nghiên cứu giải pháp bảo vệ hố móng phục vụ thi công công trình trạm bơm cổ dũng - bắc giang

106 3.3K 6
nghiên cứu giải pháp bảo vệ hố móng phục vụ thi công công trình trạm bơm cổ dũng - bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN: Khi xây dựng các công trình thủy lợi ở các vùng ven sông thì nền công trình thường nằm trên nền cát hoặc cát pha nên công tác xử lý nền, bảo vệ đáy, mái hố móng và tiêu nước hố móng công trình là cần thiết và thường không thể thiếu được. Việc bảo vệ đáy, mái và tiêu nước hố móng để thi công móng các công trình này thường rất phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên và kỹ thuật, công nghệ thi công. Trong quá trình thi công móng công trình phải bảo đảm đáy hố móng không bị bục hoặc đẩy ngược và mái hố móng không bị sạt trượt. Mặt khác phải bảo đảm cho móng được thi công trong trạng thái khô ráo để đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu của thiết kế. Trong xu hướng phát triển kỹ thuật xây dựng nói chung thì giải pháp bảo vệ đáy và mái hố móng của các công trình thủy lợi này nói riêng đã có nhiều nhiều giải pháp đã được ứng dụng, đặc biệt là công nghệ và giải pháp hạ mực nước ngầm. Việc nghiên cứu so sánh để lựa chọn giải pháp thích hợp với đặc điểm địa chất của nền móng và công nghệ thi công mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao là rất cần thiết trong quá trình thiết kế và thi công. Với công trình trạm bơm Cổ Dũng tỉnh Bắc Giang có đặc điểm địa chất khá phức tạp móng được đặt sâu trong nền cát, cát pha và dưới mực nước ngầm. Vì vậy, việc lựa chọn một giải pháp bảo vệ đáy hố móng, mái hố móng và tiêu nước hố móng cho phù hợp với đặc điểm địa chất, thủy văn và kết cấu công trình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho công trình là rất cần thiết. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Lựa chọn được giải pháp hợp lý bảo vệ mái và đáy hố móng công trình Trạm bơm Cổ Dũng trong quá trình thi công. III. CÁCH TIẾP CẬN: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bảo vệ mái và tiêu nước hố móng cho các công trình có mực nước ngầm cao. 2 Kế thừa những kết quả đã nghiên cứu về bảo vệ mái và tiêu nước hố móng cho công trình trạm bơm Cổ Dũng - Bắc Giang. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu phân tích các giải pháp đã làm. - Phương pháp kế thừa các tài liệu đã xuất bản. - Phương pháp so sánh kỹ thuật và kinh tế. - Phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia. V. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC: - Nắm được tổng quan về các phương pháp bảo vệ mái và tiêu nước hố móng. - Đề xuất giải pháp bảo vệ đáy và mái hố móng cho trạm bơm Cổ Dũng - Bắc Giang. - Tính toán so sánh kỹ thuật và kinh tế lựa chọn được giải pháp phù hợp cho công trình. VI. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Chương 1. Tổng quan về công tác bảo vệ mái hố móng 1.1 Công tác hố móng 1.2 Những khó khăn và các sự cố thường gặp khi đào móng 1.3 Các biện pháp bảo vệ mái và đáy hố móng 1.4 Kết luận chương 1. Chương 2: Đề xuất và lựa chọn giải pháp bảo vệ đáy và mái hố móng cho trạm bơm Cổ Dũng 2.1. Đặc điểm của công trình Trạm bơm Cổ Dũng 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.2 Đặc điểm kết cấu công trình 2.2. Đề xuất các phương án bảo vệ đáy và mái hố móng 2.3. Nội dung chi tiết các phương án 2.4. Phân tích thuận lợi và khó khăn các phương án 2.5. So sánh và lựa chọn phương án 3 2.6. Kết luận chương 2 Chương 3: Tính toán các thông số kỹ thuật và công nghệ thi công cho giải pháp bảo vệ đáy và mái hố móng đã chọn để phục vụ thi công Trạm bơm Cổ Dũng 3.1. Các phương pháp tính toán 3.2. Tính toán bằng thủ công 3.3. Tính toán bằng phần mềm 3.4. So sánh lựa chọn các thông số kỹ thuật và công nghệ 3.5. Biện pháp thi công giải pháp chọn 3.6. Quy trình vận hành và quản lý chất lượng giải pháp chọn 3.7. Đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả giải pháp 3.8. Kết luận chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Kết luận - Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ HỐ MÓNG 1.1. Công tác hố móng 1.1.1. Tầm quan trọng của công tác hố móng Hiện nay rất nhiều các công trình thủy lợi (các trạm bơm lớn, hệ thống tiêu, thoát, cấp nước…), công trình giao thông (đường hầm bộ hành, đường tàu điện ngầm,…), các công trình dân dụng và công nghiệp có móng đặt sâu trong lòng đất. Khi thi công, nước ngầm thấm vào trong hố móng làm cho mái hố móng mất ổn định, hố móng bị ngập nước sẽ dẫn tới đất nền giảm cường độ, tính nén lún tăng lên, công trình sẽ bị lún quá lớn, tạo ra lún phụ thêm của móng, tăng thêm kết cấu chống đỡ bảo vệ mái và nền hố móng. Những điều đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và an toàn của công trình xây dựng. Mặt khác, mỗi công trình có những đặc thù riêng và cần các biện pháp xử lý nền móng và bảo vệ mái hố móng khác nhau. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật phát triển, các phương pháp gia cố xử lý nền cũng như bảo vệ mái hố móng công trình phát triển đa dạng hơn có thể xử lý các dạng địa chất phức tạp. Hố móng công trình là loại công trình có khối lượng lớn, kỹ thuật phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng, nhiều nhân tố biến đổi, hay xảy ra sự cố. Đây cũng là phần trọng điểm để hạ thấp giá thành và đảm bảo chất lượng công trình. Đào hố móng trong điều kiện đất yếu, mực nước ngầm cao và các điều kiện hiện trường phức tạp khác rất dễ sinh ra trượt lở khối đất, mất ổn định hố móng, mái bị dịch chuyển, đáy hố trồi lên, kết cấu chắn giữ bị rò nước nghiêm trọng hoặc có hiện tượng cát chảy làm hư hại hố móng, uy hiếp nghiêm trọng các công trình xây dựng, các công trình ngầm và đường ống xung quanh. Hố móng có giá thành cao, nhưng lại chỉ là có tính tạm thời nên thường là không muốn đầu tư chi phí nhiều. Nhưng nếu để xảy ra sự cố thì xử lý sẽ vô cùng khó khăn, gây ra tổn thất lớn về kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt xã hội. Các phương pháp thường dùng để bảo vệ mái hố móng là dùng tường vây, đóng cọc gia cố xung quanh phạm vi hố móng, hạ mực nước ngầm. Phương pháp tường vây, hạ mực nước ngầm thường dùng trong giai đoạn thi công vì ít tốn kém. Nhưng 5 đối với các loại hố móng công trình lâu dài cần phải đóng cọc và gia cố chắc chắn, đảm bảo an toàn khi công trình hoạt động. Việc tính toán thiết kế hệ thống gia cố mái cần có cơ sở tính toán cụ thể, số liệu thực tế. Ngoài ra cũng cần tham khảo các công trình đã thành công trong việc bảo vệ mái hố móng. Việc sử dụng biện pháp gia cố bảo vệ mái hố móng cần đảm bảo yêu cầu an toàn ổn định, thi công nhanh, cơ giới hóa, đồng thời cũng phải hợp lý về kinh tế. Khi đào móng các công trình này, mực nước ngầm lộ ra, các hạt cát mịn, hạt nhỏ, cát chứa bụi sẽ bị lôi cuốn theo nước ngầm từ xung quanh hố móng (cát chảy) và theo phương đứng từ đáy hố móng vào hố móng công trình (xói ngầm). Hiện tượng chảy của cát có thể diễn ra một cách chậm chạp thành lớp dày, hoặc nhanh, rất nhanh mang tính chất tai biến dưới hình thức đùn ra ngay khi đào đến chúng, tới mức khối đất còn lại không ổn định sinh ra sạt mái hoặc không kìm giữ nổi áp lực đẩy ngược sinh ra bục đáy móng. Đất chứa cát chảy di động thì các mái dốc, sườn dốc, công trình đào ngầm, công trình có sẵn hoặc đang xây dựng trên đó đều mất ổn định. Sự chuyển động nhanh chóng của cát chảy ở phần dưới của sườn dốc, mái dốc hoặc khối trượt thì các khối bên trên mất điểm tựa. Do đó, dọc theo sườn dốc, mái dốc các vết nứt xuất hiện dẫn tới các khối trượt mới hoặc thúc đẩy, phát triển thêm khối trượt đã có. Sự ổn định của sườn dốc, mái dốc bị phá vỡ toàn bộ. Nếu xây dựng công trình để cát chảy nhiều vào hố móng thì có thể gây ra sụt lún, biến dạng bề mặt đất xung quanh, nứt nẻ và đổ vỡ các công trình đã có ở lân cận. Nếu hạ được mực nước ngầm (MNN) xuống thấp hơn cao trình đáy móng thì sẽ giảm được diện tích đào móng, kết cấu bảo vệ nền và mái, hệ thống tiêu nước mặt… 6 Hình 1.1. Hiện tượng cát chảy theo nước ngầm từ mái vào hố móng cống Vân Cốc do HMNN xung quanh hố móng không đạt đến cao độ thiết kế Như vậy, việc hạ MNN khi xây dựng các công trình là giải pháp rất quan trọng để đảm bảo đáy, mái hố móng ổn định và thi công công trình trong điều kiện khô ráo bảo đảm chất lượng và an toàn công trình. 1.1.2. Đặc điểm của công trình hố móng Công trình hố móng là loại công trình tạm thời, sự dự trữ về an toàn có thể là tương đối nhỏ nhưng lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Điều kiện thi công, địa hình thi công, địa chất công trình, nước ngầm.v.v… Tính chất của đất đá thường biến đổi trong khoảng khá rộng, điều kiện ẩn dấu địa chất và tính phức tạp, tính không đồng đều của địa chất thuỷ văn thường làm cho số liệu khảo sát có tính phân tán lớn, khó đại diện cho tình hình tổng thể của các tầng đất, hơn nữa tính chính xác cũng thấp, dẫn đến tăng thêm khó khăn cho công việc thiết kế và thi công công trình hố móng. Đào hố móng trong điều kiện địa chất yếu, mực nước ngầm cao và các điều kiện hiện trường phức tạp khác rất rễ sinh ra trượt lở khối đất, mất ổn định hố móng, thân cọc bị chuyển dịch vị trí , đáy hố móng trồi lên , kết cấu chắn giữ bị dò nước nghiêm 7 trọng hoặc bị chảy đất làm hư hại hố móng, nguy hiểm đến các công trình xây dựng, công trình ngầm và đường ống ở xung quanh khu vực thi công hố móng. Công trình hố móng gồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau như chắn đất, chống giữ, ngăn nước, hạ mực nước, đào đất trong đó, một khâu nào đó thất bại sẽ dẫn đến đổ vỡ gây thiệt hại và chậm tiến độ. Việc thi công hố móng ở các hiện trường lân cận như đóng cọc, hạ mực nước ngầm, đào đất đều có thể gây ra những ảnh hưởng hoặc có tương quan chặt chẽ với nhau, tăng thêm các nhân tố bất lợi để có thể gây ra sự cố. Công trình hố móng có thời gian thi công dài , từ khi đào móng đến khi hoàn thành toàn bộ các công trình kín khuất ngầm dưới mặt đất phải trải qua nhiều lần mưa to, nhiều lần chất tải, chấn động, thi công có sai phạm tính ngẫu nhiên của mức độ an toàn tương đối lớn, sự cố xảy ra thường là đột biến. 1.1.3. Yêu cầu chung của công tác bảo vệ mái và đáy hố móng Khi thi công hố móng công trình, đặc biệt là hố móng sâu ở những nơi có địa chất yếu chịu ảnh hưởng của nước ngầm, các công trình lân cận và địa hình thi công chật hẹp thì tối thiểu phải đảm bảo ba yêu cầu sau: + Phải có phương án chống giữ, gia cố chính xác, an toàn kinh tế và kỹ thuật. + Phương án thiết kế chống giữ tiên tiến, phải áp dụng được các tiến bộ khoa học. + Phải có một đội ngũ thi công được huấn luyện tốt. Thiết bị máy móc hiện đại và phù hợp. Phương án chống giữ chính xác tức là việc lựa chọn kết cấu chống giữ hố móng phải dựa trên cơ sở thích hợp với địa phương, tổng hợp các nhân tố kỹ thuật, kinh tế, an toàn và môi trường, để có thể đạt được biện pháp thích đáng, an toàn, hợp lý không có hại đến môi trường. Thiết kế tiên tiến tức là vận dụng được các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế chống giữ hố móng để giải quyết thoả đáng việc chống giữ an toàn và kinh tế. Đội ngũ thi công tốt: là đội ngũ có thể lĩnh hội đúng bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật đồng thời còn có đủ phương tiện và năng lực thực hiện tin học hoá trong công tác thi công. 8 Ngoài ra phải đảm bảo một số yêu cầu chung sau: Phải có đầy đủ tài liệu thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công hố móng công trình, để từ đó lập ra biện pháp thi công chi tiết cho hố móng và các phương án xử lý nếu không may xảy ra sự cố khi thi công công trình hố móng. Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, phương tiện và công nghệ thi công mà nhà thiết kế yêu cầu, đồng thời đề xuất các vấn đề phát sinh, không hợp lý để đưa ra được biện pháp bảo vệ mái hố móng an toàn đảm bảo kỹ thuật và kinh tế nhất. Khi có điều kiện, cần chọn mặt bằng của thành hố móng sao cho có lợi nhất về mặt chịu lực như hình tròn, hình đa giác đều và hình chữ nhật. Cấu kiện của kết cấu chắn giữ mái, thành hố móng không làm ảnh hưởng đến việc thi công bình thường các kết cấu chính của công trình. Trong điều kiện bình thường thì cấu kiện của kết cấu chắn giữ hố móng như tường vây, màn chống thấm, và neo không được vượt ra ngoài phạm vi vùng đất cấp cho công trình, nếu không phải có sự đồng ý của các bộ phận chủ quản. Phải thường xuyên kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị chắn giữ mái hố móng tránh để xảy ra sự cố có thể kiểm soát được. Phải tuyệt đối an toàn trong quá trình thi công công trình cả về người và thiết bị máy móc. 1.2. Những khó khăn và các sự cố thường gặp khi đào móng 1.2.1. Nguyên nhân dẫn đến sự cố Việc khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý thi công hố móng và mái hố móng trong suốt quá trình xây dựng công trình thường hay xảy ra nhiều sự cố khác nhau và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Sự phá hoại của hệ thống chống đỡ đất không nhất thiết xảy ra bởi sự sụp đổ của kết cấu. Mà còn do một số nguyên nhân phá hoại khác như: sự biến dạng quá mức của đất và kết cấu chống đỡ, sự mất cân bằng khi hạ mực nước ngầm, hệ thống chống đỡ đất không đủ độ bền gây ra phá hoại theo thời gian. Bản thân công trình hố móng là một công trình hệ thống do nhiều khâu tạo thành như chắn đất, chống giữ ngăn nước, hạ nước ngầm, đào đất chỉ một khâu nào sai phạm là xảy ra sự cố ngay. Công trình bất kể là về mặt lý thuyết hay về mặt kiểm nghiệm thực tế đều còn tồn tại nhiều chỗ chưa hoàn thiện, mà bản thân công trình lại 9 cực kỳ trọng yếu, cả hai yếu tố này đều tồn tại tính không xác định, cũng là nguyên nhân gây ra sự cố. Người phụ trách công trình hố móng, phải có tri thức khoa học như cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, cơ học kết cấu, kết cấu công trình, địa chất công trình và thuỷ văn, cơ học đất và nền móng đồng thời lại phải có kinh nghiệm thi công phong phú, phải biết kết hợp địa chất ở hiện trường với hoàn cảnh môi trường xung quanh mới có thể đưa ra được phương án thực hiện công trình hố móng hợp lý, thích ứng với tình hình cụ thể của công trình. Công trình hố móng có tính khu vực rất rõ rệt, khi một đội ngũ thiết kế và thi công từ vùng khác đến, thường là do chưa hiểu được tình hình đặc điểm của công trình hố móng ở vùng này, tiến hành công việc trong tình trạng vừa làm vừa mò mẫm, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố. 1.2.2. Phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn đến sự cố Có 5 vấn đề chính liên quan đến việc xảy ra sự cố hố móng công trình: a) Vấn đề quản lý của chủ đầu tư Năng lực quản lý của chủ đầu tư kém. Xây dựng không tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm, tuỳ tiện giao việc xây dựng công trình cho những đơn vị không đủ tư cách thiết kế, thi công. Khi giao thầu thiết kế hoặc thi công tùy tiện giảm giá, ép tiến độ gây ra tình trạng các đơn vị nhận thầu thực hiện quá vội vã, không đảm bảo chất lượng hồ sơ và chất lượng công trình. Không báo cáo khởi công xây dựng đúng quy định, không làm thủ tục giám sát an toàn chất lượng, gây ra việc giám sát chất lượng hố móng bị vô hiệu. Đơn vị chủ đầu tư không phân tích cụ thể tình hình thực tế, không kiểm tra đôn đốc thường xuyên năng lực, thiết bị, thi công của nhà thầu về việc thi công chắn giữ hố móng dẫn đến lựa chọn hình thức bảo vệ không thích hợp, làm xảy ra sự cố. Đơn vị chủ đầu tư muốn tiết kiệm chi phí thiết kế cơ cấu chắn giữ, tuỳ tiện cho phép áp dụng biện pháp chắn giữ của các hố móng không hợp lý, gây thiệt hại và lãng phí hơn nhiều khoản đã tiết kiệm được. b) Vấn đề về khảo sát hố móng 10 Không khảo sát thực địa một cách cẩn trọng tỉ mỉ, mà là lợi dụng một cách cầu may tài liệu khảo sát của các công trình cũ ở lân cận để chỉ đạo thiết kế thi công công trình hố móng, dẫn đến độ an toàn của hố móng giảm. Tài liệu khảo sát không chi tiết, chỉ đưa ra cường độ đất trong phạm vi tầng chịu lực của cọc công trình, còn bỏ qua mất việc thử nghiệm so với tầng đất ở bên trên tầng chịu lực và tiến hành thử nghiệm tại hiện trường. Các lớp đất ở trên tầng chịu lực mới chính là nơi tồn tại các kết cấu chắn giữ. Do thiết kế không có căn cứ, mà công việc yêu cầu nhà thiết kế chỉ ước đoán theo kinh nghiệm, đặc biệt là đối với người làm thiết kế chưa có kinh nghiệm thì thường là ước đoán không đúng nên gây ra sự cố. Đơn vị khảo sát coi nhẹ việc khảo sát địa chất thuỷ văn, coi công tác khảo sát hố móng như công tác khảo sát thông thường. Báo cáo khảo sát bỏ qua không đánh giá về sự chứa nước ở tầng trên, do đó làm cho người thiết kế thi công không chú ý, sau khi đào hố móng chênh lệch cột nước trong và ngoài khá lớn, tạo ra thấm nước, trào nước, cát chảy ở thành hố móng dẫn đến đổ, sập thành hố móng. Xử lý số liệu khảo sát của các đơn vị khảo sát có sai số, lực dính kết, góc ma sát trong do báo cáo khảo sát cung cấp đều lớn hơn tình hình thực tế, làm cho kết cấu chắn giữ thiết kế không an toàn, lực neo giữ của thanh neo không đủ. Khảo sát không điều tra rõ tính trương nở của tầng đất, điểm khảo sát hố móng bố trí ít quá, không đủ tài liệu cho người thiết kế chỉ làm thống nhất một loại kết cấu chắn giữ, không có chỗ xử lý đặc biệt, dẫn đến trong thi công hay xảy ra các tình huống nguy hiểm. c) Vấn đề thiết kế hố móng Các nhà tư vấn thiết kế có chuyên ngành chưa phù hợp, năng lực thiết kế kém. Thiết kế không có tài liệu khảo sát địa chất, không có điều tra môi trường xung quanh. Không tuân thủ những quy trình quy phạm, dẫn đến lựa chọn phương án chắn giữ thiếu luận chứng kỹ thuật. Người thiết kế đánh giá không đúng tính nhạy cảm với độ lún của các kết cấu và công trình lân cận, thiếu các đánh giá về các tác động của thời tiết và thời gian đến cường độ của đất. [...]... vy nn cụng trỡnh cn phi c x lý bng úng cc bờ tụng P 28 6 6 4 4 1 2 2 -0 -0 -2 -2 -4 -4 2 -6 -6 -8 -8 -1 0 -1 0 3 -1 2 -1 2 Hố khoan máy Khoảng cách cộng dồn (m) 50,0 Đất bùn ở các ruộng, bề dày 0,2 - 0,5 m 1 Sét, sét pha nâu vàng, xanh ghi, xám vàng, dẻo mềm, dẻo cứng đến nửa cứng, chặt vừa 2 Sét xanh đen, xám tro chứa hữu cơ, dẻo mềm - dẻo cứng đến dẻo chảy, kém chặt, lún nhiều Giá trị N rất nhỏ (N=2)... chỳ ý khi thi cụng thanh neo Trc khi thi cụng, ngoi vic phi lm y phng ỏn t chc thi cụng thanh neo ra cũn phi lm tt cỏc vic sau õy: - Phi hp cht ch vi cụng vic o t, lm cho mt t ó o thp hn ct u neo 5 0-6 0cm, sa sang mt t trong phm vi ch thi cụng thanh neo c bng phng tin cho mỏy khoan lm vic 23 - Khi thi cụng theo phng phỏp t phi lm tt mỏng thoỏt nc, b lng, h thu nc, chun b bm chỡm trong nc - Cỏc vic... ngn hn nhiu so vi thanh neo trong t nờn d khoan l, d bm va, thit b bờ tụng n v thi cụng cng d tỡm kim - Hiu qu kinh t cao, giỏ thnh thp hn chn gi h múng bng cc nhi - Do thi cụng theo tng phõn lp phõn on, d sinh ra tớnh khụng n nh trong giai on thi cụng, do ú nht thit phi t chc vic quan trc chuyn dch ca thõn tng inh t ngay khi bt u thi cụng - Thớch hp trong lp t lp tm bờn trờn mc nc ngm hoc sau khi... Tu tin chnh i thit k Thi gian vn chuyn qun lý khụng tt Khụng cú sn phng ỏn x lý tỡnh hung bt thng khi thi cụng cú th xy ra e) Vn giỏm sỏt thi cụng h múng Giỏm sỏt thi cụng khụng nng lc, kinh nghim ớt, ch quan, vụ trỏch nhim vi cụng vic khụng th kp thi phỏt hin vn , cung cp thụng tin cho ch cụng trỡnh Phn nhiu cụng vic giỏm sỏt thi cụng cụng trỡnh h múng ch dng li giỏm sỏt trong giai on thi cụng, b... s 1201/Q ngy 17/8/2004 ca B NN&PTNT v quy nh cp ờ v mc nc thit k cho 31 cỏc tuyn ờ thuc tnh Bc Giang tớnh c cỏc c trng mc nc thit k trm bm C Dng nh sau: Bng 2.2 Cỏc c trng mc nc thit k trm bm C Dng TT Cỏc tn sut thit k Mc nc 1 MN sụng ng vi P TK 75% -0 .25 2 MN sụng ng vi P kt 85% -0 .30 3 MN sụng ng vi P TK 90% -0 .33 4 MN sụng ng vi P KT 95% -0 .37 5 MN sụng ng vi P KT 5% +7.20 6 MN sụng ng vi P TK 10%... ti trng trờn mt t phớa sau cc, xung quanh h múng phi nghiờm cm lm cỏc nh lỏn thi cụng tm thi, khụng c cht ng vt liu xõy dng, t thi, khụng c t cỏc thit b thi cụng loi ln, xe c, mỏy thi cụng khụng c o t ngc chiu, khụng c nc thi sinh hot v sn xut xung quanh h múng Mt t xung quanh h múng phi c x lý chng s xõm nhp ca nc mt 2 - Tng cc chn gi bng chng trong hoc thanh neo b li vo phớa trong tng i nhiu thỡ... khớ v lng ma m trung bỡnh vo khong 82% Vo cỏc thỏng mựa ma m cú th t 8 0-: -8 6%, cỏc thỏng mựa khụ m ch t 7 0-: -8 0% m tng i ca khụng khớ trung bỡnh nm ca Trm Bc Giang o c nh sau: Thỏng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nm m % 78 81 85 86 82 82 82 84 82 80 77 76 81 - Nng: S gi nng hng nm dao ng trong khong 1400 - 1700 gi cỏc thỏng mựa hố t thỏng VII n thỏng IX l nhng thỏng nng nht trong nm khong t 160 n 210... phn din tớch thuc thụn ụng Thng xó c Giang l cao cc b phi ti to ngun Khu vc u mi trm bm C Dng nm cnh ờ hu Sụng Thng, cng x qua ờ t ti v trớ K18+400 ờ hu Thng Cao ca khu nh qun lý hin trng ca trm bm t +4.5 0-: -+ 4.70, cỏc rung quanh khu vc u mi cú cao +3.5 0-: +3.70, mt s ao cỏ trong khu vc lõn cn trm bm hin trng nm ven ờ cú cao ỏy +1.8 0-: -+ 2.50 Cao ờ hin trng +8.2 0-: -+ 8.50 b) a cht cụng trỡnh Qua khoan... cú lng thm nh thi n Ging kim Cỏt bt, t bt sột, h s thm thu 0, 1-5 m/ngy, mc nc ngm tng i cao, ging kim cp 1 h sõu 3-6 m; ging kim cp 2 h sõu 6-9 m; nhiu cp n 12m Ging kim cú t cỏt cú h s thm thu 0, 1-5 0m/ngy, sõu o h múng dũng phun hn 6m, sõu h nc ca ging kim phun cú th n 20m tr lờn Ging thng Lp cỏt thụ ỏ cui ht ca tng cha nc tng i thụ, h s thm tng i ln, lng nc khỏ nhiu, sõu h nc t 3-1 5m Ging thng... nhiu ln, lp dng v thỏo d phc tp c) Hỡnh thc kt cu, b trớ thanh chng gi - Chng gi kiu thanh nộn mt nhp - Chng gi kiu thanh nộn nhiu nhp - Hỡnh thc b trớ: b trớ thanh chng l h thanh ngang v h thanh chng ng 22 d) Nhng im cn chỳ ý khi thi cụng kt cu chn gi - Trỡnh t lp dng v thỏo d h thng chng bt buc phi phự hp vi cỏc giai on thit k - Tt c cỏc thanh chng phi c lp vo ho o trờn mt nn t, vi nguyờn tc o theo . quả đã nghiên cứu về bảo vệ mái và tiêu nước hố móng cho công trình trạm bơm Cổ Dũng - Bắc Giang. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu phân tích các giải pháp đã làm. - Phương pháp kế. Các biện pháp bảo vệ hố móng Các giải pháp bảo vệ mái hố móng được đặt ra chủ yếu đối với đất yếu, hố móng sâu, mặt bằng chật hẹp… Bảo vệ mái hố móng cần được phối hợp một số giải pháp tương. số kỹ thuật và công nghệ thi công cho giải pháp bảo vệ đáy và mái hố móng đã chọn để phục vụ thi công Trạm bơm Cổ Dũng 3.1. Các phương pháp tính toán 3.2. Tính toán bằng thủ công 3.3. Tính

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Luan van Hung (thay Te HD20_8_2013)

    • I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN:

      • Khi xây dựng các công trình thủy lợi ở các vùng ven sông thì nền công trình thường nằm trên nền cát hoặc cát pha nên công tác xử lý nền, bảo vệ đáy, mái hố móng và tiêu nước hố móng công trình là cần thiết và thường không thể thiếu được. Việc bảo vệ đ...

      • Trong quá trình thi công móng công trình phải bảo đảm đáy hố móng không bị bục hoặc đẩy ngược và mái hố móng không bị sạt trượt. Mặt khác phải bảo đảm cho móng được thi công trong trạng thái khô ráo để đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu của t...

      • Trong xu hướng phát triển kỹ thuật xây dựng nói chung thì giải pháp bảo vệ đáy và mái hố móng của các công trình thủy lợi này nói riêng đã có nhiều nhiều giải pháp đã được ứng dụng, đặc biệt là công nghệ và giải pháp hạ mực nước ngầm. Việc nghiên cứu...

      • Với công trình trạm bơm Cổ Dũng tỉnh Bắc Giang có đặc điểm địa chất khá phức tạp móng được đặt sâu trong nền cát, cát pha và dưới mực nước ngầm. Vì vậy, việc lựa chọn một giải pháp bảo vệ đáy hố móng, mái hố móng và tiêu nước hố móng cho phù hợp với đ...

      • II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

      • IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

      • VI. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

      • Chương 1. Tổng quan về công tác bảo vệ mái hố móng

      • 1.1 Công tác hố móng

      • 1.2 Những khó khăn và các sự cố thường gặp khi đào móng

      • 1.3 Các biện pháp bảo vệ mái và đáy hố móng

      • 1.4 Kết luận chương 1.

      • Chương 2: Đề xuất và lựa chọn giải pháp bảo vệ đáy và mái hố móng cho trạm bơm Cổ Dũng

      • Đặc điểm của công trình Trạm bơm Cổ Dũng

      • 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

      • 2.1.2 Đặc điểm kết cấu công trình

      • Đề xuất các phương án bảo vệ đáy và mái hố móng

      • Nội dung chi tiết các phương án

      • Phân tích thuận lợi và khó khăn các phương án

      • So sánh và lựa chọn phương án

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan