nghiên cứu bài toán vỡ đập hồ đồng nghệ thành phố đà nẵng, từ đó kiến nghị giải pháp phòng tránh cho khu vực hạ du

85 506 1
nghiên cứu bài toán vỡ đập hồ đồng nghệ thành phố đà nẵng, từ đó kiến nghị giải pháp phòng tránh cho khu vực hạ du

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Các thảm họa thiên nhiên là mối đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sông trên Trái Đất và quá trình phát triển bền vững của nhân loại. Trong số các mối nguy hiểm của thiên nhiên, lũ lụt là một trong số các thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất. Chúng chiếm tới 30% tổng số thảm họa thiên nhiên, 30% tổng thiệt hại về kinh tế, và khoảng 20% số tử vong do thảm họa thiên nhiên gây ra. Ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng lũ lụt là một trong các mối nguy hiểm rất nghiêm trọng, có các khu vực xảy ra lũ quét trên phạm vi rộng, những trận lũ lớn gây mất an toàn, phá vỡ tính nguyên vẹn cho công trình và dẫn tới gây lũ lụt cho vùng hạ du. Riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 21 hồ chứa nước, trong đó có 19 hồ thuộc loại nhỏ, hồ Đồng Nghệ và Hòa Trung thuộc loại vừa. Nhiệm vụ chủ yếu của các hồ chứa này là cấp nước tưới, sinh hoạt cho khu vực hạ lưu. Không có hồ nào có nhiệm vụ phòng lũ, do đó khi có lũ đến hồ chứa thì các hồ này cần phải xả lũ để đảm bảo an toàn cho chính công trình. Những đợt xả lũ này thường gây ảnh hưởng rất lớn đến hạ lưu, nếu kết hợp với các yếu tố bất lợi khác như mực nước lũ trong sông cao, triều cường ở cửa sông thì thiệt hại là vô cùng to lớn. Một sự cố khác cũng rất nguy hiểm nếu để xảy ra đó là vỡ đập hồ chứa. Khi xảy ra, một lượng nước rất lớn trong hồ chứa sẽ tràn xuống hạ lưu và gây ra những tổn thất nặng nề về dân sinh - kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực bị ảnh hưởng. Những hiện tượng trên hoàn toàn có thể xảy ra và thời gian xuất hiện thì không được định trước, vì thế cần có một chương trình hành động phù hợp để ứng phó. Một kế hoạch được chuẩn bị một cách khoa học, chi tiết chắc chắn sẽ ứng phó hiệu quả với những hiện tượng bất thường của thiên tai và giảm thiểu được những tác hại của lũ lụt. 2 Để có một kế hoạch chi tiết, khoa học cần phải thực hiện tính toán nhiều phương án, phân tích nguyên nhân và hiện tượng gây lũ để từ đó có những biện pháp hợp lý. Vì các lý do trên cho thấy nghiên cứu bài toán vỡ đập, kiến nghị giải pháp phòng tránh cho khu vực hạ du là hoàn toàn hợp lý và rất cấp thiết của người dân trong khu vực hạ du công trình. II. Mục tiêu của Đề tài: Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính bài toán vỡ đập. Từ đó vận dụng tính toán các kịch bản khi vỡ đập đối với hồ Đồng Nghệ và kiến nghị giải pháp ứng phó cho khu vực hạ du hồ Đồng Nghệ nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại cho các khu dân cư, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: - Cách tiếp cận của Đề tài là: + Thu thập, phân tích và tổng hợp kế thừa các tài liệu thực tế của khu vực nghiên cứu. + Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về tính toán bài toán thủy lực khi xảy ra vỡ đập. + Vận dụng để tính toán, xây dựng phương án ứng phó cho khu vực hạ du một cách hợp lý. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tổng quan; phương pháp kế thừa; phương pháp mô phỏng, mô hình. IV. Các kết quả đạt được: - Xác định hoặc dự kiến được các kịch bản có thể xảy ra trong trường hợp vỡ đập. Tính toán các bài toán thủy lực về bài toán vỡ đập ứng với các kịch bản đó. - Xây dựng được phương án ứng phó khi vỡ đập cho hạ du hồ Đồng Nghệ. Đề ra được phương án bảo vệ, phòng tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại, cho các khu dân cư, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng, là cơ sở để đưa ra bản đồ quy hoạch một cách hợp lý. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC SỰ CỐ XẢY RA ĐỐI VỚI ĐẬP ĐẤT KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý Khu vực Trung Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố là : Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. + Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh + Phía nam giáp tỉnh Bình Định + Phía đông giáp Biển Đông + Phía tây giáp Lào 8B1.1.2. Đặc điểm địa hình. Địa hình trong lưu vực phần lớn là đồi núi, riêng phía Đông giáp biển là đồng bằng nhỏ hẹp có địa hình thấp dưới 30 m bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển. Phía tây là vùng núi, gò, đồi. Chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống đồng bằng là vùng trung du với những đồi núi thấp có độ cao (100-800) m. 9B1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng Đất được phát triển trên các loại đá mẹ, gồm các loại chính dưới đây: - Nhóm đất mùn trên núi cao; - Nhóm đất feralít phát triển trên đá mác ma và các loại đá khác, phân bố rộng rãi ở vùng đồi núi thấp; - Đất phù sa; - Đất phèn, đất mặn; - Đất cát biển; - Đất xói mòn từ sỏi đá. 10B1.1.4. Thảm phủ thực vật. Thực vật trong lưu vực khá phong phú và đa dạng, gồm có kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 1.000 m; kiểu rừng kín là rụng 4 hơi ẩm nhiệt đới; kiểu rừng cây thưa, lá rộng hơi khô nhiệt đới và kiểu rừng cây lá kim hơi khô nhiệt đới. Ngoài ra, còn có các trảng cỏ, cây bụi. Rừng bị tàn phá, khai thác thiếu qui hoạch. Tính đến năm 2006, diện tích rừng trong tỉnh Quảng Nam khoảng 457,7.103 ha, trong đó rừng tự nhiên 396,3.103 ha, rừng trồng 61,4.103 ha, tỷ lệ rừng che phủ khoảng 43,9%. 1.1.5. Đặc điểm khí hậu, thủy văn 1.1.5.1. Đặc điểm khí hậu a. Đặc điểm chung Khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có những tác động mạnh mẽ của các yếu tố biển đông. Mặt khác do tác động chắn gió của dãy Trường Sơn đã tạo những biến đổi sâu sắc về khí hậu trong vùng mà đặc biệt là sự biến đổi của mưa theo không gian dẫn đến sự phân hóa sâu sắc chế độ dòng chảy theo mưa của các hệ thống sông ngòi trong vùng. Trong năm khí hậu chia làm hai mùa: mùa đông và mùa hè. Giữa hai mùa không có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ không khí nhưng lại có sự tương phản sâu sắc trong chế độ mưa. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm trên khu vực biến đổi trong khoảng (2000÷5000)mm nhưng lại có sự biến đổi rất lớn theo không gian, theo độ cao lưu vực. Vào mùa đông hướng gió thịnh hành chính là gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc khi đi vòng qua biển đã bị biến tính hoàn toàn, khối không khí ấm và ẩm hơn tạo ra thời tiết mát, ẩm. Hoạt động của gió mưa Đông Bắc kết hợp với các nhiễu thời tiết (áp thấp nhiệt đới, bão, xoáy, giải hội,…) cùng với tác động chắn gió của dãy Trường Sơn là nguyên nhân gây mưa lớn đến rất lớn trên toàn khu vực. Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành chính là gió Tây Nam. Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ dương thổi tới gặp dãy Trường Sơn, hiệu ứng Font diễn ra mạnh mẽ đã để lại lượng mưa lớn bên sườn Tây Trường Sơn và Tây Nguyên, khi vượt sang sườn Đông Trường Sơn khối không khí trở nên khô, nóng tạo ra hiện tượng gió Lào và mang lại một thời kỳ khô hạn kéo dài ở miền trung Việt Nam. 5 Tóm lại, khí hậu vùng lưu vực nghiên cứu mang đậm nét khí hậu gió mùa. Hoạt động của gió mùa, tín phong Đông Bắc kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới ở biển Đông cùng với tác động của dãy Trường Sơn đã tạo ra nơi đây một mùa khô, nóng, mưa ít kéo dài, một mùa mưa với liên tiếp những trận mưa có cường độ lớn, trên diện rộng là nguyên nhân gây hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô, lũ lụt ác lỉệt vào mùa mưa trên toàn khu vực Trung Trung bộ nói chung và lưu vực tuyến công trình nói riêng. 11Bb. Chế độ bức xạ Lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng (140-150) kcal/cm P 2 P. Cân bằng bức xạ trung bình năm khoảng (75-100) kcal/cm P 2 P. Số giờ nắng trung bình năm từ dưới 1800 giờ ở vùng núi cao đến 2260 giờ tại Đà Nẵng. Số giờ nắng trung bình của từng tháng là 200-255 giờ trong mùa hè và dưới 150 giờ trong mùa đông. Tháng VII là tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất, tháng XII có số giờ nắng thấp nhất. Bảng 1.1. Số giờ nắng trung bình tháng một số trạm trong khu vực Trung Trung Bộ (giờ) Trạm Giá trị trung bình tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Số giờ nắng (giờ) Đà Nẵng 141,5 140,7 187,7 208,3 243,9 239,2 255,0 218,9 177,2 146,9 121,4 102,3 2200,6 Tam Kỳ 138,6 151,9 211,4 223,5 257,8 235,8 254,0 230,3 197,2 157,0 109,0 88,9 2255,4 Trà My 114,8 136,9 190,6 196,2 213,5 193,2 209,4 197,5 156,5 121,4 76,0 64,2 1874,0 12Bc. Chế độ ẩm Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm không khí vùng đồng bằng ven biển có thể đạt 85 ÷ 6 88%, vùng núi có thể đạt 90 ÷ 95%. Các tháng mùa khô vùng đồng bằng ven biển chỉ còn dưới mức 80%, vùng núi còn 80 ÷ 85%. Độ ẩm không khí vào những ngày thấp nhất có thể xuống tới mức 20 ÷ 30%. Bảng 1.2. Độ ẩm không khí tương đối trung bình một số trạm trong khu vực Trung Trung Bộ (%) Trạm Giá trị trung bình tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Độ ẩm không khí tương đối trung bình (%) Đà Nẵng 84 84 83 83 79 76 75 77 82 84 85 85 81 Tam Kỳ 87 87 84 82 79 77 76 77 83 86 88 88 83 Trà My 89 87 84 82 84 84 84 84 88 90 93 92 87 13Bd. Chế độ nhiệt Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 24-26 P 0 PC, giảm từ đồng bằng ven biển lên miền núi theo sự tăng cao của địa hình. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể trên 40 P 0 PC vào những ngày có gió tây khô nóng. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể dưới 15 P 0 PC ở vùng đồng bằng và dưới 10P 0 PC ở vùng núi. Bảng 1.3. Nhiệt độ không khí trung bình một số trạm trong khu vực Trung Trung Bộ (oC) Trạm Giá trị trung bình tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ không khí trung bình (oC) Đà Nẵng 21,4 22,3 24,1 26,4 28,3 29,3 29,3 28,9 27,5 25,9 24,1 22,1 25,8 Tam Kỳ 21,4 22,6 24,4 26,7 28,1 28,8 28,9 28,6 27,2 25,5 23,8 21,7 25,6 Trà My 20,6 22,0 24,1 26,1 26,8 26,9 26,9 26,9 25,7 24,2 22,4 20,6 24,4 14Be. Bốc hơi - Lượng bốc hơi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu: nhiệt độ không khí, nắng, gió, độ ẩm Lượng bốc hơi trung bình trên lưu vực khoảng 680 ÷ 1040mm, ở vùng núi 7 lượng bốc hơi khoảng 680 ÷ 800mm, ở vùng đồng bằng ven biển lượng bốc hơi khoảng 880 ÷ 1.050mm. Bảng 1.4. Bốc thoát hơi tiềm năng trung bình tháng một số trạm trong khu vực Trung Trung Bộ (mm) Trạm Giá trị trung bình tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Bốc thoát hơi tiềm năng (mm) Đà Nẵng 80,7 86,7 121,0 134,9 155,5 152,3 158,6 151,5 126,8 107,9 91,0 73,0 1439,8 Tam Kỳ 77,0 86,8 126,1 140,1 160,5 155,8 163,5 157,5 134,0 106,4 82,6 71,4 1461,6 Trà My 62,0 74,4 107,6 119,0 128,0 119,7 124,0 121,7 102,5 83,4 59,0 51,3 1152,5 15Bf. Chế độ gió Lượng mây tổng quan trung bình năm biến đổi trong phạm vi (5-7,7)/10 bầu trời, có xu thế tăng dần từ đồng bằng lên miền núi.Tốc độ gió bình quân hàng năm vùng núi đạt 0,7 ÷ 1,3 m/s, trong khi đó vùng đồng bằng ven biển đạt 1,3 ÷ 1,6 m/s. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được ở Trà My mùa hạ đạt 34 m/s trong mùa mưa đạt 25 m/s. Vùng đồng bằng ven biển gió thường mạnh hơn và đạt 40 m/s như ở Đà Nẵng khi có bão. Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình tháng một số trạm trong khu vực Trung Trung Bộ (m/s) Trạm Giá trị trung bình tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tốc độ gió (m/s) Đà Nẵng 1,5 1,8 1,9 1,7 1,6 1,2 1,3 1,2 1,4 1,7 2,1 1,6 1,6 Tam Kỳ 1,5 1,5 1,7 1,8 1,9 1,9 1,8 1,8 1,8 1,9 2,4 1,8 1,8 Trà My 0,8 1,0 1,0 0,9 0,8 0,8 0,7 0,7 0,7 0,8 0,7 0,6 0,8 8 16Bg. Chế độ mưa Lượng mưa năm phân bố rất không đều trong lưu vực, từ dưới 2.000 mm ở thung lũng sông Bung tăng lên tới trên 4.000 mm ở vùng núi, trong đó trung tâm mưa lớn Trà My - thượng nguồn sông Thu Bồn là trung tâm mưa lớn nhất ở Trung Trung Bộ, và là một trong một số trung tâm mưa lớn ở nước ta. Lượng mưa trung bình tháng phân phối không đều trong năm và có dạng 2 đỉnh: đỉnh phụ vào tháng V-VI do mưa tiểu mãn gây ra, đỉnh lớn nhất năm vào tháng X hay tháng XI. Mùa mưa hàng năm thường chỉ kéo dài 4 tháng, từ tháng IX đến tháng XII, nhưng lượng mưa mùa này chiếm tới (60-75)% lượng mưa năm. Mùa khô (mùa mưa ít) tuy kéo dài tới 8 tháng, nhưng lượng mưa mùa này chỉ chiếm (25-40)% lượng mưa năm, trong đó lượng mưa của 3 tháng liên tục nhỏ nhất chỉ chiếm (3-6)% và thường xuất hiện vào các tháng I-III ở phần phía tây lưu vực và các tháng II-IV ở các nơi khác. Về mùa hạ, trong khi mùa mưa đang diễn ra trong phạm vi cả nước thì ở các tỉnh Trung Trung Bộ, do hiệu ứng phơn phía sườn khuất gió (phía Đông Trường Sơn), đang là mùa khô kéo dài với những ngày thời tiết khô nóng, đặc biệt ở vùng đồng bằng ven biển và các thung lũng thấp. Thời kỳ cuối mùa hạ đầu mùa đông gió mùa Đông Bắc đối lập với hướng núi, kèm theo là những nhiễu động như fron cực đới, xoáy thấp, bão và hội tụ nhiệt đới cuối mùa đã thiết lập mùa mưa ở Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố ven biển Trung Trung Bộ. Mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, mùa khô từ tháng I đến tháng VIII. Riêng tháng V và tháng VI xuất hiện đỉnh mưa phụ, càng về phía Tây đỉnh mưa phụ càng rõ nét hơn, hình thành thời kỳ tiểu mãn trên lưu vực sông Bung. Thành phần lượng mưa trong mùa nhiều mưa chiếm 65 ÷ 80% lượng mưa cả năm, thành phần lượng mưa trong mùa ít mưa chỉ chiếm 20 ÷ 35% lượng mưa cả năm. Tuy nhiên thời kỳ mưa lớn nhất vùng nghiên cứu thường tập trung vào 2 tháng là tháng X và tháng XI, thành phần lượng mưa trong 2 tháng này chiếm 40 ÷ 50% lượng mưa cả năm. 9 Bảng 1.6. Lượng mưa trung bình tháng, năm một số trạm trong lưu vực Trung Trung Bộ (mm) TT Tên trạm Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 1 Đà Nẵng 71.4 24.0 21.5 36.0 101.7 106.5 78.3 147.1 323.3 634.3 452.7 221.3 2206.9 2 Tam Kỳ 123,4 44,4 39,3 44,9 93,3 102,1 79,4 115,9 325,0 713,6 580,9 372,6 2634,8 3 Nông Sơn 62,8 36,5 31,4 88,6 227,3 202,5 155,2 190,8 330,4 696,2 594,6 274,8 2891,0 4 Thành Mỹ 33,1 19,0 33,7 89,1 248,7 203,6 146,3 195,3 274,2 512,5 341,9 104,9 2202,3 1B1.1.5.2. Thủy văn 17Ba. Dòng chảy năm Phân bố của dòng chảy năm trong lưu vực rất không đều, từ dưới 30 l/s.km P 2 P ở vùng đồng bằng ven biển đến trên 100 l/s.kmP 2 P ở thượng nguồn sông Thu Bồn. Tổng lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm khoảng 20,4 km P 3 P, (chiếm 2,4%) tổng lượng dòng chảy năm của các sông suối của nước ta. Mức bảo đảm nước bình quân trong 1 năm trên 1 km P 2 P diện tích khoảng 1.970.10P 3 PmP 3 P/kmP 2 P và 16.300 mP 3 P/người (theo dân số năm 2005 khoảng 1,25 triệu người). Dòng chảy phân phối không đều trong năm, lượng dòng chảy trong 3 tháng mùa lũ (các tháng X-XII) chiếm khoảng (65-70)% dòng chảy năm; trong khi đó, mùa cạn kéo dài tới 9 tháng (các tháng I-IX), nhưng lượng dòng chảy trong mùa này chỉ chiếm (30-45)% dòng chảy năm. Dạng phân phối dòng chảy trong năm có 2 đỉnh: đỉnh chính xuất hiện vào tháng XI, đỉnh phụ xuất hiện vào tháng V do mưa tiểu mãn gây ra. Ba tháng liên tục có lượng dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện vào các tháng II-V hay III-V tuỳ thuộc vào sự xuất hiện của lũ tiểu mãn, lượng dòng chảy của 3 tháng này chỉ chiếm khoảng (5-10)% lượng dòng chảy năm. Mô đun dòng chảy năm trung bình thời kỳ nhiều năm (1977-1999) biến đổi trong phạm vi từ dưới 30 l/s.km P 2 P ở vùng đồng bằng ven biển đến hơn 10 60 l/s.kmP 2 P ở vùng miền núi, lớn nhất đạt tới hơn 80 l/s.kmP 2 P ở thượng nguồn sông Thu Bồn và nhánh sông Vu Gia (thuộc sườn phía tây nam dãy Bạch Mã) Chế độ nước sông ở vùng hạ lưu ven biển còn phụ thuộc vào thuỷ triều với chế độ bán nhật triều không đều. Thuỷ triều có thể xâm nhập sâu vào sông Thu Bồn tới 35 km. Bảng 1.7. Lưu lượng trung bình tháng, năm tại một số trạm trong lưu vực Trung Trung Bộ (m P 3 P/s) TT Trạm Sông Lưu lượng trung bình tháng, năm (mP 3 P/s) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 1 Thành Mỹ Vu Gia 107 67,4 48,2 41,6 53,4 58,3 45,8 55,2 100 281 369 249 123 2 Nông Sơn Thu Bồn 232 135 92,4 71,8 101 98.5 70,2 78,9 171 650 953 622 273 18Bb. Dòng chảy lũ Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất trong thời kỳ quan trắc đạt tới 7000 (M R Qmax R = 3,78 mP 3 P/s.kmP 2 P) vào ngày 20/X/1998 tại trạm Thành Mỹ trên sông Vu Gia, 10.800 mP 3 P/s (MR Qmax R=3,42 mP 3 P/s.kmP 2 P) vào 12/XI/2007 tại trạm Nông Sơn trên sông Thu Bồn. Theo điều tra, trận lũ XI/1964 là trận lũ lịch sử sông Thu Bồn với Qmax=18.200 m P 3 P/s (MR Qmax R=5,76 mP 3 P/s.kmP 2 P) tại Nông Sơn. Từ đó có thể nhận thấy, lũ trên sông Thu Bồn thuộc loại lớn so với sông khác ở Việt Nam. Các trận lũ lớn và đặc biệt đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở vùng đồng bằng hạ lưu. Bảng 1.8. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất và lưu lượng nhỏ nhất một số trạm trong lưu vực Trung Trung Bộ TT Trạm Sông Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất Lưu lượng nhỏ nhất Q (mP 3 P/s) M (m P 3 P/s.kmP 2 P) Thời gian xuất hiện Q (m P 3 P/s) M (l/s.km P 2 P) Thời gian xuất hiện 1 Thành Mỹ Vu Gia 7000 3,78 20/XI/1998 11,3 6,11 4/IX/1988 2 Nông Sơn Thu Bồn 10800 3,42 20/XI/2007 14,6 4,63 17/VI/1977 [...]... cố đập đất nói riêng của khu vực Trung Trung Bộ có thể xảy ra không lường trước được 21 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TÍNH BÀI TOÁN VỠ ĐẬP 2.1 M ục tiêu của việc tính bài toán vỡ đập Mục tiêu chính của việc tính bài toán vỡ đập là để xác định lưu lượng lũ lụt cũng như độ sâu và diện tích bị ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra sự cố vỡ đập Bên cạnh đó, thời gian nước lũ tràn đến các khu vực. .. phương pháp tính thường dùng khi tính toán bài toán thủy lực xảy ra vỡ đập 2.2.1 Các phương pháp tính thường dùng khi tính toán bài toán thủy lực xảy ra vỡ đập Khi tính toán bài toán thủy lực, thường sử dụng ba phương pháp sau đây: + Phương pháp mô hình vật lý + Phương pháp mô hình tương tự điện + Phương pháp mô hình toán - Phương pháp mô hình vật lý mô tả lại các hiện tượng thuỷ văn trong phòng thí... giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây nên Phương pháp nghiên cứu lũ do vỡ đập bằng phương pháp mô hình toán thủy lực được mô tả theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu hệ thống và thu thập các số liệu, tài liệu liên quan Bước 2: Lựa chọn loại mô hình toán phù hợp phụ thuộc vào điều kiện tài liệu, tình hình hiện tại và yêu cầu tính toán Bước 3: Thiết lập mô hình toán cho khu vực nghiên cứu. .. năng: + Giải bài toán thủy động lực học Saint - Venant cho kênh hở + Giải bài toán sóng khuyếch tán, sóng động học cho sông, kênh + Giải bài toán Muskingum cho sông, kênh + Tự động hiệu chỉnh cho điều kiện dòng chảy êm, dòng chảy xiết + Mô phỏng hầu hết các loại công trình trên sông - Module Mike 11 - AD: Mô phỏng các hiện tượng phân tán, khuyếch tán và đối lưu trong sông 32 - Module Mike 11 - WQ: Giải. .. mạnh ở đập chính: - Kết cấu đập chính: Do chất lượng đất đắp đập tốt, khối lượng dồi dào nên đập đất được chọn là đập đồng chất, có chân khay đào xuyên qua lớp bồi tích và cắm vào đá gốc Tại chân đập thượng lưu có sân phủ Mặt cắt ngang đập được trình bày ở hình 1.2 - Mô tả sự cố Đầu năm 1979, sau khi chặn dòng để đắp đập chính khi mức nước ở thượng lưu ở cao trình 4,00 m; cao hơn mực nước ở hạ lưu đập. .. tin và thủy động lực (cần thiết cho các tính toán trong MIKE 11 và MIKE 21) - Coupling truyền tải chất: các kết nối chỉ truyền các thông tin liên quan đến các quá trình vận tải và khuyếch tán (cần thiết cho các tính toán trong MIKE 11 và MIKE 21) - Coupling cả động lực và truyền tải chất 2.3 Kết luận chương 2 Lựa chọn phương pháp tính toán bài toán vỡ đập là một bước đóng vai trò hết sức quan trọng,... tính toán trong mô hình Mike 11 Ngoài ra, Mike 11 còn có thể giải quyết được bài toán mạng sông có nhiều nhánh và nút tính toán Để có thể giải chính xác và ổn định cho phương trình sai phân hữu hạn cần có các điều kiện sau: + Số liệu địa hình phải tốt, giá trị cho phép tối đa với Δx lựa chọn trên cơ sở này + Bước thời gian cần thiết cho một phương trình sóng, ví dụ như khoảng thời gian tối đa cho mô... ngang đập chính Công trình đập Vực Tròn trình 20 thủy lợi - Công trình đập Vực Tròn 1.3 Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên và các sự cố xảy ra đối với đập đất khu vực Trung Trung Bộ Qua đó có thể nhận thấy rằng chế độ khí hậu khắc nghiệt cùng với những ảnh hưởng của các yếu tố như mạng lưới sông suối, địa hình, thảm phủ thực vật … đã tạo nên chế độ thủy văn của khu vực. .. hủy đập đất thì: + Sạt mái thượng lưu là: 25,84 % ; + Hỏng đập tràn xả lũ là: 25,39 % ; + Cống lấy nước bị hỏng là: 17,30 % ; + Đập bị thấm là: 15,06 % ; + Đỉnh đập thấp là: 9,00% % ; + Cửa bị hỏng: 3,60 % 1.2.2 Các sự cố xảy ra gây phá hủy đập đất khu vực Trung Trung Bộ Các sự cố xảy ra gây phá hủy đập đất khu vực Trung Trung Bộ chủ yếu là do thấm, cống lấy nước bị hỏng, và sạt lớp gia cố mái đập. .. Để nghiên cứu mô phỏng quá trình lũ, lũ do vỡ đập, mô hình toán thủy lực là một công cụ hữu ích và ngày nay được ưa dùng Khi mô hình được xây dựng cho một hệ thống thì tại một thời điểm bất kỳ và tại bất cứ đâu trên hệ thống cũng có thể trích xuất được quá trình lũ (mực nước và lưu lượng) Nếu kết hợp với mô hình 2 chiều ta có thể xây dựng được bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu, từ đó có thể đề xuất các giải . tài: Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính bài toán vỡ đập. Từ đó vận dụng tính toán các kịch bản khi vỡ đập đối với hồ Đồng Nghệ và kiến nghị giải pháp ứng phó cho khu vực hạ du hồ Đồng Nghệ. Vì các lý do trên cho thấy nghiên cứu bài toán vỡ đập, kiến nghị giải pháp phòng tránh cho khu vực hạ du là hoàn toàn hợp lý và rất cấp thiết của người dân trong khu vực hạ du công trình. II hợp vỡ đập. Tính toán các bài toán thủy lực về bài toán vỡ đập ứng với các kịch bản đó. - Xây dựng được phương án ứng phó khi vỡ đập cho hạ du hồ Đồng Nghệ. Đề ra được phương án bảo vệ, phòng

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.2. Đặc điểm địa hình.

  • 1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng

  • 1.1.4. Thảm phủ thực vật.

  • b. Chế độ bức xạ

  • c. Chế độ ẩm

  • d. Chế độ nhiệt

  • e. Bốc hơi

  • f. Chế độ gió

  • g. Chế độ mưa

  • 1.1.5.2. Thủy văn

    • a. Dòng chảy năm

    • b. Dòng chảy lũ

    • c. Dòng chảy kiệt

    • 2.2.2. Một số mô hình có khả năng áp dụng

      • 2.2.2.1. Mô hình KOD

      • 2.2.2.2. Mô hình VRSAP

      • 2.2.2.3. Mô hình WENDY

      • 2.2.2.4. Mô hình HEC - RAS

      • 2.2.2.7. Bộ mô hình MIKE

      • 2.2.3. Lựa chọn mô hình

      • * Hồ chứa :

      • * Đập chính:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan