ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ

47 1.8K 7
ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vài hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu, trong đó đóng góp một phần không nhỏ là thị trường vốn quốc tế “Thị trường vốn quốc tế là nơi thực hiện chuyển giao hay mua bán vốn thời hạn trên một năm giữa những người cư trú và không cư trú, hay nói cách khác thị trường vốn quốc tế là thị trường có kì hạn từ một năm trở lên, tại đó những người đi vay và những người cho vay từ nhiều nước gặp nhau để trao đổi vốn cho nhau”.

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ LUẬT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ GVHD: Thầy Hoàng Thọ Phú NHÓM 4 I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ 1. Khái niệm: Với xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vài hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu, trong đó đóng góp một phần không nhỏ là thị trường vốn quốc tế “Thị trường vốn quốc tế là nơi thực hiện chuyển giao hay mua bán vốn thời hạn trên một năm giữa những người cư trú và không cư trú, hay nói cách khác thị trường vốn quốc tế là thị trường có kì hạn từ một năm trở lên, tại đó những người đi vay và những người cho vay từ nhiều nước gặp nhau để trao đổi vốn cho nhau”. 2. Thành phần: Tham gia vào thị trường vốn gồm nhiều thành phần, chủ thể trong nền kinh tế-xã hội như là chính phù của các nước, các công ty đa quốc gia, các ngân hàng thương mại lớn và các tổ chức quốc tế… với mục đích đầu tư và phát triển dài hạn. Thị trường vốn quốc tế bao gồm thị trường trái phiếu quốc tế và thị trường cổ phiếu quốc tế. Các hoạt động của thị trường vốn quốc tế diễn ra tại các trung tâm tài chính quốc tế lớn trên thế giới được hình thành từ việc quốc tế hoá thị trường vốn của một số nước có nền tài chính mạnh hoặc một số nước có vị thế kinh tế chính trị đặc biệt như thị trường ở Luân Đôn, New York, Singapo… Thị trường vốn quốc tế được biểu hiện bằng sự phát triển của thị trường chứng khoán, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán của các nước đang phát triền ngày càng mạnh mẽ. Chính phủ các nước huy động nguồn vốn, tập trung cho phát triển kinh tế, thông qua thị trường vốn quốc tế bằng việc phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu nội địa, trái phiếu nước ngoài hay trái phiếu châu Âu. - Trái phiếu nội địa là trái phiếu được phát hành bằng đồng nội tệ, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia do ngưởi cư trú phát hành. Những nhà đầu tư trái phiếu nội địa bao gồm người cư trú và người không cư trú. Ví dụ như trái phiếu kho bạc Việt nam có mệnh giá bằng đồng nội tệ (VND), phát hành tại Việt Nam do kho bạc nhà nước Việt Nam phát hành, được bán cho ngưởi Việt Nam và người nước ngoài… - Trái phiếu nước ngoải là trái phiếu do người không cư trú phát hành, ghi bằng đồng nội tệ và được phát hành tại nước có đồng tiền ghi trên trái phiếu. Ví dụ như một công ty Anh phát hành trái phiếu ghi bằng USD tại Mỹ… - Trái phiếu châu Âu là trái phiếu được phát hành bởi các chính phủ, các tổ chức tài chính, các công ty bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước phát hành. Ví dụ như trái phiếu USD do Vietcombank phát hành tại Việt Nam, trái phiếu DEM phát hành tại Nhật… 3. Vai trò: Kể từ những năm 1960, thị trường vốn quốc tế đã phát triển nhanh chóng cả về doanh số và số lượng thành viên thị trường. Thông qua thị trường vốn quốc tế các chủ thể kinh tế có thể tiếp cận với các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Vai trò của thị trường vốn quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, đê thấy được điều đó trước hết ta cần thấy được vai trò của thị trường vốn như thế nào. Thị trường vốn có một ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi nước, đây là một kênh bổ sung vốn rất hiệu quả và nhanh chóng cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. thông qua việc phát hành và mua bán các loại chứng khoán, các khoản vốn nhỏ lẻ tồn tại trong dân cư được các tổ chức kinh tế huy động nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho công cuộc đầu tư xây dựng của chủ đầu tư. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu , cổ phiếu để huy động vốn còn chính phủ và các địa phương phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt ngân sách hoặc đầu tư xây dựng các dự án lớn, đảm bảo được tính hiệu quả và thời gian cho người cần vốn. Thông qua thị trường vốn thì đây là một hình thức có thể kiềm chế được lạm phát do không phải in thêm tiền vào lưu thông phục vụ chi tiêu của chính phủ. Thị trường vốn đặc biệt là thị trường vốn quốc tế thì đây là kênh huy đông theo tín hiệu cơ chế thị trường, là van điều tiết hữu hiệu các khoản vốn từ nới thừa sang nơi thiếu vốn, từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng vốn hiệu quả hơn, . thông qua thị trường vốn chính phủ, địa phương hay công ty có thể huy động vốn bằng việc phát hành công cụ nợ như trái phiếu, công trái. Thi trường vốn là công cụ đánh giá, dự báo chu kì kinh doanh của các doanh nghiệp , của nền kinh tế. Thị trường vốn tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. khi nguồn vốn tăng thì sản lượng tăng từ đó làm tăng tổng thu nhập quốc dân, làm cho GDP tăng làm cho nền kinh tế tăng trưởng. tuy nhiên khi nguồn vốn đầu tư tăng đến một mức nào đó thì nền kinh tế không thể tăng thêm được do nền kinh tế còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Thị trường vốn làm đa dang hóa các cơ hội đầu tư thông qua thị trường cổ phiếu hay trái phiếu. Thị trường vốn tạo điều kiện để thực hiện các chính sách kinh tế vi mô. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như là một trung tâm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, của chính phủ và địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. thị trường vốn hoạt động theo những tín hiệu của thị trường như lãi suất hệ số tín nhiệm, độ rủi ro. Thị trường vốn quốc tế cũng có những vai trò của một thị trường vốn, tuy nhiên nó còn có những đặc điểm riêng nổi bật cho vai trò của thị trường vốn quốc tế. thông qua thị trường vốn quốc tế chúng ta khai thac các nguốn lực ngoài nước phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội trong nước trong điều kiện kinh tế mang tính toàn cầu hóa cao độ tính liên phụ thuộc nền kinh tế các nước ngày càng tăng lên, không một quốc gia nào tự mình giải quyết được mọi vấn đề nếu không mở rộng giao lưu với các nước khác. Đặc biệt là đối với các nước nghèo và chậm phát triển. việc tiến hành hoạt động để huy động vốn quốc tế sẽ dẫn đến sự di chuyển các nguổn tài chính từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hay nói các khác thông qua hoạt động này các nguồn tài chính được phân phối lại trên phạm vi thế giới. sự phân phối này tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, do vậy đòi hỏi mỗi quốc gia nên cân nhắc trên cả khía cạnh sử dụng các nguồn lực trong nước tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế, trên cả khía cạnh khai thác và sử dụng các nguổn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển của quốc gia mình. Các nguồn lực có thể di chuyển thông qua các hình thức sau: vay nợ quốc tế, đầu tư trực tiếp quốc tế, tham gia vào thị trường vốn quốc tế… không chỉ có sự vận động của các nguồn vốn mà các quốc gia có thể tranh thủ thêm được công nghệ, kĩ thuật cải tiến, giải quyết được vấn để thị trường, lao động… Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hỏa nhập vào nển kinh tế thế giới Ngày nay khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế đã trở thành xu thế mang tính thời đại. mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm mục đích kết hợp các yếu tố trong nươc và ngoài nước và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực ngoài nước phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. việc mở rộng tham gia vào thị trường vốn quốc tế góp phần thúc đẩy mở rộng và phát triển các hoạt động kinh tế quốc tế, từ đó góp phần thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguổn lực tài chính. Việc mở rộng và phát triển các hoạt động tài chính quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn tài chính ra khỏi phạm vi của một quốc gia, với một phạm vi rộng hơn và môi trường khác hơn đó là trên bình diện quốc tế. Trong môi trường đó các nhà đầu tư có thể lựa chọn môi trường và lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước. bên cạnh đó các chủ thể kinh tế xã hội của mỗi quốc gia có thể vay vốn của các chủ thễ thuộc quốc tế để trang trải các nhu cầu chi tiêu của mình thông qua các hình thức tham gia thị trường vốn quốc tế. 4. Vai trò của thị trường vốn quốc tế đối với Việt nam: Việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế ngoài mục đích huy động vốn còn nhằm tạo một hình ảnh việt nam trên thị trường quốc tế. trong bối cảnh chúng ta đang ngày càng hội nhập về hoạt động thương mại, đầu tư thì hội nhập tài chính không thể đứng ngoài cuộc. Trái phiếu chính phủ do Việt nam phát hành trên thị trường quốc tế sẽ là thước đo cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào Việt nam. Thứ trường tài chính Lê Thị Băng Tâm cho biết “ Việc phát hành trái phiếu có một ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một trong những mục tiêu của Việt nam là hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, đồng thời việc phát hành trái phiếu quốc tế còn là phương thức vay thương mại trong chiến lược huy động vốn của Việt nam, đảm bảo quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được không bị lệ thuộc vào điều kiện của các nhà thầu như vay tín dụng xuất khẩu. Đồng thời việc phát hành trái phiếu lần này đã mở đường cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trực tiếp huy đống nguổn vốn trung dài hạn bằng ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Theo đánh gia của các chuyên gia kinh tê trên thế giới thì số lượng các nhà đầu tư quốc tế tham gia mua trái phiếu đạt mức kỉ lục trên thị trường vốn trong những năm lại đây. Các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu của chính phủ Việt nam đều là những nhà đầu tư lớn, có uy tín trên thị trường tài chính quốc tế II. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 1. Tổng quan về thị trường trái phiếu quốc tế: 1.1Khái niệm: Thị trường trái phiếu quốc tế là thị trường có kì hạn từ một năm trở lên, tại đó những người đi vay và cho vay từ nhiều nước gặp nhau để trao đổi vốn cho nhau. Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm: Thị trường trái phiếu nội địa: trái phiếu nội địa là trái phiếu được phát hành bằngđồng nội tệ, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia do người cư trú phát hành. Những nhà đầu tư trái phiếu nội địa bao gồm người cư trú và người không cư trú. Ví dụ: trái phiếu Kho bạc Việt Nam có mệnh giá bằng đồng nội tệ (VND), phát hành tại Việt Nam, do Kho bạc Nhà nước phát hành được bán cho người Việt Nam và người nước ngoài. Thị trường trái phiếu nước ngoài: trái phiếu nước ngoài là trái phiếu do người không cư trú phát hành, ghi bằng đồng nội tệ, và được phát hành tại nước có đồng tiền ghi trên trái phiếu. Ví dụ: chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu được định danh bằng đồng USD và bán trên thị trường Mỹ. Thị trường trái phiếu châu Âu – Eurobond market: trái phiếu châu Âu là trái phiếu được phát hành bởi các chính phủ, các tổ chức tài chính, các công ty bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước phát hành. Ví dụ: một trái phiếu được định danh là đồng USD và được bán trên thị trường châu Âu thì trái phiếu đó là trái phiếu Euro bởi chính phủ Việt Nam. 1.2Vai trò của thị trường trái phiếu quốc tế: - Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định kinh tế của các nước. - Đáp ứng khả năng thanh toán của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế. - Góp phần hình thành và phát triển hệ thống thị trường tài chính quốc tế. 1.3Các chủ thể trong thị trường trái phiếu quốc tế: Các chủ thể phát hành trái phiếu quốc tế: - Chính phủ các nước: Chính phủ và các cơ quan chức năng được uỷ quyền, Chính quyền các địa phương hay tiểu bang - Các tổ chức quốc tế : Ngân hàng thế giới (WB),Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng châu Âu (EIB) - Các doanh nghiệp lớn :IBM, Deutsche bank, v.v… Các chủ thể đầu tư: - Đầu tư trái phiếu quốc tế chủ yếu là khu vực tư nhân : Các cá nhân , Các doanh nghiệp , Các định chế tài chính, Ngân hàng trung ương hay chính phủ các nước cũng tham gia đầu tư vào trái phiếu chính phủ của các nước khác. 1.4Tình hình thị trường trái phiếu quốc tế Trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu quốc tế đã đạt được những thành quả đáng kể, cụ thể như sau: - Tổng giá trị thị trường của thị trường trái phiếu thế giới lớn hơn 50% so với các thị trường nợ khác. - Hầu hết được định danh bởi USD, EUR, và JPY. Loại ngoại tệ (U.S.$ billions) Phần trăm(%) U.S.Dollar 22,423.2 43.6% Euro 13,270.9 25.8% Yen 8,633,6 16.8% Other 7,068.1 13.8% Total 51,395.8 100% Giá trị của các trái phiếu nội địa và trái phiếu quốc tế Ngoại tệ Nội địa Quốc tế Tổng U.S.dollar $ 17,930.7 $ 4,492.5 $ 22,423.2 Euro $ 8,436.4 $ 4,834.5 $ 13, 270.9 Pound $ 1,274.6 $ 778.7 $2,053.3 Yen $ 8,145.0 $ 488.6 $ 8,633.6 Other $ 4,506.6 $ 508.2 $ 5,104.8 Total $ 40,293.3 $ 11,102.5 $ 51,395.8 Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007 ( As of Year-End 2004 in U.S $ Billions) Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007 Loại ngoại tệ dùng phát hành trái phiếu quốc tế Currency 2003 U.S.dollar 51% Euro 32% Yen 6% Pound Sterling 7% Swiss franc 2% Other 2% Total 100% ( As of Year-End 2003 in U.S $ Billions) Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007 Phân loại trái phiếu quốc tế theo quốc gia Quốc gia 2003 Australia 162 Canada 276.2 France 700.8 Germany 1,810.3 Italy 510.5 Japan 255.5 Netherlands 532.8 United Kingdom 1,032.1 United States 3,011.8 Total 11,102.5 (U.S $ Billions) Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007. Phân loại người phát hành trái phiếu quốc tế Người phát hành 2003 Chính Phủ 1,122.3 Các định chế tài chính 8,032.5 Doanh nghiệp 1,446.6 Tổ chức quốc tế 501.1 Tổng 11,102.5 (As of Year-End 2003 in U.S $ Billions) 2. Trái phiếu quốc tế: 2.1Đặc điểm của trái phiếu quốc tế: Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007. Nội địa(Domestic) Nước ngoài(Foreign) Euro Người phát hành (Issuer) Khu vực tư nhân hay nhà nước của đất nước nơi thị trường được đặt. Chính phủ hay những công ty nước ngoài hay những định chế quốc tế.US: SEC-registered Bất cứ một tổ chức nào với hệ số tín nhiệm cao.Hiếm có sự xếp hạng rõ ràng Tiền tệ (Currency) Tiền nội địa. Tiền nội địa. Bất cứ loại tiền tệ quốc tế nào được sử dụng rộng rãi. Lượng tiền thu được sau mỗi lần phát hành. Chính phủ Nhật và Mỹ: 5000-25000 triệu USD. Các chính phủ khác: tiêu biểu 500- 5000 USD. Những thành phần khác. (Other Borrowers ): tiêu biểu 50-500 triệu USD Tiêu biểu 50-500 triệu USD Tiêu biểu 50-500 triệu USD Loại Thường được đăng ký, ngoại trừ ở một vài nước Châu Âu (chẳng hạn như Đức, Switzerland và Netherlands) Trái phiếu vô danh ngoại trừ trên thị trường Bulldogs và Yankee. Trái phiếu vô danh Thuế Thuế thu nhập lãi suất đối với người nước ngoài mua trái phiếu nội địa được áp dụng ở một vài nước (Nhật, Anh, Ý,Thụy Sỹ) Không có thuế (ngoại trừ thị trường trái phiếu nước ngoài bằng đồng sterling) Không thuế Việc trả lãi Hằng năm ở một vài thị trường ở Châu Âu; bán niên ở những nơi khác. Như trong thị trường nội địa tương ứng. Hằng năm cho những trái phiếu có lãi suất cố định. Bán niên hay theo quý đối với FRNs Niêm yết (Listing) Thị trường chứng khoán nội địa. Thị trường chứng khoán nội địa. Thường ở London hay Luxembourg. Đối với Deutsche Mark, thị trường chứng khoán nội địa. Security/coven ants Những trái phiếu của khu vực tư nhân thường được bảo đảm Không đảm bảo. Không đảm bảo, thường được đi kèm với các công cụ phái sinh. Nhà phát hành (Issuing houses) Những ngân hàng nội địa lớn và những nhà môi giới chứng khoán Những ngân hàng nội địa lớn và những nhà môi giới chứng khoán. International syndicate. Những nhà đầu tư Chủ yếu là những ngân hang nội địa và những định chế tài chính khác. Nội địa và ngoài nước. Đa dạng. Cá nhân đóng vai trò chính. Cấu trúc (Structure) Trái phiếu Chính Phủ: phổ biến nhất với kỳ hạn 5-10 năm. Trái phiếu công ty: thường hoán đổi thành cổ phiếu. Thường là bullets. Phổ biến là trái phiếu bullets, nhưng vẫn có đa dạng các loại cấu trúc khác. Ví dụ: FRNs chiếm 13% của thị trường. Thủ tục phát hành (Issuing procedures) Khu vực nhà nước: thường được bán thông qua một cuộc bán đấu giá hay syndicate. Khu vực tư nhân: Placed by a domestic syndicate Placed by an international syndicate over a period [...]... thống thanh toán quốc tế và được đề nghị đến tất cả người tham gia Euroclear và CEDEL 3.5.4 Lợi tức và mức giá (Yields and prices) trong thị trường trái phiếu nội địa và thị trường trái phiếu quốc tế: Mức độ hợp nhất giữa thị trường trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu nội địa được thể hiện trong bảng bên dưới Mức chênh lệch (Spreads) giữa lợi tức (yields) trên những trái phiếu quốc tế (có độ tín... của thị trường này có thể là tham chiếu cho thị trường khác IV NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN QUỐC TẾ 1 Tác động của việc huy động vốn quốc tế đến tỷ giá trong nước Tỷ giá hối đoái: Tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp đựơc quyết định bởi các lực lượng thị trường, cung và cầu Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường. .. hành trái phiếu quốc tế, vào khoảng $100 triệu, trong đó thị trường trái phiếu chính phủ chỉ chiếm một phần nhỏ, và hơn nữa, thời gian nắm giữ trung bình dài hơn đến 4 đến 10 lần Hầu hết doanh thu trong thị trường trái phiếu quốc tế tập trung trong một vài đợt phát hành lớn, mà phần lớn được phát hành bởi những người đi vay quốc tế hay có uy tín cao Để tăng tính thanh khoản trên thị trường Eurobond,... ra quốc tế Cuối tháng 2/2009, Indonesia vừa phát hành 3 tỷ USD quốc tế (trong đó 2 tỷ USD có kỳ hạn 10 năm với mức lợi suất 11,75%/năm, 1 tỷ USD kỳ hạn 5 năm với mức lợi suất 10,5%) Lợi suất của trái phiếu quốc tế Việt Nam (phát hành năm 2005) hiện tại giao dịch trên thị trường quốc tế ở mức lợi suất khoảng 9,7%/năm Việt Nam và Indonesia có mức định mức tín dụng tương đương nên nếu phát hành quốc tế, ... ngoài,…đều giảm Xét riêng đối với các khoản vay quốc tế, đặc biệt là việc phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng và các nguồn thu ngoại tệ khác nói chung để thu hút vốn đầu tư Khi các khoản vay này giảm, kéo theo một sự sụt giảm lớn lượng cung ngoại tệ trên thị trường, điều này khiến cho giá ngoại tệ tăng lên kéo theo tỷ giá VND/Ngoại tệ cũng tăng lên Ngược lại, khi việc phát hành trái phiếu quốc tế tăng... tình hình thị trường như : lãi suất, lạm phát, bất ổn chính sách vĩ mô trong nước và diễn biến kinh tế toàn cầu Với đặc tính là dòng vốn mang tính ngắn hạn, FII sẽ nhanh chóng rút lui khỏi một quốc gia khi nền kinh tế của quốc gia này có những dấu hiệu bất ổn và cơ hội sinh lời của thị trường tài chính giảm, hoặc khi các nhà đầu tư nước ngoài đã đạt được lợi nhuận mong muốn, và chuyển sang các quốc gia... đông về dự án huy động vốn quốc tế này trong đại hội cổ đông bất thường ngày 23/12 tới Trước đợt phát hành trái phiếu quốc tế, HAG cũng đã phát hành thành công 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương đương 1.100 tỷ đồng) cho đối tác chiến lược Temasek Holdings (Singapore) Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quỹ đầu tư quốc tế tỏ ra quan tâm đến việc huy động vốn quốc tế của HAG Nhiều chuyên... 500.000 đến một tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế Nhưng nay đã cuối năm 2010, PVN vẫn chưa phát hành trái phiếu quốc tế như dự định Theo giải thích của lãnh đạo PVN, chậm là do các thủ tục chưa giải quyết xong Cũng vậy, cuối tháng 9, Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng có kế hoạch phát hành 500 triệu USD ra thị trường quốc tế ngay trong năm 2010, không thông qua sự bảo lãnh... thứ 3 của 95.0% , với lượng đưa ra là 60,000,000 USD, được nhận 50% lượng đề xuất ( 30,000 T-bills) Do đó, tất cả những đề nghị trên 95% được chấp nhận 3.5 Thị trường thứ cấp Eurobond: Phần lớn những giao dịch trên thị trường thứ cấp của Eurobonds diễn ra trên thị trường không chính thức (OTC) 3.5.1 Market-makers: Cốt lõi của thị trường thứ cấp Eurobond được tạo thành bởi những ngân hàng mà hành động... cường quốc kinh tế Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% khiến trái phiếu quốc tế do VN phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành luôn thành công trong khi Trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn vừa qua phát hành trong nước lại ít thành công đều có nguyên nhân từ lãi suất Cũng như đợt phát hành vào năm 2007 (thu hút vốn . trái phiếu , cổ phiếu để huy động vốn còn chính phủ và các địa phương phát hành trái phiếu để bù đắp thi u hụt ngân sách hoặc đầu tư xây dựng các dự án lớn, đảm bảo được tính hiệu quả và thời gian. đông theo tín hiệu cơ chế thị trường, là van điều tiết hữu hiệu các khoản vốn từ nới thừa sang nơi thi u vốn, từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng vốn hiệu quả hơn, . thông qua thị trường. phương hay công ty có thể huy động vốn bằng việc phát hành công cụ nợ như trái phiếu, công trái. Thi trường vốn là công cụ đánh giá, dự báo chu kì kinh doanh của các doanh nghiệp , của nền kinh

Ngày đăng: 04/10/2014, 22:31

Mục lục

  • 5. Các giải pháp 

  • 5.1 Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia: 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan