ứng dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để chẩn đoán bệnh cầu trùng gà

45 2.6K 15
ứng dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để chẩn đoán bệnh cầu trùng gà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Việt Nam các nhà khoa học sử dụng phương pháp dựa vào hình thái oocyst cầu trùng, vị trí gây bệnh và bệnh tích cụ thể trên đường tiêu hóa của gà để xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng và loài gây nhiễm. Tuy nhiên, những phương pháp đó lại có một số hạn chế như: hình thái Oocyst của các loài cầu trùng hầu hết lại thường rất giống nhau, một số loài có cùng vị trí gây bệnh trong đường tiêu hóa. Phương pháp PCR đã được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán nhiều bệnh, trong đó có cầu trùng. Đây là một phương pháp cho kết quả đặc hiệu , chính xác hơn nhiều so với phương pháp phân lập và phân biệt theo hình thái. Trên cơ sở đó, trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với đề tài “ứng dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để chẩn đoán bệnh cầu trùng gà”.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cầu trùng gà là một bệnh gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào (protozoan) thuộc phân lớp Coccidia, họ Eimeriidae và chi Eimeria [36], lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường miệng. Hiện nay, có nhiều loài cầu trùng (Eimeria) gây bệnh trên gà, trong đó có 7 loài phổ biến nhất: Eimeria tenella, Eimeria necatrix, Eimeria Brunetti, Eimeria praecox, Eimeria acervulina, Eimeria mitis, và Eimeria maxima [44]. Bệnh cầu trùng đã và đang gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong chăn nuôi gia cầm tập trung ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng và có tỷ lệ chết cao nếu không được điều trị kịp thời. Williams và cộng sự (1998) báo cáo rằng hàng năm trên thế giới bệnh cầu trùng gà gây thiệt hại khoảng 800 triệu USD trong đó Mỹ chiếm khoảng 45 triệu USD [20]. Ở Việt Nam các nhà khoa học sử dụng phương pháp dựa vào hình thái oocyst cầu trùng, vị trí gây bệnh và bệnh tích cụ thể trên đường tiêu hóa của gà để xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng và loài gây nhiễm. Tuy nhiên, những phương pháp đó lại có một số hạn chế như: hình thái Oocyst của các loài cầu trùng hầu hết lại thường rất giống nhau, một số loài có cùng vị trí gây bệnh trong đường tiêu hóa. Phương pháp PCR đã được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán nhiều bệnh, trong đó có cầu trùng. Đây là một phương pháp cho kết quả đặc hiệu , chính xác hơn nhiều so với phương pháp phân lập và phân biệt theo hình thái. Trên cơ sở đó, trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với đề tài “ứng dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để chẩn đoán bệnh cầu trùng gà”. 1.2. Mục đích của đề tài Ứng dụng PCR trong chẩn đoán một số loài cầu trùng gây nhiễm ở gà. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học PCR là một kỹ giúp xác định nhanh tác nhân gây bệnh. Ứng dụng PCR sẽ cho phép chẩn đoán nhanh, chính xác, kịp thời. 1 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn PCR cho phép chẩn đoán chính xác, đặc hiệu, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Đặc điểm hình thái và ký sinh của Eimeria ở gà Hiện nay, theo Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (2008) đã cho biết có 12 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria với các hình thái và kích thước khác nhau được xác định là có khả năng gây bệnh cầu trùng trên gà. Trong đó có 1 số loài gây bệnh chủ yếu sau đây [7]: 2.1.1. Eimeria tenella Các noãn nang của E. tenella có hình ovan, vỏ bọc màu trắng xám hoặc xanh nhạt, không có lỗ sinh dục (Micropil). Cực của noãn nang có nhân phân cực. Một noãn nang kích thước từ 14,2 – 31,2 x 9,5 – 24,8 μm. Quá trình tạo thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài kéo dài 24 – 48 giờ. Chúng ký sinh không những trên bề mặt niêm mạc mà còn thâm nhập sâu vào trong các lớp của màng dịch thuộc đoạn ruột mù và trực tràng. 2.1.2. Eimeria acervulina Các noãn nang của E. acervulina có hình quả trứng gà hoặc hình ovan. Đầu nhỏ của noãn nang có một lỗ sinh dục, đầu to có nhân phân cực. Noãn nang có vỏ bọc nhẵn. Một noãn nang có kích thước là 17,7 – 20,2 x 13,7 – 16,3 μm. Oocyst có hai lớp vỏ, không có Micropyle, không có thể cặn. Sporocyst có hình trứng Stieda, không có thể cặn. Thời gian hình thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài là 24 giờ. E. acervulina kí sinh tại vùng tá tràng và rất ít khi ở ruột non. Oocyst nằm trong ruột tạo nên những điểm màu trắng hay xám hoặc lan rộng ở mặt ruột non. 2.1.3. Eimeria maxima Noãn nang cũng của E. maxima có hình quả trứng hoặc hình ovan. Vỏ bọc của noãn nang xù xì, màu nâu nhạt. Tại đầu nhỏ của noãn nang có một lỗ sinh dục và phía dưới là nhân phân hạt. Kích thước của noãn nang là 24,4 – 42,5 x 16,5 – 29,8 μm tức là loại noãn nang lớn. Thời gian hình thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài cơ thể là 48 giờ. Trong cơ thể, chúng ký sinh không những trong các lớp tế bào biểu bì, bề mặt niêm mạc mà còn trong các lớp sâu của màng dịch thuộc đoạn tá tràng và đoạn dưới tá tràng. 2.1.4. Eimeria mitis 3 Noãn nang của E. mitis có dạng hình tròn, vỏ bọc không màu, không nhân phân hạt. Kích thước nhỏ 11,0 – 19,0 x 10 – 17,1 μm. Thời gian hình thành bào tử nang trong môi trường bên ngoài là 48 giờ. Chủng cầu trùng này ký sinh trong tá tràng và ruột non dưới tá tràng. 2.1.5. Eimeria necatrix Phân bố rộng trên thế giới. Giai đoạn sinh sản vô tính thứ nhất và thứ hai xảy ra ở ruột non, giai đoạn sinh sản vô tính thứ 3, tiền giao tử và giai đoạn sinh sản giao tử xảy ra ở ruột già. Noãn nang của E. necatrix có hình ovan hoặc hình tròn và nhân phân hạt, kích thước nhỏ 13 – 22,7 x 11,3 – 18,3 μm. Vỏ noãn nang cứng và bào tử nang hình thành trong 48 giờ. E. necatrix ký sinh chủ yếu ở ruột non ngay dưới tá tràng. Sporocyst hình trứng, có thể Stieda, không có thể cặn. 2.1.6. Eimeria praecox Loài này phân bố rộng, định vị trên 1/3 phía trên ruột non của gà. Noãn nang của E. praecox có hình trái xoan, vỏ cứng không màu. Nhân phân cực nằm một bên cạnh hoặc xen kẽ giữa các nguyên bào tử. Kích thước nhỏ 16,6 – 27,7 x 14,8 – 19,4 μm. Thời gian tạo thành bào tử nang là 24 – 36 giờ. Loài này ký sinh ở đầu ruột non. Giai đoạn sinh sản xảy ra ở tế bào biểu mô nhung mao ruột thường dọc theo một phía của nhung mao và ở phía dưới của nhân tế bào, có 3 hoặc 4 quá trình sinh sản vô tính. Quá trình thứ 2 xảy ra ở 32 giờ sau khi bị nhiễm. 2.1.7. Eimeria hagani Eimeria hagani là loài có độc lực yếu, nang trứng hình bầu dục không màu, khối nguyên sinh chất dạng tròn, có nhân ở giữa, không có noãn nang, có hạt cực nhìn thấy 1 – 2 ngày sau khi sinh bào tử. Kích thước từ 15,8 – 20,5 x 14,3 – 19,5 μm, phát triển nội sinh chủ yếu trong tá tràng. 2.1.8. Eimeria brunetti Eimeria brunetti là loài cầu trùng có độc lực cao gần như E. tenella. Nang trứng hình bầu dục không màu, kích thước 20,7 – 30,3 x 18,1 – 24,2 μm. E. brunetti sinh sản bào tử kết thúc trong vòng 24 giờ, trong nang trứng có một cực hay một số hạt cực, trong thời kỳ nội sinh phát triển trong ruột già, phần cuối ruột non cũng như trực tràng, lỗ huyệt cũng có thể bị nhiễm. 2.1.9. Eimeria mivati 4 Nang trứng của Eimeria mivati có hình trứng, hình bầu dục không màu, có lỗ noãn và hạt cực, kích thước 10,7 – 20 x 10,1 – 15,3 μm. E. mivati sinh sản bào tử tiến hành trong 18 – 24 giờ. Thời kỳ phát triển nội sinh của cầu trùng gây tổn thương tế bào biểu bì, nhung mao hay những khe hốc suốt chiều dài ruột non. 2.2. Vòng đời của cầu trùng giống Eimeria Cầu trùng có vòng đời phát triển rất phức tạp. Tuy nhiên, mỗi một loài cầu trùng thuộc giống Eimeria có vòng đời phát triển gồm 3 giai đoạn chính. Trong đó 2 giai đoạn đầu thực hiện trong tế bào biểu mô ruột (Endogenic) của vật chủ và giai đoạn 3 là ở ngoài cơ thể vật chủ [7]. + Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony) + Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony) + Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony) Giai doạn sinh sản vô tính (Schyzogonie) [7] Sau khi các bào tử nang xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa vào tế bào biểu mô thích hợp. Dưới tác dụng của các enzyme trong đường tiêu hóa làm cho vỏ noãn nang bị phá hủy, giải phóng các bào tử thể. Các bào tử thể nhanh chóng xâm nhập vào tế bào biểu bì ruột, thận, mật…Tại đây cùng với sự phân chia của hạt nhân các noãn nang lớn lên nhanh chóng có hình tròn, hình oval hoặc hình elip với nhiều nhân gọi là thể phân lập thuộc thế hệ 1 (Schizont 1). Ở Schizont 1, xung quanh mỗi nhân nguyên sinh chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng ký sinh nhỏ, hình bầu dục. Lúc này chúng được gọi là thể phân lập trung gian (Merozoite). Các Merozoite thế hệ 1 (kích thước 5 x 15µm) sinh trưởng rất nhanh làm tan vỡ tế bào biểu bì của vật chủ (số lượng Merozoite trong một Schizont thay đổi rất lớn tùy loài dao động từ 8 – 16, có khi lên tới 120.000 Merozoite). Khi các tế bào biểu bì nơi cư trú bị phá hủy thì các Merozoite lập tức tấn công sang các tế bào biểu bì mới và quá trình phát triển này được lập lại như cũ. Đến đây các ký sinh này thuộc thế hệ thứ hai và được gọi là Schizont 2. Tuỳ theo các loài cầu trùng và vật chủ có thể hình thành tiếp các thế hệ Schizont 3 Schizont 4,…một cách ồ ạt theo cấp số nhân kiểu phản ứng dây chuyền nguyên tử làm cho hàng loạt tế bào biểu bì của vât chủ bị phá vỡ gây tổn thương nặng nề cho niêm mạc nơi bị nhiễm. 5 Mỗi chủng cầu trùng khác nhau có giai đoạn sinh sản vô tính khác nhau, để hình thành nên các thể phân lập và số thế hệ phân lập tùy theo loài. Sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính chúng chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính. Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie) [7] Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu phát triển từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của cầu trùng. Sau một đợt sinh sản vô tính (tùy loài cầu trùng), các Schizont thế hệ 1, 2, 3,…chuyển sang sinh sản hữu tính và bắt đầu tạo ra các thể Gamet có hình dạng giống Schizont nhưng phát triển hoàn toàn khác. Từ thể phân lập thế hệ cuối cùng chúng phân chia thành các thể phân đoạn và xâm nhập vào các tế bào biểu bì ký chủ, biến thành các thể sinh dưỡng. Các thể sinh dưỡng này lại tiếp tục phát triển tạo nên các giao tử đực (Microgametocyte) và giao tử cái (Macrogametocyte). Sau đó các tế bào giao tử cái biến thành những tế bào sinh dục cái lớn, ít hoạt động và có lỗ noãn. Nhờ hai lông roi, giao tử đực di chuyển đến gặp giao tử cái, chui vào giao tử cái qua lỗ noãn (Micropyle). Trong giao tử cái diễn ra quá trình đồng hóa nhân và nguyên sinh chất để tạo thành hợp tử. Hợp tử phân tiết một màng bao bọc bên ngoài, lúc này nó được gọi là noãn nang (oocyst) có hình bầu dục, hình tròn hoặc hình trứng hay quả lê. Đến đây các oocyst rơi vào trong lòng ruột và kết thúc nhanh quá trình sinh sản hữu tính. Thời gian nội sinh kết thúc, Oocyst theo phân gà ra bên ngoài môi trường. Thời gian sinh sản hữu tính kéo dài từ 3 – 22 ngày tùy ý vào từng loại cầu trùng. Bessay (1995) đã nghiên cứu và cho thấy rằng thời gian từ khi gà chứa Oocyst có sức gây bệnh đến khi gà thải Oocyst trong phân là 4,5 – 5 ngày (đối với loài E. acervulina, E. mitis), 6,5 ngày với loài E. tenella Sinh sản bào tử (Sporogonie) [7] Khi Oocyst theo phân ra ngoài, trong lớp vỏ bọc bên ngoài chứa đầy nguyên sinh chất. Ở ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, độ ẩm chỉ sau vài giờ trong nguyên sinh chất đã xuất hiện khoảng sáng và bắt đầu phân chia. Sau 13 – 48 giờ tùy loại, nguyên sinh chất hình thành 4 túi bào tử (Sporocyst). Trong mỗi túi bào tử, nguyên sinh chất lại phân chia, kéo dài ra tạo thành 2 bào tử con (Sporozoit). Lúc này, trong Oocyst đã hình thành 8 bào tử con và trở thành Oocyst có sức gây bệnh. Giai đoạn sinh sản bào tử kết thúc. Những Oocyst có sức gây bệnh lẫn vào thức ăn, nước uống và được gà nuốt vào đường tiêu hóa. 6 2.3. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cầu trùng gà 2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà Ảnh hưởng của khí hậu Bệnh cầu trùng gà tồn tại rất phổ biến ở các loài gia súc, gia cầm nói chung, trong đó có gà nói riêng, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động của môi trường sống của chúng: thời tiết khí hậu, điều kiện chuồng trại, công tác quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng, nuôi gà trong lồng và nuôi trên nền chuồng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khác nhau. Bệnh có ở hầu hết các nước trên thế giới và hầu như không có đàn gà nào không bị nhiễm một trong các chủng Eimeria. Bệnh gây nhiều thiệt hại kinh tế cho việc chăn nuôi gà theo phương thức tập trung và phương thức hộ gia đình. Ở nước ta, bệnh phổ biến từ khi mô hình nuôi gà công nghiệp và nhập khẩu một số giống gà cao sản, trứng và thịt từ nước ngoài phát triển. Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hoà là những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của cầu trùng. Vì vậy, mùa xuân và mùa hè gà bị nhiễm cầu trùng nhiều và nặng hơn các mùa khác trong năm, việc phòng bệnh cầu trùng cho gà ở mùa xuân và mùa hè cũng cần chú ý hơn [6], [8], [14]. Dương Công Thuận và cộng sự (2003) cho biết, ở các vùng khí hậu khác nhau thì tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng có sự khác nhau [14]. Theo Lê Văn Năm và cộng sự (2004), bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào các mùa, tháng nóng ẩm điều kiện rất thuận lợi cho cầu trùng tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên và lây nhiễm cho cả đàn gà. Ở châu Âu và châu Mỹ bệnh mang tính mùa vụ rõ rệt, thường xảy ra từ tháng 5 – 8. Sau nhiều năm, ở Việt Nam công tác thú y phục vụ sản xuất và nghiên cứu về bệnh của các nhà nghiên cứu cho rằng: Bệnh xảy ra quanh năm, mang tính dịch cao, tỷ lệ gà mắc bệnh đặc biệt lớn vào những tháng mưa ẩm, phương thức truyền bệnh chủ yếu qua đường miệng [12]. Về sự biến động theo mùa vụ, Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (2008) sau khi tập hợp các nghiên cứu của một số tác giả đã rút ra kết luận: Bệnh cầu trùng gà phân bố không đồng đều qua các năm tháng trong năm. Vào những tháng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 35ºC bệnh thường xuất hiện và dễ bùng phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta mùa xuân và mùa hè là hai mùa có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa đông và mùa thu [7]. Ảnh hưởng nguồn bệnh 7 Đại đa số các tác giả đều cho rằng, những con gà đã khỏi bệnh là nguồn bệnh chính mang cầu trùng. Những con gà này không xuất hiện triệu chứng hàng ngày, hàng giờ nhưng thường xuyên bài xuất Oocyst cầu trùng qua phân ra ngoài môi trường. Oocyst được phát tán rộng rãi ở ngoài tự nhiên và quá trình sinh sản bắt đầu đều tạo thành các Oocyst có khả năng gây bệnh. Ảnh hưởng con đường truyền lây Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (2008), tiêu hóa là con đường truyền lây duy nhất mà Oocyst cầu trùng có thể lây nhiễm theo hai cách: lây nhiễm trực tiếp và lây nhiễm gián tiếp [7]. Lây nhiễm trực tiếp: gà mang bệnh thải cầu trùng ra môi trường bên ngoài qua phân, do đó Oocyst sẽ dễ dàng được phát tán trên khắp nền chuồng, máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi. Gà có tập tính hay nhặt, bới và tìm kiếm những mảnh thức ăn thừa, chất độn ở nền chuồng,…nên dễ nuốt phải Oocyst có sức gây bệnh. Lây nhiễm gián tiếp: Một số động vật sống trong chuồng nuôi hoặc xung quanh có khả năng mang Oocyst cầu trùng như: ruồi, gián, kiến, chuột. Chúng di chuyển sẽ truyền Oocyst cầu trùng vào thức ăn, nước uống, làm cho gà nhiễm cầu trùng. Theo Phạm Văn Khuê và cộng sự (1996), cho biết khi ruồi nuốt Oocyst vào trong đường tiêu hóa. chúng sống và còn khả năng gây bệnh trong vòng 24 giờ [6]. Ngoài ra, các dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, giầy dép, ủng, phương tiện vận chuyển,…đã mang Oocyst cầu trùng từ bên ngoài vào khu vực chuồng nuôi. Nghiên cứu vấn đề này, Kolapxki và cộng sự (1980) cho biết loài gặm nhấm, côn trùng cũng làm lây lan bệnh rộng. Điều này, Lê Minh (2008) làm sáng tỏ khi nhóm tác giả này nghiên cứu khả năng mang Oocyst cầu trùng của các động vật có ở xung quanh chuồng nuôi. Tất cả các động vật nuôi và côn trùng đều có khả năng mang mầm bệnh trong đó ở kiến là 27,27%, ruồi là 22,22% và gián là 16,67%. Vì vậy tác giả đã sơ bộ kết luận các loài côn trùng như: Gián, chuột, ruồi, …là tác nhân mang Oocyst cầu trùng từ bên ngoài vào [11]. Ảnh hưởng tuổi của gà Tuổi của gà là đặc điểm cần chú ý trong đặc điểm dịch tễ của bệnh. Theo Nguyễn Hữu Hưng (2010) cho biết gà ở tuần thứ nhất không tìm thấy noãn nang cầu trùng trong phân. Gà ở tuần thứ 2 tỷ lệ nhiễm là 8,06%; gà 3 tuần tuổi là 8 38,78%; ở 4 tuần tuổi thì tỷ lệ nhiễm tăng lên rất cao với tỷ lệ 70,20%; đến 5 tuần tuổi tỷ lệ có giảm xuống 54,09%, và ở tuần thứ 6 là 27,62%. Kết quả đó cho thấy gà bắt đầu nhiễm từ 2 tuần tuổi, tăng dần theo lứa tuổi, cao nhất ở tuần thứ 4 và 5, sau đó giảm dần xuống ở tuần thứ 6 [4]. Theo Hồ Thị Thuận (1985), gà nuôi công nghiệp ở một số tỉnh phía Nam nhiễm cầu trùng chủ yếu ở giai đoạn 3 – 6 tuần tuổi. Hồ Thị Thuận và cộng sự (1985), Lương Tố Thu và cộng sự (1993), Lê Văn Năm (1995) cho biết, gà nhiễm cầu trùng nặng nhất ở giai đoạn 20 – 56 ngày tuổi, nếu không được điều trị kịp thời có thể chết tới 100% [17], [15]. Lương Tấn Phát và cộng sự đã khảo sát tình hình bệnh cầu trùng trên giống gà Ai Cập và Lương Phượng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội (2011) đã đưa ra kết luận rằng bệnh cầu trùng trên giống gà Ai Cập và Lương Phượng có nhiều điểm tương đồng: tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng đạt 100% trên cả hai giống, thấp nhất ở giai đoạn 7 – 15 ngày tuổi sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở giai đoạn 26 – 50 ngày tuổi. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm xuống ở giai đoạn 51 – 90 ngày tuổi. Tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng cao nhất ở giai đoạn 7 – 15 ngày tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 51 – 90 ngày tuổi. Gà Ai Cập và Lương Phượng đều bị nhiễm cầu trùng với cường độ cao ở giai đoạn 7 đến 50 ngày tuổi. Ở giai đoạn 51 – 90 ngày tuổi, cường độ nhiễm đạt tỷ lệ cao nhất [13]. Braunius và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về dịch tễ của Eimeria ở trên đàn gà thịt cho kết quả lượng oocyst của E. acervulina cao nhất vào 4 – 6 tuổi, còn E. maxima là 5 – 7 tuần tuổi. Ảnh hưởng điều kiện chuồng trại và vệ sinh thú y Chuồng trại chăn nuôi là yếu tố quan trọng liên quan đến dịch tễ bệnh cầu trùng gà. Gà nuôi trong lồng và nuôi trên nền chuồng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khác nhau. Chẳn hạn, theo Hoàng Thạch và cộng sự (1999) đã khảo sát các mẫu thu thập từ dụng cụ chăn nuôi, kết quả cho thấy có 11,20% số mẫu phát hiện có Oocyst, trong đó ủng bảo hộ của công nhân chăn nuôi nhiễm 5,60%, nhiều dụng cụ khác sử dụng để chăn nuôi gà cũng có khả năng mang và truyền Oocyst cầu trùng từ gà bệnh sang gà khoẻ [16]. Trong khi đó, Morgot và cộng sự (2000) đã nghiên cứu và cho thấy ở những cơ sở chăn nuôi có điều kiện chăm sóc tốt, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng 5 – 10%, còn ở những cơ sở chăn nuôi có điều kiện không đảm bảo thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 30 – 60% [7]. Đối với Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2004) cho biết, điều kiện chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho Oocyst cầu trùng tồn tại và lưu 9 hành lâu dài. Chuồng trại chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng để quá lâu, không được thay đúng định kỳ, bãi chăn thả bị ô nhiễm mầm bệnh là yếu tố quan trọng gây nhiễm cầu trùng cho đàn gà với tỷ lệ cao [9]. Nguyễn Hữu Hưng (2010), cho biết gà nuôi theo kiểu chuồng hở có tỷ lệ nhiễm cầu trùng (41,64%), cao hơn rất nhiều so với kiểu chuồng kín (30,63%) (kết quả này khi so sánh với các kiểu chuồng khác cũng cho kết quả tương tự). Điều này cho thấy với phương thức chăn nuôi kiểu chuồng kín đã hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh noãn nang cầu trùng so với đàn gà thịt nuôi theo kiểu chuồng hở [4]. Quraishy và cộng sự (2009) đã nghiên cứu về tình hình nhiễm E. tenella trên đàn gà thịt ở thành phố Riyadh, Ả Rập Xê Út cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà nhà là 80% và không lây nhiễm đối với các báo cáo được lấy từ gà nuôi trong trang trại [41]. Trong thực tế, công tác quản lý kém có thể dẫn đến tỷ lệ nhiễm cao như vậy (Nematollahi và cộng sự, 2008). 2.4. Đặc điểm bệnh lý và triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng gà. Đối với gà bệnh thường xảy ra ở những đàn gà nằm trong độ tuổi 10 – 90 ngày tuổi. Nhưng nặng nhất là ở gà con từ 18 – 45 ngày tuổi. Thời gian ủ bệnh ngắn: 4 – 7 ngày, phụ thuộc vào chủng cầu trùng, nơi khu trú và mức độ nhiễm bệnh, số lượng căn bệnh xâm nhập vào cơ thể và tình trạng sức khỏe chung của đàn gà. Diễn biến của bệnh gắn liền với quá trình sinh sản nội sinh của cầu trùng. Bệnh biểu hiện ở 3 thể: cấp tính, mãn tính và mang trùng [26]. 2.4.1. Thể cấp tính Bệnh chủ yếu xảy ra ở gà con. Thời gian phát bệnh nhanh, những triệu chứng lâm sàng điển hình là: Gà ủ rũ, lười đi lại, nằm hoặc đứng một chỗ. Eimeria ký sinh và phát triển trong tế bào biểu mô đường ruột, gây tổn thương mô và làm thay đổi chức năng đường ruột [46], [24], [38]. Theo các tác giả này thì bệnh cầu trùng có thể được đặc trưng bởi những triệu chứng như: chán ăn, xù lông, tụm thành đống, tử vong, tiêu chảy, phân có máu, giảm tăng trọng và giảm chuyển hóa thức ăn. Giai đoạn mới phát bệnh gà ỉa khó, có biểu hiện táo bón, sau đó thì gà ỉa chảy toàn nước. Phân sống lúc đầu có chất nhầy màu nâu vàng, sau chuyển thành nâu sáp, cuối cùng có lẫn máu [24], [38], [37]. Đặc biệt, đối với gà nhiễm loài E. tenella thì xuất hiện triệu chứng hậu môn chảy ra máu tươi, lông xung quanh lỗ huyệt lấm bẩn phân và máu, đôi khi còn quan sát thấy các biểu hiện triệu chứng thần kinh như liệt và bán liệt chân hoặc cánh, nằm tụ lại một góc chuồng kêu khác lạ nhưng lại rất đặc trưng. Thể cấp 10 [...]... chứng lâm sàng Gà lớn trưởng thành có mang mầm bệnh Khi quan sát bề ngoài gà hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường Triệu chứng lâm sàng duy nhất là đôi khi gà bị ỉa chảy, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm 15 – 25 % Xét nghiệm phân gà thấy có rất nhiều noãn nang cầu trùng 2.5 Bệnh tích Gà bị bệnh cầu trùng thường có bệnh tích như mào, yếm, tích, kết mạc trắng bệch Trường hợp gà bị cầu. .. niêm mạc trong ruột non và manh tràng [28] 13 Chẩn đoán theo dịch tễ: Gà bị ốm thường sau 10 – 14 ngày tuổi và bệnh nặng nhất từ 18 – 45 ngày tuổi, từ 45 – 90 ngày luôn ở thể mãn tính, sau 90 ngày là thể mang trùng Chẩn đoán theo triệu chứng lâm sàng: Bệnh với những triệu chứng lâm sàng điển hình như đã nêu ở trên cho phép chúng ta có cơ sở nghi đó là bệnh cầu trùng Xét nghiệm phân: Phương pháp xét nghiệm... nhược độc bằng phương pháp chiếu xạ Oocyst cầu trùng, sử dụng cho gà từ 6 ngày tuổi cho khả năng bảo hộ đến 36 ngày sau sử dụng [3], [2] Những kết quả nghiên cứu chế tạo và sử dụng vaccine phòng bệnh cầu trùng cho gà đã mở ra triển vọng cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, nhằm tiến tới khống chế bệnh cầu trùng ở gà, góp phần giảm thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia... oocyst cầu trùng từ mẫu phân gà thu được - Tách ADN từ Oocysts của cầu trùng được phân lập - Sử dụng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) để phát hiện một số loài cầu trùng có trong phân gà 3.2 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nguyên liệu nghiên cứu 3.2.1.1 Mẫu bệnh phẩm Oocysts thu được từ mẫu phân gà nghi nhiễm cầu trùng được lấy ở một số vùng địa phương khác nhau trên bàn tỉnh Thừa... nhiễm một lượng ít cầu trùng sống vào cơ thể Cách này sẽ giúp cho gà chống lại bệnh cầu trùng hiệu quả [20] Theo Chapman (1996), hiện nay việc nghiên cứu chế tạo và sử dụng vaccine cầu trùng theo hai hướng chủ yếu [22] Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vaccine cầu trùng sống: Thành phần vaccine là các Oocyst cầu trùng đã được xử lý theo yêu cầu công nghệ Những loại vaccine sống đã được sử dụng rộng rãi ở... sự (2011) nghiên cứu bệnh cầu trùng trên giống gà Ai Cập và Lương Phượng cho thấy tỷ lệ biểu hiện bệnh tích ở manh tràng cao nhất trên cả hai giống gà (77,78% ở giống gà Ai Cập và 63,63% ở giống gà Lương Phượng), tỷ lệ biểu hiện bệnh tích ở trực tràng thấp nhất (3,47% 11 và 6,36% tương ứng) [13] Mỗi loài cầu trùng thường ký sinh ở một đoạn ruột và gây bệnh tích tại đó Cầu trùng gây phá hủy niêm... gian tối thiểu để hình thành Oocyst - Thời gian ủ bệnh tối thiểu - Schizont và vị trí phát triển của nó - Vị trí ký sinh trong biểu mô ruột Chẩn đoán ở cấp độ phân tử PCR là phương pháp đã được phát triển sử dụng để phân biệt các loài cầu trùng Chẳng hạn, Stucki và cộng sự, (1993 sử dụng phương pháp PCR để xác 14 định tiểu đơn vị 5S rRNA Tsuji và cộng sự (1997) sử dụng phương pháp PCR để xác định tiểu... Ampronmic) Thuốc có tác dụng chủ yếu với cầu trùng E tenella ở manh tràng, ít tác dụng với các loài cầu trùng ở ruột non Amprolium tác dụng theo cơ chế ngăn cản sự tổng hợp protein của cầu trùng ở giai đoạn Schizont I và II (tương ứng ngày thứ 2 – 4 ngày sau khi nhiễm) Tuy nhiên, hiện nay cầu trùng đã xuất hiện tính kháng thuốc Amprolium, thể hiện ở sự giảm hiệu lực khi sử dụng Rigeciccine (tên thương... là gà rất khát nước, nếu mất 10 – 15% nước trong cơ thể gà sẽ chết Khi gà bị cầu trùng, cả hệ thống thần kinh trung ương cũng bị tác động Gà có triệu chứng mệt mỏi, liệt nhẹ hai cánh và chân, vận động loạng choạng mất thăng bằng Lê Văn Năm (2004), E coli gây bại huyết luôn là bạn đồng hành của cầu trùng Trong đó cầu trùng đóng vai trò quyết định, E coli đóng vai trò thúc đẩy Trường hợp gà bị cầu trùng, ... nghiên cứu trước đó Chẳng hạn, Carvalho và cộng sự (2011), nhóm tác giả này sử dụng phương pháp PCR để xác định một số loài cầu trùng gây nhiễm ở gà kết quả loài E necatrix cho băng ADN có kích thước 200 bp Trong khi, Kutkat và cộng sự (2009) khi sử dụng kỹ thuật multiplex PCR để xác định 6 loài cầu trùng gây nhiễm ở trên gà Kết quả với cặp600 bp đặc hiệu đối với loài E necatrix sản phẩm ADN cho mồi . có: 5, 45 g Diaveridine : 5, 45 g Sulfaquinoxalin : 5, 46 g Trimethoprim : 2,0 g Thuốc có tác dụng đặc trị cầu trùng gà, thỏ, bê, nghé và phòng các bệnh rối loạn ỉa chảy. Liều phòng bệnh : 1 ,5. giai đoạn 7 – 15 ngày tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 51 – 90 ngày tuổi. Gà Ai Cập và Lương Phượng đều bị nhiễm cầu trùng với cường độ cao ở giai đoạn 7 đến 50 ngày tuổi. Ở giai đoạn 51 – 90 ngày. khi gà bị ỉa chảy, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm 15 – 25 %. Xét nghiệm phân gà thấy có rất nhiều noãn nang cầu trùng. 2 .5. Bệnh tích Gà bị bệnh cầu trùng thường có bệnh tích như mào,

Ngày đăng: 01/10/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan