Nghiên cứu các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững tại vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh tThái Nguyên

65 855 2
Nghiên cứu các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững tại vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh tThái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đềĐất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau trong đó có hoạt động nông nghiệp để đảm bảo nguồn sống cho chính mình. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, các vấn đề về đất ngày càng trở nên nghiêm trọng. Việt Nam với ba phần tư diện tích đất là đồi núi, lại nằm ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hoá diễn ra mạnh trong đất nên hiện tượng thoái hoá đất (xói mòn, rửa trôi, phèn hoá, hoang mạc hoá,…) càng dễ xảy ra hơn. Hiện tượng xói mòn đã và đang mở rộng trên lãnh thổ nước ta và tác hại của nó ngày càng trở nên rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến năng suất cây trồng, có thể nói đây là một trong những nhân tố làm thoái hoá đất nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu về xói mòn đất để tìm ra giải pháp ngăn chặn nó là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm của toàn xã hội, trong đó việc kết hợp giữa hoạt động sản xuất, canh tác của con người với bảo vệ tài nguyên đất nhằm vừa nâng cao năng suất cây trồng, thu nhập cho người dân vừa hạn chế thoái hóa đất, cải tạo đất là một trong những biện pháp hay và được áp dụng rộng rãi.Cây chè là loại cây trồng tạo lớp phủ thực vật tốt. Đây là loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩ về giá trị kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, nhất là với vùng trung du và miền núi. Xã La Bằng, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái nguyên được đánh giá là một trong những vùng sản xuất chè ngon của Thái Nguyên. Cây chè xuất hiện ở La Bằng từ khoảng cuối thế kỉ XIX, trải qua quá trình canh tác lâu dài, đến nay chè đã trở thành cây trồng chủ yếu và đem lại thu nhập cho hầu hết các hộ dân ở Xã La Bằng. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững tại vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện nhằm nghiên cứu các kĩ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè tại địa phương, từ đó đưa ra kết luận về khả năng bảo vệ đất với từng loại kĩ thuật cụ thể và lựa chọn kĩ thuật tối ưu nhất. Qua đó chọn lọc các phương pháp quản lý và sử dụng đất dốc phù hợp với khu vực nghiên cứu để phát triển tối ưu lợi thế của cây chè và chống suy thoái đất.2. Mục tiêu của đề tài Tổng hợp và đánh giá hiệu quả của các biện pháp kĩ thuật trồng và chăm sóc chè của người dân xã La Bằng. Nghiên cứu và đánh giá các biện pháp quản lý và sử dụng đất của người dân thông qua các kĩ thuật trồng và chăm sóc chè. Lựa chọn mô hình canh tác trên đất dốc hợp lý với khu vực nghiên cứu.3. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở tham khảo cho việc quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở các vùng chè nói chung và xã La Bằng nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiểu biết của người dân trong việc chăm sóc chè kết hợp với bảo vệ đất và môi trường sống. Các biện pháp kĩ thuật trong sử dụng đất bền vững sẽ là cơ sở để các hộ dân trong khu vực học tập áp dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế của vùng nói riêng và các vùng khác nói chung. 4. Bố cục đề tàiNgoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài chia thành các nội dung cơ bản sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

[...]... nghiên cứu - Đối tượng: Đất dốc vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi: Vùng trồng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp phân tích hệ thống là phương pháp phân tích vấn đề đặt trong một hệ thống nhất và hoàn chỉnh, có các phần... thống và sự tương tác qua lại giữa chúng Trong nghiên cứu này, phương pháp luận về nghiên cứu và quản lý đất bền vững được sử dụng làm cơ sở Quản lý đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của nông nghiệp Sử dụng và quản lý đất đai bền vững là tổng hợp các kĩ thuật, biện pháp sử dụng tốt nhất quỹ đất tự nhiên mà không làm tổn hại đến môi trường Việc này có thể thực hiện được bằng cách lồng ghép các. .. toàn xã hội về lương thực và thực phẩm Tác động phụ thuộc qua lại của môi trường tự nhiên và xã hội chi phối quản lý sử dụng đất bền vững Khái niệm tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất rộng lớn hơn là bền vững về độ phì nhiêu, nó bao gồm 3 phương diện: bền vững về kinh tế, sự chấp nhận của xã hội và bền vững về môi trường [8] Để đánh giá sử dụng đất dốc, một khung đánh giá quản lý đất dốc. .. là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi trường đất, các kĩ thuật trồng và chăm sóc chè, biện pháp quản lý và sử dụng đất trên cơ sở quan sát, điều tra, phỏng vấn… Những thông tin thu thập được sẽ là cơ sở của việc phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở khu vực nghiên cứu Trong phương pháp này, những kỹ thuật mà đề tài sử dụng bao gồm:... lâu dài - Tính chấp nhận: được xã hội chấp nhận Nghiên cứu tập trung vào các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở xã La Bằng, tức là các kĩ thuật chống xói mòn, mất dinh dưỡng ở đất thông qua các kỹ thuật, các mô hình trồng chè Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống giúp cho việc đánh giá các vấn đề một cách tổng thể, nằm trong mối quan hệ chặt chẽ 2.2.2 Phương pháp đánh giá nhanh môi trường... điều tra các biện pháp trồng và chăm sóc cây chè cũng như biện pháp, kĩ thuật bảo vệ đất nhằm phục vụ cho việc phỏng vấn, khai thác thông tin trực tiếp từ các nông hộ, hoàn chỉnh những vấn đề lý thuyết còn thiếu sót Bộ câu hỏi điều tra nhằm để đánh giá các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững tại xã La Bằng Trong quá trình thực địa, phỏng vấn là phương pháp được sử dụng giữa người hỏi và người... [Nguồn 5] 12 Chè được trồng ở tất cả các huyện của tỉnh Thái Nguyên Diện tích trồng chè phân bố không đều giữa các huyện, 3 huyện có diện tích trồng chè ít nhất là huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai và thị xã Sông Công Huyện tập trung chè nhiều nhất là huyện Đại Từ, đó là do đất đai và khí hậu, điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, mặt khác người dân ở Đại Từ cũng... trạng phát triển của vùng, là cơ sở cho việc đánh giá và chọn ra mô hình canh tác trên đất dốc hiệu quả phù hợp nhất với điều kiện khu vực nghiên cứu 19 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất tại Xã La Bằng Trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân Xã La Bằng đã thực hiện tốt các chủ trương của nhà nước về quản lý đất đai, từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, hạn chế... lợi cho nghề làm chè và người trồng chè ở La Bằng để từng bước xây dựng thương hiệu chè La Bằng trên thị trường Vùng chè La Bằng hiện có khoảng hơn 200 ha chè [12], 100% người dân của xã trồng chè và có thu nhập chủ yếu từ trồng chè, năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 23 triệu đồng/người/năm Chè La Bằng được phân bố ở 10/10 xóm, nhưng tập trung nhiều nhất tại các xóm La Cút, Tiến Thành,... Toàn tỉnh hiện có trên 10 16.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh Căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh, vùng chè nguyên liệu được chia làm hai vùng Vùng nguyên liệu để chiến biến chè xanh bao gồm Thành phố Thái Nguyên và các huyện: Đại từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Võ Nhai, với diện tích 12400 ha, chiếm 73% diện tích chè . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT HÀ TỐ LY NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC BỀN VỮNG TẠI VÙNG TRỒNG CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA. NGHIỆP ĐẠI HỌC Thái Nguyên, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC BỀN VỮNG TẠI VÙNG TRỒNG CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI. nay chè đã trở thành cây trồng chủ yếu và đem lại thu nhập cho hầu hết các hộ dân ở Xã La Bằng. 1 Vì vậy, đề tài Nghiên cứu các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc bền vững tại vùng trồng chè

Ngày đăng: 26/09/2014, 14:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan