bài tập lớn máy thu phát jss 800

74 1.3K 8
bài tập lớn máy thu phát jss 800

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới thông tin , vấn đề giao tiếp giữa con người với con người hay giữa các cơ quan ngày trở nên thuận lợi hơn và hoàn hảo hơn nhờ vào các hệ thống thông tin vô tuyến điện đa dạng. Các phương tiện này thực sự cực kỳ hữu ích vì nó có khả năng nối liền mọi nơi trên thế giới để vượt qua khái niệm về không gian và thời gian . Nó được ứng dụng rất nhiều như truyền phát các thông tin quãng bá , phục vụ các thông tin liên lạc và nhiều lĩnh vực thông tin khác . Đặc biệt ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nghành hàng hải thì các thiết bị vô tuyến điện mang tính chất đặc biệt quan trọng có thể nói là mang tính chất sống còn. Các thiết bị vô tuyến điện được sử dụng trên các tàu thuyền nhằm phục vụ cho mục đích an toàn và cứu nạn hàng hải và nhiều thông tin liên lạc khác . Nó mang lại cho con người cảm giác an toàn hơn khi hành trình trên biển . Vì những lợi ích lớn lao đó nên nó đã được tổ chức hàng hải quấc tế quy định về các trang thiết bị trên tàu khi khai thác trên biển. Đối với Việt Nam, các hệ thống thông tin phát triển mạnh mẽ vào những năm gần đây. Là một nước phát triển mạnh về nghành hàng hải nên các thiết bị vô tuyến điện hàng hải là sự bắt buộc và không còn xa lạ với nghành đi biển chúng ta. Để hiểu rõ hơn về tính hữu ích của các thiết bị vô tuyến điện em xin đi sâu phân tích một lĩnh vực nhỏ trong hệ thống thông tin vô tuyến điện hàng hải với đề tài: “ PHÂN TÍCH VỀ MÁY PHÁT MF/HF JSS-800. ĐI SÂU PHÂN TÍCH BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT VÀ PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG ANTEN TRONG JSS-800”. Phần nội dung của đề tài được phân bố như sau : Chương 1: Tổng quan về máy phát vô tuyến điện Chương 2: Phân tích về máy phát MF/HF JSS-800 Chương 3: Phân tích về tầng khuếch đại công suất và phối hợp trở kháng anten trong JSS-800 Ngoài ra còn có phần phụ lục để bổ sung nội dung cho một số vấn đề cần làm sáng tỏ trong nội dung của đề tài. 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN 1.1 . KHÁI NIỆM VỀ MÁY PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN 1.1.1 . Khái niệm . Một hệ thống thông tin vô tuyến điện bao gồm thiết bị phát, thiết bị thu và môi trường truyền sóng. Trong đó thiết bị phát là một yếu tố quan trọng trong hệ thống thông tin. Ta sẽ nghiên cứu tổng quát chung vầ máy phát vô tuyến điện. Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan về máy phát vô tuyến điện. - Máy phát vô tuyến điện là thiết bị phát đi tin tức dưới dạng sóng cao tần đưa vào anten để bức xạ ra không gian tự do dưới dạng sóng điện từ để truyền thông tin đi xa. - Trong đó tín hiệu cao tần ( sóng mang ) làm nhiệm vụ chuyển tải thông tin cần phát tới điểm thu . Thông tin này được gắn với sóng mang bằng một phương phát điều chế thích hợp. - Máy phát phát đi với công suất đủ lớn và sử đụng sự điều chế chính xác để có thể mang thông tin tới máy thu mà ít sai lỗi. Ngoài ra, các tần số hoạt động của máy phát được chọn căn cứ vào các kênh và vùng phủ sóng theo quy định của hiệp hội thông tin quấc tế. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ. 2 Máy phát vô tuyến điện Máy thu vô tuyến điện Môi trường truyền Những hoạt động chung của thiết bị bao gồm : thực hiện các cuộc thu phát các bức điện mang thông tin cấp cứu , an toàn và các thông tin thông thường . Thiết bị có khả năng phát các tín hiệu cấp cứu trên tần số 2182KHz . Ngoài ra thiết bị còn có thể phát những thông tin thông thường bằng vô tuyến điện thoại hoặc truyền chữ băng hẹp trên dãi MF/HF . Các cuộc gọi khẩn cấp , cấp cứu có thể phát đi bằng các ấn phím Distress . JSS- 800 cũng có thể được bố trí để trực canh tự động đối với các cuộc gọi cấp cứu từ các tàu hoặc từ các đài bợ bằng DSC trên tần số 2187.5KHz. Thiết bị có thể đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của tổ chức GMDSS , nên được trang bị đầy đủ trên các đội tàu. 1.1.3 . phân loại máy phát vô tuyến điện. Ta có nhiều cách để phân loại máy phát tùi theo mục đích sử dụng , theo tần số ,công suất ra, hay theo phương pháp điều chế tin . Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng cho từng lĩnh vực sử dụng . Do vậy ta có thể căn cứ vào các yêu cầu để đưa ra phương pháp phân loại tối ưu nhất. 1.1.3.1. Phân loại theo nhóm công tác .  . Nhóm công tác liên tục: Sóng cao tần luôn được bức xạ ra không gian tự do ( kể cả tín hiệu không có tin tức) nên hiệu suất thấp.  . Nhóm công tác không liên tục dạng mạch xung: Sóng cao tần bức xạ ra không gian tự do theo dạng xung như: radar… U U 1.1.3.2. Phân loại theo tần số. Tùy thuộc vào tần số của máy phát đang hoạt động, ta có thể phân biệt máy phát theo các dải tần số sau : - Dải tần số sử dụng trong phát thanh 30 – 300 KHz Đài phát sóng dài 3 300 – 3000 KHz Đài phát sóng trung 3 – 30 MHz Đài phát sóng ngắn - Dải tần số sử dụng trong phát hình. 30 – 300 MHz Đài phát sóng met 300 – 3000 MHz Đài phát sóng dm - Dải tần số sử dụng trong thông tin viba và radar 3 – 30 GHz Đài phát sóng cm 30 – 300 GHz Đài phát sóng mm 1.1.3.3. Phân loại theo công suất ra Máy phát công suất cực lớn ( công suất phát lớn hơn 1000KW ) Máy phát cỡ lớn ( có công suất phát 1KW < P ra <1000KW ) Máy phát cỡ trung bình ( có công suất phát 100W đến 1KW ) Máy phát cỡ nhỏ ( có công suất phát nhỏ hơn 100W ) 1.1.3.4. Phân loại theo phương pháp điều chế. Ta có thể phân loại máy phát theo các phương thức điều chế tin tức với sóng mang Máy phát điều biên ( AM ) Máy phát đơn biên ( SSB ) Máy phát điều tần ( FM ) và máy phát điều tần âm thanh nổi ( FM stereo ) Máy phát điều xung ( PM ) Ngoài ra còn có máy phát thanh và phát hình số 1.1.4. các tham số kỹ thuật. Để đánh giá khả năng làm việc của máy có đạt yêu cầu hay không ta phải thông qua các tham số kỹ thuật của máy phát để đưa ra các yêu cầu cần thiết.  Tham số về điện + Tham số về công suất : Công suất của thiết bị phát xạ phải được đảm bảo để đạt được yêu cầu về cự ly thông tin phát. + Hiệu suất : hiệu suất được tính bằng công thức η = 0 i P P (1.1) p i : Công suất có ích p o : Công suất tiêu thụ Với các thiết bị phát thông thường η = 4 ÷ 7 % Với thiết bị phát xung η = 40 % 4 + Dải tần công tác : Là dải tần số mà máy phát có thể làm việc được . Nói lên khả năng làm việc của thiết bị ở những đoạn tần số công tác khác nhau. Tùy theo loại thiết bị phát mà có thể hoạt động trên một dải tần hoặc nhiều dải tần công tác. + Chế độ công tác : Nói lên phương phát điều chế tin tức và sóng mang của thiết bị phát. + Độ ổn định tần số : độ ổn định tần số được tính bằng công thức Δf / f . Trong đó Δf là độ sai lệch tần số. Máy phát phải đảm bảo Δf / f ≤ 10 -6 ÷ 10 -2 + Nguồn cung cấp : Phải đảm bảo cung cấp cho máy phát công suất tiêu thụ theo yêu cầu. Yêu cầu đối với nguồn cung cấp ( 220V AC, 110V AC ) Đối với tần số của nguồn xoay chiều ( 50 – 60 Hz )  Tham số về cơ : Kích thước và trọng lượng Nói lên khả năng chịu đựng của máy phát về chấn động cơ học, nhiệt độ, độ ẩm. Các hệ thống cơ khí phải đảm bảo chính xác, an toàn và có độ tin cậy cao. 1.2 : SƠ DỒ KHỐI MÁY PHÁT. * Sơ đồ khối : Hinh 1.1 Sơ đồ khối của máy phát vô tuyến điện Tạo tần số phát ( f o ) Khuếch đại đệm Tin tức Khuếch đại tin tức Điều chế Khuếch đại công suất Mạch ghép anten 5 Thông qua sơ đồ khối của máy phát ta có thể hiểu được nguyên lý hoạt động của máy phát vô tuyến điện. Chức năng của từng khối như sau: + Khối tạo tần số phát : Có nhiệm vụ tạo ra dao động cao tần ( sóng mang ) có biên độ và tần số ổn định, có tầm biến đổi tần số rộng. Ta có thể sử dụng mạch LC kết hợp với mạch tự động điều chỉnh tần số (AGC) hoặc yêu cầu mạch dao động có tần số ổn định cao dùng các biện pháp thông thường như ổn định nguồn cung cấp, ổn định tải…vẩn không đảm bảo được ổn định tần số theo yêu cầu thì phải sử dụng thạch anh để ổn định tần số. + Khối khuếch đại đệm : Có thể dùng để nhân tần hoặc khuếch đại dao động cao tần đến mức cần thiết để kích thích tầng khuếch đại công suất làm việc. nó có nhiệm vụ đệm, làm giảm ảnh hưởng của các tầng sau đến độ ổn định tần số của khối tạo tần số phát. Do vậy khối tiền khuếch đại có thể có nhiều tầng như : tầng đệm, tầng nhân tần, tầng tiền khuếch đại công suất cao tần. + Khối điều chế : Có nhiệm vụ trộn tín hiệu tin tức với sóng mang cao tần để tạo ra tín hiệu vô tuyến điện bức xạ ra không gian. Tùy theo yêu cầu mà có các phương pháp điều chế khác nhau như phải đảm bảo độ sâu điều chế. + Khối khuếch đại công suất: Có nhiệm vụ khuếch đại biên độ và công suất đủ lớn để đưa ra anten theo yêu cầu công suất P ra của máy phát. Yêu cầu tạo ra công suất đủ lớn, hiệu suất cao và không sinh hài. Công suất ra yêu cầu càng lớn thì số tầng khuếch đại công suất cao tần càng nhiều. + Khối tiền khuếch đại công suất : hoạt động tương tự như khối khuếch đại công suất . Khối tiền khuếch đại công suất có nhiệm vụ chủ yếu làm tăng hệ số khuếch đại + Mạch ra anten: Có nhiệm vụ phối hợp trở kháng giữa tầng khuếch đại công suất cao tần cuối cùng với anten để có công suất ra tối ưu nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn chức năng của từng khối ta sẽ đi sâu vào nghiêm cứu các khối có tính chất quyết định tới tần số phát, công suất ra của máy phát và hiệu suất suất máy phát. Đây là những tham số quan trọng, nó quyết định khả năng làm việc tối ưu của máy phát. 1.2.1. Các phương pháp điều chế tín hiệu trong máy phát : 1.2.1.1. Điều chế tương tự :  . khái niệm : Điều chế là quá trình trộn tin tức cần phát vào sóng mang cao tần để truyền tin đi xa. 6 Người ta phân biệt theo hai loại điều chế: điều chế biên độ và điều chế góc, trong đó điều chế góc bao gồm điều tần và điều pha. Khi tải tin là tín hiệu xung thì chúng ta có điều chế số.  . Phân loại : Trong điều chế tương tự được phân ra làm các loại : - Điều biên (hay điều chế biên độ): là quá trình làm cho biên độ sóng mang biến thiên theo tin tức. - Điều tần (điều chế tần số ): là quá trình làm cho tần số sóng mang cao tần biến thiên theo tin tức. - Điều pha : là quá trình làm cho pha của sóng mang cao tần biến thiên theo tin tức 1.2.1.2. Điều chế biên độ :  Phổ của tín hiệu điều biên Giả thiết tin tức u s và tải tin u t đều là dao động điều hòa và tần số tin tức biến thiên từ ω smin đến ω smax ta có : u s = U s cos ω s t u t = U t cos ω t t và ω t >> ω s Do đó tín hiệu điều biên sẽ là : u AM = (U t + U s cosω t t ).cosω t t = U t (1 + m cosω t t ) cosω t t (1.2) Hệ số điều chế m phải thỏa mãn điều kiện m < 1 hoặc m = 1 . Khi m >1 thì mạch có hiện tượng quá điều chế và tín hiệu bị méo trầm trọng. Theo biến đổi lượng giác đối với biểu thức (1.1) sẽ nhận được công thức sau: u AM = U t cosω t t + 2 m U t cos(ω t + ω s )t + 2 m U t cos(ω t - ω s )t (1.3 )  Điều chế đơn biên : 7 Điều biên S(t) = .cosΩt S(t) = .cosΩt i đ/c = I 0 (1 + m.cosΩt)cosΩt Trong máy phát đầy đủ sóng mang thì 3/4 năng lượng sẻ được dùng để truyền tải sóng mang. Việc truyền đi một bên biên tần hoặc cả hai bên biên tần sẻ giải quyết vấn đề tiết kiệm năng lượng vì tín hiệu tin tức ở hai biên tần là như nhau. Có thể thực hiện điều chế đơn biên bằng các phương pháp lọc, quay pha hoặc lọc quay pha kết hợp và phương pháp điều chế cân bằng , Thực tế thường dùng điều chế cân bằng dùng diode. Việc này sẽ cắt bỏ được sóng mang một trong hai biên tần. Điều chế đơn biên mang ý nghĩa thực tế lớn. Điều chế đơn biên tuy tốn kém nhưng lại mang nhiều ưu điểm quan trọng khác so với điều biên thông thường. - Độ rộng dãi tần giảm một nửa. - Công suất phát xạ yêu cầu thấp hơn với cùng cự ly thông tin. - Tạp âm đầu thu giảm do dải tần của tín hiệu hẹp hơn. Do những ưu điểm đó mà điều chế đơn biên ngày càng được dùng nhiều trong thông tin nói chung ( ở dãi sóng ngắn và sóng trung ) và thông tin quân sự nói riêng. • Phương pháp lọc: Từ phân tích phổ tín hiệu điều biên . Muốn có tín hiệu đơn biên ta chỉ cần lọc bỏ bớt một dãi biên tần nhưng trong thực tế để làm được như vậy là rất khó. Do đó, trong phương pháp lọc người ta dùng một bộ biến đổi tần số trung gian để có thể hạ thấp yêu cầu đối với bộ lọc. • Điều chế đơn biên theo phương pháp quay pha. Nguyên tắc tạo tín hiệu đơn biên bằng phương pháp quay pha thông qua nguyên lý như sau: tín hiệu điều chế tải tin thông qua mạch quay pha, được đưa đến bộ điều chế cân bằng lệch pha 180 0 còn biên tần dưới đồng pha. Nếu lấy hiệu của điện áp ra trên hai bộ điều chế ta nhận được biên tần trên. Ngược lại nếu lấy tổng các điện áp ta sẽ nhận được biên tần dưới. Điều đó được chứng minh bởi công thức toán học sau . Giải thiết tín hiệu vào của bộ điều chế cân bằng lệch pha nhau 90 0 , nên biểu thức tín hiệu ra u CB1 = U CB cosω s tcosω t t = 2 1 U CB [cos(ω t + ω s )t + cos(ω t - ω s )t ] u CB2 = U CB sinω s sinω t t = 2 1 U CB [- cos(ω t + ω s )t + cos(ω t - ω s )t ] Suy ra : u db = u CB1 – u CB2 = U CB cos(ω t - ω s )t (1.4) 8 Trong phương pháp này yêu cầu hai bộ điều chế cân bằng phải hoàn toàn giống nhau, có điện áp giống nhau và góc quay pha phải chính xác. Đây là một điều hết sức khó khăn. 1.2.1.3. Điều chế tần số : Các phương pháp điều tần: - Điều tần trực tiếp. Khi điều tần trực tiếp, tần số dao động riêng của mạch tạo dao động được điều khiển theo tín hiệu điều chế. Mạch điều tần trực tiếp thường dùng các linh kiện như Transistor điện kháng, diode biến dung…mắc vào khung dao động. Khi điện kháng của các linh kiện biến thiên thì tần số cộng hưởng cũng biến thiên. Nhưng điều tần trực tiếp có nhược điểm là độ ổn định tần số trung tâm thấp, vì không thể dùng mạch thạch anh thay cho mạch cộng hưởng trong bộ tạo dao động trực tiếp được. Do đó, để đạt được ổn định tần số trung tâm cao, trong mạch điều tần trực tiếp phải dùng mạch tự dao động điều chỉnh tần số. - Điều tần gián tiếp. Giữa tần số và góc pha của dao động có mối quan hệ như công thức (1.5), nên ta có thể chuyển đổi sự biến thiên tần số thành biến thiên về pha và ngược lại. ω = dt d ψ (1.5) Do đó điều tần gián tiếp được thực hiện thông qua điều pha. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa điều tần và điều pha là lượng di tần . 1.2.2. Bộ tạo tín hiệu SSB. Tín hiệu AF ( tín hiệu âm thanh ) đưa vào được biến đổi thành tín hiệu SSB và nhờ sóng mang dưa tới bộ tổng hợp tần số. - Bộ tạo tín hiệu SSB gồm các mạch : OSC Tích Phân Điều Pha U điều tần 9 Mạch khuếch đại tín hiệu âm tần đã được điều chế: mạch này khuếch đại biên độ nhờ các transistor, luôn giữ mức tín hiệu lớn nhất so với mức quy định - Bộ chuyển mạch tín hiệu đã được điều chế âm tần : Bộ này có nhiệm vụ lựa chọn các tín hiệu tùy theo chế độ phát xạ - Ngoài ra còn có các mạch : Mạch điều chế tín hiệu , mạch cộng sóng mang , mạch điều khiển mức tín hiệu ở đầu ra. Tín hiệu khi qua bộ tạo tín hiệu SSB được lựa chọn và nhờ sóng mang đưa tới bộ tổng hợp tần số 1.2.3. Bộ tổng hợp tần số: Bộ tổn hợp tần số có nhiệm vụ tạo ra tần số dao động nội có giá trị theo yêu cầu và có độ ổn định cao . Cấu trúc cơ bản của bộ tổng hợp tần số bao gồm nguồn tạo dao động chuẩn, mạch vòng khóa pha PLL, bộ lọc thông thấp và các mạch chia tần với hệ số có thể thay đổi được. Trong đó PLL có vai trò quan trọng nó thực hiện các phép biến đổi cơ bản trong bộ tổng hợp tần số . 1.2.3.1. Mạch vòng khóa pha PLL. PLL là một hệ thống nối tiếp có một bộ tách sóng pha, bộ lọc thông thấp TLL và bộ khuếch đại sai số trên đường truyền tín hiệu thuận và bộ tạo dao động được điều chỉnh bằng điện áp VCO trên đường hồi tiếp. PLL hoạt động trên nguyên tắc vòng điều khiển . Trong PLL các đại lượng vào và các đại lượng ra là tần số, chúng được so sánh với nhau về pha. Vòng điều khiển có nhiệm vụ phát hiện và điều chỉnh những sai số nhỏ về tần số giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra, nghĩa là PLL làm cho tần số ' 0 ω của tín hiệu so sánh bám vào tần số ω i của tín hiệu vào. Tần số của tín hiệu so sánh bằng tần số của tín hiệu ra ( ' 0 ω =ω 0 ) hoặc tỉ lệ với tần số của tín hiệu ra theo một tỉ lệ nào đó ( ' 0 ω = 0 ω .1/n). Để điều chỉnh tín hiệu V d (t) ta phải dùng bộ tách sóng pha ( với PLL tuyến tính thì đó là mạch nhân tương tự, còn với PLL thì dùng mạch AND hoặc trigger ) . Tín hiệu đầu ra của bộ tách sóng pha được đưa đến bộ tạo dao động VCO làm thay đổi tần số dao động của nó sao cho tần số của tín hiệu vào và tín hiệu ra giảm dần và tiến tới 0 tức là ' 0 ω =ω o . PLL được ứng dung nhiều trong biến đổi tần số.  Sở đồ khối. 10 [...]... với 2 kênh vào ra) của 8 bộ phân sau: Bộ điều khiển từ xa Khối phát kích (máy phát SSB) Khối điều chỉnh anten máy phát Máy thu MF/HF Máy thu trực canh Thiết bị DSC Thiết bị NBDP Hệ thống định vị GPS - Dữ liệu chuỗi được cấu tạo như sau: + Các lệnh từ xa và dữ liệu nội dung từ xa Điều khiển tại chỗ, DSC và NBDP + Các lệnh máy thu và máy thu trực canh + Các lệnh từ khối kích và bộ điều hưởng anten +... ở chế độ cộng hưởng Nếu máy phát sử dụng một tần số thì chỉ cần sử dụng một anten để phát Do đó nếu máy phát sử dụng nhiều tần số để phát thì theo nguyên tắc trên máy phát phải sử dụng nhiều Anten để phát nên sẽ gây lãng phí, tốn kém Vấn đề đặt ra là máy phát sử dụng nhiều tần số mà chỉ sử dụng một anten để khắc phục nhược điểm trên ta phải mở rộng dải tần làm việc của anten phát bằng cách sử dụng... pha , 50/60 Hz Thu tối đa 0.5kVA , phát tối đa 2kVA • Máy phát MF/HF ( NSD – 81 ) Máy phát ở dải MF/HF là một phần chức năng của của thiết bị vô tuyến JSS – 800 Các thông số kỹ thật của máy phát giúp cho việc lựa chọn chế độ hoạt động tối ưu nhất và đảm bảo thiết bị hoạt động trong phạm vi cho phép - Tần số : 1.6 MHz ÷ 27.5 MHz , số kênh 245751 (bước nhảy tần số 100Hz) - Phương thức phát xạ : J3E,... suất, khối kích ( bao gồm khối phát SSB và bộ đổi tần ), máy thu DSC – MF/HF, máy thu NBDP – MF/HF, máy thu trực canh DSC và mạch cung cấp nguồn( bao gồm bộ biến đổi DC – DC và bộ nạp điện) Khối hệ thống có thể chứa cả bộ điều khiển NCH – 801 và các khối được bố trí như sơ đồ (2.1) ở dưới 21 ANT Bộ điều hưởng antenna NFC - 802 Khối hệ thống NCU – 800 - Bộ kích ( gồm khối phát SSB và khối điều tần ) -... thành phần nào của tần số phát Mạch ghép anten gọi là tầng ra của máy phát Mạch ra yêu cầu phải đảm bảo công suất ra và hiêu suất ra cao hiệu suất ra của mạch ra sẽ quyết định hiệu suất của toàn máy phát vì công suất của tầng ra chiếm 90% công suất toàn máy phát 1.2.5.2 Yêu cầu đối với mạch ghép Anten - Có khả năng thay đổi độ ghép từ từ để chọn tải lớn nhất , để công suất ra là lớn nhất thì trở kháng... NBDP, máy thu MF/HF, máy thu trực canh , bộ kích ( mạch phát SSB) Khi điều kiện làm việc phím của các thiết bị tương ứng được thỏa mãn , mạch phím điều khiển đóng vai trò là phím điều khiển của máy kích phát ( mạch phát SSB) bộ khuếch đại công suất, bộ điều hưởng anten tại chổ cũng điều khiển việc chuyển mạch các đường MIC và AF đối với các bộ phận khác nhau 25 2.2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHỐI PHÁT... cân bằng từ -50 ÷ -20 dBm(chuẩn là -30 dBm) - Bộ phát tín hiệu cấp cứu 2 âm thanh : Được cài đặt sẵn • Bộ điều khiển ( NCH – 801/802) - Các thành phần được điều khiển : Nguồn cung cấp gồm cả AC và DC, máy phát , máy thu MF/HF, thiết bị DSC, thiết bị NBDP, máy thu trực canh DSC, chương trình tần số, kiểm tra tự chuẩn đoán - Tốc độ thực hiện điều khiển : 4800 baud/s - Giao diện với các modul khác : sử... đảm bảo cho thiết bị vẫn hoạt động liên tục khi xảy ra sự cố 2.1.2 Các thông số kỹ thu t Để đánh giá khả năng làm việc và khai thác hiệu quả nhất của thiết bị JSS – 800 thì người ta dựa vào các thông số kỹ thu t - Dải tần : gồm có tần số thu và tần số phát Tần số phát : 1,6 MHz ÷ 27 MHz , bước nhảy tần số là 100Hz Tần số thu : 90 MHz ÷ 29.9999 MHz, bước nhảy tần số là 100Hz - Độ ổn định tần số : Trong... hưởng với máy phát nhiều tần số hoặc trên những tần số cố định - Có khả năng lọc hài tốt 1.2.5.3 Nguyên lý điêu hưởng - Sơ đồ khối: 16 KĐCS Anten Mạch phối hợp trở kháng Cảm biến cs ra Mạch điều khiển Chỉ báo dòng Anten Hình 1.7 Sơ đồ khối nguyên lý điều hưởng anten - Nguyên lý điều hưởng: nguyên lý điều hưởng sẽ được phân tích rõ ở phần sau 17 CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT JSS – 800 2.1... khối phát SSB và khối điều tần ) - Thiết bị DSC - Thiết bị NBDP - Hệ thống điều khiển tại chổ - Máy thu MF/HF - Máy trực canh DSC - Nguồn cung cấp : Bao gồm nguồn AC và DC Bộ điều khiển NCH - 802 Bàn phím CDK - 802 Máy in NKG - 700 Dành cho (NCH - 801) Dành cho (NCH - 801) Hình 2.1 Sơ đồ khối của thiết bị JSS – 800  Bộ kích thích Khối kích thích gồm hai khối nhỏ là : - Mạch tạo tín hiệu SSB – CME 252A . sóng mang Máy phát điều biên ( AM ) Máy phát đơn biên ( SSB ) Máy phát điều tần ( FM ) và máy phát điều tần âm thanh nổi ( FM stereo ) Máy phát điều xung ( PM ) Ngoài ra còn có máy phát thanh và phát. 50/60 Hz. Thu tối đa 0.5kVA , phát tối đa 2kVA • Máy phát MF/HF ( NSD – 81 ) Máy phát ở dải MF/HF là một phần chức năng của của thiết bị vô tuyến JSS – 800. Các thông số kỹ thật của máy phát giúp. anten để phát . Do đó nếu máy phát sử dụng nhiều tần số để phát thì theo nguyên tắc trên máy phát phải sử dụng nhiều Anten để phát nên sẽ gây lãng phí, tốn kém. Vấn đề đặt ra là máy phát sử dụng nhiều

Ngày đăng: 05/10/2014, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan