hoàn thiện công tác thẩm định dự án thủy điện nhỏ tại sở giao dịch iii - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

115 320 0
hoàn thiện công tác thẩm định dự án thủy điện nhỏ tại sở giao dịch iii - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải mở rộng đầu tư và tích cực tìm ra các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này làm cho nhu cầu vốn đầu tư ngày càng trở nên cấp thiết. Khi đó, việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại (NHTM) để đầu tư trở thành một giải pháp quan trọng. Với nhu cầu năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng hiện nay, đầu tư vào TĐN để cung cấp cho lưới điện quốc gia hoặc từng khu vực là hướng đi đúng đắn, hệ thống TĐN cung cấp và góp phần không nhỏ vào tổng sản lượng điện hiện nay của đất nước. Đây là lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn, tuy nhiên vốn tự có của các chủ dự án TĐN mới chỉ có 10 - 20% tổng vốn đầu tư, số còn lại đều phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Các ngân hàng vì thế cũng cần tăng cường việc cho vay và muốn cho vay đạt hiệu quả, công tác thẩm định dự án đầu tư (DAĐT) của các NHTM cần phải chú trọng và hoàn thiện vì đây là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng và đồng thời góp phần vào thành công của Doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên, tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án thủy điện nhỏ (TĐN) nói riêng mới chỉ dừng lại ở khâu thẩm định tài chính dự án, mà chưa đi sâu vào phân tích thẩm định khâu kỹ thuật và kinh tế xã hội. Hơn nữa khi thẩm định khâu tài chính dự án sở mới sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản như NPV, IRR, T hv … làm căn cứ thẩm định. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án TĐN tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án TĐN trong hoạt động cho vay của NHTM. - Phân tích và đánh giá về thực trạng công tác thẩm định dự án TĐN tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án TĐN tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định dự án TĐN tại NHTM. - Phạm vi nghiên cứu: Công tác thẩm định dự án TĐN tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu: + Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ, dữ liệu từ một số NHTM khác và các số liệu qua mạng Internet… Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo. + Nguồn dữ liệu sơ cấp: Luận văn lấy ý kiến từ phía các cá nhân là những chuyên gia có kinh nghiệm và công tác lâu năm trong ngành, hiện đang giữ các vị trí quan trọng tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp… được tác giả sử dụng để nghiên cứu. 5. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu Về lý luận: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác thẩm định DAĐT tại NHTM Về thực tiễn: - Phát hiện những thành công và các mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định dự án TĐN tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giải thích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, từ đó - Đề xuất các giải pháp nhằm giúp Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thiện công tác thẩm định dự án TĐN. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan DAĐT TĐN 1.1.1. Khái niệm và vai trò DAĐT 1.1.1.1. Khái niệm về DAĐT DAĐT có thể được xem xét từ nhiều góc độ: Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Xét trên góc độ quản lý: DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. Xét trên góc độ kế hoạch hóa: DAĐT là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Xét theo góc độ này, DAĐT là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung (Một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án). Xét về mặt nội dung: DAĐT là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Như vậy, một DAĐT bao gồm 4 thành phần chính: - Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức: + Mục tiêu phát triển thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế - xã hội. + Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: Đó là các mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án. - Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. - Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. - Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. 1.1.1.2. Vai trò của DAĐT Đối với Nhà nước và các định chế tài chính: DAĐT là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn cho dự án. Đối với chủ đầu tư: DAĐT là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư. DAĐT là cơ sở để xin phép được đầu tư (hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấp giấp phép hoạt động. DAĐT là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hưởng các khoản ưu đãi trong đầu tư. DAĐT là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư. DAĐT là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn. DAĐT là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh. 1.1.2. Tổng quan về đầu tư TĐN 1.1.2.1. Khái quát về TĐN tại Việt Nam Việt Nam có tiềm năng thủy điện dồi dào và phân bố trên hầu khắp các vùng lãnh thổ. Với trên 2200 sông suối lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, tổng tiềm năng kỹ thuật được đánh giá vào khoảng 120 tỷ kWh, với công suất tương ứng khoảng 30.000 MW. Nếu xem xét thêm các yếu tố về kinh tế xã hội và tác động đến môi trường thì tiềm năng kinh tế – kỹ thuật của thuỷ điện khoảng 83 tỷ kWh. Đến nay, tổng công suất các nhà máy thủy điện đã được xây dựng là 4200 MW (năm 2003 sản xuất 19 tỷ kWh, bằng 23% tổng tiềm năng kinh tế kỹ thuật). Hiện tại, đã có một báo cáo chính thức đánh giá ở quy mô toàn quốc về TĐN là Quy hoạch TĐN toàn quốc, công suất từ 5 -30 MW do Công ty Tư vấn Điện I soạn thảo (2005). Sự phân bố các dự án TĐN đã được xác định ở 31 tỉnh, thành. Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang ở miền Bắc, và Lâm Đồng ở miền Trung là những tỉnh có tiềm năng TĐN lớn nhất (trên 200 MW). Tổng công suất thủy điện từ 5-30 MW được xác định trong báo cáo này là 2.925 MW, dự kiến phát khoảng 13,3 TWh, với hệ số phụ tải trung bình là 0,52. Cũng theo Quy hoạch TĐN, phân bổ tiềm năng TĐN theo gam công suất như bảng dưới đây. Bảng 1.1: Tiềm năng kỹ thuật TĐN theo gam công suất Dải công suất (MW) Tổng công suất (MW) 0.1- <1 126.8 1- <5 1 030.2 5- <10 1 048.3 10- <15 648.0 15- <20 562.8 20- <25 309.0 25- <30 290.0 Tổng (<=30MW) 4015.1 Nguồn: Dự thảo Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển NTLL-Viện Năng lượng, 2008 Trong năm 2007, trong một điều tra của Bộ Công thương về hiện trạng các dự án TĐN nối lưới công suât dưới 30 MW, có tới 319 dự án với tổng công suất lắp đặt là 3.443 MW, hiện đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau nhưng ít nhất đã có biên bản ghi nhớ với EVN về việc mua bán điện. Như vậy số lượng thực tế các dự án TĐN, chưa tính đến các dự án còn chưa tiến hành bàn bạc với EVN, đã lớn hơn dự báo trong Quy hoạch TĐN. Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1.2: Hiện trạng các dự án TĐN Tình trạng Số dự án Công suất đặt Cỡ trung bình MW MW Có Biên bản ghi nhớ với EVN 178 2,175 12.2 Đang xây dựng, chưa có thông tin về giá bán 21 260 12.4 Đang xây dựng, đã thương thảo giá 67 630 9.4 Đang xây dựng, ký thoả thuận mua bán điện 11 101 9.2 Đang vận hành 42 278 6.6 Tổng 319 3,443 10.8 Nguồn: Bộ Công Thương, 2007 điều tra TĐN 1.1.2.2. Đặc điểm các dự án TĐN Ngành điện là một ngành kinh tế chủ đạo có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành điện cung ứng mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất của tất cả các ngành và người dân. Trong đó thủy điện đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình sản xuất và cung cấp điện cho cả nước. Khi chủ đầu tư có ý định đầu tư vào ngành thủy điện tại một địa điểm nào đó thì phải đảm bảo được rằng dự án sẽ được nằm trong quy hoạch tổng thể ngành điện của Quốc gia. Dự án TĐN, cũng như những dự án trong ngành thủy điện, thường có những đặc điểm như sau: a. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nơi đặt địa điểm dự án Về địa điểm đặt nhà máy và xây dựng tuyến đập: các công trình thủy điện để phát điện phải sử dụng lượng nước chạy qua turbin để tạo điện năng. Nhà máy thủy điện phải được được xây dựng khu vực miền núi, có địa hình cao để đảm bảo xây dựng được hồ chứa tích nước hoặc tận dụng được thế năng dòng chảy để phát điện. Những vùng này thường có địa hình, địa chấn phức tạp hơn các vùng đồng bằng nên sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới điều kiện thi công công trình, độ bền vững và độ ổn định của công trình. Hậu quả của việc xảy ra sự cố của nhà máy thủy điện đối với khu vực hạ lưu cực kỳ lớn nên trong mọi tình huống tính an toàn đối với khu vực dân cư phía hạ lưu phải luôn được đặt hàng đầu. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng tuyến đập hết sức quan trọng nếu tuyến đập được đặt trên nền móng ổn định sẽ đảm bảo an toàn và ngược lại, mặt khác quá trình lựa chọn địa điểm xây dựng tuyến đập cũng như độ cao của đập trực tiếp quyết định đến công suất phát điện của nhà máy cũng như chi phí đầu tư xây dựng nên cần xây dựng nhiều phương án để đánh giá so sánh lựa chọn phương án tối ưu nhất. Đánh giá: Do đó, việc thẩm định cần phải phân tích ưu nhược điểm của địa điểm xây dựng nhà máy cũng như tuyến đập được lựa chọn, đưa ra các phương án so sánh để đảm bảo địa điểm được lựa chọn là tối ưu trong bài toán hiệu quả kinh tế. Cần quan tâm đến các yếu tố lịch sử của nơi xây dựng dự án như động đất, lũ quét, sạt lở đất để đánh giá tiêu chuẩn xây dựng áp dụng đã phù hợp với cấp công trình chưa, việc lựa chọn tuyến đập có thực sự an toàn. - Điều kiện khí tượng - thủy văn là yếu tố rủi ro nhất của dự án thủy điện: nước là nguồn “than trắng” trong quá trình phát điện của nhà máy thủy điện. Một trong những yếu tố quyết định để thực hiện dự án ngành thủy điện đó là dòng chảy hàng năm của lưu vực sông. Lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm là điều kiện đầu tiên và là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn công suất cho nhà máy thủy điện. Việt Nam có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thủy lợi. Chỉ tính riêng các con sông có chiều dài trên 100m thì Việt Nam đã có đến 2.360 con sông. Đi theo dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy điện của Việt Nam. Ngoài ra, yếu tố khí tượng cũng là yếu tố có tác động không nhỏ tới việc vận hành đúng công suất thiết kế của nhà máy. Đánh giá: Trên cơ sở đặc điểm này của dự án thủy điện, trong quá trình thẩm định các cán bộ thẩm định cần đặc biệt quan tâm đến độ tin cậy của các số liệu thủy văn trong việc mô phỏng lưu lượng bình quân năm và cần đánh giá được rủi ro trong trường hợp dòng chảy biến đổi bất lợi cho dự án. b. Thị trường đầu ra tiềm năng Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 7,5%, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, nhu cầu điện năng cũng ngày càng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển ngành điện nói chung và các nhà máy thủy điện nói riêng. Dự báo đến năm 2025, nhu cầu tiêu thụ điện vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn GDP (hệ số đàn hồi Điện/GDP lớn hơn 1). Đến năm 2010, nhu cầu điện toàn quốc khoảng 112 - 117 tỷ kWh; năm 2020 ước khoảng 294 - 306 tỷ kWh và năm 2025 ước khoảng 432 - 447 tỷ kWh. Tốc độ tăng nhu cầu điện bình quân giai đoạn 2001 - 2010 khoảng 14,7 - 15,8%; giai đoạn 2011 – 2020 ước khoảng 8,8 - 10,1%; giai đoạn 2021 - 2025 ước khoảng 7,2 - 8%. Dự báo nhu cầu trên đòi hỏi ngành điện phải đẩy mạnh xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử đồng thời kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực để đáp ứng nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu điện năng. Trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện năng cả nước tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ phát triển của các nguồn phát điện. c. Chi phí đầu tư tương đối lớn Tổng vốn đầu tư nhà máy thủy điện thường rất lớn: Các dự án về ngành điện đều phải đầu tư cơ sở vật chất lớn và hiện đại, do đó nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu tư xây dựng kéo dài. Dù rất nhiều tiềm năng nhưng thủy điện cũng kén nhà đầu tư do gắn với nhiều yếu tố quan trọng như vốn, địa điểm, kỹ thuật, đầu ra Theo số liệu thống kê để sản xuất được 1MW điện, ứng với sản lượng điện 4,2 triệu kWh/năm, nhà đầu tư phải bỏ ra từ 20-23 tỷ đồng, thậm chí ở những địa bàn có địa hình phức tạp thì suất đầu tư 1MW có thể lên tới 25 tỷ đồng, nên ngành này chỉ dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính vững vàng. Tuy nhiên, chi phí vận hành nhà máy thủy điện thấp so với các dự án nguồn điện khác, các dự án thuỷ điện hầu như không phải dùng nhiên liệu, do đó không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, khí gas tự nhiên hay than đá. Chi phí nhân công trong quá trình hoạt động của dự án thuỷ điện cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc khi vận hành thông thường. Theo tính toán của Bộ Công thương, chi phí vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm chiếm từ 0,5 – 1% tổng chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị, vì thế đây là một trong những lợi thế của nhà máy thuỷ điện so với nhà máy nhiệt điện. Đánh giá: Với tổng chi phí đầu tư lớn, trong quá trình thẩm định, cần xem xét phương pháp xây dựng tổng mức đầu tư dự án, cụ thể khi xem xét tổng vốn đầu tư của dự án thuỷ điện không nên lấy theo với những dự án thủy điện khác vì nếu xem xét như vậy thì sự chênh lệch lớn sẽ dễ dẫn đến từ chối cho vay dự án. Để đảm bảo tính khả thi của việc xây dựng dự án cần xem xét tính khả thi của nguồn vốn của chủ đầu tư (vốn khả dụng) cũng như các nguồn vốn tài trợ khác. d. Thời gian xây dựng, vận hành nhà máy thủy điện và thời gian thu hồi vốn thường kéo dài Dự án thuỷ điện có thời gian xây dựng và thời gian vận hành dài. Do quy mô của một dự án thuỷ điện thường lớn, kỹ thuật thi công - xây dựng cũng tương đối phức tạp nên muốn hoàn thành một dự án thuỷ điện thường mất nhiều thời gian (khoảng 3-5 năm tuỳ theo quy mô). Sỡ dĩ có sự kéo dài về thời gian này là do xây dựng nhà máy thủy điện bao gồm rất nhiều hạng mục công trình như Hồ chứa nước; Đập chính; Đập phụ; Tràn xả lũ; Đập tràn; Cống lấy nước; Kênh dẫn nước vào hồ; Cửa lấy nước; Tuynel áp lực; Đường ống áp lực, nhà máy, đường dây tải điện….lại phải xây dựng trong điều kiện địa hình phức tạp, trong khi đó các hạng mục hoàn chỉnh đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ thì mới có thể đưa vào vận hành và sử dụng. Thời gian thu hồi vốn kéo dài, do tổng vốn đầu tư lớn, thời gian vận hành dài nên thời gian thu hồi vốn đầu tư thường kéo dài. Đánh giá: Với đặc điểm về thời gian của các dự án thủy điện, khi thẩm định, cán bộ thẩm định cần quan tâm tới tiến độ sử dụng vốn đúng sát với tiến độ xây dựng dự án. Nếu tiến độ sử dụng vốn tính không sát với tiến độ xây dựng dẫn tới tổng mức đầu tư không chính xác (do sai lệch về lãi vay trong thời gian xây dựng) nên sẽ dẫn đến đánh giá sai về hiệu quả kinh tế. Thời gian thi công đối với các dự án thủy điện thường từ 2 – 4 năm nên việc tính toán chi phí dự phòng cho dự án cần phải lưu ý đến yếu tố trượt giá. Do thời gian vận hành dự án kéo dài nên việc xem xét dòng tiền của dự án phải xem xét phù hợp với thời gian thực tế vận hành dự án, cần lưu ý đến việc thay thế thiết bị trong thời gian vận hành dự án. Theo cơ chế hiện nay, giá bán điện của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, trong khi đó chi phí đầu tư lại lớn hơn do thiết bị cơ điện phải nhập khẩu nên các dự án thường có thời gian thu hồi vốn lâu nên cán bộ thẩm định cần lưu ý đến việc xác định thời gian cho vay phù hợp khả năng trả nợ của dự án. e. Dự án thuỷ điện có tính phức tạp cao về mặt kỹ thuật, tính đồng bộ đòi hỏi cao và khối lượng thi công lớn Do đặc thù ngành điện, các dự án thuỷ điện thường gắn với trình độ kỹ thuật cao hơn những DAĐT phát triển thông thường. Hơn nữa, công nghệ kỹ thuật trong các dự án phải đảm bảo sự đồng bộ với việc xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Không chỉ yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, xây dựng dự án thuỷ điện phải thực hiện một khối lượng thi công lớn cũng như cần tập trung nhiều nhân lực và thiết bị, nguyên vật liệu trong khi tiến hành xây dựng. Đánh giá: Cán bộ thẩm định khi xem xét các thiết bị của dự án thuỷ điện cần chú ý đến tính đồng bộ kết hợp với sự phù hợp về chi phí của thiết bị. Một khía cạnh kỹ thuật khác là khối lượng thi công lớn; vì vậy, cán bộ thẩm định khi đánh giá địa điểm xây dựng dự án cần chú ý khoảng cách đến các vùng nguyên liệu xây dựng cũng như mức độ thuận tiện khi vận chuyển nguyên liệu đến địa điểm dự án. Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng dự án. f. Phải đảm bảo được đầu ra trước khi tiến hành xây dựng nhà máy thủy điện Hiện nay ở Việt Nam ngành điện là ngành kinh tế độc quyền: chỉ duy nhất có Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là người mua điện duy nhất và cũng là người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng. Do đó, việc tiêu thụ sản phẩm của các dự án thủy điện có đặc điểm khác với sản phẩm của những dự án sản xuất khác đó là phải đảm bảo được đầu ra trước khi xây dựng dự án. Tức là đàm phán thành công phương án đấu nối với công ty mua bán điện EVN thì mới có thể hình thành dự án xây dựng nhà máy thủy điện. Phương án đấu nối lưới điện bao gồm: công suất, điện năng, thời điểm dự kiến mua bán điện, điểm đấu nối, điểm đặt thiết bị đo đếm mua bán điện, cấp điện áp mua bán điện, thể hiện phương án mua bán điện trên bản đồ, sơ đồ lưới điện khu vực. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam việc đàm phán về phương án đấu nối giữa các chủ đầu tư dự án thủy điện với EVN chưa thực sự đạt hiệu quả. Có không ít những dự án đã khởi công xây dựng trong khi chưa đàm phán được phương án đấu nối. Nguyên nhân của việc đàm phán không hiệu quả này chủ yếu là do EVN chưa làm đường dây đến các TĐN mua điện. Trong khi nếu như chủ đầu tư bỏ tiền ra để đầu tư vào đường dây truyền tải thì chi phí đầu tư lại vượt trội lên mà đường dây lại vẫn thuộc quyền sỡ hữu của EVN hoặc nếu như vậy thì phải thỏa thuận lại giá mua điện thì chủ đầu tư mới [...]... là những cán bộ trẻ và sau khi tốt nghiệp trường đại học được tuyển vào chi nhánh 2.2 Phân tích thực trạng thẩm định dự án tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.2.1 Đặc điểm của các dự án TĐN trong mối quan hệ với công tác thẩm định dự án của Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.2.1.1 Dự án phải có nhà đầu tư hợp lệ Dự án có giấy phép xây dựng do UBND... Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.1 Sơ lược về hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ) được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tư ng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Trong hơn 50 năm phát triển, chức năng và tên gọi của ngân hàng đã thay... diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có tổ chức và hoạt động như một Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán nội bộ trong hệ thống và có con dấu riêng Là một trong các đơn vị thành viên lớn nhất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sở Giao dịch III luôn cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng đến mọi đối tư ng khách hàng, là đầu mối quản lý... sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ khác nhau: - Ngày 24/06/1981 Chính phủ đã có quyết định số 259/CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Ngày 14/11/1990 theo quyết định số 401-CT chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. .. các định chế tài chính (PFI), các tổ chức vi mô - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng theo điều lệ và quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án theo yêu cầu của khách hàng; dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng và các nhiệp vụ khác được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao. .. toán quốc tế: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Khối Quản lý nội bộ: - Phòng Điện toán: Quản trị mạng, vận hành hệ thống công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, quản lý cơ sở dữ liệu,… - Phòng Tài chính kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của các dự. .. tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường 1.2.2.4 Nội dung thẩm định các dự án tại ngân hàng thương mại Việc thẩm định DAĐT tại NHTM bao gồm nhiều nội dung và trải qua các công đoạn từ việc thẩm định sơ bộ cho đến thẩm định chính thức, thẩm định kinh tế kỹ thuật, thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án, thẩm định thị trường của dự án, thẩm định. .. lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế IDA thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới xem xét và chọn làm ngân hàng bán buôn để quản lý và sử dụng Quỹ phát triển nông thôn và tiếp nhận dự án Tài chính nông thôn (TCNT) từ Ngân hàng Nhà nước (theo quyết định số 285/QĐTTg... hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được World Bank đánh giá là Ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong việc giải ngân ngồn vốn dự án TCNT, hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại Hiện nay, Sở Giao dịch III đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa... phòng chống rửa tiền, công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm tra nội bộ và các nhiệm vụ khác… Như vậy, để thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy trình phải trải qua hai bước, thứ nhất là thẩm định của phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp sau đó phòng quản lý rủi ro sẽ thẩm định lại dự án mà phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp . tác thẩm định dự án TĐN tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu - Đối tư ng nghiên cứu: Công tác thẩm định dự án TĐN tại NHTM. - Phạm. giúp Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thiện công tác thẩm định dự án TĐN. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NHỎ TẠI NGÂN HÀNG. NHTM. - Phân tích và đánh giá về thực trạng công tác thẩm định dự án TĐN tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác

Ngày đăng: 05/10/2014, 02:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan