tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam

74 1.4K 3
tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp: TS. Đỗ Thúy Mùi đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, phòng Quản lý khoa học, phòng Đào tạo, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ chúng tôi. Tôi xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè cùng gia đình trong thời gian nghiên cứu. Đề tài khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn. Sơn la, ngày 11 tháng 5 năm 2014 Người thực hiện đề tài Bùi Ngọc Lâm DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa WTO : Tổ chức kinh tế Thế Giới GDP : Tổng sản phẩm quốc nội FDI : Vốn đầu tu trực tiếp nước ngoài ODA : Nguồn viện trợ nước ngoài WB : Ngân hàng Thế giới CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa TOE : Giá nhiên liệu để phát điện trong tiền tệ quốc gia cho mỗi tấn tương đương dầu ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc WB : Ngân hàng Thế giới EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Sản lượng than của nước ta giai đoạn 1975 – 2011 32 Bảng 3.2 Số giàn khoan thăm dò đang họat động của nước ta 35 Hình 3.1 Sản lượng khai thác dầu khí nước ta giai đoạn 1986 – 2013 36 Bảng 3.3 Sản lượng dầu thô của nước ta giai đoạn 1986 – 2013 37 Bảng 3.4 Giá trị xuất khẩu dầu thô từ 1998 – 2006 38 Bảng 3.5 Công suất điện thời kì 1995 – 2006 40 Bảng 3.6 Sản lượng điện nước ta, giai đọan 1975 – 2013 41 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 1 2.1. Mục tiêu 1 2.2. Nhiệm vụ 2 2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Các quan điểm 3 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 4 4.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc 4 4.1.3. Quan điểm lịch sử 4 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững 4 4.1.5. Quan điểm thực tiễn 4 4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính 5 4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích 5 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa 5 4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê 5 4.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ 6 5. Đóng góp của đề tài 6 6. Cấu trúc của đề tài 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1.1 Cơ sở lí luận 7 1.1.1 Vai trò, cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng 7 1.1.2. Đặc điểm của các ngành công nghiệp năng lượng 8 1.1.2.1. Đặc điểm nhóm ngành khai thác nguyên, nhiên liệu 8 1.1.2.2. Đặc điểm nhóm ngành sản xuất điện 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 13 1.2.1. Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới 13 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam 15 1.2.2.1. Thời kì Pháp thuộc và trong kháng chiến chống Pháp 15 1.2.2.2. Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi đất nước tái thống nhất (1945 – 1975) 16 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM 20 2.1. Vị trí địa lí 20 2.2. Cơ sở nguồn nguyên, nhiên liệu 20 2.2.1. Tiềm năng về than 21 2.2.2. Tiềm năng dầu khí 22 2.2.3. Tiềm năng thủy điện 24 2.2.4. Các nguồn năng lượng khác 25 2.2.5. Các điều kiện tự nhiên khác 27 2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội 28 2.3.1. Trình độ và tính chất nền sản xuất 28 2.3.2. Số dân, sự phân bố dân cư 29 2.3.3. Thị trường tiêu thụ 30 2.3.4 Chính sách phát triển kinh tế xã hội 30 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM 32 3.1. Công nghiệp khai thác than 32 3.2. Công nghệp dầu khí 34 3.3. Công nghiệp điện lực 39 3.4. Một số ngành công nghiệp năng lượng khác 44 3.4.1. Năng lượng Mặt Trời 44 3.4.2. Năng lượng gió 45 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM 47 4.1. Định hướng chung 47 4.2. Định hướng phát triển các ngành 48 4.2.1. Định hướng phát triển ngành than 48 4.2.2. Định hướng phát triển ngành dầu khí 51 4.2.3. Định hướng phát triển ngành điện 52 4.3. Giải pháp thực hiện 53 4.3.1. Giải pháp thực hiện ngành than 53 4.3.2. Giải pháp thực hiện ngành dầu khí 55 4.3.3. Giải pháp thực hiện ngành điện 58 4.3.4. Giải pháp thực hiện năng lượng tái tạo 60 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ẢNH 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nửa cuối thế kỉ XX đã chứng kiến những thay đổi lớn lao trong nền kinh tế xã hội thế giới, trong đó có những vấn đề khai thác và sử dụng năng lượng. Hàng loạt vấn đề về mối liên quan giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và gia tăng sử dụng năng lượng, giữa gia tăng sử dụng năng lượng và suy thoái môi trường được đặt ra. Bởi thế, các nước trên thế giới dù trình độ kinh tế - xã hội có khác nhau nhưng mối quan tâm chung là phải có chính sách phát triển năng lượng bền vững cho lãnh thổ. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều chuyển biến, hơn một thập kỉ qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Trong những thành tựu ấy có sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực năng lượng. Năng lượng được coi là cơ sở hạ tầng thiết yếu đã và sẽ tiếp tục giữ vai trò quyết định trong triển vọng phát triển kinh tế của nước ta. Trong những năm gần đây công nghiệp năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất - nhập khẩu năng lượng điều đó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu cầu về năng lượng ngày càng cao của người dân, Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai. Như vậy, công nghiệp năng lượng Việt Nam đã và đang đứng trước những điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển mạnh mẽ và cũng là thử thách lớn cần vượt qua. Vì những lí do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng, đưa ra những định hướng và giải pháp thực hiện để phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam 2 2.2. Nhiệm vụ Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến công nghiệp năng lượng. - Đánh giá tiềm năng thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam. - Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam đến năm 2030. 2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Công nghiệp năng lượng có vai trò và tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta nên đòi hỏi phải nghiên cứu lâu dài. Nhưng do nguồn tư liệu và thời gian có hạn nên đề tài đặt trọng tâm nghiên cứu chủ yếu về các ngành chủ lực: khai thác than, khai thác dầu khí và sản xuất điện. Về phạm vi: Đề tài chủ yếu nghiên cứu tiềm năng thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam từ năm 2000 đến 2010. Đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam đến năm 2030. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các dạng năng lượng (chủ yếu là củi, gỗ) để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đến khi than đá và dầu mỏ được sử dụng rộng rãi vào sau nữa thế kỉ XX, đồng thời phát triển năng lượng nguyên tử, thủy điện và các nguồn năng lượng mới thì ngành công nghiệp năng lượng được chú ý với nhiều công trình nghiên cứu. Ở nước ta công nghiệp năng lượng là một trong những ngành công nghiệp năng lượng trọng điểm có thế mạnh lâu dài, mạng lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành kinh tế khác. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp năng lượng các nhà khoa học, nhà địa lí trong nước và ngoài nước đã có công trình nghiên cứu rất có giá trị. Khởi đầu là những đánh giá về tài nguyên để phát triển công nghiệp năng lượng của nước ta với các công trình nghiên cứu của Trần Văn Trị (2000) với “Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”, Lê Bá Thảo (1998) “Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí”. Tiếp 3 sau đó là các nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp năng lượng, mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp năng lượng và kinh tế xã hội của nước ta, đó là Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Minh Đức (2000) “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam”, Lê Thông (2008) “Địa lí các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam, Lê Thị Minh Hải (2001) với luận văn thạc sĩ “Địa lí ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam”, Nguyễn Xuân Nhậm (2001) “Dầu khí Việt Nam tiến vào thiên niên kỉ XXI”, Đoàn Thiên Tích (2001) “Dầu khí Việt Nam”. Đứng trước việc thiếu hụt năng lượng và cạn kiệt nguồn tài nguyên năng lượng, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển các dạng năng lượng mới và hướng phát triển bền vững công nghiệp năng lượng của nước ta như Lê Văn Hồng (2001) với tác phẩm “Việt Nam với vấn đề phát triển điện hạt nhân”, Raymond C.Picher (2000) với “Phát triển các nguồn khí mê tan mỏ than Việt Nam: cơ hội cho ngành sản xuất điện”, Nguyễn Xuân Liêm (2004) “Tiết kiệm và tái sử dụng năng lượng trong sản xuất”. Viện chiến lược phát triển mới “Cơ sở khoa học của các chính sách phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam đến năm 2020” (1998), “Dự báo phát triển năng lượng Việt Nam: một cách tiếp cận mới và mô hình Energy Toolbox ứng dụng cho Việt Nam”. WB với “Đảm bảo năng lượng cho sự phát triển năng lượng của Việt Nam những thách thức mới đối với ngành năng lượng”. Nhìn một cách tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lượng Việt Nam giúp cho quá trình nghiên cứu, phát triển và đề ra định hướng phát triển cho ngành công nghiệp năng lượng nước ta có cơ sở khoa học đúng đắn góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm Quan điểm nghiên cứu là những tư tưởng cơ bản có tính nguyên tắc, định hướng chỉ đạo hoạt động nghiên cứu. Đây cũng là thế giới quan của các nhà nghiên cứu, giúp chúng ta tiếp nhận vấn đề một cách khoa học. Các quan điểm chủ yếu ở đây là: quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm thực tiễn. 4 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Tính hệ tổng hợp và hệ thống đã trở thành những tiêu chuẩn khoa học không thể thiếu để đánh giá giá trị của các công trình nghiên cứu địa lí. Hệ thống lãnh thổ công nghiệp năng lượng được tạo thành bởi nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Khi nghiên cứu phải xác định, đánh giá các nguồn lực trong mối quan hệ tổng thể đó. 4.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc Công nghiệp năng lượng là một bộ phận của ngành công nghiệp Việt Nam. Nó được xem là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của quốc gia. Quan điểm hệ thống cấu trúc cho các phân tích, tổng hợp và xác định mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động sử dụng và phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam. Như vậy, đánh giá tiềm năng, tác động và định hướng phát triển ngành phải xem xét trong mối quan hệ đó. 4.1.3. Quan điểm lịch sử Quan điểm này cần phải được quán triệt khi nghiên cứu công nghiệp năng lượng Việt Nam. Trải qua các giai đoạn lịch sử, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam có nhiều chuyển biến. Áp dụng quan điểm lịch sử trong hệ thống nghiên cứu lãnh thổ để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển công nghiệp năng lượng. Từ đó giúp chúng ta có những nhận định, dự báo không sai lệch về sự phát triển của ngành trong tương lai. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển công nghiệp năng lượng chính là việc đẩy mạnh khai thác tài nguyên và sản xuất điện năng. Việc phát triển ngành này đã dẫn đến sự gia tăng các thiệt hại về môi trường như ô nhiễm nước, không khí, đất… Do đó, phải tính đến yếu tố phát triển bền vững khi sử dụng tài nguyên phát triển năng lượng, có nghĩa là phải tính đến hiệu quả lâu dài có thể này sinh trong tương lai. Chính vì thế khi nghiên cứu đề tài phải tính tới những hậu quả xấu để có giải pháp khắc phục. 4.1.5. Quan điểm thực tiễn Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng phát triển công nghiệp năng lượng với những kiến nghị và giải pháp có tính khả thi. [...]... được tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam - Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng phù hợp với tiềm năng và xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay 6 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn; Chương 2: Tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam; Chương 3: Thực. .. Thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam; Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Vai trò, cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng Công nghiệp năng lượng bao gồm hàng loạt ngành công nghiệp khác nhau, từ việc khai thác các dạng năng lượng (như than, dầu mỏ…) cho đến việc sản xuất điện năng, . .. xỉ 3,6 lần Sau khi thống nhất đất nước công nghiệp năng lượng phát triển vượt bậc nhằm phục vụ công cuộc CNH – HĐH đất nước Các hoạt động khảo sát, đánh giá tiềm năng công nghiệp năng lượng Việt Nam được đẩy mạnh Bên cạnh đó chính sách về năng lượng cũng được chú trọng và đi vào thực tiễn của công cuộc đổi mới Tuy nhiên, hoạt động của công nghiệp năng lượng còn năng về khai thác, duy nhất chỉ có điện... nhiệt đới phát triển mạnh tạo nên nguồn năng lượng sinh khối lớn Với vị trí địa lí trên, nước ta có tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng lớn, vấn đề đặt ra là việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên này cho sự phát triển trong tương lai 2.2 Cơ sở nguồn nguyên, nhiên liệu Ngành công nghiệp năng lượng phát triển dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu của các ngành công nghiệp điện lực, công nghiệp khai... điện năng chủ yếu là hướng vào thủy năng 18 19 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM 2.1 Vị trí địa lí Nằm trong khu vực nội chí tuyến của Bán Cầu Bắc, với giới hạn lãnh thổ kéo dài 15o vĩ tuyến (từ 23o23’ Bắc đến 8o30’ Bắc), Việt Nam có triển vọng lớn về phát triển công nghiệp năng lượng Đặc biệt với vị trí địa lí nằm ở bờ đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á... hóa, công nghiệp năng lượng phải đi trước một bước Là cơ sở động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất Việc phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và xây 7 dựng cơ bản Đồng thời, nó cũng thu hút những ngành công nghiệp. .. máy hơi nước và phát triển mạnh khi ngành dầu khí ra đời và phát triển Dầu khí chiếm tỉ trọng cao nhất (60 – 61%) so với các nguyên liệu khác trong cung ứng năng lượng sơ cấp của thế giới Điều này có nghĩa là phát triển dầu khí đồng nghĩa với công nghiệp hóa đất nước mà việc đầu tiên là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Công nghiệp dầu khí phát triển thúc đẩy ngành công nghiệp khai khoáng,... nguyên năng lượng của thế giới rất phong phú và đa dạng Ngoài nguồn năng lượng truyền thống như củi, gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy con người còn phát hiện và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới, hiệu quả cao như năng lượng thủy triều, năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt, năng lượng gió, năng lượng sinh khối… Những tác động về môi trường sinh thái cùng những tiến bộ về khoa học công. .. nước kinh tế phát triển đã tiêu thụ quá nửa tổng số năng lượng được sản xuất ra trên thế giới Trong khi đó các nước đang phát triển với diện tích lớn, dân số đông nhưng tiêu thụ khoảng 1/3 năng lượng của thế giới Mặc dù trong những năm tới cở cấu sử dụng năng lượng giữa các nhóm nước có sự thay đổi nhưng không đáng kể 1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam 1.2.2.1 Thời... cuối thế kỉ XX nhưng đây sẽ là nguồn năng lượng tiềm tàng của nhân loại Do sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo, các nguồn năng lượng mới sẽ trở thành nguồn năng lượng cơ bản ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển từ nửa sau thế kỉ XXI 14 - Năng lượng sinh khối là khí sinh vật được tạo ra từ việc lên men các phế thải hữu cơ công nghiệp và sinh hoạt, nhằm một mặt đảm . thực tiễn; Chương 2: Tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam; Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam; Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp. giá được tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng phù hợp với tiềm năng và xu thế phát triển và. Tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng Việt Nam 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng,

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan