khảo sát hệ thống cấp nước thành phố đà nẵng

32 822 2
khảo sát hệ thống cấp nước thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Giới thiệu Công ty Cấp nước - Xí nghiệp SXNCĐ 2 CHƯƠNG I: MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 1.1. Khái niệm và phân loại hệ thống cấp nước 4 1.2. Phân loại và chức năng của mạng lưới cấp nước 6 1.3. Cấu tạo mạng lưới cấp nước 7 CHƯƠNG II: MÁY BƠM LY TÂM 2.1. Phân loại bơm ly tâm 11 2.2. Sơ đồ cấu tạo - nguyên lý làm việc 12 2.3. Trang bị của một tổ máy bơm 13 2.4. Cấu tạo của một số máy bơm 15 2.5. Các thông số làm việc của máy bơm 19 CHƯƠNG III: MỘT SỐ LOẠI MÁY KHÁC 3.1. Bơm định kỳ phèn - vôi 23 3.2. Máy nén khí rửa - lọc 24 CHƯƠNG IV: TRẠM BƠM 4.1. Phân loại trạm bơm 26 4.2. Trạm bơm cấp 1 26 4.3. Trạm bơm cấp 2 28 4.4. Hiện tượng nước va trên đường ống 31 4.5. Thiết bị đo áp lực 32 CHƯƠNG V: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC NMNCĐ 5.1. Các phương pháp xử lý 34 5.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý 34 Trang 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lời Nói Đầu  Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang thực hiện theo tiêu chí. Hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước. Vì vậy, các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng đã không ngừng nâng cao áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người được tốt hơn. Bên cạnh sự phát triển về khoa học và công nghệ, không thể không quan tâm đến nguồn tài nguyên và môi trường. Trong đó nguồn tài nguyên Nước rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Sự tồn tại của cuộc sống trên trái đất, quyết định sự phát triển dân trí - sức khoẻ cho con người. Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều con người không được sử dụng nước sạch, đó là nguyên nhân làm cho bệnh tật phát sinh, cuộc sống con người không được bảo đảm, giảm sức khoẻ tuổi thọ, kiệt quệ về phát triển dân trí. Điều này đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học công nghệ các nhà chính trị và các nhà khoa học môi trường. Ngành khoa học cơ khí giao thông là ngành được tổng hợp tất cả các ngành khoa học tiên tiến như: cơ khí - điện tử - hoá học. Vì vậy ngành không chỉ quan tâm nghiên cứu đến vấn đề giao thông vận tải mà con quan tâm nghiên cứu đến các ngành công nghệ - môi trường. Nhằm phục vụ cuộc sống con người được đảm bảo hơn. Vì vậy là sinh viên ngành cơ khí giao thông. Tôi đã quyết định chọn đề tài: "Khảo sát hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng" làm đề tài thực tập tốt nghiệp và cũng là nhiệm vụ tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cấp nước Đà Nẵng, Ban lãnh đạo Nhà máy Sản xuất Nước Cầu Đỏ cùng Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Hoàng và tôi xin cảm ơn kỹ sư Tôn Thất Du đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo thực tập. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Sau khi tách tỉnh, Công ty nước Đà Nẵng được thành lập năm 1989 theo quyết định của UBND thành phố Đà Nẵng. Chức năng của Công ty: - Sản xuất và cùng cấp nước sạch. - Thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình của hệ thống cấp nước và đường ống cấp nước. - Quản lý các dự án cấp nước thành phố. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân của Công ty là 380 người, trong đó 54 kỹ sư và 50 cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: - Ban Giám đốc. Trang 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Phòng tổ chức hành chính. - Phòng kỹ thuật và Trung tâm tư vấn. - Phòng tài vụ. - Phòng kế hoạch và xây dựng cơ bản. - Phòng quan hệ khách hàng. - Phòng máy tính. - Phòng vật tư. - Đội xây lắp. - Đội quản lý mạng. - Chi nhánh Liên Chiểu. - Ba nhà máy nước: Cầu Đỏ, Sân bay, Sơn Trà. Hệ thống cấp nước của thành phố Đà Nẵng đã được xây dựng cách đây 50 năm. Trước năm 1949 thành phố đều được sử dụng nước ngầm với 36 giếng khoan ở độ sâu 30 ÷ 50m, các giếng khoan này chia thành một số nhóm, mỗi nhóm cấp nước cho một khu vực nhỏ và hình thành một mô hình cung cấp nước bao gồm giếng khoan - trạm bơm giếng - đài nước và đường ống cấp nước. Do nhu cầu khai thác nước của người dân ngày càng tăng và thành phố ngày càng phát triển nên các giếng khoan này ngày càng nhiễu mặn nhiễu bẩn phải ngừng hoạt động dần. Năm 1971, hai nhà máy nước khai thác nước sông Cẩm Lệ được xây dựng. - Nhà máy nước Cầu Đỏ công suất 5600m 3 /ng.đ (ngày đêm) phục vụ cho thành phố. - Nhà máy nước Sân bay công suất 12.000m 3 /ng.đ phục vụ cho Sân bay, cảng Tiên Sa và các khu quân sự. Đến năm 1979 toàn bộ giếng khoan bị loại bỏ. Lúc này nhà máy nước Cầu Đỏ được nâng công suất lên 10.500m 3 /ng.đ và đến năm 1996 cải tạo tiếp tục nâng công suất lên 50.000m 3 /ng.đ. Do nhu cầu nước ở khu vực III quận Sơn Trà tăng cao nên 1989 Công ty xây dựng Nhà máy nước Sơn Trà dựa vào nguồn nước Suối thiên nhiên với tổng công suất 5.000m 3 /ng.đ. Đến nay tổng công suất các nhà máy đang hoạt động đạt 75.000m 3 /ng.đ. Các trang thiết bị của các nhà máy đều đã cũ và đều phải làm việc quá tải. Vì vậy Công ty đang thực hiện dự án cải tạo hệ thống cấp nước của thành phố. - Nâng công suất của nhà máy nước Sân bay lên 50.000m 3 /ng.đ. Trang 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Nâng công suất của nhà máy nước Cầu Đỏ lên 130.000m 3 /ng.đ. - Cải tạo mở rộng mạng lưới cấp nước, chất lượng nước máy Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho ăn uống sinh hoạt. Công ty cấp nước Đà Nẵng có nhiều lợi thế về con người. Đó là Ban lãnh đạo Công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm và ham học hỏi. Trong những năm qua, cán bộ và công nhân trong Công ty đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng nước máy, tăng sản lượng nước máy, mở rộng phạm vi phục vụ đảm bảo hầu hết nhân dân trong thành phố được sử dụng nước máy. Công ty đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội của thành phố. Nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Trang 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương I MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG CẤP NƯỚC Hình 1: Sơ đồ hệ thống cấp nước 1. Công trình thu nước 5. Trạm bơm cấp II 2. Trạm bơm cấp I 6. Mạng lưới cấp nước 3. Trạm xử lý 7. Đài nước 4. Bể chứa nước sạch Hệ thống cấp nước thường bao gồm 7 công trình như giới thiệu hình 1. 1.1.1. Công trình thu nước: Đây là công trình đầu tiên của hệ thống cấp nước, nó có nhiệm vụ thu nước từ nguồn cung cấp nước một khối lượng lớn nước theo yêu cầu với chất lượng nước tốt nhất, nguồn nước được sử dụng có thể là nước ngầm hoặc nước mặt. Nhà máy nước Cầu Đỏ và nhà máy nước Sân bay đều lấy nguồn nước từ một công trình thu ở sông Cẩm Lệ. Nhà máy nước Sơn Trà được lấy nước từ nguồn nước Suối. 1.1.2. Trạm bơm cấp 1: Trạm bơm cấp 1 có nhiệm vụ bơm nước thô từ công trình thu lên trạm xử lý. Đặc điểm của các trạm bơm cấp 1 thường làm việc theo chế độ điều hoà. 1.1.3. Trạm xử lý: Trạm xử lý nước ngầm gồm nhiều công trình với nhiệm vụ làm cho nước được trong và sạch đáp ứng theo yêu cầu sử dụng. Trạm xử lý thường gồm có các công trình chuẩn bị hoá chất, keo tụ, bể lắng, bể lọc và khử trùng đối với trạm xử lý nước mặt. Đối với trạm xử lý nước ngầm chủ yếu là khử sắt và khử trùng nên trong trạm bao gồm một số công trình như làm hoáng lắng, lọc, khử trùng. Nhà máy nước Cầu Đỏ dây chuyền công nghệ gồm các công trình, keo tụ, bể lọc khử trùng rồi bơm cấp ra mạng. Trang 5 1 2 3 4 5 6 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.1.4. Bể chứa nước sạch: Bể chứa nước sạch có chức năng: - Làm điều hoà về lưu lượng giữa chế độ bơm cấp I và cấp II. - Dự trữ nước dùng cho bản thân nhà máy chiếm khoảng 4 ÷ 6% công suất nhà máy, chủ yếu để phục vụ rửa lọc. - Dự trữ nước chữa cháy cho thành phố. - Tạo thời gian tiếp xúc giữa nước và chất khử trùng, thời gian đảm bảo tối thiểu 30 ÷ 40 phút. 1.1.5. Trạm bơm cấp II: Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ bơm nước đã xử lý từ bể chứa nước sạch cấp vào mạng lưới sao cho thoả mãn nhu cầu sử dụng về lưu lượng và áp lực. 1.1.6. Mạng lưới cấp nước: Mạng lưới cấp nước có nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các hộ dùng nước. 1.1.7. Đài nước: Đài có thể bố trí ở đầu, giữa, hoặc cuối mạng lưới cấp nước tuỳ thuộc vào điều kiện cục thể. Đây là công trình có chức năng điều hoà về lưu lượng giữa chế độ bơm cấp II và chế độ tiêu thụ nước trên mạng. Đồng thời đài cũng là công trình tạo áp để cấp nước vào mạng. 1.2. PHÂN LOẠI MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 1.2.1. Phân loại mạng lưới cấp nước: Theo sơ đồ nối ống và chế độ thuỷ lực, mạng lưới cấp nước chia thành 2 loại: - Mạng lưới cụt: Mạng lưới cụt được ứng dụng cho các khu vực dùng nước không quan trọng, các tiểu khu, thị trấn, thị tứ. Mỗi điểm dùng nước chỉ có một hướng vận chuyển đến. Mạng lưới cụt có chiều dài đường ống không lớn, nên chi phí xây dựng giảm nhưng cấp nước không an toàn. - Mạng lưới vòng: Trang 6 Trạm bơm Báo cáo thực tập tốt nghiệp Mạng lưới vòng được ứng dụng cho các đô thị hoặc các khu vực dùng nước quan trọng. Trong mạng các đường ống chính và ống nối được nối lại với nhau tạo thành vòng khép kín. Với mỗi điểm dùng nước có ít nhất 2 đường vận chuyển nước đến. Loại mạng này cấp nước an toàn nhưng tổng chiều dài đường ống lớn, thiết bị và công trình trên mạng nhiều nên chi phí xây dựng cao. 1.2.2. Chức năng của mạng lưới cấp nước: Mạng lưới cấp nước là một tập hợp gồm các ống chính, ống nối, các thiết bị và công trình trên mạng làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các đối tượng tiêu dùng. Yêu cầu cơ bản đối với mạng lưới cấp nước là phải bảo đảm cung cấp cho hộ dùng nước một lượng nước đáp ứng về lưu lượng, áp lực, đảm bảo sao cho tổn thất lưu lượng và áp lực trên mạng nhỏ. Trang 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3. CẤU TẠO MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC Mạng lưới cấp nước bao gồm đường ống, các thiết bị và công trình trên mạng. 1.3.1. Các loại đường ống: a. Ống gang: Được cấu tạo với cỡ đường kính quy ước từ 50 ÷ 200mm chiều dài mỗi đoạn ống từ 3 ÷ 7m áp lực tối đa là 6 ÷ 9 kg/cm 2 . Để chống hiện tượng ăn mòn và rỉ, mặt trong ống thường được tráng 1 lớp xi măng, còn mặt ngoài phủ bằng bitum. Ống gang được sản xuất có hai loại: - Loại mặt bích. - Loại đầu trơn và đầu lọc. Ống mặt bích chỉ sử dụng khi nối với các thiết bị, khi thực hiện mối nối này nhất thiết phải có gioăng cao su. Mối nối ống cần đủ bền, không rò rỉ, có độ biến dạng để cho phép có một góc nhỏ giữa các trục ống, đề phòng khi ống bị lún thì mối nối ống không bị hỏng. Tấm đệm cao su Hình: Các kiểu nối ống Để nối ống trong trường hợp thay đổi, rẻ nhánh dòng chảy, thay đổi đường kính ống dùng các chi tiết nối ống như cút, tê, thập, côn. Các phụ tùng được chế tạo kiểu đầu trơn đầu lọc, kiểu mặt bích để nối với các đoạn ống thích hợp, các chi tiết được giới thiệu trên hình. Trang 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hình: Các chi tiết nối ống b. Ống thép: Được sản xuất cỡ đường kính 100 ÷ 1500mm chiều dài ống 3 ÷ 6m. Ống được chế tạo kiểu 2 đầu trơn hoặc bích. Ống thường được sử dụng khi phải chịu áp lực từ 6kg/cm 2 trở lên ống được nối bằng phương pháp hàn hoặc nối mặt bích. So với ống gang, ống thép có khả năng chịu lực cao hơn, có khả năng chịu được tải trọng động, có trọng lượng nhỏ hơn, lòng ống trơn nhẵn hơn. Nhưng loại ống thép co nhược điểm là khả năng chống xâm thực kém giá thành cao. c. Ống chất dẻo: Đây là loại ống được sử dụng rộng rãi trong thời gian hiện nay. Ống dùng cho mạng lưới bên ngoài được sản xuất cỡ đường kính từ 100 ÷ 500mm. Thường sử dụng ống PVC là loại có khả năng chịu lực tương đối tốt. Trang 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Được chế tạo kiểu 2 đầu trơn và đầu lọc, đầu trơn ống nhỏ (D < 200) thường kiểu 2 đầu trơn, nối ống bằng ống nong đầu hoặc măng xông, keo dán, ống kiểu đầu lọc nối ống dùng gioăng keo dán. 1.3.2. Các thiết bị và công trình trên mạng: a. Van (khoá): Hình: Các loại van Van sử dụng để đóng mở nước thường dùng 4 loại trên. Ngoài ra còn có van cửa đóng mở bằng điện từ rất thông dụng. Van thường được chế tạo bằng gang với cỡ đường kính từ 40 ÷ 1800mm. Với các van đường kính lớn thường bố trí ống vòng với 1 khoá nhỏ nối thông mặt trước và mặt sau của đĩa van để việc đóng mở được dễ dàng hơn. Van được lắp đặt ở các nút của mạng lưới để điều chỉnh hoặc đóng mở nước. Hình: Van điện từ b. Van xả khí: Van xả khí đặt trên những đoạn ống nằm ở vị trí cao, rải rác trên mạng để xả đi lượng khí tích tụ. Nếu lượng khí này không xả sẽ gây gián đoạn dòng chảy trong ống. c. Van 1 chiều: Trang 10 [...]... nghiệp thể có đài để điều hoà sự không phù hợp giữa chế độ dùng nước và chế độ cấp nước vào mạng của trạm bơm cấp hai Trong hệ thống cấp nước Đà Nẵng có dài 500m3 cao 30m nhưng đài này không làm được chức năng điều hoà do có sự không đồng bộ giữa trạm bơm cấp hai, đài và mạng lưới Hình 47: Sơ đồ mặt bằng trạm bơm cấp II Cầu Đỏ 1 Bơm 12HÔ,C; 2 Bơm ATH - 14; 3 Bơm ATH-10; 4 Bình chống va Trạm bơm cấp hai Cầu... trạm bơm trong hệ thống cấp nước: - Trạm bơm cấp một Trang 24 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Trạm bơm cấp hai - Trạm bơm tăng áp - Trạm bơm cấp nước tuần hoàn 4.1.2 Phân loại theo mức độ tin cậy: - Trạm bơm loại một: Cấp nước sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy cho các đô thị Trạm bơm loại này không được phép gián đoạn cấp nước một giây phút nào - Trạm bơm loại hai: Cho phép gián đoạn cấp nước tối đa 12h,... bơm cấp nước cho khu dân cư có trên 5000 người, tổng lưu lượng nước chữa cháy từ 20l/s trở xuống thuộc loại trạm bơm này - Trạm bơm loại ba: Cho phép gián đoạn cấp nước tối đa là 24h 4.2 TRẠM BƠM CẤP MỘT Trạm bơm cấp một có nhiệm vụ bơm nước từ công trình thu nước hoặc bơm trực tiếp nước từ sông, hồ đưa lên trạm xử lý Hình 45: Sơ đồ mặt bằng trạm bơm cấp một nhà máy nước Cầu Đỏ 1 Công trình thu nước; ... bơm cấp một 1 Bể hút;2 Máy bơm; 3 Công trình đầu tiên của trạm xử lý; 4 Ống hút; 5 Ống đẩy 4.3 TRẠM BƠM CẤP HAI Trạm bơm cấp hai có nhiệm vụ bơm nước đã xử lý từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới sao cho thoả mãn nhu cầu dùng nước về lưu lượng và áp lực Do chế độ dùng nước trên mạng thay đổi nên trạm bơm cấp hai cũng làm việc theo chế độ thay đổi phụ thuộc vào chế độ dùng nước Trên mạng lưới cấp nước. .. khi hai rôto 1 Vỏ máy; 2,3 Nắp; 4 Rôto chủ động; 5 Rôto bị động 6 Bánh đai; 7 Động cơ điện; 8 Đai; 9 Van an toàn Chương IV TRẠM BƠM Trong hệ thống cấp nước, trạm bơm là một bộ phận vô cùng quan trọng Nó có nhiệm vụ cấp vào hệ thống và mạng lưới cấp nước một lượng nước xác định với một áp lực theo yêu cầu Kết cấu của trạm bơm tương đối phức tạp Nó bao gồm các tổ máy bơm, các thiết bị nâng vận chuyển,... chạy luân phiên Bơm có động cơ 320kw chạy 16h mỗi ngày cấp lưu lượng 2300m3/h Bơm có động cơ 250kw chạy 8h mỗi ngày cấp lưu lượng 1100m3/h Ap lực nước phát vào mạng đạt 3,3 ÷ 3,bKG/cm3 - Nhóm bơm trục đứng hiện chỉ có bơm ATH - 10 hoạt động cấp nước vào tuyến ống D100 với áp lực 6KG/cm2 cung cấp nước cho khu vực cao của thành phố 4.4 HIỆN TƯỢNG NƯỚC VA TRÊN ĐƯỜNG ỐNG Trong vận hành bơm có thể xảy ra... 5.2 SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ NGHỆ XỬ LÝ Tuỳ thuộc vào loại nguồn nước mà người ta có được dây chuyền công nghệ xử lý phù hợp Tuy nhiên đối với nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm, mỗi loại nguồn nước sẽ có những công trình cơ bản giống nhau 5.2.1 Dây chuyền công nghệ Trạm xử lý nước mặt: Trang 30 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 Bể trộn: Để xáo trộn đều dung dịch phèn với nước để phản ứng hoá học tạo... Lưới hút nước 14 Vỏ Hình: Bơm chìm Grundfos Hình 16: Giới thiệu bơm chìm của hãng Grundfos Đan Mạch Đây là loại bơm được sử dụng tương đối nhiều ở các Công ty cấp nước Bơm được đặt ra ở các trạm bơm giếng khoan hoặc đặt trong bể chứa nước sạch để bơm nước đã xử lý cấp vào mạng Máy bơm gồm hai phần: phần bơm và phần động cơ Giữa phần bơm và phần động cơ lướt hút nước 14 Phần bơm gồm nhiều cấp Mỗi cấp bơm... trí lắp đặt và các điều kiện kinh tế kỹ thuật khác Các máy bơm hiện có đặt tại các nhà máy của thành phố Đà Nẵng là các bơm thuộc thế hệ cũ của Liên Xô, Trung Quốc Trang 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Một số máy bơm sử dụng của Nhà máy nước Cầu Đỏ TT Tên trạm 1 Trạm bơm cấp I Cầu Đỏ - 14 HÔC - 12 HÔC Trạm bơm cấp II Cầu Đỏ - 12 HÔC - 12 HÔC - ATH - 10 - ATH - 14 2 Số lượng Nơi sản máy xuất Lưu lượng m3/ng)... sạch vào mạng lưới tiêu dùng 5.2.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ Trạm xử lý nước ngầm: Trang 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 Bơm giếng khoan: Đưa nước từ giếng khoan lên đàn phun mưa 2 Dàn ống phun mưa: Phun nước thành những tia nhỏ 3 Sân đập: Tung toé nước để tăng cường bề mặt tiếp xúc của nước với không khí, để làm dầu oxy cho nước 4 Bể lắng đứng tiếp xúc: Để có thời gian tiếp xúc từ 30 phút cho quá . ty Cấp nước - Xí nghiệp SXNCĐ 2 CHƯƠNG I: MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 1.1. Khái niệm và phân loại hệ thống cấp nước 4 1.2. Phân loại và chức năng của mạng lưới cấp nước 6 1.3. Cấu tạo mạng lưới cấp nước. nước Đà Nẵng được thành lập năm 1989 theo quyết định của UBND thành phố Đà Nẵng. Chức năng của Công ty: - Sản xuất và cùng cấp nước sạch. - Thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình của hệ thống. của thành phố. Nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Trang 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương I MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG CẤP NƯỚC Hình 1: Sơ đồ hệ thống cấp nước 1.

Ngày đăng: 05/10/2014, 07:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan