thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

78 913 3
thực trạng thu hút vốn fdi của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Phạm Minh Quang Mã sinh viên : 0851010491 Lớp : Nhật 3 – Khối 5 KT Khóa : 47 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : Th.S Cao Thị Hồng Vinh Hà Nội, tháng 5 năm 2012 2 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ 4 1.1.Khái quát chung về FDI 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 5 1.2. Các hình thức đầu tƣ FDI 7 1.2.1. Phân theo hình thức đầu tư 7 1.2.2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam: 8 1.3. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI 9 1.4. Khái quát về môi trƣờng đầu tƣ 14 1.4.1. Định nghĩa về môi trường đầu tư 14 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường đầu tư 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC 20 2.1. Môi trƣờng đầu tƣ tại Trung Quốc 20 2.1.1. Yếu tố kinh tế 20 2.1.2. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh 23 2.1.3. Khung chính sách 23 2.2. Tình hình hoạt động thu hút vốn FDI ở Trung Quốc 24 2.2.1. Thu hút FDI tại Trung Quốc qua các giai đoạn 24 2.2.2. Nguồn vốn đầu tư 30 2.2.3. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư 30 2.2.4. Quy mô các dự án 33 2.2.5. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 34 2.2.5. Lĩnh vực đầu tư 36 2.2.6. Cơ cấu FDI theo địa bàn đầu tư 38 3 2.3. Đánh giá hoạt động thu hút FDI tại Trung Quốc 38 2.3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 38 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 45 CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM 50 3.1. Thực trạng hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam 50 3.1.1. Quy mô của các dự án FDI tại Việt Nam 50 3.1.2. Cơ cấu FDI theo ngành đầu tư 50 3.1.3. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư 51 3.1.4. Cơ cấu FDI theo địa bàn đầu tư 52 3.1.5. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 54 3.2. Đánh giá hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam 55 3.2.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân 55 3.2.2 Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 57 3.3. Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong môi trƣờng đầu tƣ giữa Trung Quốc và Việt Nam 60 3.3.1. Những điểm tương đồng 60 3.3.2. Những điểm khác biệt 63 3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 65 3.4.1. Tăng cường hội nhập, tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới 65 3.4.2. Tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư 65 3.4.3. Thu hút các công ty đa quốc gia 67 3.4.4. Xây dựng định hướng và quy hoạch tổng thể xây dựng các đặc khu kinh tế 67 3.4.5. Nâng cao trình độ phát triển nguồn nhân lực 68 3.4.6. Thu hút Việt Kiều về đầu tư 69 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 TNC Trans-National Corporation Công ty xuyên quốc gia 3 MNC Multi-National Corporation Công ty đa quốc gia 4 WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới 5 AFTA Asian Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 2002 - 2011 21 Biểu đồ 2.2: Lượng vốn FDI đăng kí và giải ngân ở Trung Quốc giai đoạn 1986 1991 26 Biểu đồ 2.3: Lượng vốn FDI đăng kí và giải ngân ở Trung Quốc giai đoạn 1992-1999 26 Biểu đồ 2.4: Lượng vốn FDI giải ngân thực tế và tỷ lệ tăng trưởng vốn FDI giai đoạn 1986- 2009 29 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn FDI vào Trung Quốc theo hình thức đầu tư năm 2011 34 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vốn FDI vào Trung Quốc phân theo hoạt động năm 2011 36 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vồn đầu tư FDI vào Trung Quốc theo lĩnh vực năm 2011 36 Bảng Bảng 2.1: Số liệu về vốn FDI đăng kí và giải ngân tại Trung Quốc giai đoạn 1992- 1999 27 Bảng 2.2: Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2011 29 Bảng 2.3: Mười nhà đầu tư lớn nhất Trung Quốc năm 2011 31 Bảng 2.4: Nhóm 10 quốc gia đầu tư FDI phi tài chính vào Trung Quốc lớn nhất hai năm 2008 và 2009 32 Bảng 2.5: Quy mô bình quân một dự án giai đoạn 2001 – 2010 vào lĩnh vực phi tài chính Đơn vị: triệu USD 33 Bảng 2.6: Số liệu tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc giai đoạn từ 2002 - 2011 39 Bảng 3.1: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành 50 Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo đối tác đầu tư chủ yếu 51 Bảng 3.3: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ 52 Bảng 3.4: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo địa phương 53 Bảng 3.5: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo hình thức 55 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trung Quốc là một quốc gia đạt được nhiều thành tựu trong quá trình đổi mới của mình. Thực hiện chính sách cải cách mở cửa kinh tế, Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến vượt bậc, được đánh giá cao trong mắt của bạn bè quốc tế. Với đà phát triển tăng vọt, Trung Quốc đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, và đẩy Nhật Bản sau hơn 40 năm giữ ngôi vị "á quân" lùi xuống hàng thứ ba. Các nhà nghiên cứu đồng thuận với quan điểm rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong một thời gian ngắn tới. Một trong những động lực tạo nên sức tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc chính là trong thời gian hội nhập và mở cửa Trung Quốc đã thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, là nguồn lực đầu vào cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Và trên hết, vốn FDI này là cơ sở để Trung Quốc khai thác tài nguyên khoáng sản, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc, nhờ có nguồn vốn này mà Trung Quốc đã thay da đổi thịt được diện mạo của nền kinh tế. Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, chính trị với Trung Quốc. Tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế sau Trung Quốc, Việt Nam có thể tận dụng những kinh nghiệm quý báu của Trung Quốc, vận dụng vào tình hình riêng của mình cho quá trình phát triển kinh tế. Về mặt lý luận, việc nghiên cứu đề tài này cho ta những kiến thức sâu hơn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Thực tế, Trung Quốc một quốc gia cũng đang phát triển, thành tựu kinh tế đến với Trung Quốc cũng có sự đóng góp không nhỏ của khu vực FDI. Việc học tập, nghiên cứu quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc sẽ giúp ta 2 quản lý và sử dụng một cách hiệu quả hơn luồng vốn FDI và đạt được những kết quả như mong đợi. Tham khảo kinh nghiệm trong quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc chính là cơ sở để chúng ta vận dụng những ưu điểm, khắc phục những mặt hạn chế mà Trung Quốc còn tồn tại. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương án tốt cho phát triển kinh tế nhưng cũng phải nhìn nhận nó một cách rõ ràng, khách quan hơn vì nó cũng có những mặt trái nhất định. Tham khảo một cách có chọn lọc chính là một cách hay bổ sung kinh nghiệm cho quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Thu hút vốn FDI vào Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khóa luận sẽ phân tích, tìm hiểu và đánh giá quá trình thu hút vốn FDI vào Trung Quốc. Từ việc làm trên, tác giả mong muốn sẽ làm cho bạn đọc có một cái nhìn tổng quan nhất về hành trình thu hút FDI của Trung Quốc kể từ những ngày đầu kêu gọi đầu tư, mở cửa đất nước. Đồng thời tác giả cũng đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân những mặt mạnh, mặt yếu, những điểm thành công, cũng như những điểm còn hạn chế trong thu hút vốn FDI của Trung Quốc. Từ đó, so sánh, tìm ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong con đường thu hút FDI cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thu hút vốn FDI của Trung Quốc. Phạm vi nghiên cứu là vốn FDI vào Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc mở cửa kinh tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài, đặc biệt chú trọng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp nghiên cứu lí luận và tổng kết thực tiễn. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận chia thành 3 chương: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút FDI tại Trung Quốc Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc cho Việt Nam Đứng trước một đề tài rộng, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về nhiều mặt của kinh tế, xã hội, tác giả cảm thấy tri thức của mình thật nhỏ bé. Bài viết dù đã cố gắng hoàn thiện ở mức độ cao nhất song khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được đóng góp quý báu từ các thầy cô để hoàn thiện khóa luận hơn nữa. Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sỹ Cao Thị Hồng Vinh, người đã tận tình dìu dắt tác giả trong quá trình hoàn thành bài viết khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2012. Ngƣời viết Sinh viên: Phạm Minh Quang 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ 1.1. Khái quát chung về FDI 1.1.1. Khái niệm Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Như vậy, từ định nghĩa trên chúng ta có thể thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư diễn ra ở trên lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia khác hay còn gọi là nước hoặc các nước nhận đầu tư. Ở đây mục đích chính của các nhà đầu tư chính là việc giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Lợi ích lâu dài: Đặc điểm quan trọng trong hình thức đầu tư này chính là việc nhà đầu tư hướng tới những lợi ích trong dài hạn chứ không phải là những lợi ích trong ngắn hạn. Điều này được thể hiện thông qua mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư và bên nhận đầu tư, và một mức độ biểu hiện rõ rệt trong khả năng gây ảnh hưởng trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp nhận đầu tư. Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp: hay chính là quyền kiểm soát. Khi nhà đầu tư giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng, có thể quyết định tới sự suy vong, hưng thịnh của doanh nghiệp nhận đầu tư. Ví dụ như phân chia lợi tức, quyết định tái đầu tư, phân bổ cơ cấu vốn doanh nghiệp… Khái niệm : Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: 5  Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư.  Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.  Tham gia vào một doanh nghiệp mới.  Cấp tín dụng dài hạn(> 5 năm)  Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy được hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chính là hướng tới mục đích kiểm soát, tạo ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, khái niệm cũng cho ta thấy được các cách để có thể tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp như đã nêu ở trên. Nhìn tổng quan lại, chúng ta có thể thấy được sự tương đồng trong khía niệm và định nghĩa song ở trong định nghĩa đã nêu rõ hơn cách thức để có được khả năng tạo ảnh hưởng đến việc quản lí doanh nghiệp. Nói tóm lại, FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó chủ đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn số vốn đầu tư của các dự án nhằm quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại (Nguồn: Vũ Chí Lộc, 1997, Giáo trình Đầu tư nước ngoài, trang 13) Khi nói tới FDI, chúng ta cần lưu ý một số đặc điểm sau:  Để giành được quyền kiểm soát cũng như gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất của công ty có thể thông qua nhiều cách khác nhau, song trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài quyền kiểm soát cũng như gây ảnh hưởng được biểu hiện thông qua một mức sở hữu cổ phần nhất định.  Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI. 1.1.2. Đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI Trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta có thể thấy được những đặc điểm chính sau:  Đây là hình thức đầu tư với nguồn vốn của tư nhân: không rằng buộc các điều kiện kinh tế, chính trị. Hình thức này các nhà đầu tư hành động vì lợi ích riêng của họ nên tính khả thi cao, các dự án thường mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần [...]... thu hút FDI của Trung Quốc đã trải qua nhiều biến động nhưng tựu chung lại hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu Nghiên cứu hoạt động thu hút FDI ở Trung Quốc sẽ cho ta cái nhìn xuyên suốt và rõ hơn về hoạt động thu hút FDI Quá trình thu hút FDI của Trung Quốc có thể chia ra theo các điểm chính như sau 2.2.1 Thu hút FDI tại Trung Quốc qua các giai đoạn Hoạt động thu hút FDI. .. các quốc gia phát triển, những nước có trình độ khoa học tiên tiến, hiện đại Đây là một xu hướng chính của FDI đồng thời cũng gợi mở những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Trung Quốc Kể từ năm 1993, Trung Quốc đã là quốc gia thu hút vốn FDI lớn thứ nhì thế giới Hơn thế nữa khoảng cách giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới ngày càng thu hẹp Năm 2009, dòng vốn FDI. .. sống mới và một sự năng động cần thiết để phát triển quốc gia Điều kiện ưu đãi của Trung Quốc cũng thay đổi theo mức ưu đãi tăng dần từ những vùng miền có nhiều thu n lợi đến những vùng miền còn nhiều khó khăn Điều đó giúp xóa đi khoảng cách giữa các vùng miền trong thu hút FDI và tạo điều kiện xóa bỏ bất bình đẳng giữa các vùng của Trung Quốc 24 2.2 Tình hình hoạt động thu hút vốn FDI ở Trung Quốc Kể... đào tạo và làm việc trong một môi trường năng động, với tác phong và kỷ luật cao Chính việc này đã tạo nên những tác động tràn tích cực cho nền kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực: Ngày nay, vốn FDI khi chảy vào một quốc gia thường hướng vào những lợi thế của quốc gia đó, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Xu hướng của vốn FDI thường chảy vào lĩnh vực công nghiệp và dịch... sức cầu của nền kinh tế lớn đang là một trong những bàn đạp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc Năm 2010, theo Tổng cục thống kê Trung Quốc, GDP của Trung Quốc đã đạt 4,833 tỷ đô la Mỹ 21 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 2002- 2011 Đơn vị: % (Nguồn: Ngân hàng thế giới Worldbank )  Khả năng thị trƣờng phát triển, mở rộng Trung Quốc là quốc. .. sách Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút và vận dụng sức mạnh tri thức và tài chính của Hoa Kiều Người Hoa ở nước ngoài có tiềm lực 31 kinh tế, là cầu nối trong nước với nước ngoài Với việc kêu gọi Hoa Kiều đầu tư, Trung Quốc đã huy động được một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển đất nước Theo Nhật báo Trung Quốc, có tới trên 70% số dự án và trên 65% tổng số vốn FDI đầu tư vào... bầu không khí căng thẳng của chiến tranh kinh tế, khi mà Trung Quốc đã và đang đơn phương trong việc trợ cấp cho các doanh nghiệp Đó chính là điều mà các quốc gia khác đang gây sức ép lên Trung Quốc khi mà chi phí vốn và giá đất đai của Trung Quốc đang được sử dụng nhằm đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp Bên việc có những ưu đãi rõ rệt, các khoản chi tiêu công của Trung Quốc cũng đang taọ lên một... kinh tế nổi bật Trong khi nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng thì Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng nổi bật, cán cân thương mại thặng dư, và có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào Hơn thế nữa, chính môi trường đầu tư thu n lợi ở Trung Quốc đã tạo ra sức hút lớn đối với nhà đầu tư, tạo thêm nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc Nhắc tới nền kinh tế Trung Quốc, chúng ta có thể nhìn... cực Bổ sung vốn: Ở các nước đang phát triển, khoa học kỹ thu t còn lạc hậu, tích lũy vốn trong nền kinh tế còn chưa cao cộng thêm yếu tố tâm lý e ngại đầu tư khiến cho nền kinh tế càng lâm vào tình trạng thiếu vốn Trong khi đó, nhu cầu tăng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm lại rất lớn từ đó khuyến khích thúc đẩy và đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài Và trên bình... Quốc qua các giai đoạn Hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc có thể chia ra dựa trên quy mô vốn và đặc điểm của từng giai đoạn như sau: 2.2.1.1 Giai đoạn thăm dò ( 1979 -1985 ) Giai đoạn này, Trung Quốc mới bước vào giai đoạn đầu của cải cách kinh tế xã hội, thị trường Trung Quốc còn khá xa lạ đối với các nhà đầu tư, hệ thống các quan điểm kinh tế của Trung Quốc còn cứng nhắc, hệ thống cơ sở hạ tầng, . tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút FDI tại Trung Quốc Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc cho Việt Nam Đứng trước. ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. sung kinh nghiệm cho quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: Thu hút vốn FDI vào Trung Quốc và bài

Ngày đăng: 24/09/2014, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan