tới. * Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. ii Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ ở nước ta. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP HCQĐ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, luận văn đã phân tích, nêu lên được những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong điều kiện Hội nhập kinh tế Quốc tế: Các lý luận, khái niệm về cạnh tranh, phân loại cạnh tranh, đi sâu phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tính tất yếu nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, luận văn đã phân tích, làm rõ đặc điểm, vai trò của Doanh nghiệp HCQĐ, Đánh giá các bộ phận cấu thành năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ trong đó đi sâu vào chiến lược và kế hoạch của Doanh nghiệp HCQĐ, Năng lực về tài chính và trình độ khoa học công nghệ; Nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Thị trường và phát triển thị trường của Doanh nghiệp HCQĐ Ngoài ra luận văn cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hậu cần Quân đội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. trong đó đi sâu vào vào các chính sách của Nhà nước, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ. Trong chương I, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp của Trung Quốc; Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và đối với doanh nghiệp Hậu cần Quan đội nói riêng. iii Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra được những yêu cầu khách quan, cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và hướng phát triển Doanh nghiệp HCQĐ cần đặt trong mối quan hệ tổng thể, liên kết chặt chẽ với chính sách hội nhập và chính sách phát triển các Doanh nghiệp công nghiệp khác để có thể đảm bảo được cả 2 mục tiêu phát triển quốc gia là tăng trưởng nhanh và bền vững, đảm bảo được an ninh, quốc phòng và kinh tế. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HCQĐ Ở VIỆT NAM Trong phần này, luận văn đã điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ ở Việt nam. Những điều kiện, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ ở Việt nam. Luận văn đã nêu lên quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam; Thông qua các bản báo cáo được công bố, phân tích về hiện trạng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam: Về chiến lược, kế hoạch của Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam; Thực trạng về năng lực tài chính và khoa học công nghệ của doanh nghiệp HCQĐ; về nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp HCQĐ; Về phát triển thị trường Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam chỉ rõ những mặt đã đạt được và chưa đạt được để làm rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ. Những thành công và kết quả đạt được: Trên cơ sở năng lực hiện có, các doanh nghiệp, tuỳ theo từng ngành nghề đã tận dụng hết công suất hiện có để thực hiện tốt nhiệm vụ trên giao, đồng thời tham gia làm kinh tế, sản xuất các sản phẩm dân sinh và xuất khẩu đảm bảo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước iv Mặc dù những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng hầu hết các doanh nghiệp HCQĐ trong nước đã vượt qua được thời kỳ khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất. Không có công ty HCQĐ nào phải ngừng sản xuất và sa thải công nhân, nhờ đó thu nhập của người lao động vẫn được duy trì, đảm bảo an sinh xã hội. Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các công ty ở từng thời điểm có biến động và mức độ ảnh hưởng của mỗi công ty có khác nhau nhưng hầu hết các Công ty trong ngành HCQĐ duy trì được mức tăng trưởng cao. Đặc biệt là từ năm 2007, thực hiện chủ trương của Nhà nước trong việc gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp HCQĐ từng bước triển khai sắp xếp lại mô hình tổ chức, mở rộng ngành nghề kinh doanh, kiện toàn lại bộ máy, thực hiện cổ phẩn hoá đối với doanh nghiệp loại vừa và nhỏ, xây dựng mô hình Công ty mẹ - Công ty con đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn các doanh nghiệp vẫn duy trì được kết quả sản xuất kinh doanh của mình nhất là trong điều kiện kinh tế thế giới gặp khó khăn, môi trường đầu tư, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế… Có thể thấy sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam đã trở thành một nhóm Doanh nghiệp công nghiệp quan trọng, góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước Thứ nhất, về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: Doanh nghiệp HCQĐ chỉ thực sự bắt đầu khởi sắc từ những năm 90 trở đi khi công cuộc đổi mới đất nước được triển khai mạnh mẽ. Việc đầu tư vào Doanh nghiệp HCQĐ được đặc biệt sôi động trong giai đoạn 1995 đến nay. Năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt đề án quy hoạch đầu tư phát triển Doanh nghiệp HCQĐ giai đoạn 2001- 2010 với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng Doanh nghiệp HCQĐ, chuyển đổi cơ cấu và tạo sự cân đối các loại sản phẩm… Do đó, hàng loạt dự án đầu tư chiều sâu và đầu tư mới của các Doanh nghiệp HCQĐ lần lượt ra đời và hoạt động dưới hình thức đa sở hữu của nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, quá trình đầu tư phát triển cả về quy mô chiều rộng và tăng cường về chiều sâu của các Doanh nghiệp HCQĐ giai đoạn vừa qua khẳng định bước phát triển mạnh mẽ của toàn v Doanh nghiệp, đánh dấu một bước ngoặt phát triển với quy mô và tiềm lực cạnh tranh ngày càng lớn mạnh. Nhiều Doanh nghiệp HCQĐ đã xây dựng được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước, quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương và chiến lược của Doanh nghiệp HCQĐ trong lộ trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Thứ hai, về trình độ khoa học công nghệ: Doanh nghiệp HCQĐ bước đầu đã có những bước tiến mới trong áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất – kinh doanh. Nhất là những năm gần đây các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài như Nga, Czech, Nhật Bản, Hàn quốc… với những máy móc, thiết bị hiện đại được đưa vào dây chuyền sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng, dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Doanh nghiệp HCQĐ đã chủ động, tích cực đầu tư chiều sâu và đầu tư mới vào ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường… Nhờ đó, Doanh nghiệp HCQĐ đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ và khẳng định vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế. Một thành công mới trong sản xuất trong ngành HCQĐ ở Việt Nam là việc khắc phục được khó khăn do thiếu nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu thay thế. Đây là thành tựu, bước nhảy quan trọng trong quy trình cải tiến công nghệ sản xuất. Quá trình nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tiễn sản xuất nhờ vậy từng bước đổi mới, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất. Thứ ba, về nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp HCQĐ: Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Doanh nghiệp HCQĐ đã đổi mới phương thức, chất lượng, hiệu quả trong quản lý theo cơ chế thị trường, từng bước đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, hiện đại hóa sản xuất và kinh doanh. Thực hiện cơ chế đa thành phần kinh tế, đa sở hữu, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, kêu gọi các doanh nghiệp trong nước góp vốn liên doanh cùng tham gia đầu tư trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Thứ tư, về thị trường kinh doanh: Trong thời gian qua các doanh nghiệp HCQĐ nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, cơ bản đáp ứng được vi các yêu cầu về đảm bảo Hậu cần cho bộ đội, đồng thời tham gia sản xuất các sản phẩm phục vụ dân sinh. Sản lượng sản xuất do các doanh nghiệp trong nước sản xuất trong thời gian qua tăng mạnh. Tính đến năm 2009, giá trị sản lượng bông sợi đạt 6,2 triệu tấn so với tổng công suất thiết kế tối đa là 5,5 triệu tấn/năm, Như vậy lượng bông sợi cung cấp cho sản xuất trong nước năm 2009 đã đáp ứng được gần 50% nhu cầu nội địa và từng bước phấn đấu chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước. Doanh nghiệp HCQĐ đã tạo ra được một số mặt hàng chủ lực đáp ứng nhu cầu với chất lượng đảm bảo và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và trong khu vực. Qua những thành tựu đạt được của Doanh nghiệp HCQĐ trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, về trình độ khoa học công nghệ, về nguồn nhân lực và thị trường kinh doanh của Doanh nghiệp HCQĐ ta thấy Doanh nghiệp HCQĐ nước ta đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu của các khối doanh nghiệp trong Doanh nghiệp HCQĐ từ năm 2006 trở lại đây. Bảng 2.6 Doanh thu của các Doanh nghiệp HCQĐ Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Công ty CP 20 445.753 479.304 557.330 955.648 715.289 Công ty CP 22 85.923 92.390 100.424 129.556 88.291 Công ty CP 26 160.248 172.310 200.360 309.603 289.958 Công ty CP 32 186.088 200.095 232.669 273.770 292.952 C.ty CP Armephaco* 157.400 169.247 180.050 219.085 390.027 Tổng Công ty 28 746.746 802.953 872.775 1.408.571 1.548.521 Tổng Công ty XDQD 8.491.295 9.130.425 9.510.859 9.131.506 11.593.764 Tổng cộng 10.273.45 3 11.046.72 4 11.654.46 7 12.427.73 9 14.918.802 Nguồn: Phòng Kinh tế TCHC vii [...]... cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Hậu cần Quân đội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làm đề tài luận văn thạc sỹ 2 Mục đích của đề tài Góp phần làm sang tỏ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh kinh tế nói chung, của các doanh nghiệp HCQĐ nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất HCQĐ, chỉ ra những... triển của Doanh nghiệp HCQĐ Đối với doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần chủ động đổi mới vươn lên Chiến lược quy hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn mới phải đảm bảo được 4 nội dung phương hướng sau đây: xix Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ cần dựa trên năng. .. doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải chủ động đổi mới vươn lên Ngoài các định hướng nêu trên các Doanh nghiệp HCQĐ cần phải đáp ứng các nội dung sau: Một là, đa dạng hóa sở hữu Doanh nghiệp HCQĐ để thu hút nguồn lực xã hội Hai là, áp dụng các công nghệ phù hợp, tranh thủ công nghệ hiện đại vào sản xuất của các doanh nghiệp. .. năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp HCQĐ nước ta hiện nay Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp HCQĐ ở nước ta những năm tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp HCQĐ thông qua các tiêu chí về sản lượng, thị phần, chi phí và lợi nhuận Phạm vi nghiên cứu: Ngành Hậu cần. .. triển kinh tế - xã hội của đất nước và của Các Doanh nghiệp HCQĐ giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020 có quan hệ, định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, các đòi hỏi và yêu cầu các Doanh nghiệp HCQĐ có nhiệm vụ phải đáp ứng Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ và tình hình, bối cảnh nền kinh tế, đòi hỏi cần tính toán chính sách phát triển Doanh nghiệp HCQĐ cần. .. xuất và hiệu quả sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh có được nhờ phát huy được lợi thế so sánh và lợi thể cạnh tranh Muốn vậy, các doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, ứng dụng đổi mới khoa học- công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng lực quản lý và trình độ tay nghệ… trên cơ sở đó để nâng cao năng xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá... nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Xây dựng thương hiệu cần phải đi đôi với bảo vệ thương hiệu Do đó, việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa là rất cần thiết và cần được coi trọng Nâng cao năng lực sáng tạo trong doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh HCQĐ: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại với phát triển kinh tế tri thức hiện nay, các doanh nghiệp cần. .. nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh xxi doanh ngành HCQĐ Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu gay gắt nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng tổ chức sản xuất kinh doanh cho phù hợp: Một là, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm HCQĐ Việt Nam cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp (mô hình Công ty cổ phần, công ty mẹcông... về Doanh nghiệp HCQĐ và thông qua tìm hiểu thực tế hoạt động và kinh doanh của Doanh nghiệp HCQĐ Đề tài đã giải quyết được hệ thống các vấn đề về lý thuyết góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về năng lực cạnh tranh kinh tế nói chung và của các Doanh nghiệp HCQĐ nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra; đề tài nghiên cứu không bị trùng lắp với các. .. đối trong cơ cấu sản phẩm sản xuất trong nước với sản phẩm nhập khẩu Nhập khẩu một số trang thiết bị HCQĐ mà trong nước chưa sản xuất dược như các thiết bị dùng để định tính, định lượng và thiết bị công nghiệp chế tạo các sản phẩm chống thấm, chống xuyên… phục vụ cho ngành HCQĐ * Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp HCQĐ Việt Nam trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế Đối với doanh . lý luận về năng lực cạnh tranh kinh tế nói chung, của các doanh nghiệp HCQĐ nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản. pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp HCQĐ ở nước ta. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP HCQĐ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Trên. cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hậu cần Quân đội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. trong đó đi sâu vào vào các chính sách của Nhà nước, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan