nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng phát triển thái nguyên

118 168 0
nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng phát triển thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG TDĐT Tín dụng đầu tư NHPT Ngân hàng phát triển UBND Ủy ban nhân dân HTPT Hỗ trợ phát triển NSNN Ngân sách Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại Chi nhánh Chi nhánh NHPT Thái Nguyên KT - XH Kinh tế - xã hội ODA Hỗ trợ phát triển chính thức SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định HTXK Hỗ trợ xuất khẩu DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước là hoạt động chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên nói riêng. Muốn thực hiện được hoạt động này thì đòi hỏi đầu tiên là phải có vốn, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thì việc huy động vốn của các ngân hàng nói chung gặp rất nhiều khó khăn, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Do vậy nguồn cung cấp vốn cho hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển cũng rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Chi nhánh NHPT Thái Nguyên là vừa phải đảm bảo cho các dự án vay theo đúng đối tượng nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động an toàn và có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên đã cố gắng làm tốt công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Mặc dù công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có nhiều cải tiến, tuy vậy vẫn còn rất nhiều hạn chế. Việc tập trung nghiên cứu thực tế công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên để từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác này có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu. 1 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. - Đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên. - Phạm vi nhiên cứu: + Nghiên cứu thẩm định về mặt tài chính + Nghiên cứu thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên. Thời gian từ 2006-2008 và định hướng đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng để giải quyết các mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, kết hợp với phương pháp trừu tượng hóa và khái quát hóa. 5. Những đóng góp chính của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. - Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên. 2 - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên. - Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chính phủ, Các Bộ, UBND tỉnh, chủ đầu tư vay vốn về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bầy trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Phát triển Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 1.1. Khái quát chung về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 1.1.1. Khái niệm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là việc Nhà nước sử dụng vốn ngân sách hoặc từ các nguồn vốn do Nhà nước huy động để cho vay các dự án theo kế hoạch của Nhà nước như các chương trình mục tiêu phục vụ lợi ích quốc gia, các dự án đầu tư quan trọng trong từng thời kỳ kế hoạch, nhưng các dự án này phải đảm bảo có khả năng sinh lời, có khả năng hoàn trả được vốn vay cho Nhà nước. Nhà nước ưu đãi cho các dự án này vay vốn với thời gian tương đối dài thông thường từ 10 năm đến 15 năm (có khi đến 40 năm), lãi suất cho vay thấp. Như vậy, tín dụng ĐTPT của Nhà nước, về bản chất là quan hệ vay - trả giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tín dụng nhằm thực hiện các dự án ĐTPT. Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm hai mặt là Nhà nước vay vốn của các chủ thể khác trong xã hội để thực hiện các dự án ĐTPT thuộc nhiệm vụ của Nhà nước nhưng chưa có đủ vốn và Nhà nước cho các chủ thể trong xã hội vay vốn để thực hiện các dự án ĐTPT không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước. Trên thế giới, do nhu cầu chi của NSNN để duy trì hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế- xã hội không ngừng tăng trong khi nguồn thu NSNN lại bị hạn chế và tăng chậm, nên hầu hết các quốc gia đều xảy ra tình trạng thâm hụt NSNN, cho dù quốc gia đó là một nước giàu có nền kinh tế phát triển hay là một nước 4 nghèo chậm phát triển. Đối với các nước chậm phát triển, thâm hụt NSNN càng trầm trọng và phổ biến hơn bởi ngân sách của các nước này luôn trong tình trạng thu không đủ chi do nền kinh tế kém phát triển, trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế lại nhỏ bé, lạc hậu nên cần phải có một lượng vốn đầu tư phát triển rất lớn. Để giải quyết nhu cầu về vốn còn thiếu hụt cho ĐTPT, hầu hết các quốc gia đều lựa chọn con đường đi vay như là một cứu cánh cho NSNN. Điều này giải thích vì sao Nhà nước phải đi vay để ĐTPT. Mặt khác, do nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế trong khi nhu cầu chi ĐTPT lại rất lớn, NSNN không thể trang trải hết cho toàn bộ các dự án ĐTPT, nên Nhà nước buộc phải lựa chọn các dự án ĐTPT không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nhà nước chỉ đầu tư thông qua kênh tín dụng ĐTPT, trong đó chủ đầu tư dự án được vay vốn của Nhà nước để đầu tư và phải sử dụng các nguồn thu từ dự án để hoàn trả toàn bộ số nợ đã vay Nhà nước. Như vậy, có thể thấy rằng tín dụng ĐTPT của Nhà nước ra đời bắt nguồn trước hết từ yêu cầu về giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu ĐTPT ngày càng lớn của nền kinh tế quốc dân với sự giới hạn của nguồn lực tài chính công, nhất là của NSNN Ở Việt Nam TDĐT của Nhà nước đã được tập trung cho những chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực trọng điểm của đất nước như: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, lọc dầu, các nhà máy đóng tàu biển, xi măng, thép, hoá chất, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Hoạt động cho vay vốn TDĐT của Nhà nước đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Thể hiện trên những mặt chủ yếu là: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của các vùng/miền, thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực, chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm của nền kinh tế; Góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo; Phát triển kinh tế nông 5 nghiệp và nông thôn; Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư của xã hội; Khai thác các nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. 1.1.2. Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế thị trường thì tín dụng ĐTPT của Nhà nước ngày càng có vai trò quan trọng, không chỉ giới hạn trong phạm vi nền kinh tế mà còn vượt ra khỏi phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia. Có thể xem xét vai trò của tín dụng ĐTPT Nhà nước trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây: Thứ nhất, tín dụng ĐTPT của Nhà nước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu mà các nước chậm phát triển phải trải qua để trở thành một nước công nghiệp phát triển. Nội dung trọng tâm của quá trình này là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế mà trong đó chủ yếu là xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT- XH và phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, đưa công nghiệp trở thành ngành giữ vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ quan trọng để Nhà nước tài trợ cho các dự án ĐTPT nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH (giao thông, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp- thoát nước…) và phát triển các ngành công nghiệp then chốt (cơ khí, điện tử- viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới…), do đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Mặt khác việc tập trung nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và phát triển các ngành công nghiệp then chốt, có khả năng đi tắt đón đầu cũng là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. 6 Thứ hai. tín dụng ĐTPT là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô các quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế và hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế. Mặc dù kinh tế thị trường là bước phát triển cao của kinh tế sản xuất hàng hoá với rất nhiều điểm ưu việt nhưng bên cạnh đó nó cũng có khá nhiều khiếm khuyết mà bất cứ quốc gia nào trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt như nạn ô nhiễm môi trường, tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, phát triển không cân đối giữa các vùng miền… Để khắc phục những khiếm khuyết này, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ (thuế, chi NSNN, tín dụng ĐTPT của Nhà nước…) trong việc điều tiết, phân bổ các nguồn lực, đảm bảo cho các vùng, các ngành hoặc thành phần kinh tế phát triển một cách đồng đều, trong đó tín dụng ĐTPT được sử dụng như là công cụ chủ yếu để tài trợ cho các dự án ĐTPT có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Do đó, có thể coi tín dụng ĐTPT như một “bàn tay hữu hình” mà Nhà nước phải sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô của mình đối với nền kinh tế. Đối với một quốc gia có rất nhiều mục tiêu và quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô mà Nhà nước hướng tới như mục tiêu về sản lượng, việc làm, lạm phát, lãi suất…cân đối tiết kiệm - tiêu dùng - đầu tư, cân đối xuất khẩu - nhập khẩu… để đạt được những mục tiêu và quan hệ cân đối này, Nhà nước phải sử dụng kết hợp nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau mà trong đó chủ yếu là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tín dụng ĐTPT của Nhà nước có tác động rất lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu: - Thông qua việc hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất, tín dụng ĐTPT của Nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. 7 [...]... Thẩm định rủi ro của dự án * Thẩm định phương án trả nợ vốn vay của dự án - Thẩm định khả năng trả nợ của dự án - Thẩm định kế hoạch trả nợ - Thẩm định sự phù hợp của các điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư 1.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Phát triển 15 1.3.1 Quan điểm về chất lượng thẩm định tài chính dự án Chất lượng thẩm định tài chính dự án là mức độ tin cậy của các kết quả thẩm. .. quá trình từ khi lập dự án cho đến khi triển khai thực hiện dự án sẽ tốt hơn và ít có rủi ro đạo đức xẩy ra Khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực sẽ giúp NHPT rút ngắn được thời gian thu thập thông tin từ đó cũng góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN 2.1 Khái quát... Nguyên 2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên 2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay theo dự án của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên Cho vay trung và dài hạn đối với các dự án ĐTPT là một trong những thế mạnh của Chi nhánh NHPT Thái Nguyên Sau 3 năm đi vào hoạt động đội 26 ngũ cán bộ Chi nhánh đã từng bước trưởng thành, nắm vững nghiệp vụ,... khi triển khai thực hiện dự án để giúp họ triển khai dự án được tốt hơn từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tài chính dự án và giúp NHPT nâng cao chất lượng tín dụng các khoản cho vay 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án 20 1.3.3.1 Nhân tố chủ quan - Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định: Trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực thẩm định tài chính dự án nói... lại, khi thẩm định dự án tiến hành một cách qua loa không đảm bảo một khoảng thời gian tối thiểu để có thể thu nhập thông tin để thẩm định thì chất lượng thẩm định tài chính của dự án có thể không cao Như vậy khi tiến hành thẩm định tài chính dự án cán bộ thẩm định cần phải xây dựng kế hoạch về mặt thời gian đối với từng nội dung công việc trong khâu 16 thẩm định tài chính dự án Tùy theo tính chất phức... độ thực hiện dự án cũng như ảnh hưởng tới cả chủ đầu tư dự án - Quy trình, nội dung thẩm định tài chính dự án: Quy trình và nội dung thẩm định đầy đủ, hợp lý và khoa học là cơ sở để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án Ngược lại, Quy trình và nội dung thẩm định dự án sơ sài, bất hợp lý sẽ dẫn đến việc thẩm định tài chính dự án có kết quả không chính xác dẫn đến việc quyết định cho vay... dung thẩm định sẽ tạo ra một kết quả thẩm định tin cậy Bất kỳ sự thiếu chính xác, hợp lý nào trong từng nội dung thẩm định tài chính cũng có thể dẫn đến các sai lầm trong kết quả thẩm định tài chính dự án và từ đó làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: + Sự đầy đủ trong thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án + Thẩm định tính khả thi của các nguồn vốn tham gia vào dự án. .. đủ, rễ hiểu sẽ giúp cho việc thẩm định một cách dễ dàng Trong quá trình thẩm định tài chính dự án cũng cần phải xem xét đánh giá xem cán bộ thẩm định có tuân thủ theo đúng quy trình thẩm định đã được Ngân hàng Phát triển ban hành hay không 19 - Nhóm chỉ tiêu về nội dung thẩm định: Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án Sự đầy đủ, chính xác, hợp lý trong quá... ngược lại Căn cứ vào chất 17 lượng tín dụng để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án bởi vì hoạt động thẩm định tài chính dự án có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tín dụng và chất lượng thẩm định tài chính dự án ảnh hưởng trực tiếp và thuận chi u đến chất lượng hoạt động tín dụng Các chỉ tiêu thường dùng: - Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án Dư nợ đủ tiêu chuẩn... vào dự án * Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án - Thẩm định các điều kiện được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án + Nhận xét về chi phí SXKD + Nhận xét về doanh thu của dự án: + Nhận xét cân đối thu chi tài chính của dự án - Tính toán các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án (NPV, IRR, B/C, thời gian hoàn vốn có chi t khấu) * Thẩm . chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Phát triển Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên Chương 3: Giải pháp nâng. nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN. nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên. 2 - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên. - Kiến nghị với Ngân hàng

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan