1 những khó khăn và thách thức của chính sách ABENOMICS

7 652 4
1 những khó khăn và thách thức của chính sách ABENOMICS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chào các bạn, với mong muốn chia sẻ cho tất cả mọi người những tài liệu mình biên soạn cũng như sưu tầm nay tôi chia sẻ lên đây (có phí và không phí) hi vọng giúp ích được phần nào cho công việc cũng như học tập của tất cả mọi người. Chúc thành công

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI ĐỀ TÀI NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA CHÍNH SÁCH ABENOMICS 1 I. Tình hình kinh tế của Nhật bản từ những năm 90 đến nay Khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản bắt đầu từ những năm 1990, không lâu sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Tuy vậy, đã không có một chính phủ nào thành công trong việc đưa đất nước Mặt Trời mọc thoát khỏi tình trạng kinh tế đình đốn triền miên. a.“Thập kỷ mất mát” “Thập kỷ mất mát” hay “thập niên bị tước mất” (A Lost Decade) là tên gọi thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt thập kỷ 1990. Giới phân tích tin rằng nguyên nhân trực tiếp đẩy Nhật Bản vào thập kỷ mất mát là sự hình thành và đổ vỡ bong bóng bất động sản, kéo theo diễn biến tương tự trên các thị trường chứng khoán , tín dụng Nhưng gốc rễ của vấn đề vẫn là những sai lầm về chính sách. Tháng 9/1985, Hiệp định Plaza được ký kết tại New York giữa các nước thành viên nhóm G-5, gồm Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Anh và Pháp. Nội dung của hiệp định nêu trên trước hết liên quan đến các vấn đề tỉ giá hối đoái, và mục tiêu của hiệp định là sự can thiệp của G-5 vào thị trường hối đoái để làm giảm giá đồng USD so với đồng mác của Đức và đồng yên Nhật Bản. Tuy nhiên, hiệp định ký kết tại New York đã gây tai họa thực sự cho Nhật Bản bởi vì đồng yên tăng giá đã giáng mạnh vào xuất khẩu hàng hóa, kết quả là tăng trưởng kinh tế của đất nước Mặt Trời mọc đã tụt dốc từ 4,4% xuống còn 2,9% trong chưa đầy một năm. Nhật Bản đã bị đẩy vào thế kẹt gọng kìm bởi nước này có thói quen gửi tín dụng ngoại tệ ở nước ngoài chủ yếu bằng đồng USD. Năm 1986, Nhật Bản quyết định thu hồi khoản dự trữ này về nước để tránh tổn thất thêm trong bối cảnh đồng USD tiếp tục sụt giá. Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một chính sách tiền tệ dựa vào tín dụng dễ dãi, với lãi suất giảm từ 5% xuống còn 2,5%. Nhưng bong bóng đầu cơ khổng lồ được khuyến khích nhanh chóng bởi lãi suất thấp đã khiến chính phủ lo sợ, dẫn đến quyết định tăng lãi suất trở lại từ 2,5% lên 6% năm 1990. Nỗ lực ngăn chặn được đưa ra quá muộn khiến bong bóng đầu cơ nổ tung cùng với thị trường. Hậu quả là trong chưa đầy 3 năm, chỉ số Nikkei được đánh giá 40.000 điểm năm 1989 đã lao dốc, chỉ còn 15.000 điểm năm 1992, tức là mất giá tới hơn 60%. Lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là bất động sản, xuất phát điểm của bong bóng đầu cơ, nơi ghi nhận sự sụt giảm giá trị tới hơn 80% trong thời gian đầu và cuối những năm 1990. Con số báo động nhất là tỉ lệ thất nghiệp, từ 2,1% tăng đến 4,7% . Có thể đây là con số bình thường đối với nhiều nước phương Tây, nhưng quá cao đối với Nhật Bản vì trước đó tỉ lệ thất nghiệp tại nước này chưa bao giờ vượt qua ngưỡng 3%. 2 Sự sụt giảm các giá trị chứng khoán dẫn đến sụt giảm giá trị của chỉ số Nikkei đã khiến các thể chế tài chính cho vay, chẳng hạn các ngân hàng, phải tìm cách thu hồi nợ và trong điều kiện rất nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả. Vấn đề là ở chỗ thay vì buộc các doanh nghiệp này phải tiến hành thủ tục pháp lý để tuyên bố phá sản, các thể chế tài chính đã chọn cách cho vay tiếp để các đối tượng này có thể trả lãi suất cho các khoản vay trước đó. Rất khó để thoát khỏi vòng luẩn quẩn với biện pháp phản tác dụng này. b. Giảm phát thời kỳ 1997 – 2006 Sự nổ tung bong bóng đầu cơ năm 1991 kết hợp với các chính sách sai lầm đã đẩy Nhật Bản vào tình trạng giảm phát tưởng chừng không có hồi kết. Hiện tượng được bắt đầu từ năm 1997 và mỗi năm giảm khoảng 0,7%. Trong khuôn khổ nhiệm vụ bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, BOJ đã hạ tỉ lệ chiết khấu xuống 0,5% năm 1995 và xuống mức… 0% kể từ năm 2000 mà mục đích vẫn là tạo điều kiện cho việc dựa vào tín dụng. Giảm phát gây ra những hậu quả còn tồi tệ hơn lạm phát, bởi giảm phát sẽ “giết” những kẻ đi vay, khiến các đối tượng này phải hoàn trả nhiều hơn những gì họ có được từ việc vay mượn, kể cả khi lãi suất được tính ở tỷ lệ 0%. Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng nhụt trí không thể đầu tư liên tục hoặc bị đẩy vào tình cảnh phá sản do giảm phát nghiêm trọng sẽ kéo theo những khoản nợ lớn. Năm 2006, Nhật Bản có dấu hiệu khả quan khi giá cả tăng trong nhiều tháng liên tiếp. Về cơ bản, BOJ đã “cứu đất nước” bằng việc mua lại ồ ạt các khoản nợ xấu, giảm tỉ lệ chiết khấu và phát hành ồ ạt giấy bạc. c. Khủng hoảng năm 2007 và hậu quả Khi nhiều người bắt đầu nghĩ đến tình hình Nhật Bản dần dần được cải thiện cũng là khi khủng hoảng toàn cầu bất ngờ xảy ra năm 2007. Trước hết, có thể nói rằng thất nghiệp đã không ngừng leo thang. Chỉ số Nikkei từng có lúc trở lại dao động xung quanh mức 14.500 điểm bỗng chốc sụt giảm còn 7000 điểm sau năm 2009. Sản xuất công nghiệp cũng lao dốc mạnh, xuống gần 8,5% trong cùng thời điểm. Và tỉ lệ phá sản vì vỡ nợ tăng 21%. Một lần nữa các ngân hàng lại trải qua thời kỳ đen tối với ghi nhận kết quả thụt lùi 58% so với năm 2007. Như vậy, tín dụng một lần nữa trở nên khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp. Bằng chính sách kích cầu, Chính phủ Nhật Bản một mặt hy vọng sẽ gia tăng xuất khẩu, mặt khác sẽ thúc đẩy cung ứng cho các nhu cầu nội địa. Thật không may là cả hai mục tiêu này đều không đạt được: xuất khẩu hàng hóa giảm đáng kể, nhất là sang thị trường Mỹ, và người dân trong nước cũng không tiêu dùng nhiều hơn. Ngoài ra, các khoản đầu tư tư nhân cũng bắt đầu co hẹp. 3 II. Những khó khăn và thách thức của chính sách Abenomics Với tư cách là một Thủ tướng “dân chủ tự do”, Shinzo Abe tuyên bố sẽ giải quyết mọi vấn đề kinh tế của đất nước. Vì vậy, sau khi nắm chính quyền, thủ tướng Shinzo Abe đã đề ra một chiến lược cải tổ đa diện nền Kinh tế Nhật bản, được biết đến với tên gọi “Abenomics”. Chiến lược này bao gồm 3 “mũi tên” trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn – các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tái cấu trúc nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của tờ Wall Street Journal, chính phủ Shinzo Abe đang dấn thân vào một “canh bạc” lớn, nếu chính sách này thất bại thì khối nợ công khổng lồ được ví như “núi Phú sĩ” của Tokyo có thể sụp đổ, kéo theo những cơn chấn động lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ dư luận trong nước, mà còn có cả dự luận ngoài nước lo ngại về chính sách “Abenomics” sẽ có những ảnh hưởng nào đó tới các nước trên thế giới. Chính sách này cuối cùng có thành công hay không, vẫn còn quá sớm để kết luận. Có những đánh giá cho rằng: Về mũi tên thứ nhất: chính sách tiền tệ là “con dao hai lưỡi” Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách nới lỏng tiền tệ mà Nhật Bản đang thực hiện là “con dao hai lưỡi”. Mặc dù đồng yên suy yếu và những biện pháp nới lỏng tiền tệ đã giúp các nhà xuất khẩu Nhật Bản tăng sức cạnh tranh, phục hồi đầu tư, đẩy chứng khoán đi lên, song dường như tác động của các chính sách này chưa đủ mạnh để đưa nền kinh tế Nhật Bản cất cánh. Trong khi nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản rất cao, sự giảm giá đồng yên đồng nghĩa với thâm hụt thương mại của Nhật Bản sẽ tăng. Cố vấn của Tổng thống Nga, ông Sergei Glazyev, khi bàn về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay cho biết, trong thời đại khủng hoảng, trên thị trường có rất nhiều tiền nhưng chẳng biết tiêu vào đâu, bởi tiền mất giá. Trong khi đó, lại nảy sinh nhu cầu về các khoản vay quốc gia dài hạn dành để phát triển những hướng mới của khoa học và công nghệ. Nhà nước phải xoa dịu cơn “đói” này bằng cách “chạy máy in tiền”. Hóa ra sứ mệnh của tiền tệ trong nền kinh tế hiện đại là tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, Nhà nước tạo ra khoản vay mà các nhà đầu cơ tài chính lợi dụng, biến thành “bong bóng” và gây lạm phát. Về mũi tên thứ hai: chính sách tài khóa vấp phải nhiều khó khăn Giáo sư R. Taggart Murphy thuộc Đại học Tsukuba ở Tokyo cho rằng, để giải quyết vấn đề giảm phát, Nhật Bản lúc này cần tăng cường hoạt động kích thích tài khóa. Tuy nhiên, giáo sự này cũng chỉ ra, tăng chi tiêu chính phủ ở 4 Nhật Bản ở thời điểm hiện nay là không dễ, vì nợ công của Nhật đã rất lớn, đang tiến sát mốc 200% GDP. “Thậm chí cả khi đảng cầm quyền Dân chủ Nhật Bản quyết định mục tiêu chính sách hàng đầu của họ là chống giảm phát, thì tôi cũng không rõ họ sẽ làm thế nào để đạt được mục tiêu đó”, ông Murphy nói. Kinh tế trưởng Olivier Blanchard của IMF cũng nhận định rằng: “trong trường hợp Abenomics không đem lại được mức tăng trưởng dự kiến, giới đầu tư có thể bắt đầu nghi ngờ về khả năng trả nợ của Chính phủ Nhật. Rủi ro nằm ở chỗ các nhà đầu tư trở nên lo ngại về sự bền vững của mức nợ công, và đòi mức lãi suất cao hơn”. Về mũi tên thứ ba: Tái cấu trúc nền kinh tế - bước đi đầy mạo hiểm Phần quan trọng nhất của chính sách cải tổ kinh tế của Nhật Bản là việc nước này tuyên bố gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Muốn tham gia đầy đủ vào TPP, Nhật Bản phải mở cửa các thị trường và cho phép tiếp cận các lĩnh vực bị cô lập cao với thị trường nước ngoài như nông nghiệp, ngành công nghiệp ô tô và dịch vụ tài chính. Bất chấp những chênh lệch với thị trường toàn cầu, để bảo vệ an ninh lương thực, Nhật Bản đã bỏ chi phí trợ cấp rất lớn cho ngành nông nghiệp, dẫn đến chi phí sản xuất nông sản của Nhật Bản vào hàng cao nhất thế giới. Khi gia nhập TPP, Nhật Bản sẽ phải giảm các loại thuế đánh vào hàng nông nghiệp về mức 0% đối với các sản phẩm nông nghiệp dễ bị tổn thương như gạo, lúa mì, thịt bò, thịt lợn, các sản phẩm sữa và đường. Trước “cơn lũ” nông sản giá rẻ từ các nước khác, chắc chắn nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Nhật Bản sẽ bị đe dọa. Có thể ngầm hiểu rằng việc Nhật Bản gia nhập TPP đồng nghĩa với việc sẵn sàng đánh đổi nền nông nghiệp trong nước với mục tiêu cải tổ. Đồng Yên giữ giá cao trong một thời gian dài đã khiến các nhà sản xuất Nhật Bản đưa quá trình sản xuất ra nước ngoài để hưởng lợi từ nhân công giá rẻ. Hệ quả của quá trình này là lượng việc làm trong nước giảm sút. Việc gia nhập TPP có thể đào sâu thêm khó khăn này, khi nó mở cửa cho sự cạnh tranh từ việc chuyển dịch các nguồn lao động từ các nước thành viên vào Nhật Bản. Thị trường lao động của Nhật cũng đang là vấn đề cần quan tâm. Luật pháp Nhật Bản không cho phép các công ty được sa thải nhân viên trừ phi họ đóng cửa. Do đó, rất nhiều công ty phải chịu cảnh dư thừa nhân viên, mức chi phí cao và không muốn tuyển thêm người trẻ hay tăng lương. Từ đó, các doanh nghiệp ủng hộ cải cách mong muốn họ có thể sa thải nhân viên, bù lại là có trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhưng, khi phải đối mặt với sự phản đối của người lao động, ông Abe vẫn ngần ngại trước kế hoạch tạo thuận lợi cho quá trình sa thải nhân công toàn thời gian cũng để dễ thuê những người mới. Việc này có thể giải phóng dòng chảy lao động từ các ngành công nghiệp tụt hậu sang khu vực kinh tế hiệu quả 5 cao. Ông Abe yêu cầu các công ty nâng lương, tăng đầu tư trong nước, và tiếp tục các hoạt động tại Nhật Bản để thúc đẩy cải cách. Tuy vậy, ông lại không giảm thuế doanh nghiệp để giúp họ cạnh tranh hiệu quả hơn cả trong và ngoài nước. Các giám đốc doanh nghiệp vẫn ủng hộ ông Abe, nhưng sự kiên nhẫn của họ cũng có giới hạn. Bỏ qua chủ nghĩa dân tộc, Nhật Bản vẫn còn nhiều thách thức dài hạn khác. Với tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa, cải cách nhập cư là rất quan trọng nếu Nhật Bản muốn duy trì lực lượng lao động. Tuy nhiên, dù ông Abe thừa nhận cần phụ nữ trẻ đi làm, việc này lại đòi hỏi sự thay đổi về văn hóa - chính trị và nằm ngoài sự kiểm soát của bất kỳ thủ tướng nào. III. Kết Luận Chính sách kinh tế của thủ tướng Abe với mong muốn mang lại một nước Nhật tươi sáng hơn sau gần 2 thập kỷ với nền kinh tế trì trệ không lối thoát. Có nhiều nhận định tích cực và tiêu cực của các chuyên gia xoay quanh chính sách kinh tế Abenomics. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực mà chính sách Abenomics bước đầu mang lại, nó đã tạo ra nguồn động lực giúp cho người dân cảm thấy lạc quan hơn về tương lai của nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách này cũng đang vấp phải nhiều khó khăn và thử thách, đòi hỏi thủ tướng Shinzo Abe phải cân nhắc thận trọng hơn trong những bước đi kế tiếp. Ngay cả những chuyên gia kinh tế cũng không thể khẳng định một cách dứt khoát về tính bền vững của chính sách này. Nhưng mà, với một quốc gia tự lực, tự cường như Nhật Bản thì chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng: trong tương lai không xa, Nhật Bản sẽ vực dậy, khôi phục vị thế của mình trên thế giới. 6 Tài liệu tham khảo: http://ja.wikipedia.org/wiki/%E3%82%A2%E3%83%99%E3%83%8E%E3%8 3%9F%E3%82%AF%E3%82%B9#cite_note-reuters20121217syoten-13 http://nfsc.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/abenomics-bai-hoc-nao-tu-reaganomics http://vneconomy.vn/2009123105153159P0C99/hai-thap-ky-mat-mat-cua- nhat-ban.htm http://japandailypress.com/japan-pm-abe-to-decide-on-tax-hikes-after- considering-fiscal-implications-2933035/ http://vov.vn/The-gioi/Nhung-buoc-thang-tram-cua-chinh-sach- Abenomics/267057.vov http://vqbgroup.com/new/vi/a254/imf-danh-gia-hieu-qua-cua-chinh-sach- abenomics.html http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=694 http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp_k%E1%BB%B7_m%E1%BA% A5t_m%C3%A1t_%28Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n%29 http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=694 http://bfinance.vn/kinh-te-vi-mo/bai-hoc-chinh-sach-kinh-te-vi-mo-tu-thap-ky- mat-mat-cua-nhat-ban.aspx http://kinhte24h.com/view-gh/54/49589/ http://phapluattp.vn/20130704101053991p0c1112/nuoc-nhat-moi-thoi-shinzo- abe-bai-1-chien-luoc-ba-mui-ten.htm http://phapluattp.vn/20130705104918563p0c1112/nuoc-nhat-moi-thoi-shinzo- abe-bai-2-tpp-don-bay-cua-tuong-lai.htm http://vtv.vn/Kinh-te/Lam-phat-tai-Nhat-cao-nhat-trong-5-nam/79279.vtv http://infonet.vn/The-gioi/Nhat-Ban-nen-tu-bo-chinh-sach-tang-truong-kieu- Shinzo-Abe/71689.info http://www.blogphantich.com/chi-tiet-1290- 10_07_giam_phat_la_gi_va_no_tac_dong_the_nao_den_thi_truong_vang_.as px http://www.sggp.org.vn/chinhtruongthegioi/2013/7/323881/ http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/abenomics-chinh-sach-kinh-te-moi-cua- nhat-ban.html . ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI ĐỀ TÀI NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA CHÍNH SÁCH ABENOMICS 1 I. Tình hình kinh tế của Nhật bản từ những năm 90 đến nay Khủng. http://kinhte24h.com/view-gh/54/49589/ http://phapluattp.vn/2 013 070 410 1053991p0c 111 2/nuoc-nhat-moi-thoi-shinzo- abe-bai -1- chien-luoc-ba-mui-ten.htm http://phapluattp.vn/2 013 070 510 4 918 563p0c 111 2/nuoc-nhat-moi-thoi-shinzo- abe-bai-2-tpp-don-bay-cua-tuong-lai.htm. trường Mỹ, và người dân trong nước cũng không tiêu dùng nhiều hơn. Ngoài ra, các khoản đầu tư tư nhân cũng bắt đầu co hẹp. 3 II. Những khó khăn và thách thức của chính sách Abenomics Với

Ngày đăng: 04/10/2014, 01:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan