giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại nhtmcp công thương việt nam

121 378 0
giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại nhtmcp công thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những thông tin và số liệu trong luận văn được trích dẫn trung thực chính xác từ các tài liệu tham khảo và xuất phát từ tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hoàn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước TMCP : Thương mại cổ phần NHTMCPCT VN :Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam TSBĐ : Tài sản bảo đảm TSCĐ : Tài sản cố định DA : Dự án KT-XH : Kinh tế - Xã hội VCSH : Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thưong Việt Nam Error: Reference source not found Bảng 2.2 Doanh số hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Error: Reference source not found Bảng 2.3 : Dư nợ cho vay theo thời hạn của NHTMCPCT Việt Nam qua các năm Error: Reference source not found Bảng 2.4: Phân chia các dự án theo tỷ lệ tham gia của vốn chủ sở hữu Error: Reference source not found Bảng 2.5: Tăng trưởng nhu cầu điện của các ngành (2011-2020) Error: Reference source not found Bảng 2.6: Dư nợ cho vay ngành điện tại các chi nhánh NH TMCP CTVN Error: Reference source not found Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ theo mục đích Error: Reference source not found Bảng 2.8: Tổng mức đầu tư của dự án Error: Reference source not found Bảng 2.9: Tiến độ giải ngân nguồn vốn Error: Reference source not found Bảng 2.10: Khấu hao cơ bản hàng năm Error: Reference source not found Bảng 2.11: Dòng tiền hàng năm của dự án Error: Reference source not found SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii Công tác thẩm định dự án tại NHTMCPCTVN vẫn còn nhiều hạn chế như: Nhận thức đối với công tác thẩm định dự án ngành điện; Phương pháp thẩm định; Nội dung thẩm định dự án ngành điện; Trình độ cán bộ thẩm định; Nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định: vii Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thưong Việt Nam 41 Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thưong Việt Nam 41 Bảng 2.4: Phân chia các dự án theo tỷ lệ tham gia của vốn chủ sở hữu 51 Bảng 2.4: Phân chia các dự án theo tỷ lệ tham gia của vốn chủ sở hữu 51 Bảng 2.5:Tăng trưởng nhu cầu điện của các ngành (2011-2020) 52 Bảng 2.5:Tăng trưởng nhu cầu điện của các ngành (2011-2020) 52 - Thẩm định tài chính của dự án: 64 Bảng 2.9: Tiến độ giải ngân nguồn vốn 66 Bảng 2.9: Tiến độ giải ngân nguồn vốn 66 Bảng 2.11: Dòng tiền hàng năm của dự án 69 Bảng 2.11: Dòng tiền hàng năm của dự án 69 - Nhận thức đối với công tác thẩm định dự án ngành điện: 75 - Phương pháp thẩm định: 76 - Nội dung thẩm định dự án ngành điện: 77 - Trình độ cán bộ thẩm định: 80 - Nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định: 81 TÓM TẮT LUẬN VĂN Việt Nam đang từng bước thay đổi nhanh chóng trên mọi phương diện với công cuộc hội nhập của đất nước với nền kinh tế thế giới trong công cuộc đổi mới cùng với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng càng tỏ rõ vị trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Hoạt động của NHTM đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước đặc biệt là đối với hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong đó có ngành điện. Công tác thẩm định dự án đầu tư của NHTMCP Công Thương Việt Nam trong những năm gần đây đã được nâng cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư của các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp ngành điện. Tuy vậy, đối với ngành điện thì việc đầu tư của nhiều dự án còn mang tính dàn trải, không có hiệu quả. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chon đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam” Luận văn nghiên cứu vai trò chất lượng thẩm định dự án đối với ngành điện và phân tích thực trạng hoạt động thẩm định dự án của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án ngành điện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định dự án đầu tư của NHTM. Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. i NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ – THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHTM 1.1.1. Dự án đầu tư Hoạt động đầu tư được tiến hành với nhiều công đoạn và có những đặc điểm kinh tế đa dạng, thường được thực hiện dưới dạng một hay nhiều dự án đầu tư. Dự án đầu tư là “sản phẩm” đem lại cho công cuộc đầu tư một hiệu quả mong muốn. Để lập nên một dự án đầu tư có tính thuyết phục và thu hút các bên tham gia, khi lập dự án cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như: Dự án phải có tính khoa học; Dự án phải đảm bảo đầy đủ tính pháp lý; Dự án phải mang tính thực tiễn; Tính thống nhất; Tính phỏng định. Dự án đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu quản lý, công tác tổ chức, kế hoạch hóa vốn đầu tư. Để phân loại dự án đầu tư thì cần phải dựa vào các căn cứ như: Căn cứ vào đặc tính hoạt động dự án đầu tư ; Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay dự án đầu tư được chia thành 2 loại:Dự án đầu tư vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản và Dự án đầu tư vay vốn có bảo đảm bằng tài sản.; Căn cứ vào thời gian vay vốn dự án đầu tư được chia thành: Dự án ngắn hạn và dự án trung dài hạn; Cho vay theo dự án đầu tư với mục đích để đáp ứng nhu cầu tài chính trung và dài hạn của khách hàng nhằm tăng năng lực sản xuất thông qua việc đầu tư bổ sung, đầu tư thay thế, sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng mới. 1.1.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHTM Thẩm định dự án đầu tư là việc tiến hành nghiên cứu phân tích một cách khách quan, khoan học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội để cho phép đầu tư và tài trợ vốn. ii Nội dung thẩm định dự án bao gồm: Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư; Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án;Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư; Thẩm định về mặt kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; Thẩm định về phương diện thị trường của dự án;Thẩm định tài chính của dự án. Đối với ngân hàng thì việc thẩm định dự án quan trọng nhất để cho ra quyết định cho vay là việc thẩm định tài chính của dự án. Do đó, chất lượng về thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định tài trợ của ngân hàng. 1.2 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHTM Nhìn chung việc thẩm định một dự án được coi là có chất lượng khi việc thẩm định đó đạt được các mục tiêu thẩm định của Ngân hàng đồng thời thỏa mãn được yêu cầu của doanh nghiêp. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng được phản ánh cả về mặt định lượng và định tính. Về mặt định tính, chất lượng thẩm định dự án đầu tư có thể được đánh giá một cách tương đối ngay sau thời điểm kết thúc quá trình thẩm định thông qua một số tiêu chí như: Việc thẩm định phải theo đúng quy trình khoa học và toàn diện; Sử dụng tốt nguồn thông tin đa dạng làm căn cứ để phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn, khách quan; Chi phí cho việc thẩm định dự án phải hợp lý; Khả năng phát hiện và dự báo các xu hướng, các rủi ro liên quan đến quá trình đầu tư để có biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro; Áp dụng các chỉ tiêu, phương pháp thẩm định phù hợp với từng dự án;Thỏa mãn các yêu cầu của chủ đầu tư. Việc thẩm định theo một trình tự hợp lý, khoa học và logíc sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập xử lý thông tin, tính toán nhanh chóng và có chất lượng. Về mặt định lượng, chất lượng thẩm định dự án được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ dự án đầu tư không thành công: Có những dự án hoàn toàn khả thi nhưng khi Ngân hàng đã quyết định tài trợ mới bộc lỗ rõ những hạn chế về các mặt kỹ thuật, thị trường và tài chính. Do vậy iii chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của dự án và ngân hàng sẽ khó có khả năng thu hồi toàn bộ số tiền gốc đã bỏ ra. - Tỷ lệ vốn đầu tư bị thất thoát do dự án đầu tư không có khả năng trả nợ Thực tế đây cũng là biểu hiện của dự án đầu tư không thành công dẫn đến vốn đầu tư của ngân hàng thu hồi không đúng hạn hoặc không có khả năng thu hồi được. - Tỷ lệ dự án tốt bị bác bỏ Không ít những dự án bị ngân hàng này từ chối cho vay nhưng khi sang ngân hàng khác lại được tài trợ vốn ngay. Chính vì vậy tỷ lệ dự án tốt bị bác bỏ cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định dự án tại ngân hàng có tốt hay không. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHTM. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố chủ quan và khách quan. Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cần phải nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đó. Xét về các nhân tố chủ quan: Đây là nhân tố thuộc về ngân hàng và các nhân tố này bao gồm: Một là, tổ chức công tác thẩm định; Hai là, đội ngũ cán bộ thẩm định; Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thẩm định; Bốn là, chi phí thẩm định; Năm là, thời gian thẩm định Xét về các nhân tố khách quan: Các nhân tố này bao gồm nhân tố thuộc về chủ đầu tư và nhân tố thuộc khác Nhân tố thuộc về chủ đầu tư bao gồm: Một là, chất lượng của bản thân dự án đầu tư; Hai là, tính phức tạp, mới mẻ của dự án đầu tư; Ba là, các yếu tố thuộc chủ đầu tư Nhân tố khác bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư khác như: Yếu tố thị trường; Chất lượng thông tin; Các chính sách, qui định của Nhà nước ; Biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. iv CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988, là một trong 5 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Ngày 15/04/2008 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đổi thương hiệu từ Incombank sang thương hiệu mới là Vietinbank (lấy tên tiếng Anh là Industrial and Trade Bank of Vietnam, gọi tắt là Vietinbank) Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tích cực đổi mới nhiều mặt. Ngoài những hoạt động chính là huy động vốn, cho vay được đẩy mạnh hàng năm, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động phát triển công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng, hoạt động xuất nhập khẩu,….Với những mặt hoạt động phát triển vượt bậc qua hàng năm thì Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã ngày càng khẳng định thêm vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TẠI NHTMCP CT VN Điện là hàng hóa không thể thiếu đối với hoạt động của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam thì nhu cầu về điện cho sản xuất, tiêu dùng ngày càng tăng. Trong quá trình quản lý và khai thác các công trình điện, hiện có rất nhiều các vấn đề cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá. Việc khai thác hiệu quả các công trình điện mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và toàn xã hội. Do đó thẩm định dự án đầu tư ngành điện có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển hệ thống điện lực quốc gia. v [...]... dự án đầu tư, đặc điểm riêng trong thẩm định dự án đầu tư ngành điện trong hoạt động cho vay của NHTM - Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCPCTVN - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCPCTVN 3 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu - Đối tư ng nghiên cứu: Nghiên cứu về nội dung thẩm định dự án. .. mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định dự án đầu tư của NHTM Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM... từng dự án Thứ tư, chất lượng thẩm định các dự án đầu tư ngành điện được nâng cao thể hiện qua số lượng dự án đã được cho vay và phát huy hiệu quả kinh tế xã hội trên toàn quốc Công tác thẩm định dự án tại NHTMCPCTVN vẫn còn nhiều hạn chế như: Nhận thức đối với công tác thẩm định dự án ngành điện; Phương pháp thẩm định; Nội dung thẩm định dự án ngành điện; Trình độ cán bộ thẩm định; Nguồn thông tin cho. .. dung thẩm định dự án đầu tư ngành điện được minh họa thông qua việc thẩm định cho vay dự án “ Nhà máy thủy điện Khe Bố ” của Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam 2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TẠI NHTMCPCTVN Công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện trong hoạt động cho vay tại NHCTVN nhìn chung được tổ chức theo đúng quy trình nghiệp vụ, hợp lý, khoa vii học và đánh... LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ – THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHTM 1.1.1 Dự án đầu tư 1.1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư Hoạt động đầu tư được tiến hành với nhiều công đoạn và có những đặc điểm kinh tế đa dạng, thường được thực hiện dưới dạng một hay nhiều dự án đầu tư Dự án đầu tư là “sản phẩm” đem lại cho công cuộc đầu tư một hiệu quả mong muốn Dự án đầu tư tạo cơ... phí của dự án; Về thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính; Về thẩm định khả năng trả nợ; Về phân tích rủi ro của dự án 3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCPCTVN Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động phức tạp, có phạm vi xem xét rộng liên quan đến nhiều đối tư ng khác nhau Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án của... trị thương hiệu VietinBank được nâng cao trên cả thị trường trong nước và quốc tế Đối với ngành điện, NHTMCPCTVN đã cho vay và cam kết cho vay nhiều dự án, dư nợ cho vay ngành điện luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHTMCPCTVN 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCPCTVN Với giải pháp tổng thể Thứ nhất, nâng cao. .. pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án để đảm bảo an tòan vốn trong hoạt động tín dụng và đem lại hiệu quả cao nhất.Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chon đề tài nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam 2 Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dự án đầu tư, thẩm định dự. .. trò của công tác thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư của ngành điện trong hoạt động cho vay của NHCTVN Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư, thường xuyên đào tạo và đổi mới công nghệ thẩm định Thứ ba, hoàn thiện cơ chế tổ chức trong các khâu thẩm định dự án đầu tư ngành điện trong hoạt động cho vay Thứ tư, tăng cường trang thiết bị và ứng dụng công nghệ... để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị của tài sản cố định đó 9 • Quy trình cho vay theo Dự án đầu tư của các NHTM Việc cho vay theo dự án đầu tư của các NHTM thông thường gồm 3 giai đoạn: thẩm định dự án, giải ngân và cuối cùng là thu nợ a Thẩm định dự án đầu tư: Dự án được lập, chủ đầu tư dự án xem xét nguồn tài trợ của dự án để mang tính hiệu quả cao nhất Chủ đầu tư dự án . về chất lượng thẩm định dự án đầu tư của NHTM. Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng. về dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, đặc điểm riêng trong thẩm định dự án đầu tư ngành điện trong hoạt động cho vay của NHTM. - Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành. nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Luận văn nghiên cứu vai trò chất lượng thẩm định dự án đối với ngành điện và

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    • Công tác thẩm định dự án tại NHTMCPCTVN vẫn còn nhiều hạn chế như: Nhận thức đối với công tác thẩm định dự án ngành điện; Phương pháp thẩm định; Nội dung thẩm định dự án ngành điện; Trình độ cán bộ thẩm định; Nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định:

    • Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thưong Việt Nam.

    • Bảng 2.4: Phân chia các dự án theo tỷ lệ tham gia của vốn chủ sở hữu

    • Bảng 2.5:Tăng trưởng nhu cầu điện của các ngành (2011-2020)

    • - Thẩm định tài chính của dự án:

    • Bảng 2.9: Tiến độ giải ngân nguồn vốn

      • + Thẩm định doanh thu, chi phí của dự án

      • + Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án

      • Bảng 2.11: Dòng tiền hàng năm của dự án

        • + Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

        • + Thẩm định khả năng trả nợ

        • - Nhận thức đối với công tác thẩm định dự án ngành điện:

        • - Phương pháp thẩm định:

        • - Nội dung thẩm định dự án ngành điện:

        • - Trình độ cán bộ thẩm định:

        • - Nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan