sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước đông á-bài học kinh nghiệm cho việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

464 764 0
sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước đông á-bài học kinh nghiệm cho việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á-BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CNĐT : ĐỖ TIẾN SÂM 8119 HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC Mở đầu Tr 1. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 10 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 10 5 Phạm vi và nội dunng 11 CHƯƠNG MỘT MỘT SỐ NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ĐÔNG Á TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬ P QUỐC TẾ 14 I. Nhóm nhân tố bên trong 14 1. Nhân tố địa lý sinh thái nhân văn 14 2. Nhân tố kinh tế 23 3. Nhân tố chính trị 27 4. Nhân tố xã hội 30 5. Một số giá trị văn hóa truyền thống 34 II. Nhóm nhân tố bên ngoài 37 1. Sự tiến bộ khoa học – công nghệ và kinh tế trí thức 37 2. Toàn cầu hóa 39 3. Ảnh hưởng của văn minh phương Tây 42 4. Vấn đề an ninh phi truyền thống 44 CHƯƠNG HAI SỰ PHÁT TRIỂN V ĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 51 I. Sự phát triển văn hóa và con người ở Trung Quốc 51 1. Một số nhân tố tác động 51 2. Những nhận thức và chủ trương, chính sách phát triển văn hóa 59 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 70 II. Sự phát triển văn hóa và con người ở Nhật Bản 77 1. Một số nhân tố tác động 77 2. Những chính sách phát triển văn hóa và con người 83 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 89 II. Sự phát triển văn hóa và con người ở Hàn Quốc 107 1. Một số nhân tố tác động 107 2. Chính sách phát triển văn hóa và con người 108 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 122 CHƯƠNG BA SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á 127 I. Sự phát triển văn hóa và con người ở Vươ ng Quốc Thái Lan 127 1. Một số nhân tố tác động 127 2. Chính sách phát triển văn hóa con người 137 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 146 II. Sự phát triển văn hóa con người ở Malaysia 154 1. Một số nhân tố tác động 154 2. Chính sách phát triển văn hóa con người 163 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 182 III. Sự phát triển văn hóa con người ở Singapore 189 1. Một số nhân tố tác động 189 2. Chính sách phát triển văn hóa con người 195 3. Thực tr ạng phát triển văn hóa và con người 208 CHƯƠNG BỐN ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 215 I. Đặc điểm cơ bản và tác động của văn hóa đối với sự phát triển bền vững 215 1. Một số đặc điểm cơ bản trong phát triển văn hóa Đông Á 215 2. Tác động của văn hóa đối với sự phát triển bền vững 232 II. Đặc điểm cơ bản trong phát triển con người và tác động của nó đối với sự phát triển bền vững 235 1. Một số đặc điển cơ bản trong phát triển con người 235 2. Tác động của phát triển con người đối với sự phát triển bền vững 250 CHƯƠNG NĂM BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á CHO VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CON NGƯỜI 270 I. Bài học về sự bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc 270 1. Xác định di sản văn hóa như là tài sản văn hóa 270 2. Khai thác các giá trị của văn hóa truyền thống trên cơ sở gắn với đời sống hiện tại 273 3. Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đi li ền với mở rộng văn hóa ra thế giới 275 II. Bài học về tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 277 1. Nâng cao tính chủ động trong việc tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại 277 2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa ra thế giới một cách có chọn lọc, chống rập khuôn, máy móc 279 3. Chú trọng đến việc phát huy lợi thế so sánh của mình để tạo nên sự ohats triển đa dạng của nền văn hóa dân tộc 281 III. Bài học về văn hóa ứng xử trong chính sách với môi trường, dân sinh, tôn giáo và quan hệ quốc tế 284 1. Xác định bảo vệ môi trường là chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội 284 2. Duy trì sự đa dạng văn hóa trong một quốc gia thống nhất 286 3. Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế 289 IV. Bài học về xây dựng đạo đức trong sản xuất, kinh doanh và quản lý 292 1. Giáo dục đạo đức cho người lao động 292 2. Xây dựng tinh thần trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp 294 3. Xây dựng một nền hành chính lành mạnh thông qua việc phòng, chống có hiệu quả tham nhũng 296 V. Bài học về đào tạo nguồnd nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài 299 1. Xác định nguồn lực con người có vai trò quyết định nhất 299 2. Xây dựng và điều chỉnh chính sách phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu cua công nghiệp hóa và phát triển kinh tế 300 3. Đào t ạo nghề 304 4. Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân tài 307 Kết luận 311 Tài liệu tham khảo 320 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, đã và đang tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại, trong đó có văn hóa và con người. Chính vì thế, Liên hợp quốc, nhất là các tổ chức UNESCO và UNDP đã nêu lên nhiều sáng kiến kêu gọi các nước thảo luận nghiên cứu về vấn đề này. Trong khu vực Đông Á, các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Singapore cũng đã hoặc đang trải qua quá trình điều chỉnh hoặc cải cách nhằm thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế và khu vực. Những kinh nghiệm của các nước này trong phát triển văn hóa và xây dựng con người sẽ có giá trị tham khảo hữ u ích cho các nước đi sau. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á, đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm tới việc phát triển văn hóa và xây dựng con người, đồng thời coi trọng tham khảo kinh nghiệm từ các nước, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bởi lẽ : (1) Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; (2) Con người luôn là trung tâm của sự phát triển hiện nay. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang tính thực tiễn sâu sắc. Đề tài cung cấ p một cách tương đối toàn diện và hệ thống các quan điểm, giải pháp về sự phát triển văn hóa và xây dựng con người nhằm thích ứng với những biến đổi mới của tình hình ở một số nước Đông Á, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách phát triển văn hóa và xây dựng con 2 người ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, các sản phẩm của đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cho việc nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực có liên quan đến văn hóa và con người trong các trường đại học và các học viện của Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài a, Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Về mặt không gian, hầu hế t các công trình nghiên cứu đều tập trung vào đối tượng là các quốc gia thuộc khu vực Đông Á chủ yếu gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore… và đều chú ý so sánh với Việt Nam ở những cấp độ khác nhau. Về mặt thời gian, có thể chia làm hai giai đoạn nghiên cứu trước và sau Chiến tranh lạnh. Các công trình thuộc giai đoạn thứ nhất, số lượng không nhiều và chủ yếu tiếp cận từ góc độ l ịch sử nên thành quả nghiên cứu còn khiêm tốn. So với các công trình thuộc giai đoạn thứ nhất, số lượng các công trình thuộc giai đoạn hai nhiều hơn và đa dạng hơn về cách tiếp cận. Sự đa dạng đã đem đến những thành tựu nghiên cứu đáng chú ý, đặc biệt các công trình này đã đặt đối tượng nghiên cứu vào quá trình hội nhập, từ đó gợi mở đưa ra m ột số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. Đối với hướng nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề giá trị châu Á, bài viết Việt Nam trước những vấn đề của giá trị châu Á và châu Âu (Các giá trị châu Á và sự phát triển ở Việt Nam, 2000) của tác giả Vũ Khiêu là một trong số các công trình đầu tiên đưa ra vấn đề có hay không những giá trị đặc thù của châu Á ở Việt Nam. Tiếp đó, trong công trình Về giá tr ị và giá trị châu Á (2006), tác giả Hồ Sĩ Quý, sau khi đặt sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam trong trường so sánh rộng rãi với giá trị Đông Á và phương Tây trong tiến trình hội nhập đã khẳng định: “Có thể coi bảng giá trị quan của người Việt Nam là một trong những bảng giá trị điển hình cho 3 những cộng đồng cư dân văn hoá Đông Á” 1 . Đây chính là những gợi mở khoa học để các công trình tiếp theo đi sâu hơn về vấn đề vai trò của giá trị Đông Á đối với sự phát triển của văn hoá và con người ở khu vực này. Trong đó, cuốn Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (Phạm Minh Hạc chủ biên, 2007) được đánh giá là bước tiến mới trong nghiên cứu vấ n đề phát triển văn hóa con người ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả nhấn mạnh, cần phải đề cao giá trị châu Á trong sự phát triển của xã hội hiện đại và sẽ là sai lầm nếu không chú ý thoả đáng đến sự khác biệt trong “nghiên cứu so sánh giữa các nền văn hoá, đặc biệt, trong việc hoạch định các kế hoạch phát triển tiếp theo của các xã hội châu Á, trong đó có Việt Nam” 2 . Với quan điểm có phần khác biệt, tác giả Nguyễn Văn Dân trong công trình Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá (2006), đã đưa ra cảnh báo về mặt hạn chế của một số giá trị Đông Á, ví dụ như ý thức cộng đồng trong việc cản trở óc sáng tạo chủ động của cá nhân. Từ cách tiếp cận sâu và lý giải sắc sảo, hướng nghiên cứu này cũng đã đạt được thành tựu khoa học đáng ghi nhận là khái quát rõ một số đặc trưng tiêu biểu của các giá trị Đông Á trong sự so sánh với phương Tây. Tuy nhiên, do hoặc tập trung vào phân tích các giá trị Đông Á, hoặc đi sâu vào vấn đề phát triển văn hoá và con người Việt Nam, hoặc tiến hành bao quát những vấn đề lí luận chung về văn hoá nên các công trình này chưa đi sâu và hệ thống vào các đặc điểm cụ thể củ a sự phát triển văn hoá và con người Đông Á. Gần đây, hướng nghiên cứu khái quát cục diện phát triển cũng như vai trò của văn hoá và con người Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng đặt ra những vấn đề mang tính thời sự. Mở đầu là các công trình tìm hiểu về những thành công của các nước Đông Nam Á như: Đông Nam Á: Triển vọng về sự liên kết và hợp tác khu vực (Phạm Đức Dương, 1995), 1 Hồ Sĩ Quý: Về giá trị và giá trị châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 208. 2 Hồ Sĩ Quý: Về giá trị và giá trị châu Á, sđd, tr. 206. 4 Văn hoá Đông Nam Á (Nguyễn Tấn Đắc, 2005) Tác giả Phạm Đức Dương đã đưa ra một sự hình dung sơ lược về Đông Nam Á như một khu vực chiến lược trong đó sức mạnh văn hoá và con người được coi là nhân tố bền vững của sự liên kết khu vực và tiền đề cho sự phát triển toàn diện của mỗi nước và của cả khu vực. Đối v ới khu vực Đông Bắc Á, bằng những phân tích sâu sắc và cách tiếp cận tổng thể các tác giả đã khái quát được diện mạo văn hoá Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc những năm gần đây. Đáng lưu ý là, trong chương XI, XII, XIII, XIV của công trình Mỹ - Âu - Nhật - Văn hoá và phát triển (2003), tác giả Đỗ Lộc Diệp đã đề cập những vấn đề liên quan đến đặc điể m văn hoá và sự phát triển của Nhật Bản trong mối tương quan chung với các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ và một số nước châu Âu. Khác với công trình trên, cuốn Những thay đổi về văn hoá, xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước châu Á (Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng chủ biên, 2006) và công trình Văn hóa phương Đông - truyền thống và hộ i nhập (Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Đức Định , 2006) lại tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của văn hoá và con người châu Á trong sự phát triển của một số quốc gia trong khu vực. Trong bài viết Trung Quốc với quy hoạch quốc gia về phát triển văn hóa thời kỳ 5 năm lần thứ 11(2006-2010) (2007), tác giả Đỗ Tiến Sâm đã trình bày và phân tích những quan niệm mới của Trung Quốc về vai trò và tầm quan tr ọng của văn hóa trong sự phát triển của đất nước này, theo đó văn hóa vừa cung cấp động lực tinh thần cho sự phát triển, vừa là bảo đảm quan trọng cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Văn hóa cùng với kinh tế và quốc phòng là tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh tổng hợp của một đất nước. Thành công của hướng nghiên cứu thứ hai là đã khái quát đượ c một cách khách quan tầm quan trọng cũng như những hạn chế cần khắc phục của văn hoá và nhân cách châu Á trong quá trình hội nhập quốc tế. Song có thể thấy, các công trình nghiên cứu về sự phát triển văn hóa và con người ở 5 Đông Nam Á còn ít và chưa sâu. Hướng nghiên cứu thứ ba là các công trình đi vào lý giải về sự tác động cũng như những kinh nghiệm Việt Nam có thể học được từ sự phát triển văn hoá và con người ở một số nước Đông Á. Về kinh nghiệm phát triển văn hoá, các tác giả cuốn Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc do Nguyễn Khoa Điềm chủ biên (2001), trong chương ba: Kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hoá ở một số nước trên thế giới đã nêu ra một số kinh nghiệm cụ thể ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Trong phần 3 công trình Văn hoá vì phát triển (Phạm Xuân Nam, 2005), tác giả đề cập đến những bài học lịch sử và cá nhân đương đại; bài học giao lưu văn hoá xây dựng tương lai khu vực châu Á - Thái Bình D ương như những kinh nghiệm cần thiết đối với sự bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc. Về vấn đề phát triển và xây dựng con nguời, rất nhiều công trình đề cập tới kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc như trong cuốn Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (Phạm Minh Hạc chủ biên 2007), các tác gi ả nhấn mạnh tới sự tỉnh táo của Nhật Bản trong việc xác định “cái quyết định sự phát triển là con người” và bài học đánh thức tâm thế phát triển của cả một dân tộc của Hàn Quốc. Từ góc độ phân tích nguồn nhân lực, tác giả Nguyễn Dũng Anh trong bài viết Kinh nghiệm của một số nước Đông Á về sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình toàn cầu hoá (2004) cũng đã trình bày một cách khá tường tận kinh nghiệm của một số nước Đông Á về sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình toàn cầu hoá trên cơ sở đó nêu lên những gợi mở đối với Việt Nam. Từ góc độ phân tích tổng thể chiến lược phát triển nhân tài của Trung Quốc, tác giả Nguyễn Thị Thu Phương và Chử Bích Thu trong bài viết Đánh giá công tác phát triển nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (2007) cũng đề xuất một số bài học kinh nghiệm về bồi dưỡng, đãi ngộ, sử dụng và tôn vinh nhân tài ở Trung Quốc mà Việt Nam 6 có thể tham khảo. Hướng nghiên cứu này đạt được thành tựu khả quan trong việc đề xuất một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các nước Đông Bắc Á, song phần viết về những kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á còn chưa nhiều. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam đều sử dụng phương pháp nghiên cứu đơn ngành, như phương pháp lịch sử - văn hóa. Gần đ ây, một số công trình nghiên cứu về các giá trị Đông Á, về văn hoá và sự phát triển của châu Á trong bối cảnh toàn cầu hoá lấy tâm lý học dân tộc làm trọng tâm, kết hợp với phương pháp liên ngành trong xã hội học và đã đạt được những thành tựu mới như: Lý giải văn hoá với tư cách là mục tiêu, động lực của sự phát triển; phân tích ưu điểm, hạn chế của các giá trị Đông Á; phân tích các kinh nghiệm phát triển văn hoá con người của một số quốc gia Đông Á đơn lẻ, nhưng hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu tổng hợp chuyên sâu, mang tính so sánh nào nổi bật. b, Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ những năm 1990 của thế kỷ XX cho đến nay, vấn đề văn hóa, con người và phát triển văn hóa - con người đã trở thành một chủ đề được thảo lu ận nhiều trên các diễn đàn của các tổ chức quốc tế. Tiêu biểu là các hội thảo, báo cáo của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc như: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO). Hưởng ứng tích cực đối với vấn đề này, giới học thuật trên thế giới đã có nhiều hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Hướng th ứ nhất chủ yếu tập trung vào tìm hiểu các vấn đề chung về con người và văn hóa của châu Á. Thành tựu của khuynh hướng này là đã bao quát được những đặc trưng cơ bản của văn hoá và con người châu Á. Cuốn Đông Á: Truyền thống và chuyển đổi (1989) của học giả John King Fairbank là một trong số ít tác phẩm dành sự ưu tiên hàng đầu và sớm nhất để nghiên cứu về lịch sử và biế n đổi truyền thống của Đông Á qua bốn nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Mới đây, Patricia [...]... cứu Một là, làm rõ một số nhân tố cơ bản tác động tới sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế Những nhân tố đó cũng đang tác động đến sự phát triển của văn hóa và con người Việt Nam 12 Hai là, đánh giá khái quát một số nét cơ bản về thực trạng phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế Ba là, nêu lên một số đặc... cơ bản của sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á Bốn là, phân tích làm rõ vai trò và sự tác động của yếu tố văn hóa và con người đối với sự phát triển bền vững ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế Năm là, rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo khi phát triển văn hóa và con người trong quá trình hội nhập quốc tế Bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt... Đông Á Chương hai - Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Bắc Á Chương ba - Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Nam Á Chương bốn - Đặc điểm và sự tác động của văn hóa, con người đối với sự phát triển ở Đông Á Chương năm – Bài học kinh nghiệm phát triển văn hóa và con người Đông Á đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế 16 Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng,... châu Á; các phân tích về kinh nghiệm phát triển văn hoá con người của các quốc gia Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và Đông Nam Á (Malaysia, Thái Lan và Singapore) trong quá trình hội nhập quốc tế Những điều trình bày trên cho thấy: Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế là một đề tài vừa có giá trị lý luận... diện về sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á 11 trong quá trình hội nhập quốc tế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam Sự phát triển văn hoá và con người Đông Á thường được các công trình thể hiện như là các luận chứng nhằm làm rõ hơn luận điểm chính của tác giả (ví dụ như chỉ tập trung vào các giá trị Đông Á chung chung mà không có sự xâu chuỗi với sự phát triển chung của các nước Đông. .. được trong phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á, sau đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình hội nhập quốc tế 4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng Cách tiếp cận: Công trình sử dụng cách tiếp cận từ góc độ khu vực học, lịch sử, nhân học văn hóa Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về thực trạng và đặc trưng của sự phát triển văn. .. Nho học trong phát triển kinh tế - xã hội, trong quan hệ giữa văn hóa và chính trị, ngoài ra vấn đề khai thác và phát huy truyền thống văn hóa tạo động lực cho phát triển kinh tế cũng được nhấn mạnh Tiêu biểu cho các công trình này là cuốn Truyền thống Khổng học trong Đông Á hiện đại: Giáo dục đạo đức và văn hóa kinh tế tại Nhật Bản và bốn con rồng nhỏ (Tu Wei-ming (chủ biên), 1996), Tu Wei-ming và một. .. phát triển văn hóa và con người trong quá trình hội nhập quốc tế của một số nước Đông Á Sau đó, rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo Phương pháp luận nghiên cứu: Chủ nghĩa Mác – Lên nin ( Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử); các quan điểm của Đảng, Nhà nuớc và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người là phương pháp luận khi triển khai nghiên... trong tiến trình hiện đại hoá luôn có những đặc trưng theo từng dân tộc và quốc gia Phát triển toàn diện con người cũng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học Một số công trình như: Phát triển hài hoà xã hội và phát triển toàn diện con người (Lưu Tượng, 2002), Xây dựng xã hội khá giả toàn diện và phát triển toàn diện con người (Dương Hưng Lâm, 2006), Nghiên cứu phát triển toàn diện con người và xây dựng... đặt trong mối tương quan với phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, đồng thời đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế của các quốc gia này 5.3 Bố cục Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và hợp đồng đã ký kết, bản Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài được chia thành 5 chương, bao gồm: Chương một - Một số nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển văn hóa và con người Đông Á Chương hai - Sự phát triển văn . ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế. Năm là, rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo khi phát triển văn hóa và con người trong quá trình hội nhập quốc. triển của văn hóa và con người Việt Nam. 13 Hai là, đánh giá khái quát một số nét cơ bản về thực trạng phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế. Ba. NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á-BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CNĐT

Ngày đăng: 05/10/2014, 14:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan