tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí lớp 10

99 3.4K 18
tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN! Đề tài của tôi được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Huệ - giảng viên khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc. Đồng thời, tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, ban Chủ nhiệm khoa Sử - Địa, phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc cùng các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Địa lí. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trường THPT Yên Lập - Yên Lập - Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình trình thực nghiệm sư phạm. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy cô giáo, các bạn sinh viên, các em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài. Đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Ngƣời thực hiện Hà Thị Nhƣợng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 2 2.1. Mục tiêu 2 2.2. Nhiệm vụ 2 2.3. Giới hạn của đề tài 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3.1. Trên thế giới 3 3.2. Việt Nam 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu 6 4.2. Phương pháp điều tra xã hội học 6 4.3. Phương pháp toán thống kê 6 4.4. Phương pháp lập bảng thống kê, biểu đồ 6 4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 7 5. Dự kiến đóng góp của đề tài 7 6. Cấu trúc đề tài 7 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 8 1.1. Cơ sở lí luận 8 1.1.1. Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường 8 1.1.1.1. Khái niệm về môi trường 8 1.1.1.2. Khái niệm giáo dục môi trường 9 1.1.1.3. Khái niệm tích hợp 10 1.1.1.4. Khái niệm tích hợp giáo dục môi trường 10 1.1.2. Mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường 11 1.1.3. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường 12 1.1.4. Nội dung giáo dục môi trường 12 1.2. Cơ sở thực tiễn 13 1.2.1. Vai trò của giáo dục môi trường 13 1.2.2. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường ở Việt Nam 14 1.2.3. Khả năng tích hợp GDMT của chương trình Địa lí lớp 10 THPT 15 1.2.4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 THPT 17 Chƣơng 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 19 2.1. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 19 2.2. Phương thức và phương pháp tích hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT 28 2.2.1. Phương thức tích hợp 28 2.2.2. Nguyên tắc tích hợp 29 2.2.3. Phương pháp tích hợp 29 2.2.3.1. Phương pháp đàm thoại 30 2.2.3.2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 31 2.2.3.3. Phương pháp trực quan 34 2.2.3.4. Phương pháp tranh luận 38 2.2.3.5. Phương pháp kể chuyện 39 2.2.4. Các hình thức tổ chức tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 41 2.2.4.1. Hình thức dạy học nội khóa 41 2.2.4.2. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa. 42 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 47 3.1. Mục đích thực nghiệm 47 3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 47 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm 48 3.4. Phương pháp thực nghiệm 48 3.5. Tổ chức thực nghiệm 49 3.5.1. Thời gian thực nghiệm 49 3.5.2. Đối tượng thực nghiệm 49 3.5.3. Nội dung thực nghiệm 49 3.6. Kết quả thực nghiệm 50 3.6.1. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát 50 3.6.2. Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra 54 3.7. Những bài học rút ra từ thực nghiệm 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 1. Kết luận 58 2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 BVMT Bảo vệ môi trƣờng 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 GDMT Giáo dục môi trƣờng 4 PPDH Phƣơng pháp dạy học 5 SGK Sách giáo khoa 6 THCS Trung học cơ sở 7 THPT Trung học phổ thông DANH MỤC BẢNG STT Số bảng Tên bảng Trang 1 2.1 Thống kê các bài Địa lí lớp 10 có thể tích hợp GDMT 19 2 3.1 Thống kê các lớp tiến hành thực nghiệm và đối chứng 50 3 3.2 Thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm đối với học sinh 51 4 3.3 Thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm đối với giáo viên 52 5 3.4 Thống kê điểm số của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 54 6 3.5 Thống kê điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 55 DANH MỤC HÌNH STT Số hình Tên hình Trang 1 2.1 Hình 37.3 - Các luồng vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển chủ yếu trên thế giới 35 2 2.2 Tắc nghẽn giao thông 37 3 2.3 Một khu nhà ổ chuột 37 4 2.4 Vứt rác bừa bãi 37 5 3.1 Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng là vấn đề mang tính toàn cầu. Môi trƣờng là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dƣới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trƣờng bị biến đổi chƣa từng thấy. Môi trƣờng lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tƣơng lai. Trƣớc thực trạng đó, việc bảo vệ môi trƣờng (BVMT) là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con ngƣời phải thực hiện hàng loạt các vấn đề phức tạp, trong đó giáo dục môi trƣờng (GDMT) là một trong những biện pháp quan trọng của việc BVMT. Hội nghị Liên Hợp Quốc tại Stốckhôm (Thụy Điển) đƣợc tổ chức từ ngày mồng 05 đến ngày 16 tháng 06 năm 1972, để bàn bạc về vấn đề BVMT và sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Hội nghị đã nhất trí nhận định: Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình chống chiến tranh). Vì thế, ngày mồng 05 tháng 06 hàng năm trở thành “Ngày môi trƣờng thế giới”. Trong chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25 tháng 06 năm 2008 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về “tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” đã nêu rõ một trong những giải pháp hàng đầu, đó là: Thƣờng xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trƣờng. BVMT là vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nó có liên quan trực tiếp không những với từng cá nhân con ngƣời, từng nhóm ngƣời mà với cả cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Việc GDMT ở nhà trƣờng phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên, môi trƣờng, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thƣờng xuyên đến môi trƣờng, dần dần hình thành ở các em lòng 2 yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử của đất nƣớc. Việc GDMT ở nhà trƣờng phổ thông chƣa có môn học và bài học riêng - kiến thức về môi trƣờng chỉ đƣợc lồng ghép vào một số bài học ở một số bộ môn. Trong đó, ở nhà trƣờng phổ thông, Địa lí là môn học có tính chất tổng hợp của những tri thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đây cũng là một trong những môn học có “tính môi trƣờng” nhất. Chính vì vậy, môn Địa lí ở trƣờng phổ thông có nhiều thuận lợi để giáo dục về môi trƣờng cho học sinh hơn những môn khác. Nhận thức về tính cấp thiết, thực tế và vai trò của GDMT cho học sinh - những thế hệ chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, của thế giới, tôi lựa chọn đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí lớp 10” làm đối tƣợng nghiên cứu. Hi vọng có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu GDMT vì sự phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu - Xác định nội dung tích hợp GDMT qua chƣơng trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 10. - Xác định các phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục để tiến hành tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ cơ bản là: - Tổng hợp cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về GDMT. - Xác định nội dung tích hợp GDMT trong các bài Địa lí lớp 10. - Đƣa ra các phƣơng pháp, hình thức tổ chức để tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10. - Thực nghiệm giảng dạy lồng ghép, tích hợp GDMT trong một số bài giảng Địa lí lớp 10 ở trƣờng THPT để đánh giá tính khả thi của đề tài. 2.3. Giới hạn của đề tài - Về thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 04 3 năm 2014. - Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại trƣờng Đại học Tây Bắc và thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Yên Lập - Yên Lập - Phú Thọ. - Về nội dung: Nghiên cứu lồng ghép vấn đề GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Trên thế giới Vấn đề GDMT đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Một hội nghị quốc tế về môi trƣờng con ngƣời đƣợc tổ chức từ ngày 05 đến ngày 16 tháng 06 năm 1972 tại thủ đô Stốckhôm (Thụy Điển), hội nghị đã nhận ra vai trò của GDMT nhằm tạo ra sự nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về những vấn đề môi trƣờng. Trong kiến nghị thứ 96 của hội nghị, GDMT đƣợc coi là yếu tố quyết định trong sự cố gắng để tấn công vào khủng hoảng môi trƣờng toàn cầu. Đặc biệt, hội nghị còn kiến nghị cần phải quan tâm đến GDMT trong nhà trƣờng: “Không có một quốc gia nào có sự phớt lờ sự cần thiết để tạo ra những cố gắng có suy nghĩ nhằm dẫn đến sự quan tâm đến môi trƣờng của học sinh trong nhà trƣờng” (GDMT, tập 8, UNSCO, 1985). Để thực hiện thành công GDMT, hội nghị đã đề nghị cần phải đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, phát triển và thử nghiệm các chƣơng trình, tài liệu, phƣơng pháp GDMT. Cũng từ hội nghị Stốckhôm, chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) đƣợc thành lập. Sau đó UNEP kết hợp với UNESCO khai trƣơng chƣơng trình GDMT quốc tế (International Environmental Education Programme - IEEP). Chính IEEP đã tổ chức hội thảo quốc tế về GDMT tại Bêôgrat (thủ đô Nam Tƣ cũ) từ ngày 13 đến 22 tháng 10 năm 1975. Kết quả cuộc hội thảo này là đƣa ra hiến chƣơng Bêôgrat, trong đó đƣa ra các nguyên tắc và các hƣớng dẫn cho chƣơng trình GDMT toàn cầu. Theo sau hội thảo Bêôgrat, hàng loạt các cuộc hội thảo vùng đƣợc diễn ra ở Brazavil (châu Phi), Băng Cốc (châu Á), Cô - Oét (các nƣớc Ả Rập), Bôgôta (châu Mĩ Latinh và vùng biển Caribê), Henxinki (châu Âu). Ở châu Á một cuộc hội thảo cũng đƣợc tổ chức tại 4 Băng Cốc vào tháng 11 năm 1976. Ở đây, những ngƣời tham gia hội thảo đã đƣa ra 15 khuyến nghị tập trung vào bốn lĩnh vực sau: + Chƣơng trình GDMT + Bồi dƣỡng nguồn lực + GDMT phi chính quy + Soạn thảo tài liệu, xây dựng các phƣơng tiện giảng dạy GDMT. Tiếp theo hội nghị các khu vực, từ ngày 14 đến 26 tháng 10 năm 1977, một hội nghị quốc tế về GDMT đƣợc tổ chức tại Tbilisi (Cộng hòa Grudia), gồm 66 đại biểu của 66 nƣớc thành viên của UNESCO. Hội nghị này là đỉnh cao của giai đoạn xây dựng chƣơng trình và đặt cơ sở cho sự phát triển GDMT trên bình diện quốc tế. Sau các hội nghị trên, một cuộc hội nghị quốc tế về GDMT do UNESCO và UNEP đƣợc tổ chức từ ngày 17 đến 21 tháng 08 năm 1987 tại Matsxcơva, gồm 300 chuyên gia của 100 nƣớc và các quan sát viên IUCN (Hội thảo bảo vệ tài nguyên và thiên nhiên quốc tế) cùng các tổ chức quốc tế khác tham gia. Hội thảo đã đề ra 9 mục tiêu và chiến lƣợc hành động quốc tế trong lĩnh vực GDMT và đào tạo giáo viên cho thập kỉ 90. Các chƣơng trình đƣợc phát triển trong thời kì này yêu cầu phải nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con ngƣời và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa và sinh thái. Hội nghị đã đặt tên cho thập kỉ này là: “Thập kỷ toàn thế giới cho GDMT”. GDMT ngày càng phát triển rộng khắp, chỉ tính từ năm 1985 IEEP đã liên quan trực tiếp với 133 nƣớc từ các vùng khác nhau trên Trái Đất. Đã có 25.000 học sinh của các trƣờng phổ thông trung học và cơ sở, khoảng 10.000 giáo viên và khoảng 1.500.000 các nhà giáo dục, các nhà hành chính - giáo dục đã và đang đóng góp cho nghiên cứu GDMT (GDMT, Tập 6 - UNESCO, 1985). Nhìn chung, chƣơng trình giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng trên thế giới tập trung vào bốn hƣớng chính: Hƣớng thứ nhất là: Chiến lƣợc tích hợp. Hƣớng thứ hai là: Các kiến thức đƣa thành môn riêng. [...]... sở lí luận và thực tiễn của tích hợp giáo dục môi trƣờng qua dạy học Địa Lí 10 THPT Chƣơng 2 Tích hợp giáo dục môi trƣờng trong dạy học địa lí lớp 10 THPT Chƣơng 3 Thực nghiệm sƣ phạm 7 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường 1.1.1.1 Khái niệm về môi trường. .. học tập của học sinh, điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH nói chung trong đó có sử dụng dạy học tích hợp để thực hiện đƣợc tốt nhiệm vụ đó 18 Chƣơng 2 TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 2.1 Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 BVMT là việc làm cần thiết của nhân loại, để BVMT có nhiều biện pháp trên các phƣơng diện pháp luật, kinh tế, giáo dục, ở đó GDMT... quan nhiều nhất đến môn học, đó chính là tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 cơ bản Bảng 2.1 Thống kê các bài Địa lí lớp 10 có thể tích hợp GDMT Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp Kiến thức: Mục I quyển Bài 11 Khí quyển Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất Khí - Khí quyển là điều kiện để sinh vật (trong đó có con ngƣời) tồn tại và phát triển, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất... về tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 Nội dung chƣơng trình Địa lí lớp 10 là Địa lí đại cƣơng, các kiến thức cơ bản về tự nhiên và kinh tế - xã hội thế giới Từ các kiến thức Địa lí có tính chất 5 nền tảng đó, dễ dàng GDMT cho học sinh mối quan hệ giữa môi trƣờng và các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời trong các môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội Do vậy, nghiên cứu vấn đề tích hợp. .. pháp giáo dục này còn nặng về kiến thức hơn là hình thành thái độ, cảm xúc, hành vi quan tâm tới môi trƣờng và vì môi trƣờng của học sinh Theo kết quả điều tra khảo sát, hầu hết giáo viên và học sinh cho rằng tích hợp GDMT là rất cần thiết, các em có nhu cầu học tập, tích lũy Do vậy, các giáo viên cần lồng ghép GDMT trong quá trình dạy học Tuy nhiên, hiện nay việc tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí chƣa... Khái niệm tích hợp giáo dục môi trường Tích hợp GDMT “Đó là sự kết hợp các khía cạnh của môi trƣờng vào trong quá trình giáo dục chính quy, pha trộn nội dung có liên quan đến các vấn đề môi trƣờng khác nhau vào các môn khoa học tự nhiên (Sinh vật, sinh thái…) hoặc vào các môn khoa học xã hội (Địa lí, lịch sử, kinh tế…)” (Rcsharma, 1994) Thuật ngữ tích hợp không những đƣợc sử dụng nhiều trong lĩnh... tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 là rất cần thiết 4 Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu, kế thừa các tài liệu lí luận và các tài liệu khác có liên quan nhƣ: Lí luận dạy học Địa lí, các luận văn, các bài báo, bài viết trong hội thảo giáo dục môi trƣờng, trong hội nghị nghiên cứu khoa học và đổi mới... Hằng, “Thiết kế các môđun khai thác nội dung giáo dục môi trƣờng trong sách giáo khoa Địa lí bậc Trung học , NXB Đại học Sƣ Phạm - 2006, nghiên cứu về việc thiết kế những bài học khai thác nội dung GDMT trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí phổ thông Ngoài ra còn có các bài viết trong tạp chí chuyên ngành, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp chí thông tin khoa học giáo dục cũng đã đề cập đến vấn đề GDMT Nhìn chung,... và yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dạy tích hợp GDMT Việc gắn nội dung của những bài học Địa lí lớp 10 có khả năng tích hợp GDMT với thực tiễn địa phƣơng giúp cho học sinh hiểu vấn đề sâu sắc hơn, thấy đƣợc những kiến thức Địa lí là bổ ích, làm cho các em biết thực tế địa phƣơng, hiểu thêm về quê hƣơng... xuất và môi trƣờng, sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển bền vững Từ đó góp phần bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí lớp 10 trong nhà trƣờng phổ thông có nhiều lợi thuận lợi cho việc dạy tích hợp giáo dục BVMT Vì môn Địa lí trang . chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp giáo dục môi trƣờng qua dạy học Địa Lí 10 THPT Chƣơng 2. Tích hợp giáo dục môi trƣờng trong dạy học địa lí lớp 10 THPT Chƣơng 3. Thực. SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm về tích hợp giáo dục môi trường 1.1.1.1. Khái niệm về môi trường. LÍ LỚP 10 19 2.1. Các nội dung có thể tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí lớp 10 19 2.2. Phương thức và phương pháp tích hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT 28 2.2.1. Phương thức tích

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan