giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp đại á

89 342 0
giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp đại á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn cao học này, em xin cảm ơn PGS. TS Phan tố Uyên cùng các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại và Kinh tế quốc tế đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á , đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán cũng như toàn bộ nhân viên các phòng ban trong ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Học Viên Lê Phương Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu và kết luận nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ thực tế kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đại Á. Các số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ Lê Phương Hà MỤC LỤC Chức năng các phòng ban: 37 Sở giao dịch 39 CN Tam Hiệp 39 CN Long Khánh 39 CN Quang Vinh 39 CN Hố Nai 39 CN Trảng Bom 39 CN Thành Phố Hồ Chí Minh 39 CN Hà Nội 39 CN Bình Dương 39 CN Bà Rịa – Vũng Tàu 39 CN Hàng Xanh 39 CN Hải Phòng 39 a. Năng lực tài chính 64 b. Năng lực quản lý và điều hành của ĐaiAbank 66 c. Năng lực công nghệ 67 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I. Tiếng Việt TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1. ACB Ngân hàng Thương Mại cổ phần Á Châu 2. CN Chi nhánh 3. Daiabank Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á 4. LNTT Lợi nhuận trước Thuế 5. LNST Lợi nhuận sau thuế 6. NHNN Ngân hàng nhà nước 7. NHNNg Ngân hàng nước ngoài 8. NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 9. NHTM Ngân hàng thương mại 10. NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần 11. NHTM NN Ngân hàng thương mại Nhà nước 12. TCTD Tổ chức tín dụng 13. TSCĐ Tài sản cố định II. Tiếng Anh TT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh 1 L/C Thư tín dụng Letter credit 2 WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG Chức năng các phòng ban: 37 Sở giao dịch 39 CN Tam Hiệp 39 CN Long Khánh 39 CN Quang Vinh 39 CN Hố Nai 39 CN Trảng Bom 39 CN Thành Phố Hồ Chí Minh 39 CN Hà Nội 39 CN Bình Dương 39 CN Bà Rịa – Vũng Tàu 39 CN Hàng Xanh 39 CN Hải Phòng 39 a. Năng lực tài chính 64 b. Năng lực quản lý và điều hành của ĐaiAbank 66 c. Năng lực công nghệ 67 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết phải nghiên cứu đề tài Có thể nói vai trò và tác động của hệ thống ngân hàng tới nền kinh tế ngày càng to lớn. Từ sau khi gia nhập WTO chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ hệ thống ngân hàng thương mại, hệ thống ngân hàng liên doanh và sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài. Chính xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cùng sự phát triển kinh tế thị trường đã làm cho tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Để có thể tồn tại, phát triển hòa mình vào xu hướng hiện đại hóa đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có giải pháp, lộ trình, hướng đi đúng đắn hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, trong đó đặc biệt là hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần non trẻ. Một trong những giải pháp đê nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt là trong tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay chính là yếu tố giảm chi phí. Ngân hàng TMCP Đại Á là ngân hàng đầu tiên hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 1993. Trải qua bao thăng trầm của kinh tế, ngân hàng cũng đã có những bước chuyển mình đáng khích lệ. Năm 2010 là năm nhiều thử thách với với ngành ngân hàng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khắc phục. Ngân hàng đã phải đối mặt với các áp lực về huy động vốn và tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến động. Năm 2011 hứa hẹn nhiều yếu tố tích cực như sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng khi Việt Nam tháo bỏ mọi rào cản cho các ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu khi gia nhập WTO năm 2007. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để 1 cùng cạnh tranh trong thị trường mở. Tuy nhiên đây cũng chính là thách thức lớn cho những ngân hàng có quy mô nhỏ như Đại Á khi mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Thêm vào đó những yếu tố bất ổn của nền kinh tế trong năm qua đã tác động xấu tới hoạt động của ngân hàng. Việc cắt giảm chi phí để tập trung nguồn lực phát triển ưu thế cạnh tranh của mình là một việc cần thiết của Ngân hàng. Xuất phát từ thời gian làm việc tại ngân hàng Đại Á và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nên em chọn đề tài “Giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Á” làm đề tài cho luận văn cao học. 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về lý luận và thực tiễn cạnh tranh tại Ngân hàng Đại Á, luận văn hướng đến những mục đích sau: - Làm rõ bản chất và vai trò của chi phí kinh doanh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần - Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Á –thông qua mô 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter và ma trận SWOT, Làm rõ thực trạng vấn đề giảm chi phí kinh doanh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở ngân hàng TMCP Đại á - Từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Á trong thời gian tới 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố chi phí, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa các yếu tố trên ở ngân hàng TMCP Đại Á - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu về nội dung chi phí, 2 giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Ngân hàng TMCP Đại Á dưới góc độ kinh tế. Số liệu được sử dụng từ năm 2008 – 2011 4. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp định tính và định lượng trong việc so sánh, xử lý thông tin dựa trên các số liệu thu thập được từ Phòng kế toán tài chính của ngân hàng, từ trang webisite và một số kênh thông tin khác… - Sử dụng phối kết hợp phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu đồng thời sử dụng bảng biểu, sơ đồ để cụ thể hóa và so sánh số liệu giữa các thời kỳ, giữa ngân hàng Đại Á và một số ngân hàng. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày theo kết cấu gồm có 3 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chi phí kinh doanh và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở các ngân hàng TMCP - Chương 2. Thực trạng giảm chi phí kinh doanh để việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Á - Chương 3. Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh ở ngân hàng TMCP Đại Á trong thời gian tới 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÁC NGÂN HÀNG TMCP 1.1. Khái quát chung về giảm chi phí kinh doanh ở các ngân hàng TMCP 1.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí kinh doanh ở các ngân hàng TMVN TMCP Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí phát sinh từ khâu mua vào dự trữ đến khâu bán ra và các chi phí có liên quan đến đầu tư vốn ra ngoài và được bù đắp bằng thu nhập hoặc doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong kỳ đó.Trong nền kinh tế thị trường các chi phí đã nêu ở trên đều biểu hiện bằng tiền, vì vậy có thể nói rằng chi phí của doanh nghiệp thương mại được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí vật chất sức lao động liên quan đến quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định, đồng thời được bù đắp thu nhập hoặc doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện hao phí sức lao động cá biệt của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó là căn cứ để xác định số tiền phải bù đắp thu nhập của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Mặt khác do trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định có nhiều loại chi phí phát sinh không phục vụ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong kỳ và đồng thời cũng không được bù đắp bằng doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp trong thơì kỳ đó. Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp để có những biện 4 pháp quản lý chi phí kinh doanh một cách thích hợp, cụ thể với từng khoản mục chi phí. Đứng trên góc độ ngân hàng, chi phí ngân hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà ngân hàng phải bỏ ra trong kỳ để thực hiện quá trình kinh doanh của mình. Phân loại chi phí ngân hàng: Chi phí ngân hàng được chia theo hình thức nào là phụ thuộc vào phương thức tính toán, hạch toán chi phí đó. Tuy nhiên, cũng giống như chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại thường được chia là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp thì với ngân hàng thương mại được chia là chi phí lãi vay ( chi phí trực tiếp) và chi phí ngoài lãi ( chi phí gián tiếp) - Chi phí trực tiếp là các chi phí có thể xác định được với một sản phẩm, một dịch vụ hay một hoạt động nhất định. Đối với một nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chi phí trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí có quan hệ trực tiếp tới các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hay việc sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ đó. Đối với một nhà bán buôn hay bán lẻ, các chi phí trực tiếp là các chi phí mua hàng hoá để bán - Chi phí gián tiếp là tất cả các chi phí khác ngoài chi phí trực tiếp như đã nói ở trên mà bạn cần để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Các chi phí gián tiếp không liên quan trực tiếp tới một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào. Đó là các chi phí chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh - Chi phí lãi vay là các chi phí bao gồm o Chi phí trả lãi: Chi trả lãi tiền gửi thanh toán, chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm, chi trả lãi tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân, 5 [...]... thể  Các chi phí khác: là các chi phí ngoài các chi phí bên trên như chi phí thuê văn phòng, chi phí cước viễn thông, chi phí thuê tư vấn… để đảm bảo hoạt động của ngân hàng 1.2 Khái quát chung về năng lực cạnh tranh ở các ngân hàng TMCP 1.2.1 Các khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP  Cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó trong các điều... Các giao dịch được thực hiện thông qua các giao dịch điện tử bao gồm: Máy thanh toán tại điểm bán hàng; Máy rút tiền tự động (ATM); Ngân hàng qua điện thoại … + Ngân hàng qua mạng: Được chia làm 2 loại, Ngân hàng qua mạng nội bộ; Ngân hàng qua mạng internet 1.2.4 Tính tất yếu khách quan của giảm chi phí kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh ở các ngân hàng TMCP 1.2.4.1 Tầm quan trọng của việc giảm. .. nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Để đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng cần căn cứ vào các tiêu chí sau: 18 * Năng lực tài chính Năng lực tài chính của một ngân hàng thường... khách hàng, mạng lưới bán hàng  Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh” Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính; năng lực. .. nhất trong cơ cấu chi phí Chi phí huy động vốn của một ngân hàng thương mại được cấu thành bởi hai loại là chi phí trả lãi và chi phí phi lãi Trong tổng số chi phí huy động vốn đó thì chi phí trả lãi chi m tỷ trọng chủ yếu và là chi phí lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Ngoài chi phí trả lãi như trên còn có các chi phí khác như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ... đa dạng hơn, thị trường ngân hàng mở rộng hơn Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm bớt đi tốc độ phát triển của các NHTM, suy giảm thị phần Cạnh tranh, thi hệ thống NHTM sẽ mạnh hơn và có sức đàn hồi tốt hơn sau các cú sốc của nền kinh tế  Năng lực chủ quan của các ngân hàng Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM, trên thực tế, nhóm các nhân tố thuộc về nội... các Chi nhánh, phòng giao dịch mới  Chi phí ngân hàng luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ và rõ ràng  Chi phí ngân hàng (Lãi vay) phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô của nhà nước ở mỗi thời kì 1.1.3 Nội dung chi phí kinh doanh ở các ngân hàng TMVN  Chi phí huy động vốn là chi phí phải trả cho việc huy động nguồn vốn từ khách hàng và các tổ chức tín dụng khác Thông thường các ngân. .. ngân hàng thực hiện một kế hoạch quản lý chi phí hiệu quả Nếu quản lý chi phí hiệu quả, thì ngân hàng sẽ tối thiểu hoá việc đưa ra các kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn Hoạt động quản lý chi phí trở thành một bộ phận không tách rời với chi n lược tăng trưởng kinh doanh then chốt và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng 1.3 Các điều kiện để giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao. .. cao năng lực cạnh tranh ở các NHTM M.Porter đã đưa ra ba chi n lược chung giúp các doanh nghiệp có được lợi thế và chống lại sự tác động của năm lực lượng cạnh tranh: - Chi n lược quản lý chi phí (cost leadership) - Chi n lược khác biệt hoá sản phẩm (differentiation) - Chi n lược khách hàng trọng tâm (Focus) Chi n lược quản lý chi phí được hiểu là chi n lược dành lợi thế cạnh tranh trên cơ sở có chi phí. .. toán, chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng gửi tiền, chi phí máy móc thiết bị và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn Việc xác định chi phí huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong ngân 7 hàng, đó là các thông tin giúp ngân hàng có các quyết định và chính sách kinh doanh có hiệu quả Có hai lý do chủ yếu mà ngân hàng thương mại quan tâm khi xác định chi . Ngân hàng. Xuất phát từ thời gian làm việc tại ngân hàng Đại Á và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nên em chọn đề tài Giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh. doanh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở ngân hàng TMCP Đại á - Từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đại Á trong thời gian tới 3 về chi phí kinh doanh và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở các ngân hàng TMCP - Chương 2. Thực trạng giảm chi phí kinh doanh để việc nâng cao năng lực cạnh tranh của

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chức năng các phòng ban:

  • Sở giao dịch

  • CN Tam Hiệp

  • CN Long Khánh

  • CN Quang Vinh

  • CN Hố Nai

  • CN Trảng Bom

  • CN Thành Phố Hồ Chí Minh

  • CN Hà Nội

  • CN Bình Dương

  • CN Bà Rịa – Vũng Tàu

  • CN Hàng Xanh

  • CN Hải Phòng

  • a. Năng lực tài chính

  • b. Năng lực quản lý và điều hành của ĐaiAbank

  • c. Năng lực công nghệ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan