nâng cao hiệu quả vận tải đa phương thức tại xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật – công ty cổ phần dịch vụ vận tải tw

91 437 1
nâng cao hiệu quả vận tải đa phương thức tại xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật – công ty cổ phần dịch vụ vận tải tw

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Bến Container 17 Xây dựng bến Container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức 17 4.Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức của chính phủ ngày 19/10/2009 88 5.Nghị định số: 89/2011/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức của chính phủ ngày 19/10/2009. 88 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bến Container 17 Xây dựng bến Container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức 17 4.Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức của chính phủ ngày 19/10/2009 88 5.Nghị định số: 89/2011/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức của chính phủ ngày 19/10/2009. 88 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BOT Xây dựng – hoạt động – chuyển giao CY Bãi container EDI Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử IATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế FIATA Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận GTVT Giao thông vận tải ICD Cảng thông quang hàng hóa nội địa ODA Vốn viện trợ phát triển chính thức MTO Người kinh doanh vận tải đa phương thức VINATRAN S Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương VIFAFFAS Hiệp hội giao nhận Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá nền kinh tế đã khiến cho người gửi hàng và người nhận hàng hợp nhất và liên kết trở thành những công ty đa quốc gia, kinh doanh với phạm vi trên toàn cầu. Những công ty đa quốc gia này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu hàng hoá cần trao đổi trên toàn thế giới. Chính vì vậy, khi kinh doanh, điều mà những công ty này cần là một hệ thống vận chuyển và mạng lưới kho vận được thực hiện một cách hoàn hảo và mau chóng. Ngày nay,những công ty giao nhận nhận thấy sự cần thiết phải hình thành nên một mạng lưới kết hợp với những công ty giao nhận khác cũng như là các công ty giao nhận đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa để phục vụ tốt hơn và đầy đủ hơn những khách hàng lớn này, bởi vì vai trò trọng yếu của hệ thống hậu cần (Logistics system) là hỗ trợ trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và phân phối. Mạng lưới vận chuyển này đã dẫn đến một sự tập trung trong sản xuất không chỉ phát triển quy mô của những người kinh doanh lĩnh vực vận tải mà còn giúp kiểm soát các dịch vụ Logigstics. Điều này cho phép các công ty giao nhận có thể thực hiện dịch vụ kho tới kho (door to door) một cách hoàn hảo Luận văn này sẽ thể hiện phần nào những nghiên cứu về vận tải đa phương thức và phát triển dịch vụ này tại Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại Thương. Trong khi các nước trong khu vực và trên thế giới không ngừng cải tiến công nghệ vận tải, đầu tư phát triển Vận tải đa phương thức thì có thể nói, hiện nay Vận tải đa phương thức ở Việt Nam và tại Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại Thương chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ , nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của dịch vụ vận tải nước ta, thì việc nghiên cứu phát triển hình thức này ở Việt Nam là rất cần thiết. 1 Tình hình nghiên cứu đề tài: Hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu về vận tải đa phương thức như: Nâng cao hiệu quả vận tải đa phương thức tại Xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật – Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TW, Luận văn tốt nghiệp đại học Ngoại Thương, năm 2004 của Lê Hữu Trung , và Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức ở công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại Vinalink, Luận văn tốt nghiệp đại học Ngoại Thương, năm 2009 của Nguyễn Thị Vân. Trong các đề tài này đã đưa ra được lý thuyết về vận tải đa phương thức tuy nhiên, phân tích thực trạng và giải pháp còn sơ sài, cho đến nay chưa có bài luận văn nào viết về VTĐPT tại Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại Thương Mục đích nghiên cứu: Làm rõ khái niệm đặc điểm và và vai trò VTĐPT để từ đó phân tích những ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, pháp luật trong và ngoài nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành vận tải đa phương thức nói chung và của Công ty Cổ phần Giao Nhận Vận tải Ngoại Thương. Phân tích thực trạng kinh doanh VTĐPT tại Công ty Cổ phần Vận tải giao nhận Ngoại Thương , từ đó đưa ra giả pháp phát triển VTĐPT của Công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là dịch vụ vận tải đa phương thức, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là dịch vụ vận tải đa phương thức tại công ty vận tải ngoại thương và tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: bằng việc thu thập các thông tin qua sách báo, qua phương tiện truyền thông, tra cứu trên các trang web điện tử của các tổ chức, qua các báo cáo và dữ liệu nội bộ của công ty, từ đó đưa ra giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương 2 Luận văn được chia làm 3 phần: Chương I : Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức Chương II: Thực trạng dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam và Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức tại Công ty cổ phận giao nhận vận tải ngoại thương đến năm 2015 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 1.1Khái niệm và vai trò của vận tải đa phương thức quốc tế 1.1.1 Khái niệm Trên thế giới, vận tải đa phương thức (VTĐPT) không chỉ là một phương thức vận tải mới có. Quy trình chu chuyển này đã được áp dụng từ lâu. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của quá trình Container hoá, khái niệm về VTĐPT đến nay đã có nhiều thay đổi. Trước đây, những người chuyên chở tham gia thành từng chặng trong VTĐPT chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trên chặng đường mình thực hiện, còn ở các chặng khác anh ta chỉ là đại lý thay mặt cho chủ hàng hoá thuê tiếp phương tiện vận tải để thực hiện toàn bộ hành trình. Do vậy, khi tiến hành việc chuyên chở, người chủ hàng hoá phải ký nhiều hợp đồng vận tải khác nhau đồng thời được cung cấp nhiều loại chứng từ vận tải khác nhau ( hình thức vận tải này còn gọi là vận tải đứt đoạn- Segmenter Transport). Tuy nhiên, hình thức tổ chức vận tải trên đã có nhiều biến đổi, VTĐPT ra đời và được định nghĩa theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng VTĐPT quốc tế năm 1980 như sau: “Vận tải đa phương thức quốc tế là chuyên chở hàng hoá bằng ít nhất hai phương tiện vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, từ một địa điểm của một nước, nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận trách nhiệm về hàng hoá, đến một địa điểm được chỉ định để giao hàng ở một nước khác. Các công việc lấy hàng, giao hàng để thực hiện một hợp đồng vận tải đơn phương thức như đã được xác định trong hợp đồng đó, không được coi là vận tải đa phương thức quốc tế”. Trong khia đó, nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày ngày 4 19 tháng 10 năm 2009 quy định: “Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. Ngoài ra nghị định này cũng chia vận tải đa phương thức thành hai loại: “Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại. “Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, theo Công ước này, VTĐPT được thực hiện chỉ trên một cơ sở chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng để chở ở nước này đến một địa điểm giao hàng ở nước khác, và người này chính là người kinh doanh VTĐPT. Mặt khác, nếu trong một hành trình, dù hàng hoá cũng được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải nhưng lại sử dụng hai hay nhiều chứng từ và hai hay nhiều chế độ trách nhiệm của phương thức vận tải tương ứng thì đó sẽ không còn là VTĐPT nữa mà là vận tải đứt đoạn như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, trên thực tế, để đảm bảo cho việc kinh doanh được hiệu quả, chủ hàng vẫn có thể quyết định việc sử dụng phương thức vận tải nào dựa trên yêu cầu chuyên chở của từng loại hàng hoá. Chính hiệu quả mà phương thức vận tải đó mang lại mới là điều mà chủ hàng quan tâm. 1.1.2 Đặc điểm của VTĐPT : Từ định nghĩa về VTĐPT đã nêu ở trên, ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản khác biệt giữa VTĐPT với các phương thức vận tải truyền thống: - Trong VTĐPT, có ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau tham gia vận chuyển hàng hoá. 5 - Nơi nhận hàng và nơi giao hàng trong VTĐPT thường là ở những nước khác nhau. - Trong VTĐPT quốc tế hàng hoá thường được vận chuyển bằng những công cụ vận tải như Container, pallet, trailer - VTĐPT quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên một chứng từ đơn nhất, chứng từ đó có thể có những tên gọi khác nhau như: chứng từ vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Document), vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Bill of Lading) vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport Bill of Lading) hoặc (B/L for combined transport shipment of port to port shipment). - Trong hành trình VTĐPT chỉ có một người chịu trách nhiệm về hàng hoá trong một quá trình vận chuyển – MTO ( Multimodal Transport Operator, người kinh doanh VTĐPT ) – kể từ khi đã nhận hàng để chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận ở nơi đến, kể cả việc giao hàng chậm ở nơi đến. Như vậy, MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hoá theo một chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liability System) hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liability System) tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên. - Trong VTĐPT, MTO hành động như một người uỷ thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào VTĐPT. Như vậy, với những đặc điểm trên, VTĐPT đã dần dần phát triển và đáp ứng những nhu cầu của chủ hàng cũng như các nhà kinh doanh vận tải trong giai đoạn khoa học công nghệ vận tải phát triển như hiện nay. Một mặt, nó giúp chủ hàng chỉ cần thông qua một đại lý vận tải duy nhất mà vẫn có thể giao hàng tới tận tay người nhận trong một quá trình vận chuyển qua nhiều 6 chặng, như qua đường sông, đường biển, đường thuỷ, hàng không Nhờ vậy, mọi chi phí trong quá trình làm thủ tục cũng như các chi phí phụ thêm được giảm bớt một cách đáng kể, đồng thời hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể phát sinh. Mặt khác, đối với người kinh doanh vận tải đa phương thức, bằng việc kết hợp các phương thức vận tải lại, tổ chức lại thành một phương thức thống nhất, việc tổ chức vận chuyển trở nên đơn giản hơn, mọi thủ tục tiến hành khi làm việc với hải quan, với chủ hàng cũng không còn phức tạp như trước. Về mặt kinh doanh, người kinh doanh VTĐPT còn có thêm một phương thức vận chuyển mới để đáp ứng một cách nhanh chóng và thuận tiện trong hoạt động phục vụ khách hàng. 1.1.3 Vai trò của VTĐPT Không chỉ đối với các bên tham gia trong quá trình vận tải (người chủ hàng, người giao nhận, người vận chuyển) nói riêng và với xã hội nói chung, VTĐPT có một vai trò hết sức quan trọng bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Bằng cách tổng hợp các ưu điểm, lợi ích của việc chuyên chở hàng hoá bằng container, của việc gom hàng (Consolidation) và phương pháp chở suốt (Through Transport), vai trò của VTĐPT thể hiện rõ nét ở những điểm sau: - Tạo ra một đầu mối duy nhất trong việc vận chuyển từ cửa đến cửa (door to door). Người gửi hàng chỉ cần liên hệ với một người duy nhất là MTO trong mọi việc liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau, kể cả việc khiếu nại đòi bồi thường, mất mát, hư hỏng của hàng hoá. - Tăng nhanh thời gian giao hàng. Đạt được điều này do giảm được thời gian chuyển tải và thời gian hàng hoá lưu kho tại các nơi chuyển tải nhờ có kế hoạch phối hợp nhịp nhàng giữa các phương thức vận tải tạo thành một thao tác duy nhất (Single Operation). Trên nhiều tuyến đường VTĐPT, tổng thời gian vận tải được giảm đáng kể so với vận tải đơn phương thức. 7 [...]... THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG 2.1 Những đặc điểm của công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương có ảnh hưởng đến vận tải đa phương thức 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương Cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương - Vinatrans trước đó là chi nhánh của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại... Các công ty tập đoàn lớn trên thế giới cung cấp dịch vụ logistics& vận tải đa phương thức đều có hệ thống công ty con 100% sở hữu và công ty liên doanh, liên kết mà công ty có tỷ lệ sở hữu cao, thông qua đó các công ty này sẽ chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành và cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng cho khách hàng Các công ty trong nước cần phải từng bước thành lập công ty con và. .. triển vận tải đa phương thức đối với doanh nghiệp bao gồm phát triển vận tải đa phương thức theo chiều sâu và theo chiều rộng Phát triển Vận tải đa phương thức theo chiều sâu là phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí đầu vào Bên cạnh đó là các biện pháp khách hàng mới, nâng cao doanh thu, mở rộng kho bãi trong và ngoài nước, phát triển và hoàn thiện hệ thống đại. .. lượng dịch vụ mới… 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức của doanh nghiệp 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Cơ sở vật chất kho bãi Cơ sở vật chất và kho bãi là yếu tố rất quan trọng trong vận tải đa phương thức, để phát triển tốt dịch vụ này doanh nghiệp cần có hệ thống xe tải container, xe tải chở hàng rời và hàng siêu trường siêu trọng Hệ thống kho bãi tại các... bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ - Hình thức vận tải hàng không - đường bộ - đường sắt - đường biển (Air – Road – Rail – Sea ) - Hình thức hàng không - đường sắt - đường biển (Air – Rail – Sea ) - Hình thức vận tải đường bộ - đường biển - đường bộ (Road – Sea – Road ) Hình thức này tư ng tự với hình thức vận tải Rail – Road – Inland Waterway – Sea - Hình thức cầu lục địa (Land Bridge)... mạnh cho ngành vận tải biển ,và vận tải đa phương thức Xu hướng phát triển của VTĐPT Xu hướng sử dụng vận tải đa phương thức trong việc chuyên chở hàng hoá quốc tế là một xu thế đang thịnh hành trên thế giới Thêm vào đó sự hội nhập giao lưu hàng hóa quốc tế mạnh mẽ đạt ra yêu cầu cao đối với dich vụ vận tải đa phương thức quốc tế sao cho quá trình hoạt động diễn ra đơn giản và hiệu quả nhất Nhận biết... quốc tế để cho thị trường vận tải được thông suốt Việc liên kết các công ty vận tải lại giúp cho việc khai thác phương tiện vận tải đi về nhiều chiều trên các đại dương theo những tuyến đường phù hợp và ổn định thông qua các công ty vận tải hoặc trung tâm giao nhận - vận chuyển đặt ở một số nước Việc liên kết Vận tải đa phương thức giúp cho người kinh doanh Vận tải đa phương thức thâu tóm được tất cả mọi... dựng các trung tâm chuyển tải (SeaAri Hub) hiện đại về mặt kỹ thuật và trình độ quản lý Điều đó chỉ có thể thực hiện được ở các nước có nền công nghiệp phát triển Chính vì vậy, hiện nay Việt Nam vẫn chưa áp dụng được hình thức vận chuyển này do còn hạn chế về mặt kỹ thuật và khoa học công nghệ - Hình thức vận tải hàng không – vận tải ô tô (Air - Road) Trong hình thức vận tải này, người ta sử dụng ô... cấu mạng vận chuyển đa phương thức 1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật trong VTĐPT quốc tế 1.1.5.1 Các phương thức vận tải trong VTĐPT - Vận tải Container trong VTĐPT Có thể nói việc ra đời của vận tải Container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để liên kết các phương thức vận tải thành một thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trong Container Quá trình vận chuyển... hoặc vận đơn đa phương thức Các thủ tục hải quan và quá cảnh cũng được đơn giản hoá trên cơ sở các hiệp định, công ước quốc tế hoặc khu vực hai bên hay nhiều bên - VTĐPT tạo ra điều kiện tốt hơn để sử dụng các phương thức vận tải, công cụ xếp dỡ và cơ sở hạ tầng, tiếp nhận công nghệ vận tải mới và quản lý hiệu quả hơn hệ thống vận tải - Cải tiến dịch vụ khách hàng VTĐPT là dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, . nghiên cứu về vận tải đa phương thức như: Nâng cao hiệu quả vận tải đa phương thức tại Xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật – Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TW, Luận văn tốt nghiệp đại học. vụ vận tải đa phương thức Chương II: Thực trạng dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam và Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải đa. ty. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu: đối tư ng nghiên cứu là dịch vụ vận tải đa phương thức, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là dịch vụ vận tải đa phương thức tại công ty vận tải ngoại thương và tại

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bến Container

  • Xây dựng bến Container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức.

    • 4. Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức của chính phủ ngày 19/10/2009.

    • 5. Nghị định số: 89/2011/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức của chính phủ ngày 19/10/2009.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan