thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại công ty cổ phần cáp điện và hệ thống ls – vina

89 669 10
thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại công ty cổ phần cáp điện và hệ thống ls – vina

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hải Phòng, tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thành Trung ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể Quý thầy cô Trường Đại học Hải Phòng nói chung, khoa Đào tạo sau đại học nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh này. Tôi xin cảm ơn thầy giáo TS.Nguyễn Hữu Lai, người đã trực tiếp hướng dẫn rất nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Hải Phòng, khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện trong công việc giúp tôi có thể hoàn thành khóa học đúng hạn. Cảm ơn anh chị em trong Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA đã cung cấp số liệu cũng như tình hình thực tế của Công ty và đã hỗ trợ tôi hết mình. Với vốn kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện luận văn có hạn nên tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp, phê bình của quý thầy cô và mọi người để hoàn thiện thêm kiến thức và bài luận văn của mình sau đây. iii MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 [1]. Thanh Bình (2005), Gánh nặng đầu vào - nỗi lo của các doanh nghiệp, tạp chí Thông tin Tài chính, (số 12) 82 [2]. Bộ Tài Chính (2005), Yêu cầu khắt khe của chất lượng tăng trưởng, trang tin điệntử http://www.mof.gov.vn 82 [3]. Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA (2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 82 [4]. Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA (2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 82 [5]. Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 82 [6]. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông Tấn, Hà Nội 82 [7]. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 82 [8]. Lê Đăng Doanh (2005), bài dịch “Đánh giá của diễn đần kinh tế thế giới về 82 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Giải thích APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN CADIVI Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam EVERTOP Công ty TNHH công nghệ cao Ức Thái GDP Tổng sản phẩm quốc nội IEC Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế LS-VINA Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – Vina OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa TAYA Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện TAYA TRẦN PHÚ Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức thương mại quốc tế DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của LS-VINA giai đoạn 2011 – 2013 39 2.2 Tình hình lao động của LS-VINA giai đoạn 2011 - 2013 40 2.3 Doanh thu của LS-VINA phân theo sản phẩm giai đoạn 2011 – 2013 44 2.4 Cơ cấu doanh thu của LS-VINA phân theo khu vực thị 46 v trường 2.5 Doanh thu thị trường nội địa của LS-VINA chia theo khu vực địa lý 48 2.6 Doanh thu thị trường nội địa của LS-VINA chia theo nhóm khách hàng 49 2.7 Tình hình tài sản, nguồn vốn của LS-VINA giai đoạn 2011 – 2013 53 3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá các đối thủ cạnh tranh với LS- VINA trong năm 2013 62 3.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ dây và cáp điện trong cả nước và Miền Bắc giai đoạn 2014 – 2018 64 3.3 Một số công ty sản xuất và cung cấp dây và cáp điện tại thị trường Miền Bắc 65 3.4 Một số chính sách giá LS-VINA có thể áp dụng thời gian tới 71 3.5 Một số chỉ tiêu phát triển khu công nghiệp vùng duyên hải Miền Trung 80 DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Tran g 1.1 Hệ thống thị trường đơn giản 12 1.2 Hệ thống thị trường trong nền kinh tế thị trường 13 2.1 Cơ cấu tổ chức của LS-VINA 38 2.2 Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của LS-VINA giai đoạn 2011 – 2013 39 2.3 Thu nhập bình quân của người lao động tại LS-VINA giai đoạn 2011 – 2013 41 2.4 Giá trị tổng tài sản của LS-VINA qua các năm của giai đoạn 2011 – 2013 42 2.5 Giá trị nộp ngân sách nhà nước của LS-VINA giai đoạn 43 vi 2011 – 2013 2.6 Cơ cấu doanh thu của LS-VINA phân theo sản phẩm năm 2013 45 2.7 Doanh thu thị trường xuất khẩu và nội địa của LS-VINA giai đoạn 2011 – 2013 46 2.8 Tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 50 2.9 Lưu đồ kiểm soát chất lượng sản phẩm LS-VINA đang áp dụng 56 2.10 Kênh phân phối trực tiếp của LS-VINA 59 2.11 Kênh phân phối gián tiếp của LS-VINA 59 3.1 Mô hình 4P trong Marketing mix 69 3.2 Mục tiêu định giá giai đoạn 1 79 3.3 Mục tiêu định giá giai đoạn 2 79 3.4 Cơ cấu tổ chức Ban quản lý chiến lược 83 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế của khu vực cũng như nền kinh tế thế giới, có thể kể đến đầu tiên là khi Việt Nam trở thành viên của khu vực mậu dịch tự do AFTA, sau đó chúng ta khẳng định vị thế của mình trong OPEC và APEC, đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam không thể tách rời khỏi hoạt động thương mại quốc tế và nó cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của chúng ta có thể thâm nhập thị trường quốc tế để mở rộng thị trường cũng như nhằm thu hút nguồn ngoại tệ để phục vụ cho chính sự phát triển các doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, cũng như góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước nói chung. Tuy nhiên bên cạnh thị trường quốc tế thì thị trường nội địa cũng chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là đối với Việt Nam, vấn đề giữ vững và phát triển thị trường trong nước luôn là đòi hỏi bức thiết đặt ra. Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực (bình quân 15%-20%/năm), ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thông tin liên lạc, điện khí hóa nông thôn cũng như phục vụ cho các ngành khác trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước, còn lại là 30% nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy, dây và cáp điện Việt Nam cũng đang được xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân từ 30% - 45%/năm (tức từ 300 đến 385 triệu USD/năm). Được thành lập từ năm 1996, Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA là một trong những doanh nghiệp lớn tại khu vực miền Bắc cũng như ở Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm dây và cáp điện. Với ưu thế về tiềm lực tài chính công ty đã mạnh đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA là công ty con lớn nhất của công ty LS Cable & 2 System - Hàn Quốc đặt tại Việt Nam, những năm vừa qua, đơn vị chủ yếu tập trung hướng vào xuất khẩu, mở rộng thị trường tại một số nước Châu Á, Châu Mỹ như Singapore, Nhật Bản, Úc, Cuba… doanh thu hay số lượng khách hàng tại Việt Nam – thị trường đầy tiềm năng thì còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. Xuất phát từ thực tế này, bài luận văn hướng vào đề tài: “Thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – Vina”. 2. Lịch sử nghiên cứu: Tính đến nay, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung thị trường và phát triển thị trường của doanh nghiệp, cụ thể như: - Luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Que Hàn Điện Việt - Đức” Cao học Quản trị Kinh doanh Phạm Mạnh Hùng, tháng 7 năm 2011. Trong nội dung luận văn tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về thị trường và mở rộng thị trường, các tiêu chí phản ánh hiệu quả của công tác mở rộng thị trường trong doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận này, tác giả áp dụng vào thực tế tại Công ty Que hàn điện Việt – Đức thông qua các nội dung về kết quả tiêu thụ tại các khu vực thị trường, các giải pháp mở rộng thị trường công ty đã áp dụng… qua đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến các hạn chế cần khắc phục trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng thị trường cho Công ty Que hàn điện Việt – Đức trong thời gian tới. - Luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng đến năm 2015” cao học Quản trị Kinh doanh Trần Ngọc Trung, tháng 9 năm 2012. Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên dữ liệu sẵn có, thống kê và thu thập thêm thông tin thực tế tại công ty từ đó hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường, về mở rộng thị trường. Phân tích những nguyên nhân và thực tế những vấn đề phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng. Phân tích, lựa chọn các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ phù hợp với bối cảnh của công ty và môi trường trong tương lai. 3 - Luận văn thạc sĩ: “Các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty Thép Việt Nhật” Cao học quản trị kinh doanh trường Đại học Đà Nẵng, của tác giả Nguyễn Tôn Đại, tháng 12 năm 2007. Đề tài này cũng đi sâu tìm hiểu về lý thuyết về thị trường và phát triển thị trường nhưng không ở phạm vi chung mà gắn với thị trường sản phẩm thép xây dựng. Trên cơ sở lý thuyết đó, tác giả đi áp dụng thực tế vào trường hợp của Công ty Thép Việt Nhật, để tìm hiểu và có những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm và xây dựng giải pháp hoàn thiện những nhược điểm này. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học khác cũng có nội dung về vấn đề thị trường tiêu thụ trong doanh nghiệp, mỗi bài viết hay công trình nghiên cứu đều tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cụ thể và có tính đặc thù. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập ở trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về lý luận về thị trường và phát triển thị trường, chưa công trình nào đề cập một cách hệ thống về vấn đề phát triển thị trường nói chung và thị trường nội địa nói riêng trong lĩnh vực dây và cáp điện. Đặc biệt, tại Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA từ khi thành lập đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nội dung này. Do đó, đề tài “Thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – Vina” sẽ nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về hoạt động phát triển thị trường nội địa tại công ty trong giai đoạn 2011 – 2013. 3. Mục đích – Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu: * Mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện với các mục đích cơ bản sau: - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và phát triển thị trường của doanh nghiệp nói chung và của Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA nói riêng. - Nghiên cứu và phân tích thực trạng vấn đề thị trường và phát triển thị trường nội địa tại Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA trong giai đoạn 2011 – 2013. Chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm, những thành quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến vấn đề phát triển thị trường nội địa công ty. 4 - Đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA trong thời gian tới để không ngừng gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty. ** Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết về thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và thực trạng phát triển thị trường của Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA nói riêng. *** Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: hoạt động của Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA ở thị trường Việt Nam. + Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực trạng thị trường và phát triển thị trường của Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA trong giai đoạn 2011 – 2013. 4. Các luận điểm cơ bản và đóng góp của bài luận văn: - Về lý luận: đã hệ thống hóa một số lý thuyết liên quan đến thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Về thực tiễn: + Đề xuất những biện pháp có căn cứ lý thuyết và có giá trị thực tiễn để Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA phát triển thị trường nói chung và thị trường nội địa nói riêng, góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. + Bài luận văn là nguồn tư liệu tham khảo cho những người quan tâm hoặc làm công tác nghiên cứu về thị trường nói chung và thị trường dây và cáp điện Việt Nam nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các tài liệu thống kê lưu trữ tại Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA trong giai đoạn 2011 – 2013. Thu thập số liệu và thông tin qua các giáo trình kinh tế, thông tin trên mạng internet liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và tình hình phát triển trong lĩnh vực dây và cáp điện nói riêng. - Phương pháp thống kê: [...]... công ty giai đoạn 2011 – 2013 6 Bố cục luận văn: Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm - Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA - Chương 3: Hoàn thiện các biện pháp nhằm phát triển thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Cáp điện. .. cách khách quan về tình hình phát triển thị trường nội địa của công ty, thấy được những mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả của công ty trong hoạt động phát triển thị trường nội địa - Phương pháp phân tích kinh tế: Từ các số liệu thu thập được, dùng các chỉ tiêu kinh tế như khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận để đánh giá thực trạng phát triển thị trường nội địa của công. .. kết hợp cả hai nội dung: mở rộng về mặt địa lý và mở rộng theo đối tượng khách hàng 1.4.3 Chiến lược phát triển sản phẩm mới: Chiến lược phát triển sản phẩm mới là chiến lược phát triển sản phẩm mới tiêu thụ ở các thị trường hiện tại của công ty Sản phẩm mới có thể lựa chọn theo chiến lược này là sản phẩm mới cải tiến, sản phẩm mới hoàn toàn (do bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty thiết kế hoặc... điện và Hệ thống LS - VINA 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1 Khái quát về thị trường : 1.1.1 Khái niệm về thị trường: Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường Hiện nay có khá nhiều các cách tiếp cận khác nhau về thị. .. rộng hệ thống phân phối ) nhằm thu hẹp đoạn thị trường này Sau khi loại trừ được thị trường không tiêu dùng tương đối ta được thị trường hiện tại của sản phẩm đang xét Như vậy, thị trường của sản phẩm (hay nhóm sản phẩm) là tập hợp những người mua hiện tại và người mua tiềm năng có mong muốn mua một loại sản phẩm (hay nhóm sản phẩm) và có khả năng tài chính tham gia vào trao đổi để đạt được mong muốn của. .. thuộc vào nhu cầu của thị trường và từng hoạt động kinh doanh 1.3.1.4 Phân loại theo mối quan hệ với quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp: - Thị trường đầu vào: là thị trường liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường đầu vào bao gồm: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường hàng hoá dịch vụ Thông qua việc mô tả thị trường. .. dùng Thị trường là tấm gương để các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận biết được nhu cầu xã hội và để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình Thông qua đó, họ có thể điều kiển mọi hành vi của bản thân cho thích nghi được với thị trường 1.2 Thị trường của sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp: 1.2.1 Thị trường của sản phẩm (nhóm sản phẩm) : Sản phẩm ở đây được hiểu là một hay một nhóm sản. .. phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới hướng đến những khách hàng thị trường mới nhưng những sản phẩm mới này có sự liên hệ mật thiết với công nghệ sản xuất và hệ thống marketing hiện có của doanh nghiệp Thông thường những sản phẩm mới này có khả năng hỗ trợ cho những sản phẩm hiện tại, khi sản phẩm hiện tại bắt đầu bước vào thời kỳ bão hòa hoặc suy thoái Nói cách khác, những sản phẩm của doanh nghiệp... thiện sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nhằm ổn định thị trường Doanh nghiệp tạo được sự hợp lý giữa các tỷ phần thị trường Các thị trường cấp thấp có cơ cấu tương đồng thì tỷ trọng giảm đi để nhường cho các phẩn thị trường cấp cao có dung lượng lớn và nhu cầu cao - Sự gia tăng thị phần của doanh nghiệp: - Thị phần tuyệt đối là tỷ lệ phần doanh thu của. .. cứu), sản phẩm mới mô phỏng 28 Trong thực tế, chiến lược thực hiện sản phẩm mới cải tiến được hầu hết các công ty trên thế giới lựa chọn như là ưu tiên số một và là yếu tố được sử dụng để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường Một số phương thức phát triển sản phẩm mới chủ yếu: - Thứ nhất: phát triển một sản phẩm riêng biệt, có thể thực hiện thông qua các con đường: + Thay đổi tính năng của sản phẩm: . nào đề cập đến nội dung này. Do đó, đề tài Thực trạng và các biện pháp phát triển thị trường nội địa của sản phẩm dây và cáp điện tại Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – Vina sẽ nghiên. về thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA. - Chương 3: Hoàn thiện các biện. Cáp điện và Hệ thống LS – VINA ở thị trường Việt Nam. + Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực trạng thị trường và phát triển thị trường của Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS – VINA trong

Ngày đăng: 06/10/2014, 02:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • [1]. Thanh Bình (2005), Gánh nặng đầu vào - nỗi lo của các doanh nghiệp, tạp chí Thông tin Tài chính, (số 12).

  • [2]. Bộ Tài Chính (2005), Yêu cầu khắt khe của chất lượng tăng trưởng, trang tin điệntử http://www.mof.gov.vn.

  • [3]. Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA (2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • [4]. Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA (2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • [5]. Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • [6]. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông Tấn, Hà Nội.

  • [7]. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

  • [8]. Lê Đăng Doanh (2005), bài dịch “Đánh giá của diễn đần kinh tế thế giới về

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan