phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh

90 333 0
phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước HTX : Hợp tác xã KH : Khách hàng NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHPH : Ngân hàng phát hành NHTB : Ngân hàng thông báo NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần SWIFT : Hiệp hội viễn thông liên Ngân hàng thế giới TCTD : Tổ chức tín dụng TGCKH : Tiền gửi có kỳ hạn TGĐ : Tổng Giám đốc TMQT : Thương mại quốc tế TTQT : Thanh toán quốc tế UCP : Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục sơ đồ Danh mục bảng Danh mục biểu đồ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để đạt được vị trí thuận lợi trong sự phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phải phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Đối với nước ta phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta vẫn đang trong quá trình tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới tạo được nguồn ngoại tệ cần thiết để phục vụ nhập khẩu kỹ thuật hiện đại, công nghệ thiết bị, đồng thời phát huy tiềm năng của đất nước, tận dụng nguồn vốn và công nghệ nước ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Thanh toán quốc tế là một trong những mặt hoạt động quan trọng của ngân hàng, nó có liên quan đến nhiều mặt hoạt động khác của ngân hàng như hoạt động tín dụng ngoại tệ, huy động vốn ngoại tệ Agribank Bắc Ninh mới tham gia thực hiện thanh toán quốc tế nhưng đã đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán 1 quốc tế của chi nhánh với quy mô nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết và cấp bách, nó không những tạo điều kiện cho phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, góp phần vào việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước mà còn là một tất yếu quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong cơ chế thị trường, giúp Agribank Bắc Ninh sớm hội nhập với hệ thống Ngân hàng trong nước và thế giới. Thanh toán quốc tế thực sự là phức tạp và còn nhiều tồn tại trong cơ chế nghiệp vụ cũng như trong công tác tổ chức và thực hiện. Chính vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu, tìm ra biện pháp khắc phục. Xuất phát từ những vấn đề trên và là một cán bộ làm việc tại Ngân hàng tôi chọn đề tài “ Phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá việc phát triển thanh toán quốc tế tại Agribank Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại Agribank Bắc Ninh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thanh toán quốc tế tại Agribank Bắc Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: thực trạ ng thanh toán quốc tế tại Agribank Bắc Ninh giai đoạn 2005-2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh và phân tích để xử lý các thông tin, số liệu đã được thu thập về tình hình thanh toán 2 quốc tế để thấy rõ được những kết quả cũng như những hạn chế của Agribank Bắc Ninh trong hoạt động này. Đồng thời tìm hiểu các định hướng, chiến lược phát triển thanh toán quốc tế của chi nhánh trong thời gian tới. Từ đó tìm ra một số giải pháp, đề xuất nhằm phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh. 5. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số khái niệm, đặc điểm, bản chất và vai trò của thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ vấn đề phát triển thanh toán quốc tế của NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thanh toán quốc tế tại Agribank Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2008. Từ đó nêu bật được những kết quả đạt được và nguyên nhân tồn tại giúp chi nhánh rút ra được những kinh nghiệm, những vấn đề cần lưu ý trong phát triển thanh toán quốc tế. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển thanh toán quốc tế tại Agribank Bắc Ninh, góp phần thực hiện thành công chiến lược đưa Agribank Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính đa năng mang tầm khu vực và thế giới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về thanh toán quốc tế. Chương 2: Thực trạng phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ mình cần. Mỗi nước đều có lợi thế so sánh hơn về một mặt hàng nào đó so với nước khác và họ sẽ sản xuất mặt hàng này để đổi lấy những mặt hàng khác không có lợi thế. Việc trao đổi vượt ra khỏi biên giới một quốc gia hình thành nên hoạt động xuất nhập khẩu, kết quả của hành vi này là việc chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau. Từ đó hình thành nghiệp vụ TTQT, trong đó NHTM là cầu nối trung gian. TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức, cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng Từ khái niệm trên cho thấy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Trong thực tế, giữa hai lĩnh vực này thường có sự giao thoa nhau. TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, người ta chia TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là: thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương. TTQT trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. 4 Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước Nhìn chung hoạt động ngoại thương có một số điểm khác cơ bản so với hoạt động nội thương, trong đó hoạt động ngoại thương liên quan đến: - Người mua và người bán ở hai nước hoặc hai quốc tịch khác nhau - Đồng tiền sử dụng trong thanh toán có thể là đồng tiền của một trong hai nước hoặc đồng tiền của nước thứ ba. - Hàng hoá mua bán thường dịch chuyển qua biên giới giữa các nước, đi từ nước người bán đến nước người mua. - Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế. Kiểm soát ngoại hối, tỷ giá và các chính sách hạn chế ngoại thương của chính phủ. 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế - TTQT đối với nền kinh tế: Trong xu thế hội nhập hoá nền kinh tế thế giới, các quốc gia đều coi trọng việc phát triển kinh tế đối ngoại. TTQT là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với bên ngoài, có tác dụng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. TTQT ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế mỗi quốc gia. 5 TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu việc thực hiện TTQT được nhanh chóng, an toàn, hiệu quả sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. - Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM: Hoạt động TTQT giúp các NHTM thu hút thêm nhiều KH có nhu cầu thanh toán vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia, tạo ưu thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó TTQT còn tạo điều kiện cho NH hoàn thiện và đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh như kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, tạo niềm tin cho KH trên cơ sở đó nâng cao uy tín NH. Do đẩy mạnh TTQT mà các NHTM đã phát triển được hoạt động tín dụng quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời tận dụng được nguồn vốn của KH ký quỹ khi tham gia TTQT hoặc khi ngoại tệ từ nước ngoài về thông qua con đường kiều hối hay thanh toán hàng xuất khẩu. TTQT giúp các NHTM nâng cao uy tín, ưu thế của mình trên thị trường quốc tế. Từ đó khai thác được nguồn vốn tài trợ của các NH nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng được nhu cầu tín dụng trong nước, thu được các khoản phí dịch vụ thanh toán như phí thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền, phí từ kiều hối, bảo lãnh góp phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của NH. - Đối với các DN xuất nhập khẩu: TTQT là khâu cuối cùng trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương, nó khép lại một chu trình mua bán hàng hoá, dịch vụ. Đây là một nghiệp vụ phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro ngoài dự kiến, bởi vậy, 6 ngay cả khi hai bên mua bán thống nhất mức giá, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan hoặc những nguyên nhân bất khả kháng. Do đó, yêu cầu đặt ra cho TTQT là phải đảm bảo an toàn cho các hợp đồng ngoại thương, thu tiền và nhận hàng đầy đủ, đúng như hợp đồng đã quy định. Thông qua hoạt động TTQT với các bạn hàng nước ngoài, các DN xuất nhập khẩu có điều kiện nắm bắt các thông tin về thị trường, hiểu biết thêm về đối tác. Trên cơ sở đó cân đối về tiềm lực, đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro. Khi TMQT phát triển, đòi hỏi TTQT cũng phải đổi mới để phù hợp với nó. Chính vì thế, nghiên cứu TTQT và các vấn đề có liên quan như tiền tệ, tỷ giá hối đoái luôn là sự quan tâm của các nhà kinh tế, các NH và các DN xuất nhập khẩu. 1.1.3 Các hình thức thanh toán quốc tế Các hình thức hay phương thức TTQT là toàn bộ nội dung, điều kiện và cách thức để NH tiến hành việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giữa cá nhân, tổ chức ở những quốc gia, lãnh thổ khác nhau. Lựa chọn phương thức thanh toán sao cho thích hợp với từng thương vụ, mối quan hệ giữa các bên hợp đồng là một yếu tố góp phần hạn chế rủi ro trong TTQT. Các phương thức thanh toán hiện nay: tín dụng chứng từ, chuyển tiền, nhờ thu và ghi sổ. 1.1.3.1 Phương thức tín dụng chứng từ a/ Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó theo yêu cầu của KH (người yêu cầu mở L/C), NH sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit) theo đó NH này (gọi là NHPH L/C) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi xuất trình cho NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điều khoản quy định của L/C. 7 [...]... gian bằng định kỳ thanh toán theo mức lãi suất được người mua chấp nhận 1.2 Phát triển thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm về phát triển thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Để hiểu rõ phát triển TTQT là gì, phải bắt đầu từ khái niệm thế nào là phát triển Theo từ điển bách khoa Việt Nam, phát triển được hiểu là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến... toán và lừa đảo? Xét về giác độ là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thì L/C có ưu điểm vượt trội so với các phương thức thanh toán khác Chính vì vậy mà phương thức này đã tồn tại phát triển như ngày nay Tuy nhiên, trong thực tiễn TMQT, do diễn biến của thị trường, giá cả hàng hoá mà L/C có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán. .. đề cập đến phát triển một đối tượng nào đó là thể hiện sự gia tăng cả về mặt chất lượng và số lượng đối tượng ấy Ví dụ, khi nói đến phát triển kinh tế thì được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Vậy... hoàn thiện và phát triển TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động NH, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần tuý mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của NH Ngày nay, do nghiệp vụ NH quốc tế phát triển mạnh mẽ, thuận tiện, an toàn và hiệu quả nên hầu hết hoạt động TTQT đều diễn ra thông qua... chuyển tiền thanh toán hàng nhập khẩu của KH không được thực hiện - Các nghiệp vụ hỗ trợ khác: Các nghiệp vụ NH liên quan chặt chẽ với nhau Để TTQT hoạt động tốt thì cần có sự hỗ trợ từ các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ tín dụng, kế toán Thông thường, KH vay vốn ở NH nào thì sẽ thực hiện TTQT tại NH đó NH cho vay ngoại tệ để DN nhập khẩu hàng hoá, ngược lại hoạt động xuất nhập khẩu của DN phát triển sẽ... L/C và bộ chứng từ phải không được mâu thuẫn nhau: Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C - L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh toán. .. này thì phát triển TTQT gần như là việc mở rộng quy mô hoạt động, phát triển theo chi u rộng Tuy nhiên, phát triển TTQT theo chi u rộng không thể nói lên chất lượng và độ an toàn của hoạt động này Do đặc thù của TTQT có liên quan đến yếu tố nước ngoài nên mức độ rủi ro lớn, chính vì lẽ đó 21 ngoài việc mở rộng quy mô hoạt động các NHTM không thể bỏ qua khâu chất lượng Và đó chính là việc phát triển TTQT... trì và thúc đẩy hoạt động tín dụng Bên cạnh đó nghiệp vụ kế toán cũng giúp NHTM theo dõi, hạch toán có khoa học nghiệp vụ TTQT Tóm lại, ngày nay các NHTM luôn coi trọng phát triển sản phẩm dịch vụ cùng với các nghiệp vụ truyền thống (như nghiệp vụ cho vay, huy động vốn) nên TTQT luôn được chú trọng Vì vậy, phát triển TTQT gặp nhiều thuận lợi hơn 33 1.3.2 Nhân tố khách quan: 1.3.2.1 Môi trường kinh tế. .. nhập khẩu và rủi ro đối với hàng xuất khẩu Trong TTQT hàng nhập khẩu, rủi ro thường xảy ra là việc bên bán giao hàng không đúng về số lượng và chất lượng như thoả thuận hoặc khi bên mua đã thanh toán tiền rồi mà bên bán không giao hàng (vì bộ chứng từ xuất trình cho NH hoàn hảo nên đến hạn quy định buộc phải thanh toán trong khi đó bên bán không giao hàng) Ngược lại, TTQT hàng xuất khẩu, rủi ro thường... trì hoãn việc thanh toán trong khi hàng đã gửi đi rồi Dù ở vai trò nào thì NH cũng là người cùng với DN XNK gánh vác tổn thất do rủi ro gây ra Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho KH luôn được các NH chú ý vì lợi ích của NH và KH luôn gắn với nhau Rủi ro trong TTQT của NHTM bao gồm: Rủi ro trong thanh toán: Bao gồm những rủi ro như đã giao hàng nhưng không đòi được tiền thanh toán hoặc hàng nhận được . về thanh toán quốc tế. Chương 2: Thực trạng phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp phát triển thanh toán quốc. Xuất phát từ những vấn đề trên và là một cán bộ làm việc tại Ngân hàng tôi chọn đề tài “ Phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh . tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm thanh toán

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn huy động

  • Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

  • Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh

  • Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế

  • Biểu đồ 2.2: Doanh số TTQT tại NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh

  • Bảng 2.5: Thu nhập từ thanh toán quốc tế

  • Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thu nhập từ TTQT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan