đánh giá tình hình kết quả hoạt động sxkd của công ty cổ phần vận tải và thương mại cpn việt nam năm 2009 và năm 2010

50 443 0
đánh giá tình hình kết quả hoạt động sxkd của công ty cổ phần vận tải và thương mại cpn việt nam  năm 2009 và năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHƯƠNG I TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN VẬN TẢI VÀ THƯƠN MẠI CPN VIỆT NAM I . Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên công ty : Công ty Cổ phần vận tải và thương mại CPN Việt Nam Địa chỉ trụ sở chính: Tòa nhà số 7 - đường Lê Hồng Phong - Q. Ngô Quyền - TP. Hải Phòng Điện thoại : 031 3520188 Fax : 031 3520600 Website: www.cpn.vn Địa chỉ chi nhánh 1: 203 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng Địa chỉ chi nhánh 2: 150 Quang Trung – Hồng Bàng – Hải Phòng Địa chỉ chi nhánh 3: 106 Phạm Ngũ Lão – Hải Dương Địa chỉ chi nhánh 4: Số 7 Trần Khánh Dư – Hà Nội Công ty cổ phần vận tải và thương mại CPN Việt Nam được thành lập theo quyết định số 0203000227 của sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải phòng ký ngày 03/06/2002 Từ năm 2002 đến nay công ty chuyên kinh doanh các thiết bị điện tử, linh kiện máy tính, phần mềm và trở thành nhà phân phối của rất nhiều hãng nổi tiếng như HP, IBM, ASUS, SAMSUNG, INTEL, SONY VAIO, TOSHIBA, ACER, EPSON, LG, WESTERN, TP-LINK, CANON. Trong 8 năm qua công ty đã không ngừng phát triển ngày càng lớn mạnh hơn về mọi lĩnh vực: nguồn nhân lực, nguồn vốn, thị phần, khả năng cạnh tranh. Cho đến nay công ty luôn tự hào về đường lối chính sách đã chọn sau 8 năm thành lập. Nó thể hiện ở tình hình doanh thu tăng lên không ngừng, tiềm lực ngày càng vững mạnh của công ty. II.Chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.Chức năng, nhiệm vụ - Nhập khẩu các thiết bị điện tử tin học, thiết kế và xây dựng phần mềm, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử tin học Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Sản xuất phần mềm kế toán, phần mềm quản lý, xây dựng Website, phần mềm điều khiển. - Sản xuất phần mềm ứng dụng và lắp ráp máy vi tính để bàn thương hiệu CPN - Lắp ráp máy tính mang thương hiệu CPN Computer. - Kinh doanh thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị điện tử tin học như máy tính, máy in, máy quét và các phụ kiện, linh kiện điện tử tin học. - Kinh doanh thiết bị điện công nghiệp, ôtô, xe máy, phụ tùng ôtô, xe máy, thiết bị dạy học - Là nhà phân phối của một số hãng nổi tiếng như: HP, IBM, ASUS, SAMSUNG, INTEL, SONY VAIO, TOSHIBA, ACER, EPSON, LG, WESTERN, TP-LINK, CANON - CPN đã kết hợp với các hãng lớn trong lĩnh vực CNTT chuyển giao công nghệ tới tay người tiêu dùng và thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên ngành về CNTT nhằm giới thiệu những sản phẩm mới, những công nghệ ứng dụng mới. 2.Phạm vi hoạt động - Địa bàn hoạt động chính của công ty là thành phố Hải Phòng. Hiện nay công ty đang mở rộng thêm thị trường ra các thành phố khác như Hà Nội, Hải Dương Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP III.Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, lao động 1.Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật STT Loại TSCĐ hữu hình Nguyên giá Hao mòn lũy kế I TSCĐ hữu hình 6.565.890.067 2.256.398.706 1 Nhà cửa vật kiến trúc - - 2 Máy móc, thiết bị 1.138.606.375 362.868.386 Máy móc phục vụ cho việc sửa chữa, lắp ráp máy tính 449.140.756 262.322.213 Thiết bị văn phòng 689.465.619 100.546.173 3 Phương tiện vận tải 5.410.452.015 1.870.074.066 Ô tô 5.410.452.015 1.870.074.066 4 TSCĐ hữu hình khác 16.831.677 23.456.254 II TSCĐ vô hình 57.890.560 5.098.450 Quyền sử dụng đất - - Quyền phát hành - - Bản quyền, bằng sáng chế 57.890.560 5.098.450 III TSCĐ thuê tài chính - - 2.Số lượng các thành phần lao động trực tiếp, gián tiếp, mặt bằng trình độ Đặc điểm: Hiện nay công ty có khoảng gần 200 nhân viên. Phần lớn nhân viên của công ty có trình độ chuyên môn cao, là đội ngũ nhân viên trẻ năng động, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm. Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Theo trình độ Phân theo trình độ Số lượng Tỷ lệ % - Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học 98 40 - Cán bộ có trình độ trung cấp 61 24,9 - Lao động có tay nghề 55 22,45 - Lao động phổ thông 31 12,65 Tổng cộng 245 100 Theo ngành nghề chuyên môn Phân theo ngành nghề chuyên môn Số lượng Tỷ lệ % Nhân viên Kĩ thuật lắp ráp, bảo hành 120 48,98 Nhân viên Thiết kế phần mềm 36 14,69 Nhân viên Kinh doanh – bán hàng – dự án 57 23,26 Nhân viên Marketing 12 4,9 Nhân viên kế toán 15 6,12 Ban Quản trị 5 2,04 Tổng cộng 245 100 IV.Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc Giám đốc kinh doanh Giám đốc kĩ thuật Các bộ phận chức năng: 1. Phòng kế toán 2. Phòng kế hoạch – nhập hàng 3. Phòng marketing 4. Phòng kinh doanh Kinh doanh bán lẻ Kinh doanh phân phối Kinh doanh dự án 5. Phòng kĩ thuật 6. Phòng nhân sự 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP a) Ban giám đốc a.1) Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, quản lý các vấn đề như sau: - Hoạch định các chiến lược phát triển công ty trong dài hạn. - Quyết định các vấn đề về hoạt động hàng ngày của công ty. - Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty và đề ra các chế độ phúc lợi cho nhân viên. - Đại diện cho công ty ký kết hợp đồng và các giấy tờ liên quan. - Đại diện cho công ty duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng và các đối tác khác. - Tạo dựng, duy trì và phát triển thương hiệu của công ty . - Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong công ty. a.2) Giám đốc Bao gồm 02 giám đốc: - Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về các công việc quản lý bán hàng, nhập khẩu, tài chính và hành chính. - Giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, lắp ráp. b) Các phòng ban b.1) Phòng Kế toán Lên kế hoạch tài chính dựa vào mục tiêu về doanh thu của công ty. Lên kế hoạch tài chính hàng tháng và hàng năm của công ty Lên kế hoạch tồn kho các sản phẩm của công ty. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Ban Giám đốc về các hoạt động tài chính của Công ty; Quản lý doanh thu, chiết khấu chi phí, cảnh báo việc luân chuyển tiền tệ. Tham gia thẩm định các phương án kinh doanh; Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành; b.2) Phòng Kế hoạch nhập hàng Tìm kiếm những nhà cung cấp mới phù hợp với những đòi hỏi của công ty nếu cần thiết Liên hệ nhà cung cấp để hỏi hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng và các công việc liên quan khác. Giữ vững và duy trì mối quan hệ với những nhà cung cấp của công ty để thỏa thuận được những chính sách tốt nhất từ phía họ và sự ủng hộ nhiệt tình của họ trong trường hợp có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đàm phán phương thức thanh toán, bảo hiểm và phương tiện vận chuyển phù hợp tùy thuộc vào điều kiện của hợp đồng. b.3) Phòng Marketing Xây dựng chiến lược và các hoạt động marketing cụ thể cho từng thương hiệu. Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các mục tiêu – chính sách của Công ty đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị; Phối hợp với bộ phận kinh doanh trong việc sang tạo và phát triển các vật phẩm quảng cáo tại cửa hiệu, các chương trình khuyến mại Sáng tạo các hình thức Marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu Phối hợp với các bộ phận kinh doanh để theo dõi hiện trạng từng nhãn hiệu của công ty. Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty. Đảm bảo mục tiêu của Marketing luôn gắn liền với Kinh doanh. b.4) Phòng Kinh doanh Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện. Giới thiệu và thực hiện việc bán các sản phẩm của công ty trên thị trường Việt Nam. Duy trì hệ thống khách hàng hiện tại và mở rộng sang các hệ thống khách hàng khác. Cập nhật các thông tin về sản phẩm và khách hàng cần thiết. Chịu trách nhiệm hoàn thành doanh thu được giao; Tham mưu cho Ban Giám đốc về chính sách cho các nhân sự làm bán thời gian về tỷ lệ % hoa hồng; Tiếp nhận các quan hệ và khách hàng do các thành viên khác của Công ty giới thiệu để xúc tiến các hoạt động kinh doanh của Công ty; b.5) Phòng Nhân sự Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty. Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty; Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty, Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo. Nghiên cứu soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện. Tham mưu đề xuất cho Ban giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức – Hành chính – Nhân sự. Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP b.6) Phòng Kĩ thuật Xây dựng các dịch vụ kỹ thuật phù hợp định hướng của công ty. Thỏa mãn các yêu cẩu của khách hàng bằng những giải pháp kỹ thuật tốt nhất Tổ chức những khóa học để cải tiến những kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật và giao tiếp. Cập nhật các thông tin về sản phẩm và công nghệ mới đối với công ty. Hỗ trợ khách hàng, nhà cung cấp, các chi nhánh và các bộ phận khác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, sản phẩm Lắp ráp máy tính mang thương hiệu CPN Computer. V Những khó khăn, thuận lợi và định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp 1. Khó khăn Ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ở thị trường Hải Phòng nói riêng và thị trường Miền Bắc nói chung có rất nhiều công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin như công ty Hoàng Cường, Trần Ly . Vì vậy, công ty CPN phải chịu nhiều sự cạnh tranh. Nhiều mặt hàng của công ty có giá trị rất lớn không phải ai cũng có thể mua được. 2. Thuận lợi Công ty đang duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức rất cao và vững chắc trên mọi mặt, đã đạt được niềm tin với người tiêu dùng, đạt được một thị phần lớn tại Hải Phòng và một số tỉnh phía Bắc Công ty có được đội ngũ nhân viên trẻ, sáng tạo, năng động, trình độ chuyên môn cao và được sự hậu thuẫn của các hãng lớn về công nghệ thông tin. Gắn liền với sự hoạt động và phát triển của CPN là những sự kiện và chính sách kinh doanh mang tính đột phá tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị như máy vi tính như chính sách kinh doanh "mang giá bán buôn đến tận tay người tiêu dùng", chính sách bảo hành đổi mới 1 đổi 1 trong vòng 1 tháng & bảo hành trong cả trường hợp IC bị cháy nổ, chính sách giao hàng đến tận nhà miễn phí. 3. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức ngày càng cao và vững chắc về mọi mặt. Ngày càng đạt được sự tin tưởng của người tiêu dùng, đồng thời mở rộng được thị trường. Chiến lược Marketing Phân loại khách hàng, đưa ra chiến lược bán hàng cụ thể, thực hiện chiến lược giá linh hoạt, hợp lý và phù hợp với giá trên thị trường. Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng; giữ vững chế độ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng; tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao hàng. Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. Thường xuyên xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh: Trên bước đường phát triển CPN không chỉ mở rộng hệ thống bán buôn mà còn xây dựng hệ thống bán lẻ cho người tiêu dùng một cách chuyên nghiệp. Mở rộng thị trường không chỉ riêng ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội mà còn mở rộng ra các tỉnh phía Bắc. Chiến lược về tài chính: Duy trì một cơ cấu tài chính lành mạnh và phù hợp là yếu tố quan trọng để giảm rủi ro tài chính cho Công ty cũng như đảm bảo được đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp. Công ty đang dần tiếp cận và tìm cách thức huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm như huy động từ các cán bộ công nhân viên, vay ngân hàng hoặc huy động qua thị trường chứng khoán. Chiến lược về nhân lực: • Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng. • Đẩy mạnh đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực. • Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ ngoài. VI. Tìm hiểu công tác kế toán của doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán của công ty gồm: Kế toán trưởng Kế toán công nợ phải thu Kế toán công nợ phải trả Kế toán thuế Kế toán chiết khấu Thủ quỹ Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 Kế toán trưởng Kế toán thuế Kế toán công nợ phải trả Kế toán công nợ phải thu Kế toán vật tư, hàng hóa Thủ quỹ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1. Chức năng– Nhiệm vụ - Quyền hạn của Kế toán trưởng: • Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với việc sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại và phát triển của Công ty; • Tổ chức ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; • Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ. Đề xuất xử lý các khoản hao hụt, mất mát, hư hỏng (nếu có); • Xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định; • Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan; 2 Chức năng – Nhiệm vụ - Quyền hạn của Kế toán công nợ phải thu • Hạch toán chi tiết các khoản công nợ phải thu cho từng đối tượng và chi tiết cho từng lần thanh toán • Cập nhật, theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản công nợ phải thu đến hạn, ngắn hạn để thu hồi công nợ kịp thời, giảm thiểu tối đa tình trạng bị chiếm dụng vốn của công ty. • Lưu giữ toàn bộ các chứng từ, hợp đồng mua, bán, chứng từ chấp nhận và cam kết thanh toán của khách hàng. • Tổ chức theo dõi, cập nhật, thống kê và phân loại từng loại công nợ phải thu chấp hành đúng kỷ luật và chế độ thanh toán. • Lưu giữ và chịu trách nhiệm bảo mật các tài liệu, số liệu trong phạm vi công việc được phân công 3 Chức năng – Nhiệm vụ - Quyền hạn của Kế toán công nợ phải trả • Tiếp nhận chứng từ mua hàng hoá dịch vụ, kiểm tra, ghi nhận công nợ phải trả trong và ngoài nước. • Tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện của các hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ. • Cân đối dòng tiền, lập kế hoạch chi, thực hiện thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp trong và ngoài nước theo thời hạn nợ. • Theo dõi, đối chiếu công nợ với nhà cung cấp. • Kê khai thuế GTGT đầu vào. • Thực hiện các báo cáo theo quy định. Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 4 Chức năng – Nhiệm vụ - Quyền hạn của Thủ quỹ: • Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu do phòng phát hành theo qui định; • Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền. Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ; • Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu; • Được từ chối các yêu cầu chi tiền, khi không có chứng từ hợp lệ; • Bảo quản và sử dụng đúng mục đích các mã số két, mã số điện, điện tử của Công ty; • Đề xuất các ý kiến, sáng kiến về chuyên môn có lợi cho công tác quản lý tiền mặt; 5 Chức năng – Nhiệm vụ - Quyền hạn của Kế toán viên thuế: • Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh; • Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở, đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu; • Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Công ty, phân loại;theo thuế suất, lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ; • Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh; • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh; Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở); 6 Chức năng – Nhiệm vụ - Quyền hạn của Kế toán vật tư, hàng hoá : • Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư hàng hoá. • Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có, tình hình luôn chuyển vật tư, hàng hoá. PHẦN II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI CPN VIỆT NAM NĂM 2009 VÀ NĂM 2010 I. Đánh giá chung tình hình hoạt động SXKD của công ty thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 [...]... cổ đông về tình hình kinh doanh của công ty Qua đó ban quản lý công ty có thể thuyết phục các cổ đông huy động thêm vốn để mở rộng quy mô cũng như mạng lưới bán hàng của công ty trong những năm tới PHẦN III TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY CP TM VÀ VẬN TẢI CPN VIỆT NAM NĂM 2010 I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ 1.Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ... 2.2 Phân tích a, Đánh giá chung Thông qua bảng đánh giá tình hình tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần TM và Vận Tải CPN Việt Nam, ta thấy các chỉ tiêu năm 2010 so với năm 2009 đều tăng cao Điển hình là chỉ tiêu tiền lương bình quân tăng thấp nhất cũng đạt 108,20% tương ứng tăng 320.200đ Nguyên nhân chủ yếu do năm 2010 công ty mở rộng quy mô sản xuất cả về vốn và lao động và việc đầu tư... thiết đối với các nhà quản lý công ty mà nó còn được các cổ đông của công ty hết sức quan tâm 2 Phân tích 2.1 Lập bảng phân tích 2.2 Phân tích Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: *Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong năm 2010 là 548.962.135.492 (đ), tăng so với năm 2009 là 154.463.838.894... phí hoạt động tài chính: Chi phí tài chính của công ty năm 2010 là 515.698.742 (đ) tăng so với năm 2009 là 94.693.084 đồng tương ứng tăng 22,5% Đây là một biểu hiện không tốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty do phần lớn chi phí tài chính của công ty là chi phí trả lãi hàng kỳ cho ngân hàng - Nguyên nhân dẫn đến chi phí tài chính của công ty tăng mạnh trong năm 2010: + Trong năm 2010 công ty. .. nhuận cao Như vậy ,tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2010 là hiệu quả Qua đó ta cũng đánh giá được xu hướng phát triển của công ty trong năm là rất khả quan b Phân tích chi tiết: * Chỉ tiêu kinh doanh dịch vụ vận tải: Qua bảng ta thấy giá trị chỉ tiêu kinh doanh dịch vụ vận tải năm 2010 là 54.006.917.732đ, năm 2009 là 40.654.111.122đ Như vậy, sản lượng năm 2010 so năm 2009 tăng tuyệt... thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 154.405.652.155 đồng + Giá vốn hàng bán của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 152.535.081.679 đồng Tuy giá vốn hàng bán tăng khá cao nhưng tốc đô tăng doanh thu thuần của công ty năm 2010 tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán Vì vậy lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn năm 2009 - Biện pháp:... ngừng phát huy ngành nghề truyền thống của mình vì đây là thế mạnh của công ty + Mở rộng các ngành nghề kinh doanh mới II Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 và năm 2010 1 Mục đích Sinh viên: Trần Thị Dương Lớp: QKT48 – ĐH1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mối quan tâm của các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp Đặc biệt đây... thấy các khoản phải nộp khác của công ty năm 2010 là 700.000 đồng, và năm 2009 là 200.000 đồng Như vậy, công ty phải nộp năm 2010 đã tăng so với năm 2009 tuyệt đối là 500.000 đồng, tăng tương đối là 250%, và đạt 350% Đây là chỉ tiêu thể hiện được mức lương của cán bộ công nhân viên, công ty làm ăn phát triển nên lương của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng, làm cho phần trích BHXH đã tăng Sự... công ty trong hai năm 2009 và 2010 đều là âm, năm 2009 là (4.191.123.385) (đ) và năm 2010 là (4.632.501.765) (đ) Năm 2010, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh còn giảm so với năm 2009 là 441.378.380 (đ) - Nguyên nhân : + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là âm là do chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp quá lớn, trong khi đó lợi nhuận gộp và doanh... nhanh và coi đó là hoạt động kinh doanh chính và là thế mạnh của công ty nên nó không ngừng được đầu tư và mở rộng Trong năm 2010 giá trị của hoạt động này chiếm tới 25,49% trong tổng số giá trị sản xuất - Ngoài ra trong những năm gần đây công ty còn đầu tư vào các dịch vụ kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hóa và hành khách trên hai tuyến giao thông thủy và bộ trong nội địa Nhận thấy nhu cầu về vận . II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI CPN VIỆT NAM NĂM 2009 VÀ NĂM 2010 I. Đánh giá chung tình hình hoạt động SXKD của công ty thông qua một số. I TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN VẬN TẢI VÀ THƯƠN MẠI CPN VIỆT NAM I . Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên công ty : Công ty Cổ phần vận tải và thương mại CPN Việt Nam Địa chỉ trụ. Phân tích a, Đánh giá chung Thông qua bảng đánh giá tình hình tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần TM và Vận Tải CPN Việt Nam, ta thấy các chỉ tiêu năm 2010 so với năm 2009 đều tăng

Ngày đăng: 06/10/2014, 00:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan