nghiên cứu chuẩn hoá tập bản đồ điện tử tài nguyên môi trường cấp tỉnh

181 421 0
nghiên cứu chuẩn hoá tập bản đồ điện tử tài nguyên môi trường cấp tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BTNMT VKHĐĐ&BĐ BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CHUẨN HOÁ TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH 8041 HÀ NỘI - 2009 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội *** BTNMT VKHĐĐ&BĐ BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CHUẨN HOÁ TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH Sè ®¨ng ký Hà Nội, ngày tháng năm 2009 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS. Nguyễn Thị Thanh B ì nh Hà Nội, ngày tháng năm 2009 CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ PGS.TSKH. Hà Minh Hoà Hà Nội, ngày tháng năm 2009 HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Hà Nội, ngày tháng năm 2009 CƠ QUAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TL.BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TS. Nguyễn Đắc Đồng HÀ NỘI - 2009 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội *** 1 DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH STT Họ và tên Học vị Cơ quan công tác 1 Nguyễn Thị Thanh Bình Tiến sỹ Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2 Trịnh Thị Phin Thạc sỹ Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ 3 Hoàng Thị Thu Hà Kỹ sư Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ 4 Nguyễn Chân Huyền Thạc sỹ Nhà xuất bản Bản đồ 5 Nguyễn Cẩm Vân Phó giáo sư, tiến sỹ Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia 6 Trần Minh Đức Kỹ sư Trung tâm tin học, Nhà xuất bản Bản đồ 2 BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải TNMT Tài nguyên Môi trường ATLAS TBĐ Tập bản đồ UBND Uỷ ban nhân dân CSDL Cơ sở dữ liệu GIS (Geo Information System) Hệ thống thông tin địa lý ISO (International Organization for Standardization) Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế OGC (Open GIS Consortium) Hiệp hội thông tin địa lý mở 3 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Giới thiệu chung 5 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 3. Phương pháp nghiên cứu 7 4. Bố cục của đề tài 7 Chương I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THÀNH LẬP TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH 9 I.1. Nhiệm v ụ quản lý tài nguyên môi trường cấp tỉnh 9 I.2.Nhu cầu thành lập tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh 10 I.3. Tình hình xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường trong và ngoài nước 13 I.4.Tình hình xây dựng chuẩn bản đồ, chuẩn bản đồ điện tử 22 Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆ N TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 27 II.1. Khái niệm chung về tập bản đồ, tập bản đồ điện tử 27 II.2. Đặc điểm của tập bản đồ điện tử 29 II.3. Yêu cầu đối với tập bản đồ điện tử 34 II.4. Ứng dụng của tập bản đồ điện tử 36 II.5. Phân loại tập bản đồ điện tử 36 II.6. Phương pháp công nghệ xây dựng tập bản đồ điện tử 38 Chương III. NGHIÊN CỨU CHUẨN HOÁ TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH 46 III.1. Các loại chuẩn bản đồ 46 III.2. Tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh 49 III.3. Chuẩn hoá tập bản đồ đ iện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh 54 4 Chương IV. THỬ NGHIỆM 68 IV.1. Tổng quan về khu vực thử nghiệm 68 IV.2. Tình hình thông tin tư liệu 71 IV.3. Hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin 73 IV.4. Xây dựng bản đồ thử nghiệm 73 IV.5. Kết quả thử nghiệm 85 KẾT KUẬN 88 1.Kết quả nghiên cứu của đề tài 88 2.M ột số kết luận và đề xuất 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 94 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU CHUNG Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đang được thực hiện trên quy mô lớn, triệt để đã làm cho trạng thái môi trường xấu đi một cách rõ rệt, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường. Bài toán giải quyết cân đối hài hoà giữa khai thác và b ảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước đã trở nên cấp thiết. Vì vậy, vấn đề sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đã trở thành chiến lược có tầm quan trọng nhất trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia nói chung, mỗi ngành kinh tế và mỗi địa phương nói riêng. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạ ch sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường quốc gia, vùng lãnh thổ cần phải dựa trên nghiên cứu đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học và mang tính chính xác cao. Điều này trợ giúp một cách đắc lực cho các nhà quản lý đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để giải quyết vấn đề nêu trên thì hệ thống bản đồ nói chung và tập bản đồ Tài nguyên Môi trường có một vai trò rất quan trọng. Trong từng công đoạn của việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên thiên nhiên và môi trường đều có sự tham gia của bản đồ và cuối cùng các kết quả nghiên cứu, đánh giá được thể hiện bằng hệ thống các bản đồ chuyên đề, trong các tập bản đồ tổng hợp, tậ p bản đồ chuyên đề về tài nguyên và môi trường. Với nhu cầu thông tin ngày càng cao trong xã hội ngành bản đồ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm bản đồ, từng bước đưa công nghệ thông tin vào sản xuất, tự động hoá bản đồ. Một trong những sản phẩm được quan tâm hiện nay là các bản đồ điện tử, tập bản đồ điện tử. Tập bản đồ điện tử với những ưu việt của mình đã trở thành một ấn phẩm cung cấp thông tin không gian phục vụ thiết thực cho nhu cầu của thời đại công nghệ số. Ở nước ta việc sử dụng bản đồ, Atlas điện tử đã trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của xã hội trong những năm gầ n đây. Trên môi trường Internet, bản đồ mạng là một công cụ truyền đạt thông tin rất hữu hiệu về các hiện tượng tự nhiên và xã hội trong không gian địa lý. Đối với các tỉnh trong cả nước, với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững, tất cả các lĩnh vực về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ), môi tr ường, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh cần được quản lý chặt chẽ, nghiên cứu và khai thác đồng bộ, có hiệu quả. Nhiều tài liệu 6 về các lĩnh vực này đã có ở các cơ quan ban ngành trong tỉnh hoặc ở các cơ quan Trung ương nhưng còn mang tính độc lập, nhỏ lẻ và chưa tập trung, nội dung các tài liệu không thống nhất rất hạn chế cho việc nghiên cứu tích hợp tài tiệu để đánh giá thực trạng và tiềm năng cho tỉnh. Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng đó là xây dựng một hệ thố ng thông tin đầy đủ, chính xác về tự nhiên, tài nguyên, môi trường của tỉnh và trình diễn các thông tin đó dưới hình thức một tập bản đồ. Như vậy trong xu thế hiện nay việc xây dựng tập bản đồ điện tử cho các tỉnh là rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Tuy vậy, việc xây dựng các tập bản đồ điện tử hiện nay ở n ước ta phần lớn xuất phát từ mục đích phục vụ cho nhu cầu của từng địa phương, từng đơn vị nên chưa có sự thống nhất cả về nội dung và công nghệ sử dụng, chưa phát huy được tính ưu việt của tập bản đồ điện tử trong chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin cũng như khó khăn cho việc tích hợp dữ liệu trong c ơ sở dữ liệu chuyên ngành, trong hệ thống thông tin địa lý Quốc gia sau này. Do đó, nghiên cứu xây dựng chuẩn cấu trúc nội dung cho tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh là nhiệm vụ rất cần thiết và việc triển khai đề tài “Nghiên cứu chuẩn hoá tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh” đáp ứng được nhu cầu thực tiễn c ủa các địa phương hiện nay, đáp ứng nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu tự nhiên, quản lý lãnh thổ, tài nguyên, môi trường phục vụ việc phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn mới. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay là nhiều tỉnh đã và đang tiến hành xây dựng các tập bản đồ điện tử nhằm mục đích tuyên truyền quảng bá và thu hút đầu tư cho địa phương mình. Để hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng các tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường một cách thống nhất, phát huy tốt nhất ưu thế của công nghệ thông tin, làm cơ sở cho công tác xây dựng hệ thống thông tin địa lý quốc gia sau này, đáp ứng yêu cầu về kinh tế hoá ngành tài nguyên và môi trường , đề tài “Nghiên cứu chuẩn hoá tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh” được đặt ra với mục tiêu: Nghiên cứu xây dựng khung tiêu chuẩn về nội dung, cấu trúc và phương pháp thể hiện tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững. Để giải quyết mục tiêu đặt ra, nhiệ m vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm: • Nghiên cứu nhu cầu thành lập tập bản đồ Tài nguyên Môi trường các tỉnh. • Phân tích đánh giá tình hình thành lập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường trong và ngoài nước. • Nghiên cứu cơ sở lý thuyết xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường. • Nghiên cứu các chuẩn về bản đồ, chuẩn về bản đồ đ iện tử. 7 • Nghiên cứu công nghệ thông tin trong việc thể hiện và xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường. • Nghiên cứu xây dựng khung tiêu chuẩn về nội dung, cấu trúc và phương pháp thể hiện tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ Tài nguyên Môi trường cho phát triển bền vững (bao gồm các bản đồ tài nguyên đất, tài nguyên nướ c, bản đồ môi trường tỷ lệ 1/50.000 - 1/150.000). • Thử nghiệm chuẩn hoá 2 trang bản đồ thuộc 2 chuyên đề trong tập bản đồ. Nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học phạm vi nghiên cứu củ a đề tài được giới hạn như sau: • Khung tiêu chuẩn được xây dựng cho nội dung, cấu trúc nội dung (bố cục) và phương pháp thể hiện nội dung tập bản đồ. • Nội dung tập bản đồ được xây dựng cho các lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và môi trường. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài đã kết hợp linh hoạt nhi ều phương pháp truyền thống của khoa học bản đồ với những phương pháp hiện đại. Những phương pháp chính được áp dụng trong quá trình nghiên cứu là: - Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập, xử lý tài liệu, số liệu; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, ngoại suy, tổng hợp nhiều thành phần; - Phương pháp bản đồ; - Phương pháp chuyên gia. 4. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật của đề tài gồm những nội dung: Phần mở đầu Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài; phương hướng giải quyết các vấn đề đã đăng ký; tóm tắt các chương mục, nội dung đề tài. Chương I: Tổng quan về tình hình thành lập tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp t ỉnh Chương I trình bày về nhiệm vụ quản lý tài nguyên môi trường của tỉnh, phân tích yêu cầu khách quan và nhu cầu nội tại về sử dụng tài nguyên môi trường trong tỉnh, nghiên cứu tình hình xây dựng tập bản đồ điện tử, tình hình xây dựng các chuẩn bản đồ, chuẩn bản đồ điện tử trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó rút ra sự cần thiết xây dựng tập bản đồ Tài 8 nguyên Môi trường cấp tỉnh và cần phải xây dựng khung tiêu chuẩn cho tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường ngay từ ban đầu. Chương II: Cơ sở lý thuyết xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường Nội dung chương II nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý thuyết xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường. Trọng tâm làm rõ khái niệ m, đặc điểm, yêu cầu, ứng dụng, nguyên tắc phân loại tập bản đồ điện tử. Phân tích, đánh giá các phương pháp công nghệ xây dựng tập bản đồ điện tử hiện nay. Phần cuối chương là kết luận, đưa ra những nhận xét và hướng nghiên cứu tiếp theo. Chương III: Nghiên cứu chuẩn hoá tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp t ỉnh Chương III nghiên cứu về các chuẩn bản đồ, về những vấn đề cơ bản của tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh như khái niệm, mục tiêu nhiệm vụ và định hướng sử dụng công nghệ thành lập bản đồ. Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung của các tập bản đồ, tập bản đồ điện t ử của các tỉnh đã xây dựng và kết quả khảo sát hiện trạng thông tin tư liệu về tài nguyên và môi trường ở các cơ quan Trung ương và ở các tỉnh đề xuất khung tiêu chuẩn về cấu trúc, nội dung và phương pháp thể hiện cho tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh phù hợp với điều kiện hiện nay. Chương IV: Thử nghiệm Chương IV tri ển khai những ý tưởng đã làm rõ trong chương II và chương III, thử nghiệm xây dựng hai trang bản đồ điện tử thuộc hai chuyên đề (hai chương) thiết kế cho tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở những phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng thông tin tư liệu, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh, xây d ựng quy trình công nghệ tổng quát thành lập tập bản đồ điện tử phát hành trên Internet và ứng dụng để xây dựng hai trang bản đồ thử nghiệm. Mục tiêu của chương là thử nghiệm nội dung, cấu trúc và phương pháp thể hiện trang bản đồ theo khung tiêu chuẩn đã xây dựng. Trên cơ sở kết quả thử nghiệm đề tài đã rút ra một số nhận xét và điều chỉnh lại cho hợp lý. Ph ần kết luận Phần kết luận đánh giá những kết quả nghiên cứu trong quá trình triển khai đề tài, đề xuất và kiến nghị một số vấn đề cần giải quyết, nghiên cứu tiếp. [...]... 17 Nhận xét: - Trên thế giới các tập bản đồ về tài nguyên, môi trường được xây dựng rất đa dạng: Chúng được thành lập cho từng chuyên đề như đất, nước, rừng, môi trường hoặc ở dạng tập bản đồ tổng hợp tài nguyên và môi trường, tập bản đồ ở cấp quốc gia hay cấp vùng, miền Tập bản đồ có thể ở dạng bản đồ giấy, bản đồ số hoặc bản đồ điện tử - Nội dung các tập bản đồ điện tử phong phú, đa dạng, cấu trúc... giá trị của tập bản đồ vượt hơn cả giá trị của các bản đồ rời trong Atlas cộng lại II.1.2 Khái niệm về tập bản đồ điện tử Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản phẩm bản đồ cũng được nghiên cứu phát triển theo hướng tự động hoá, từ bản đồ giấy chuyển sang bản đồ dạng số, sau đó là bản đồ điện tử, tập bản đồ điện tử Các bản đồ và Atlas điện tử đầu tiên chỉ là sự sao chép bản đồ giấy lên... các vấn đề trên I.3 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC I.3.1 Tình hình thành lập tập bản đồ và tập bản đồ điện tử về Tài nguyên Môi trường trên thế giới Với mục đích quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường của mình nhiều nước đã tiến hành xây dựng nhiều thể loại bản đồ về tài nguyên và môi trường Xuất hiện các Atlas thế giới, Atlas... trắc đồng thời đo tiếng ồn và lượng khói toả ra của xe cộ - Nhật Bản đã thành lập các bản đồ chuyên đề về môi trường như bản đồ môi trường các hồ, bản đồ tài nguyên không khí, bản đồ thảm hoạ Thái Bình Dương (núi lửa, động đất, nước dâng ) - Một số nước đã xây dựng được các tập bản đồ điện tử cấp quốc gia như: Tập bản đồ điện tử vùng Bắc Indiana cung cấp thông tin về 12 tỉnh thuộc Bắc Âu; tập bản đồ điện. .. + Tập bản đồ điện tử Arizona do trường tổng hợp Arizona xây dựng và phát hành năm 2003 Đó là tập bản đồ tương tác cho phép tạo, thay đổi và tải các bản đồ và dữ liệu vùng Arizona chính xác và hiện thời Các dữ liệu trong tập bản đồ phân thành 4 loại bản đồ chuyên đề: Bản đồ tài nguyên thiên nhiên, bản đồ thương mại và kinh tế, bản đồ dân số và xã hội, bản đồ dân số và môi trường [22] Hình 1 Tập bản đồ. .. thật hoàn chỉnh, sự liên kết giữa dữ liệu đồ hoạ và dữ liệu thuộc tính trong cơ sở dữ liệu của một số tập bản đồ chưa cao Chưa có tập bản đồ chuyên đề tài nguyên môi trường cấp tỉnh để phục vụ cho mục đích quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường của tỉnh I.4 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHUẨN BẢN ĐỒ, CHUẨN BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ I.4.1 Tình hình nghiên cứu, xây dựng chuẩn bản đồ trên thế giới Hệ thống thông tin địa lý... tư tài trợ của nước ngoài và khu vực, các ảnh viễn thám cung cấp các thông tin về hệ sinh thái của cả khu vực - Tập bản đồ Tài nguyên Môi trường của Canada do Natural Resources Canađa xây dựng năm 2002 gồm bản đồ khí hậu, bản đồ rừng, bản đồ cháy rừng, bản đồ địa chất 17 tỉnh của Canađa, bản đồ đất, bản đồ các thảm hoạ tự nhiên, bản đồ băng trên biển, bản đồ nước ngọt - Úc có tập bản đồ đất, bản đồ. .. dụng đất, bản đồ mạng lưới thuỷ văn, bản đồ địa chất khoáng sản, bản đồ kinh tế, bản đồ các nguồn gây ô nhiễm, đánh giá môi trường và quy hoạch lãnh thổ; các bản đồ tỉnh như bản đồ hành chính, bản đồ hình thể, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kinh tế, bản đồ các nguồn gây ô nhiễm, đánh giá môi trường và quy hoạch lãnh thổ Hệ thống bản đồ trong Atlas được thiết kế theo kiểu Atlas điện tử (multimedia)... Xuất bản Bản đồ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xuất bản và xây dựng một số tập bản đồ cho các tỉnh như Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn Hầu hết các tập bản đồ sử dụng công nghệ GIS để thành lập, bản đồ ở dạng số hoặc điện tử, tập bản đồ của các tỉnh thuộc loại bản đồ tổng hợp trong đó có nhiều trang về tài nguyên và môi trường đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ công tác quản lý của tỉnh. .. cộng đồng Nhận xét: - Các bản đồ chuyền đề về tài nguyên, môi trường được thể hiện trong các tập bản đồ chuyền đề hoặc trong tập bản đồ tổng hợp trong phạm vi lãnh thổ gắn liền với mục đích quản lý của Nhà nước như toàn quốc, vùng kinh tế hoặc tỉnh, nhưng không nhiều và thiên về những bản đồ hiện trạng Các tập bản đồ được xây dựng ở dạng in trên giấy hoặc tập bản đồ số hoặc tập bản đồ điện tử - Ở cấp tỉnh, . tập bản đồ điện tử 38 Chương III. NGHIÊN CỨU CHUẨN HOÁ TẬP BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH 46 III.1. Các loại chuẩn bản đồ 46 III.2. Tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp. v ụ quản lý tài nguyên môi trường cấp tỉnh 9 I.2.Nhu cầu thành lập tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh 10 I.3. Tình hình xây dựng tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường trong. nghiên cứu tiếp theo. Chương III: Nghiên cứu chuẩn hoá tập bản đồ điện tử Tài nguyên Môi trường cấp t ỉnh Chương III nghiên cứu về các chuẩn bản đồ, về những vấn đề cơ bản của tập bản đồ điện tử

Ngày đăng: 05/10/2014, 19:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan