Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

58 3.2K 8
Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong kinh doanh rừng làm sao rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, nhanh mang lại hiệu quả mà vẫn đảm bảo yêu cầu sinh thái và môi trường chính là mục tiêu mà con người hướng tới. Hàng loạt các biện pháp được đưa ra thảo luận. Từ xa xưa chọn giống cây trồng vẫn luôn là biện pháp đi đầu trong công tác khôi phục, trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Keo là một trong những loài cây mọc nhanh nhất trong số các loài cây gỗ đang được sử dụng trồng rừng ở nước ta hiện nay. Với đặc tính sinh trưởng nhanh, gỗ mềm dễ gia công chế biến là nguồn nguyên liệu lớn cho các ngành công nghiệp như: công nghiệp sản xuất giấy, chế biến ván nhân tạo, chế biến đồ mộc xuất khẩu, gỗ bao bì, gỗ xây dựng... Do đó, chu kỳ kinh doanh đã được rút ngắn dẫn đến hiệu quả kinh tế không ngừng được nâng lên đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Xã Dũng Phong – Cao Phong – Hòa Bình là một trong những địa phương đi đầu trong công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng cho chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ và nhiều các dự án khác. Cây trồng chính ở đây được chọn là Keo (bao gồm Keo tai tượng và Keo lai). Đây là hai loài có biên độ sinh thái rộng, chúng có thể mọc được ở nơi có độ pH thấp, đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng cạnh tranh với nhiều loài cỏ dại, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi. Chính vì vậy, nó đã được đưa vào trồng phổ biến ở cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Thực tế công tác trồng rừng ở địa phương cho thấy, phần lớn diện tích ở đây chủ yếu người dân tập trung vào sản xuất nông nghiệp (nhất là cây mía) hình thức sản xuất độc canh đã làm cho đất ở khu vực ngày càng trở nên thoái hóa; họ ít chú trọng đến sản xuất lâm nghiệp (do chu kỳ kinh doanh dài, hiệu quả chưa được thống kê). Do vậy, diện tích rừng trồng ở đây rất hạn chế. Vậy làm thế nào để nâng cao diện tích và hiệu quả rừng trồng Keo mang lại đảm bảo mục tiêu lâu dài vẫn đang là một bài toán khó với nhà nước, cán bộ và nhân dân nơi đây. Chính vì l‎ý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” nhằm lựa chọn loài cây trồng phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất phục vụ cho công tác trồng rừng ở địa phương. Đồng thời làm cơ sở nâng cao độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đem lại thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đáp ứng nhu cầu sản xuất gỗ của quốc gia.

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong kinh doanh rừng làm sao rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, nhanh mang lại hiệu quả mà vẫn đảm bảo yêu cầu sinh thái và môi trường chính là mục tiêu mà con người hướng tới. Hàng loạt các biện pháp được đưa ra thảo luận. Từ xa xưa chọn giống cây trồng vẫn luôn là biện pháp đi đầu trong công tác khôi phục, trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Keo là một trong những loài cây mọc nhanh nhất trong số các loài cây gỗ đang được sử dụng trồng rừng ở nước ta hiện nay. Với đặc tính sinh trưởng nhanh, gỗ mềm dễ gia công chế biến là nguồn nguyên liệu lớn cho các ngành công nghiệp như: công nghiệp sản xuất giấy, chế biến ván nhân tạo, chế biến đồ mộc xuất khẩu, gỗ bao bì, gỗ xây dựng Do đó, chu kỳ kinh doanh đã được rút ngắn dẫn đến hiệu quả kinh tế không ngừng được nâng lên đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Xã Dũng Phong – Cao Phong – Hòa Bình là một trong những địa phương đi đầu trong công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng cho chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ và nhiều các dự án khác. Cây trồng chính ở đây được chọn là Keo (bao gồm Keo tai tượng và Keo lai). Đây là hai loài có biên độ sinh thái rộng, chúng có thể mọc được ở nơi có độ pH thấp, đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng cạnh tranh với nhiều loài cỏ dại, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi. Chính vì vậy, nó đã được đưa vào trồng phổ biến ở cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Thực tế công tác trồng rừng ở địa phương cho thấy, phần lớn diện tích ở đây chủ yếu người dân tập trung vào sản xuất nông nghiệp (nhất là cây mía) hình thức sản xuất độc canh đã làm cho đất ở khu vực ngày càng trở nên thoái hóa; họ ít chú trọng đến sản xuất lâm nghiệp (do chu kỳ kinh doanh dài, hiệu quả chưa được thống kê). Do vậy, diện tích rừng trồng ở đây rất hạn chế. Vậy làm thế nào để nâng cao diện tích và hiệu quả rừng trồng Keo mang lại đảm bảo mục tiêu lâu dài vẫn đang là một bài toán khó với nhà nước, cán bộ và nhân dân nơi đây. 1 Chính vì lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” nhằm lựa chọn loài cây trồng phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất phục vụ cho công tác trồng rừng ở địa phương. Đồng thời làm cơ sở nâng cao độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đem lại thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đáp ứng nhu cầu sản xuất gỗ của quốc gia. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chi Keo (Acacia) có khoảng 1200 loài mọc tự nhiên ở nhiều châu lục nhưng nhiều nhất ở Australia với khoảng 850 loài. Trong vòng 30 – 40 năm gần đây đã có hàng chục loài Keo được dẫn giống và gây trồng thành công với quy mô lớn ở các nước nhiệt đới Châu Á, đặc biệt là các nước ở vùng Đông Nam Á. Acacia được Philip Miller mô tả đầu tiên vào năm 1754 trên cơ sở loài keo A. nilotica. Năm 1860 Willdenaw đã liệt kê 102 loài trong bảng phân loại. Bentham (1942) đã xây dựng bảng phân loại cho 300 loài với 6 dãy. Trên cơ sở đề xuất của Bentham (1875) và nhiều nhà phân loại khác, ngày nay chi Acacia được chia thành 3 chi phụ là: - Aciliferum Vasal, - Haterophyllum Vasal, - Acacia [13]. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), khẳng định các loài Keo được du nhập vào nước ta từ giữa thế kỷ trước. Ở nước ta hiện tại diện tích rừng trồng bạch đàn và Keo khoảng 576.000 ha (Tổng cục thống kê, 2005) chiếm 46% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam (Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Tổng diện tích các rừng trồng Keo đã lên tới 400.000 ha gồm cả 150.000 ha Keo lai (Hà Huy Thịnh, 2005). 1.1. Những nghiên cứu về Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) 1.1.1. Giới thiệu chung Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn). Chúng được phát hiện tự nhiên ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, nam Trung Quốc và một số nơi vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Ở nước ta Keo lai mọc ở các khu vực rừng trồng hỗn loài Keo tai tượng và Keo lá tràm, được phát hiện lần đầu tiên tại Ba Vì – Hà Nội (Lê Đình Khả, 3 1993) [8]. Khảo nghiệm tại trung tâm giống cây rừng đã xác định được một số đặc điểm của Keo lai, nó mang nhiều ưu điểm của loài cây bố mẹ. - Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều ở nước ta. - Keo lai mang đặc điểm trung gian giữa hai loài cây bố mẹ, có thân thẳng, tròn, tán dày lá, kích thước lá trung bình (lá nhỏ hơn lá Keo tai tượng, lớn hơn lá Keo lá tràm) lá có 4 gân chính, cây tỉa cành tự nhiên tốt. - Là cây xanh quanh năm, tán lá khá dày, rễ có nhiều nốt sần Rhizobium có khả năng cố định đạm, cây có khả năng sống trên các vùng đất đai nghèo kiệt và khô hạn, do đó có thể trồng được trên đất khô và đất kiềm. Chính vì vậy, hiện nay nó là một trong những loài cây chính được chọn trong công tác trồng rừng để cải tạo đất phủ xanh đất trống, đồi trọc và chống xói mòn. - Keo lai có tiềm năng bột giấy, làm nguyên liệu ván dăm và đóng đồ gia dụng. Ngoài ra trồng Keo lai còn cung cấp chất đốt phục vụ cho cuộc sống con người. 1.1.2. Trên thế giới Keo lai được Messrs Hepbum và Shim phát hiện năm 1972 trong những hàng cây trồng ven đường. Năm 1978 khi xem xét các mẫu tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia) Pedkey đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Ngoài ra nó cũng được phát hiện trong tự nhiên ở Papu New Guinea (Turn bull, 1986; Grinfin, 1988), dẫn theo Lê Đình Khả (1997) [6]. Theo Rufels (1987), cho thấy tại miền Bắc Sabal – Malaisia Keo lai xuất hiện tại rừng Keo tai tượng 3 – 4 cây/ha; còn Wong thì thấy xuất hiện tỷ lệ 1/500 cây. Tại Thái Lan (Kij Kar, 1992), Keo lai được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaisia) tại trạm nghiên cứu Jon – pu của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1989). Trong giai đoạn vườn ươm Keo lai hình thành lá giả (Phylod) sớm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm, dẫn theo Lê Đình Khả (1997) [6]. 4 Năm 1992 ở Indonesia, bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai bằng cây con được nhân giống từ nuôi cây mô phân sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umbohetal,1993) [23]. Brown & Pearce (1994) [21], đưa ra các số liệu đánh trữ lượng Carbon và lượng phát thải từ rừng nhiệt đới. Nghiên cứu cho rằng trữ lượng Carbon của 1ha rừng nguyên sinh là khoảng 280 tấn và nó sẽ phát thải 200 tấn Carbon nếu bị chuyển thành đất nương rẫy và lượng phát thải sẽ cao hơn nếu bị chuyển thành đất đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn Carbon và trữ lượng Carbon của rừng sẽ giảm từ 1/3 – 1/4 khi rừng chuyển sang đất canh tác nông nghiệp. Trên thế giới con người vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nhất là trong việc định giá rừng nhằm giải quyết vấn đề toàn cầu đó là sự biến đổi khí hậu đang gây ra những hậu quả không thể đoán trước được. 1.1.3. Ở Việt Nam Tại Việt nam, Keo lai xuất hiện lác đác một số nơi ở Nam Bộ như Tân Tạo, Trảng Bom, Song Mây và ở Ba Vì (Hà Nội), Phú Thọ, Hòa Bình và Tuyên Quang….(Lê Đình Khả, 1999) [7]. Những cây lai này đã xuất hiện trong rừng Keo tai tượng với những tỷ lệ khác nhau. Ở các tỉnh Miền Nam là 3 – 4%, còn ở Ba Vì là 4 – 5%. Riêng giống lai tự nhiên tại Ba Vì được xác định là Acacia mangium (xuất xứ Daitree thuộc bang Queensland) với Acacia auriculiformis (xuất xứ Darwin thuộc bang Northern Territoria) của Australia. Keo lai được phát hiện và khảo nghiệm đợt 1 từ năm 1993 – 1995, đến năm 1996 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã phối hợp với các đơn vị khác tiếp tục nghiên cứu về Keo lai. Các nghiên cứu này là chọn lọc thêm các cây trội Keo lai tự nhiên, xây dựng khảo nghiệm các dòng vô tính, tiến hành đánh giá tiềm năng bột giấy của Keo lai cũng như tiến hành khảo nghiệm các dòng Keo lai được chọn ở các vùng sinh thái khác nhau (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thảo và các cộng sự, 1999; Lê Đình Khả, 1999) [7]. Kết quả cho thấy Keo lai có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm và có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài này. Khi 5 cắt cây để tạo chồi thì Keo lai cho rất nhiều chồi (trung bình 289 hom/gốc). Các hom này có tỷ lệ ra rễ trung bình 47% trong đó có 11 dòng cho ra rễ từ 57 – 85%. Sai khác giữa các dòng về sinh trưởng là khá rõ. Một số dòng sinh trưởng rất nhanh nhưng các chỉ tiêu về chất lượng lại không đạt yêu cầu, một số dòng vô tính vừa sinh trưởng nhanh lại vừa có chất lượng rất tốt có thể nhân giống nhanh và số lượng nhiều đưa vào sản xuất như các dòng BV5, BV10, BV16, BV29, BV32. Giá trị sử dụng về tiềm năng bột giấy cây Keo lai đã được Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995 - 1999) [9] nghiên cứu cho thấy: Keo lai có tỷ trọng gỗ trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, tỷ trọng gỗ của Keo lai trung bình khoảng 0,455 g/cm 3 ở giai đoạn 4 tuổi, trong khi đó Keo tai tượng là 0,414 cm 3 , Keo lá tràm là 0,469 cm 3 . Giấy được sản xuất từ các dòng Keo lai được chọn có độ dai và độ chịu gấp cao hơn rõ rệt so với 2 loài Keo bố mẹ. Khảo nghiệm một số dòng vô tính mới được chọn 1996 ở (Cẩm Quỳ) đã xây dựng ngay tại nơi chọn lọc cây mẹ. Nguồn Keo lai được lựa chọn là từ các rừng Keo tai tượng được lấy giống từ Đồng Nai, thấy nổi lên một số nét chính các cây trội Keo lai mới được chọn mặc dù ban đầu khá lớn, song qua khảo nghiệm đều thấy sinh trưởng kém hơn các dòng Keo lai cũ là BV5, BV10. Trong 14 dòng được đưa vào khảo nghiệm có 10 dòng vượt các loài Keo có bố mẹ được trồng làm đối chứng. Trong đó có 8 dòng có độ vượt lớn hơn 25% so với các loài cây bố mẹ (Lê Đình Khả và các cộng sự, 1997 – 1999). Hệ số biến động về đường kính và chiều cao của Keo lai cũng luôn nhỏ hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm, nghĩa là Keo lai có ưu điểm đường kính và chiều cao đồng đều hơn Keo tai tượng (Lê Đình Khả và các cộng sự, 1997) [6]. Thời vụ giâm và nồng độ các chất kích thích ra rễ cũng được Phạm Văn Tuấn, Lưu Bá Thịnh, Phạm Văn Chiến tiến hành khảo nghiệm trên loài này, thời gian khảo nghiệm qua các năm (1995, 1998, 1999) [8]. Kết quả cho thấy hom chồi ra rễ cao nhất được giâm hom từ tháng 5 – 7 và xử lý bằng IBA dạng bột nồng độ 0,7 và 1%; trong đó các cá thể Keo lai khác nhau có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Đồng thời khảo nghiệm còn cho thấy các dòng Keo lai có sinh trưởng 6 nhanh hơn Keo lá tràm và Keo tai tượng từ đó chọn được các dòng BV3, BV5, BV6, BV12 có sinh trưởng nhanh để nhân giống đại trà cho rừng trồng sản xuất ở Đông Nam Bộ và các địa phương có lập địa tương tự. Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của Keo lai và hai loài bố mẹ của Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (1999) [7] cho thấy ở giai đoạn vườn ươm 3 tháng tuổi các dòng Keo lai đã được lựa chọn có số lượng nốt sần từ 39,9 – 80,3 cái/cây, gấp 2,5 – 13 lần các loài bố mẹ. Khối lượng tươi của các nốt sần ở các dòng Keo lai từ 0,39 – 0,47 g/cây, trong khi đó của các loài bố mẹ là 0,075 – 0,15 g/cây. Còn khối lượng khô các nốt sần ở các dòng Keo lai là 0,08 – 0,13 g/cây, gấp 5 – 12 lần các loài Keo bố mẹ (0,011 – 0,017 g/cây). Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng Keo lai được lựa chọn tại Ba Vì, Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thiên Hương (1999) [7] trong các dòng Keo lai được lựa chọn có sự khác nhau về cường độ thoát hơi nước, áp suất thẩm thấu, độ ẩm cây héo và thể hiện tính chịu hạn cao hơn bố mẹ. Trong đó dòng BV32 có sức chịu hạn khá nhất, tiếp theo là các dòng BV5, BV10, BV16. Các dòng Keo lai tốt nhất thể hiện tính ưu trội về sinh trưởng hơn nhiều hai loài bố mẹ và trong tất cả các khảo nghiệm tại vùng thấp miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong hầu hết các điều kiện lập địa phù hợp tại miền Nam và miền Trung, thâm canh cao các dòng Keo lai có thể đạt tăng trưởng MAI từ 35 – 40 m 3 /ha/năm sau luân kỳ kinh doanh 5 – 7 năm (Lê Đình Khả, 2001) [10]. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Dao (2003) [2] cho thấy khảo nghiệm tại Ba Vì (Hà Nội) ở phương thức thâm canh Keo lai 78 tháng tuổi chiều cao vút ngọn trung bình 15m, đường kính trung bình D 1.3 là 14,3cm, thể tích thân cây Keo lai đạt 172,2 dm 3 /cây gấp 1,42 – 1,48 lần Keo tai tượng và gấp 5,6 – 10,5 lần thể tích Keo lá tràm. Khảo nghiệm tại Bình Thanh (Hòa Bình) ở công thức thâm canh 7 tuổi chiều cao trung bình Keo lai là 22,3m, đường kính trung bình D 1.3 là 20,7cm, ở công thức quảng canh Keo lai có chiều cao 22,9m, đường kính D 1.3 là 19,3cm, thể tích thân cây Keo lai đạt 383,1 dm 3 /cây ở công thức thâm canh, còn thể tích thân cây công thức quảng canh là 344,2 dm 3 /cây. 7 Khảo nghiệm tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) ở đất đồi lateritic nghèo dinh dưỡng, mùa đông lạnh sau 6 năm tuổi ở công thức thâm canh H vn trung bình đạt 15,5m; D 1.3 trung bình 11,7cm; thể tích thân cây đạt 86,2 dm 3 /cây, còn thể tích thân cây Keo tai tượng là 16,2 – 31,3 dm 3 /cây. Khảo nghiệm tại Long Thành (Đồng Nai) ở giai đoạn 5 tuổi Hvn trung bình đạt 21,6m, D 1.3 đạt 13,6cm, thể tích thân cây là 189,7 dm 3 /cây. Để đánh giá sản lượng rừng trồng Keo lai, Phạm Thế Dũng và Hồ Quang Phúc (2004) [4] tiến hành nghiên cứu trên các lập địa khác nhau và thấy rằng Keo lai cho năng suất tương đối cao, cao nhất là 33 m 3 /năm (bình quân 7 năm) trên đất feralit đỏ vàng trên sa thạch ở trạm Phú Bình và thấp nhất 25 m 3 /năm (bình quân sau 6 năm), trên đất xám phù sa cổ ở trạm Bàu Bàng. Nghiên cứu công nghệ uốn gỗ keo lai tạo chi tiết cong cho đồ mộc xác định được khả năng uốn gỗ của keo lai là 1/6 và xây dựng được quy trình công nghệ uốn gỗ cong có kích thước: chiều dày 25mm, chiều rộng 30mm, với bán kính R = 200mm tương đương với tỷ số uốn là 1/8 [15]. Vũ Tấn Phương, Nguyễn Viết Xuân (2008) [17], khi nghiên cứu xây dựng mô hình tính toán Carbon trong rừng Keo lai đưa ra kết quả: Sinh khối và trữ lượng Carbon trong rừng trồng Keo lai tỷ lệ thuận với tuổi rừng và sinh trưởng rừng, cao nhất ở miền Nam, tiếp đến là miền Trung và thấp nhất là ở miền Bắc. Lượng Carbon do rừng Keo lai hấp thụ Từ 7 – 10 tấn Carbon/ha/năm (tương đương với 26 – 36 tấn CO 2 /ha/năm). Như vậy, ở nước ta những nghiên cứu về Keo lai cũng đang dần đáp ứng được khả năng mở rộng gây trồng của loài này trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên hiện nay hòa chung với tình hình của thế giới các nhà khoa học Việt Nam vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nhằm phát triển, mở rộng và ổn định để đưa loài cây này lên một tầm cao mới. 1.2. Những nghiên cứu về Keo tai tượng (Acacia mangium) 1.2.1. Đặc điểm chung Keo tai tượng (Acacia magium Wild) thuộc họ đậu (Fabacea) họ phụ trinh nữ (Minosacea), là cây gỗ nhỡ, lá rộng thường xanh, mọc nhanh, chiều cao có 8 thể tới 30m, đường kính đạt 60cm. Đời sống của Keo tai tượng khoảng từ 30 – 50 năm. Chúng phân bố tự nhiên ở một số nơi thuộc Queensland (Australia) là vùng duyên hải thấp với độ cao từ mực nước biển dưới 800m. Keo tai tượng còn phân bố kéo dài tới các tỉnh miền tây Papua New Guinea (Western Province) và tỉnh Irian Taya thuộc Indonesia (Awang and Taylor, 1993). Vùng sinh thái Keo tai tượng thường là nhiệt đới ẩm, với mùa khô ngắn (4 – 6 tháng), lượng mưa trung bình từ 1446 – 2970mm. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13 – 21 o C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trung bình từ 25 – 32 o C. Cây có thể sinh trưởng thích hợp ở những nơi có biên độ pH từ 4,5 – 6,5. Cây từ 4 tuổi có thể bắt đầu cho hạt, vỏ hạt cứng do vậy có thể bảo quản trong vài năm. Hiện nay Keo tai tượng đã được trồng rất phổ biến với nhiều phương thức trồng khác nhau như: hạt, hom, nuôi cấy mô… 1.2.2. Trên thế giới Từ năm 1980, các loài Keo đã được đưa vào thử nghiệm ở nhiều nước vì những khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippin với 7 loài, cho thấy Keo tai tượng có chiều cao đứng thứ 3 ở cả hai điểm thí nghiệm (HaVmoller, 1989, 1991) [23]. Năm 1986, trên đảo Hải Nam Trung Quốc, một khảo nghiệm với 20 xuất xứ của 8 loài Keo đã được thực hiện, ở tuổi thứ 2, thứ tự xếp hạng của các xuất xứ như sau (Minquan, Ziayu and Yutian, 1989). Loài Xuất xứ H vn (m) D 1,3 (cm) A.crassicarpa Orioma RiVer 6,0 7,8 A.crasicarpa Weroi Wimpim 5,7 8,0 A.auriculifosmis IoKWa 5,3 7,8 A.aulacocarpa Orioma RiVer 4,9 6,9 A.crascarpa Shoteel la 4,7 7,4 15 xuất xứ còn lại, bao gồm các xuất xứ Keo lá tràm, Keo tai tượng, A.cincinnata, A.melanoxylon, A.oraria, A.confusa, như vậy Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu, tức là sau 2 tuổi sinh trưởng D < 7,4cm, H < 4,7m. 9 R.pasad (1992) [24], nghiên cứu sinh trưởng của loài Keo và một số các loại cây khác trên các loại đất hoang hóa tại nhiều khu vực khác nhau ở Ấn Độ, kết quả khẳng định được tính trội về khả năng chịu hạn của một số loài Keo sinh trưởng trên đất bạc màu như: A.Leptocarpa, A.Torulosa, A.LongisPicata. 1.2.3. Ở Việt Nam Keo tai tượng được đưa vào miền Bắc nước ta từ năm 1981 (Bộ lâm nghiệp, 1990). Là một trong những loài cây chủ yếu được giới thiệu để trồng rừng thâm canh ở các vùng đất thấp của khu vực nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam Keo tai tượng chiếm một tỷ trọng khá lớn và có rất nhiều những nghiên cứu cụ thể về loài này. Trong công tác chọn giống, nhiều xuất xứ Keo tai tượng đã được khảo nghiệm. Theo Giang Văn Thắng (1995) [19] với mật độ 1250 cây/ha, lượng tăng trưởng Keo tai tượng đạt cao nhất và cho trữ lượng cao nhất. Nghiên cứu về tăng trưởng của rừng Keo tai tượng, Ngô Đình Quế và Đỗ Đình Sâm (1998) [18] cho rằng Keo tai tượng ở Đông Nam Bộ cho tăng trưởng đường kính từ 2,7 – 3,2 cm/năm và chiều cao có thể đạt được 3,0 – 3,5 m/năm. Hà Quang Khải (1999) [11], nghiên cứu quan hệ sinh trưởng và tính chất đất của Keo tai tượng trồng thuần loài tại Núi Luốt, Xuân Mai – Hà Tây, kết quả Keo tai tượng 8 tuổi trồng thuần loài trên đất feralit nâu vàng, đá mẹ Poocphyrit tại Núi Luốt, Xuân Mai – Hà Tây đạt các chỉ tiêu sinh trưởng D 1.3 = 12,6cm, H vn = 12,7m. Dưới rừng Keo tai tượng, đất xung quanh rễ ở vùng gần gốc và vùng xa gốc có sự khác nhau, trong 13 chỉ tiêu nghiên cứu, thì 10 chỉ tiêu khác biệt về trị số giữa vùng xa gốc và vùng gần gốc. Những chỉ tiêu sinh trưởng H vn , D 1.3 có tương quan với các chỉ tiêu độ phì của đất trong khu vực nghiên cứu một cách tổng hợp chứ không phải riêng lẻ từng chỉ tiêu một. Chỉ tiêu D 1.3 của Keo tai tượng có tương quan với những tính chất đất chặt hơn so với H vn . Nghiên cứu các loài sâu có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng rừng Keo tai tượng, Nguyễn Thế Nhã (2001) [16], thống kê có tới 30 loài sâu thuộc 14 họ và 3 bộ ăn lá Keo tai tượng. Trong các bệnh hại Keo tai tượng thì bệnh có ảnh 10 [...]... trồng phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất phục vụ cho công tác trồng rừng ở địa phương 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được sinh trưởng của Keo lai và Keo tai tượng trồng tại khu vực nghiên cứu - Đánh giá được chất lượng của các mô hình - Đánh giá được trữ lượng của các mô hình - Bước đầu đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong,. .. Phong, tỉnh Hòa Bình 2.2 Đối tượng nghiên cứu Rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformic) thuần loài, đều tuổi (4 tuổi) tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình 2.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu hai mô hình rừng trồng là Keo lai và Keo tai tượng tại khu vực xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Trên hai mô hình. .. như thực tế để phát triển rừng Keo tại khu vực xã Dũng Phong là chưa có Vì vậy nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng hai loài Keo này là thực tế cần thiết hiện nay 13 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả của mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình nhằm... lượng và tính toán hiệu quả kinh tế 2.4 Nội dung nghiên cứu - Điều tra một số chỉ tiêu sinh trưởng của Keo lai và Keo tai tượng + Sinh trưởng đường kính thân cây (D1.3) + Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) + Sinh trưởng đường kính tán cây (Dt) 14 - Đánh giá và dự tính trữ lượng rừng trồng của hai mô hình rừng trồng keo - So sánh chất lượng rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng - Bước đầu đánh giá hiệu quả. .. định rằng ở cả hai mô hình rừng trồng Keo mức độ biến động sinh trưởng đường kính giữa các cây là ít Tuy nhiên ở mô hình rừng trồng Keo lai hệ số này vẫn lớn hơn so với mô hình rừng trồng Keo tai tượng Kiểm tra sự thuần nhất về đường kính giữa hai mô hình cho kết quả |U| > 1,96, do đó bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là sinh trưởng về đường kính D1.3 giữa hai mô hình Keo lai và Keo tai tượng là khác nhau... Kết quả bảng 4.1 cho thấy hai loài Keo khác nhau cho sinh trưởng đường kính khác nhau D 1.3 trong mô hình rừng trồng Keo lai dao động trong khoảng 11,90 – 12,28cm, còn D 1.3 trong mô hình từng trồng Keo tai tượng dao động từ 10,63 – 11,05cm Đường kính cao nhất ở OTC số 1: 12,28cm (mô hình rừng trồng Keo lai) và thấp nhất ở OTC số 5 (10,63cm, mô hình rừng Keo tai tượng) chênh lệch 1,65cm Hệ số biến... trình trồng rừng phát triển Tiến trình nghiên cứu được thể hiện theo sơ đồ sau: 15 Khung phân tích nghiên cứu Thu thập thông tin và tài liệu đã có Xử lý thông tin đã thu thập Đánh giá sinh trưởng và năng suất rừng Keo tai So Sánh Đánh giá sinh trưởng và năng suất rừng Keo lai tượng Tính toán trữ lượng ở thời điểm hiện tại và dự đoán trữ lượng ở cuối chu kỳ kinh doanh Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô. .. năm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế trong Lâm nghiệp, trong đó có 9 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng và chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh HansM - Gregersen và AmldoH Contresal (1979) [22], trong cuốn “Phân tích kinh tế các dự án trong Lâm nghiệp” đã đưa ra các phương án tính hiệu quả kinh tế rừng trồng với các nội dung cơ bản về... tượng - Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng 2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Quan điểm và phương pháp luận Thực chất đánh giá hiệu quả ở đây nhằm thúc đẩy quá trình trồng rừng, phục vụ vào mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước Đồng thời góp phần vào gìn giữ giá trị sinh thái, môi trường của địa phương; nhất là cải tạo và bảo vệ diện tích đất canh tác... cấp đất ấy và dựa vào đó để dự tính trữ lượng cho tuổi 7 • Tính toán chi phí và hiệu quả của các mô hình 18 Chi phí được tính bằng tổng vốn đầu tư trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong cả chu kỳ kinh doanh Kết quả được tính theo biểu 02: Biểu 02: Chi phí trồng và chăm sóc 1ha rừng trồng Loài Keo tai tượng (đ) Chỉ tiêu Trồng rừng Chăm sóc và bảo vệ năm 1 Chăm sóc và bảo vệ năm 2 Chăm sóc và bảo vệ năm . với công thức: 2 2 2 1 2 1 21 n S n S XX U + − = (2. 5) Trong đó: 1 X , 2 X : Là số trung bình của các mẫu đem so sánh. S 1 , S 2 : Là sai tiêu chuẩn của các mẫu 1 và 2. n 1 , n 2 : Dung lượng. ∑ Xifi n ** 1 (2. 1) - Tính phương sai và sai tiêu chuẩn: S 2 = 1−n Qx ; S = S 2 (2. 2) 19 ∑ ∑ −= n xf xfQ ii iix 2 2 )( (2. 3) - Tính hệ số biến động: S% = 100* X Sx (2. 4) Sử dụng tiêu. là 5 ,23 %, hiệu suất đầu tư là 2, 46 lần và số năm hoàn vốn là 4, 32 năm, nghĩa là sau 4 năm trồng rừng có thể hoàn vốn đầu tư ban đầu và bắt đầu có lãi. + Rừng trên hạng đất 2: Doanh thu là 24 .700.000

Ngày đăng: 03/10/2014, 15:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. Những nghiên cứu về Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

  • 1.1.1. Giới thiệu chung

  • 1.1.2. Trên thế giới

  • 1.1.3. Ở Việt Nam

  • 1.2. Những nghiên cứu về Keo tai tượng (Acacia mangium)

  • 1.2.1. Đặc điểm chung

  • 1.2.2. Trên thế giới

  • 1.2.3. Ở Việt Nam

  • 1.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng

  • Chương 2

  • MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

  • 2.1.1. Mục tiêu chung

  • 2.1.2. Mục tiêu cụ thể

  • 2.2. Đối tượng nghiên cứu

  • 2.3. Phạm vi nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan