khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái

55 710 0
khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC CÀ THỊ NGÂN SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT -THÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC CÀ THỊ NGÂN SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT -THÁI CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo, TS Vũ Tiến Dũng, sự quan tâm của Phòng Quản lí khoa học và Quan hệ quốc tế, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Thư viện nhà trường cùng các thầy cô giáo bộ môn tiếng Việt và các bạn sinh viên lớp K50 ĐHSP Ngữ Văn. Nhân dịp khoá luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ đó. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS Vũ Tiến Dũng- người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận này. Tác giả Cà Thị Ngân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NHIÊN CỨU 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 3 5.1. Ý nghĩa lí luận 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 4 6.1. Phương pháp nghiên cứu 4 6.1.1. Phương pháp điều tra 4 6.1.2. Phương pháp khảo sát thống kê 4 6.1.3. Phương pháp miêu tả phân tích 4 6.1.4. Phương pháp hệ thống 4 6.1.5. Phương pháp quy nạp 5 6.1.6. Phương pháp so sánh 5 6.2. Nguồn ngữ liệu 5 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6 1.1. LÍ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ 6 1.1.1. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin 6 1.1.1.1. Hành vi tạo lời (locutionary act) 7 1.1.1.2. Hành vi mượn lời (Perlocutionary act) 8 1.1.1.3. Hành vi tại lời (illocutionary act) 8 1.1.1.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi 9 1.1.1.5. Động từ ngữ vi 10 1.1.1.6. Điều kiện sử dụng hành vi ở lời theo Austin 10 1.1.2. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Searle 10 1.1.2.1 Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời theo Searle 10 1.1.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle 11 1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LỊCH SỰ TRÊN THẾ GIỚI 12 1.2.1. Quan điểm lịch sự của của Lakoff 12 1.2.1.1. Quy tắc 1: Không áp đặt 12 1.1.2.2. Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn 13 1.1.2.3. Quy tắc 3: tăng cường tình bằng hữu 13 1.2.2. Quan điểm về lịch sự của G. Leech 13 1.2.3. Quan điểm lịch sự của Brown và Levinson 15 1.2.4. Quan điểm lịch sự phương Đông 16 CHƯƠNG 2; SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI 19 2.1. Một vài nét về cộng đồng dân tộc Thái 19 2.1.1. Môi trường địa lí tự nhiên 19 2.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội 20 2.1.3. Môi trường văn hóa 21 2.2. Khái quát chung về lời hứa và lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt. 22 2.2.1. Khái niệm hành vi hứa 23 2.2.2. Hứa – xét theo góc độ của văn hóa giao tiếp 24 2.2.2.1. Nguồn gốc của văn hóa ứng xử của người Việt 24 2.2.2.2. Hứa – theo góc nhìn của văn hóa giao tiếp 26 2.2.3. Hứa – xét theo góc độ của lịch sự 27 2.2.4. Hứa – xét theo góc độ của dụng học 29 2.2.5. Tiêu chí nhận diện hành vi hứa 29 2.3. Lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 31 2.3.1. Quan niệm về lời hứa trong văn hoá ứng xử của người Thái 31 2.3.2. Nội dung lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 33 2.3.2.1. Hứa sẽ chấm dứt một hành động 33 2.3.2.2. Hứa không vi phạm vào những sai lầm trước đó 34 2.3.2.3. Hứa hẹn một sự giúp đỡ 35 2.3.2.4. Hứa hẹn đi kèm một giả thiết 35 2.3.3. Hình thức thể hiện lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 36 2.4. So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt-Thái 38 2.4.1. Những điểm tương đồng 38 2.4.1.1. Lời hứa gắn liền với chữ “tín” và thể diện 38 2.4.1.2. Tương đồng về nội dung lời hứa 40 2.4.2. Điểm khác biệt 44 KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa. Mảnh đất chữ S là nơi sinh sống và hội tụ của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều mang trong mình những bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng. Dân tộc Thái là dân tộc có số lượng dân cư lớn nhất ở vùng Tây Bắc, có tiếng nói và chữ viết riêng. Vấn đề nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Thái đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm (Vũ Tiến Dũng, Lò Thị Hồng Nhung, Hoàng Trần Nghịch, Cầm Cường ). Song việc nghiên cứu về lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái đến nay vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Trong khi đó những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều những chính sách quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế, chính trị , văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có chính sách phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, xây dựng nền văn hóa và giáo dục song ngữ. Những chính sách ấy được thể hiện trong nhiều hiến pháp, pháp luật, những nghị quyết, quyết định của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như sau: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946 có viết: - “Ở trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình” (Điều thứ 5). - “Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tòa án” (Điều 66). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992 bổ sung: - “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” (Điều 5). - “Nhân dân đảm bảo cho công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tòa án” (Điều 133) “Luật phổ cập giáo dục tiểu học” ban hành ngày 6/8/1991 khẳng định: - “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”. “ Luật giáo dục tiểu học” ngày 10/12/1998 viết rõ hơn: 2 - “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính Phủ” Quyết định của Hội Đồng Chính Phủ về chủ trương đối với chữ viết các dân tộc thiểu số, số 53 - CP ngày 22/02/1980 viết: “ Tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nước”. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đặc biệt là từ tình cảm yêu mến, trân trọng của một người con dân tộc Thái tha thiết mong muốn được đóng góp thêm tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc giúp cho mọi người hiểu đúng, hiểu đầy đủ lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ngày nay, sự tiếp xúc với thế giới bằng ngôn ngữ trở nên phổ biến và quan trọng hơn bao giờ hết. Lịch sự được nhiều người quan tâm và nó có một vị trí rõ nét trong giao tiếp. Nhờ có lịch sự, trong giao tiếp chúng ta có thể đạt được điều chúng ta mong muốn một cách tốt nhất. Vấn đề lịch sự trong giao tiếp từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu đặc biệt là lịch sự trong các hành động ngôn ngữ. Cũng như các hành động ngôn ngữ khác, hành động hứa hầu như xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ nhưng hình thức biểu hiện không giống nhau ở các ngôn ngữ. Tùy theo góc nhìn mà các nhà nghiên cứu hành động hứa trong hội thoại và đã thu được các kết quả khác nhau. Brown và Levinson có đề cập đến vấn đề hứa gắn với bình diện thể diện dương tính và thể diện âm tính. Ở Việt Nam, hành động hứa đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Tác giả Vũ Tiến Dũng cho rằng hành động hứa gắn với phép cư xử “đúng mực”. Trong luận văn thạc sĩ “Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết, và tiếp nhận cam kết trong hội thoại”, Vũ Tố Nga đã nghiên cứu rất công phu về hành động cam kết và tiếp nhận lời cam kết. Bùi Thị Phương Anh trong luận văn thạc sĩ “Lịch sự trong lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt” đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về lời hứa, cách tiếp nhận lời hứa và tính lịch sự của nó. Thực chất hành động hứa thuộc nhóm hành động cam kết. Hành động nói trong tiếng Thái, từ trước tới nay cũng là đề tài thu hút được sự quan tâm của một số công trình nghiên cứu. Vũ Tiến Dũng - Cầm Thúy Nga với đề tài nghiên cứu từ xưng hô trong hoạt động giao tiếp, Hoàng Phi Diệp đã 3 nghiên cứu một số cách thức xin lỗi và cảm ơn trong ngôn ngữ Thái. Cầm Văn Vạn, nguyên là nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái đã có một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Thái tương đối đồ sộ, trong đó tác giả quan tâm nhiều hơn tới lời mời và lời chào. Gần đây, Vũ Tiến Dũng và Lò Thị Hồng Nhung đã nghiên cứu đề tài: Cách thức xưng hô trong tiếng Thái một cách khá công phu đã chỉ ra các cách thức xưng hô trong hoạt động giao tiếp tiếng Thái. Tuy nhiên lời hứa trong ngôn ngữ Thái chưa được quan tâm và nghiên cứu đúng mức, cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về lời hứa trong ngôn ngữ Thái. Chính vì thế đây là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Vậy trong tiếng Thái lời hứa được thể hiện như thế nào? Lời hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái có những điểm tương đồng và dị biệt nào? Đề tài này của chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát về lời hứa trong tiếng Việt và Tiếng Thái, và bổ sung thêm vào sự hiểu biết của mọi người về vấn đề này. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN Mục đích của khóa luận ứng dụng những lí thuyết chung về hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lịch sự để xem xét hành động hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái. Từ đó tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của lời hứa giữa hai ngôn ngữ này. Từ mục đích đó khóa luận hướng tới nhiệm vụ sau đây: - Giới thiệu một số quan điểm khác nhau về lịch sự của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, giới thiệu về lí thuyết hành động ngôn ngữ. - Tìm hiểu so sánh lời hứa trong giao tiếp giữa tiếng Việt và tiếng Thái. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Thái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi mà khóa luận quan tâm là việc sử dụng lời hứa trong giao tiếp người Thái trên địa bàn thành phố Sơn La. Khóa luận quan tâm khảo sát lời hứa của người Thái ở khu vực Bản Bó - Phường Chiềng An - Thành phố Sơn La. Từ đó so sánh với lời hứa trong giao tiếp của người Việt (người Kinh) và tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. 5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 5.1. Ý nghĩa lí luận - Vận dụng những kiến thức về hành vi ngôn ngữ và nghi thức lời nói vào 4 việc nghiên cứu lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Thái từ đó hiểu sâu sắc hơn về lời hứa. - Thấy được những điểm khái quát nhất về lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái. - Thấy được những điểm tương đồng và dị biệt giữa lời hứa trong ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Thái. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu khóa luận sẽ là một tư liệu thiết thực cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy tiếng Thái nói riêng và các ngôn ngữ dân tộc khác nói chung. Ngoài ra khóa luận còn góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ nói chung và thanh thiếu niên dân tộc Thái nói riêng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 6.1. Phương pháp nghiên cứu 6.1.1. Phương pháp điều tra Đây là phương pháp tìm hỏi, xem xét để biết rõ sự thật. Phương pháp này được tiến hành bằng cách: quan sát, nghe, ghi chép lại. Phương pháp điều tra này được dùng để thu thập ngữ liệu trong giao tiếp. 6.1.2. Phương pháp khảo sát thống kê Phương pháp khảo sát được sử dụng để tiến hành khảo sát những tài liệu, ngữ liệu có liên quan đến đề tài, sau đó thống kê lại toàn bộ những nội dung đã khảo sát. Phương pháp này giúp ta sử dụng được nhiều nguồn ngữ liệu một cách có hiệu quả và biết được vấn đề nào đầy đủ hay còn thiếu sót để bổ sung và chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. 6.1.3. Phương pháp miêu tả phân tích Sau khi khảo sát, thống kê được nguồn ngữ liệu, phương pháp miêu tả sẽ giúp nhận dạng đúng đối tượng. Tiếp đó dùng phương pháp phân tích để hiểu rõ, hiểu đầy đủ, cụ thể và chi tiết nhất về đối tượng cần tìm hiểu. 6.1.4. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống giúp ta kiểm tra toàn bộ những nội dung đã tiến hành điều tra, khảo sát, thống kê nhằm kiểm soát chính xác những nội dung miêu tả, phân tích đã đạt được, căn cứ vào đó để chỉnh sửa, bổ sung nếu cần, giúp tránh được những kết luận thiếu nhất quán. [...]... giá hành vi ngôn ngữ (lời hứa) hướng tới phép lịch sự trong giao tiếp của người Việt nói chung và của tiếng Thái nói riêng 18 CHƯƠNG 2 SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI 2.1 Một vài nét về cộng đồng dân tộc Thái 2.1.1 Môi trường địa lí tự nhiên Nằm trong thành phần của dân tộc Việt Nam, sau người Tày, người Thái là dân tộc thiểu số đông thứ hai ở Việt Nam Với tên gọi “phủ Táy” (người Thái) Theo... phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi mà Austin phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ [ 4 ] Các hành động được thực hiện bằng lời nói gọi là các hành động ngôn ngữ Theo Austin có ba loại hành động ngôn ngữ trong một phát ngôn, đó là : - Hành động tạo lời - Hành động tại lời - Hành động mượn lời 1.1.1.1 Hành vi tạo lời (locutionary act) Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn. .. rễ trong tâm hồn, trong cuộc sống của người Thái qua nhiều thế hệ b Về ngôn ngữ, chữ viết Thái Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng từ lâu đời Tiếng Thái thuộc vào nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, còn chữ Thái được bắt nguồn từ chữ Phạn cổ, được gọi là “xư Táy” Có giả thiết cho rằng trước thế kỉ XI - XII, văn tự Thái được phổ biến rộng rãi trong các bản mường Chữ Thái có cách cấu tạo rất thống nhất Chữ Thái. .. sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu 6.1.6 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh giúp ta tìm ra và làm nổi bật những điểm tương đồng và dị biệt của lời hứa trong hai ngôn ngữ Việt - Thái 6.2 Nguồn ngữ liệu Khóa luận này được thực hiện chủ yếu trên nguồn ngữ liệu tự nhiên, chủ yếu là ngôn ngữ nói mà chúng tôi ghi chép lại từ những cuộc hội thoại trong hoạt động giao tiếp của đồng bào người Thái Ngoài... các nhà nghiên cứu Theo Bùi Thị Phương Anh trong luận văn “Lịch sự trong lời hứa và cách 22 thức tiếp nhận lời hứa trong giao tiếp Tiếng Việt , lời hứa trong tiếng Việt được khái quát chung như sau : 2.2.1 Khái niệm hành vi hứa Sử dụng các tiêu chí: đích ở lời, hướng khớp ghép, trạng thái thái tâm lí, nội dung mệnh đề, Searle phân lập được năm loại hành vi ở lời Đó là các hành vi: tái hiện (representatives),... các hành vi ngôn ngữ thiếu vắng động từ ngữ vi Từ đây, người ta phải tìm đến các tiêu chí nhận diện khác để đáp ứng được yêu cầu nhận diện một hành vi ngôn ngữ Theo Searle (1976), một hành vi ngôn ngữ có thể được nhận diện dựa trên bốn tiêu chí chính: - Đích ở lời - Hướng khớp ghép - Trạng thái tâm lí 29 - Nội dung mệnh đề Đích ở lời của một hành vi ngôn ngữ là mục đích của hành vi đó Trong nhóm các... trên về lời hứa trong mối quan hệ với văn hóa và sự ăn khớp giữa hành vi ngôn ngữ với phông văn hóa của mỗi cộng đồng khác nhau có thể thấy trong quá trình tìm hiểu lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với văn hóa của người Việt 2.2.3 Hứa – xét theo góc độ của lịch sự Lịch sự là một trong những phương tiện hữu hiệu để đạt được hiệu quả trong giao tiếp xã hội Hiểu và dùng ngôn ngữ một... động tại lời đó Điều này rất dễ nhận ra ở hành động hứa, khi ta hứa với ai điều gì thì ngay lúc hứa ta đã bị ràng buộc trách nhiệm phải thực hiện cho được lời hứa và người nghe có quyền đợi kết quả từ lời hứa đó Mặc dù được chia thành ba hành động cụ thể như trên nhưng lí thuyết về hành động ngôn ngữ chủ yếu quan tâm đến hành động tại lời 1.1.1.4 Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi Phát ngôn ngữ vi... trong hành vi ở lời Trạng thái tâm lí của một hành vi ngôn ngữ được Searle xác định là trạng thái thực có của Sp1 trong khi phát ngôn Trạng thái tâm lí của hành vi hứa là trạng thái mà Sp1 thể hiện sự tin tưởng vào nội dung mình đã cam kết trong phát ngôn Nội dung mệnh đề của một phát ngôn hứa được xác định là một sự kiện, hành động nào đó có liên quan đến Sp1 Các tiêu chí nhận diện các hành vi ở lời. .. “tín” phải thực hiện được những điều mình nói Điều này liên quan đến quan niệm về lời hứa của người Việt trong giao tiếp: đã hứa là phải chủ trương thực hiện lời hứa Như vậy, tất cả những đặc điểm trình bày trên được biểu hiện qua các hành động ngôn ngữ của người Việt trong đó có hành động hứa và tiếp nhận lời hứa 2.2.2.2 Hứa – theo góc nhìn của văn hóa giao tiếp Trên thế giới tồn tại rất nhiều dân tộc . cứu về lời hứa trong ngôn ngữ Thái. Chính vì thế đây là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Vậy trong tiếng Thái lời hứa được thể hiện như thế nào? Lời hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái. Thái 36 2.4. So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt- Thái 38 2.4.1. Những điểm tương đồng 38 2.4.1.1. Lời hứa gắn liền với chữ “tín” và thể diện 38 2.4.1.2. Tương đồng về nội dung lời hứa 40 2.4.2 SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT -THÁI CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM

Ngày đăng: 03/10/2014, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan