Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

5 2.4K 0
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Bởi: Lê Thị Lành Cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta xem xét cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp chỉ ra tỷ trọng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động là bao nhiêu trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn vì cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng càng hợp lý bấy nhiêu. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp hợp lý tức là doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu về vốn ở các khâu của doanh nghiệp, không có hiện tượng thiếu vốn hay thừa vốn. Tỷ trọng tài sản cố định : Tỷ trọng tài sản cố định = Tổng giá trị tài sản cố định Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Chỉ số này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu phần là tài sản cố định. Mức tài sản cố định hợp lý cho từng doanh nghiệp phụ thuộc vào nghành nghề mà doanh nghiệp đó tham gia vào sản xuất. Tỷ trọng tài sản lưu động : Tỷ trọng tài sản lưu động = Tổng tài sản lưu động Tổng tài sản của doanh nghiệp Chỉ số này chỉ ra tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 1/5 Vòng quay của vốn: Vòng quay của vốn = Tổng doanh thu thuần Tổng số vốn Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Tổng số vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn doanh nghiệp. Tốc độ chu chuyển vốn doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp càng cao do chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp là cao. Ngược lại sẽ là có vốn để nếu như các chỉ tiêu về vòng quay của vốn của doanh nghiệp giảm đi so với kỳ trước. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định: Sức sản xuất của tài sản cố định : Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân được huy động trong sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Sức sản xuất của tài sản cố định == Giá trị tổng sản lượng Nguyên giá bình quân tài sản cố định Giá trị tổng sản lượng ta có thể thay thế bằng doanh thu hay giá trị sản xuất công nghiệp. Sức sinh lời của của tài sản cố định : Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá trị tài sản cố định dùng trong sản xuất tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Sức sinh lời của tài sản cố định = Tổng lợi nhuận Nguyên giá bình quân tài sản cố định Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 2/5 Suất hao phí tài sản cố định : Chỉ tiêu này cho biết cứ để tạo ra một đồng giá trị tổng sản lượng thì phải có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt và chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm tài sản cố định của doanh nghiệp. Suất hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định Giá trị tổng sản lượng Ngoài ra chúng ta còn nên tham khảo các chỉ tiêu hệ số sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp về công suất (H1) và hệ số sử dụng máy móc thiết bị về thời gian và hệ số đổi mới tài sản cố định ( H3) khi đánh giá về hiệu sử dụng vốn cố định. H1 = Công suất thực tế của máy móc thiết bịCông suất thiết kế của máy móc thiết bị Hệ số này phản ánh năng lực hoạt động thực tế của máy móc trong doanh nghiệp so với công suất thiết kế của chúng. Hệ số này càng cao chứng tỏ rằng công ty có những lỗ lực đáng kể trong việc sử dụng máy móc thiết bị, tận dụng tốt công suất máy móc, giảm được hao mòn vô hình đối với doanh nghiệp. H2 = Thời gian sử dụng máy móc thực tế Tổng thời gian sử dụng máy móc theo kế hoạch Hệ số này càng lớn càng tốt, nó chỉ ra được mức hoạt động tốt của máy móc. Khi chỉ số này càng cao chứng tỏ trong kỳ máy móc của doanh nghiệp hoạt động tốt, ít bị hư hỏng lên có thể hoạt động trong phần lớn thời gian. H3 = Tổng giá trị tài sản cố định mới trong kỳTổng giá trị tài sản cố định Hệ số này phản ánh tỷ trọng của những tài sản cố định mua mới trong kỳ trong tổng số tài sản cố định của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Sức sản xuất của vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết cư một đồng vốn lưu động dùng trong sản xuất thì tạo ra mấy đồng giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 3/5 Sức sản xuất của vốn lưu động = Giá trị tổng sản lượngTổng vốn lưu động Sức sinh lời của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động dùng trong sản xuất tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Sức sinh lời của vốn lưu động = Tổng lợi nhuận Tổng vốn lưu động Suất hao phí vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng giá trị tổng sản lượng thì phải huy động bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Suất hao phí vốn lưu động = Tổng vốn lưu động bình quânTổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân năm = T1/2+T2+T3+ T11+T12+T`1/212 Với Ti là vốn lưu động bình quân tháng thứ i trong năm T1` là số vốn bình quân tháng 1 năm sau Số vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, nó phản ánh số vòng quay của vốn lưu động trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuầnTổng vốn lưu động Thời gian một vòng luân chuyển Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt Thời gian một vòng luân chuyển = 360 Số vòng quay của vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần phải phải huy động bao nhiêu vốn lưu động bình quân. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 4/5 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = Tổng vốn lưu động bình quânTổng doanh thu thuần Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nêu trên sẽ được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ (thường là một năm) ta sẽ so sánh những chỉ tiêu này với những chỉ tiêu trong những nămtrước đó và so sánh với những chỉ tiêu chung của nghành và của đối thủ cạnh tranh. Nếu chỉ tiêu của doanh nghiệp trong kỳ phân tích tốt hơn những chỉ tiêu cùng loại trong những năm trước hay chỉ tiêu chung của nghành thì ta có thể kết luận hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán nhanh và chỉ số mắc nợ của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là tốt khi nó xấp xỉ = 0,5. Nếu chỉ tiêu tính ra thấp hơn 0,5 nhiều thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là thấp. Hệ số mắc nợ = Tổng nợ phải trảTổng nguồn vốn Hệ số mắc nợ của doanh nghiệp bình thường là 0,5. Nếu hệ số mắc nợ cao hơn thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp cần phải được quan tâm. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 5/5 . dụng vốn 4/5 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = Tổng vốn lưu động bình quânTổng doanh thu thuần Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nêu trên sẽ được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Bởi: Lê Thị Lành Cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để ánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta xem xét cơ cấu vốn của doanh. của vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết cư một đồng vốn lưu động dùng trong sản xuất thì tạo ra mấy đồng giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng

Ngày đăng: 01/10/2014, 14:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

  • Cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

    • Tỷ trọng tài sản cố định :

    • Tỷ trọng tài sản lưu động :

    • Vòng quay của vốn:

    • Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:

      • Sức sản xuất của tài sản cố định :

      • Sức sinh lời của của tài sản cố định :

      • Suất hao phí tài sản cố định :

      • Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

        • Sức sản xuất của vốn lưu động.

        • Sức sinh lời của vốn lưu động

        • Suất hao phí vốn lưu động

        • Số vòng quay của vốn lưu động

        • Thời gian một vòng luân chuyển

        • Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động

        • Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan