những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề

118 659 2
những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Lấ THỊ PHƯƠNG DUNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHỀ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Minh Cương HÀ NỘI, 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tụi. Cỏc số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ Lê Thị Phương Dung MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐN : Cao đẳng nghề TCN : Trung cấp nghề CNH, HĐN : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa XHH : Xã hội hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật CĐKT : Cao đẳng kỹ thuật TTDN : Trung tâm dạy nghề TTLĐ : Thị trường lao động ĐH : Đại học CĐ : Cao đẳng TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp CSDN : Cơ sở dạy nghề KCN, KCX : Khu công nghiệp, Khu chế xuất GDP : Tổng sản phẩm quốc nội PPP : Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity) CTMT : Chương trình mục tiêu DANH MỤC SƠ ĐỒ, HèNH, BẢNG BIỂU Sơ đồ: Hình: Hình 4: Quy mô tuyển sinh học nghề qua các năm 51 Hình 5: Tỷ lệ giáo viên dạy nghề theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ 53 Hình 6: Dự báo cơ cấu lao động năm 2020 71 Hình 7: Dự báo cơ cấu đào tạo nghề đến năm 2020 72 Hình 8: Dự báo tỷ lệ lao động qua ĐTN qua các năm 76 Hình 9: Kế hoạch tuyển sinh dạy nghề đến năm 2020 76 Bảng biểu: MỞ ĐẦU Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, cùng với quá trình đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề đã được phục hồi, từng bước được đổi mới và phát triển: quy mô dạy nghề được mở rộng, chất lượng dạy nghề được nâng cao, đa dạng hóa các loại hình, hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu cấp trình độ đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được chú trọng, đa dạng hóa và tăng cường nguồn lực dành cho dạy nghề, chất lượng dạy nghề đã chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu đội ngũ lao động qua đào tạo nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu lao động. Những kết quả đã đạt được ở trên còn hạn chế, vì vậy dạy nghề cũng còn một số yếu kém là: cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cấp trình độ đào tạo còn chưa phù hợp với cơ cấu trình độ lao động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: chương trình và phương pháp đào tạo còn chậm đổi mới, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu về số lượng và lạc hậu về công nghệ; xã hội hóa dạy nghề còn chậm, thiếu đồng bộ; cơ chế, chính sách về dạy nghề chậm được đổi mới; nguồn lực đầu tư còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Chính vì vậy, Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đề ra chủ trương phát triển dạy nghề trong giai đoạn 2006 - 2010 như sau: “Phỏt triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, cỏc vựng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển - 1 - biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và trên thế giới”. Kết luận số 242 - TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ”. “Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện”. “Chỳ trọng xây dựng một số trường dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng nhanh quy mô công nhân và cán bộ kĩ thuật lành nghề ở những khu vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới”. Nghị Quyết của Quốc hội số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: Nhà nước đảm bảo vai trò đầu tư chủ yếu cho giáo dục và đào tạo; hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập đào tạo nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý; ưu tiên ngân sách cho giáo dục dạy nghề. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề. Luật Giáo dục năm 2005, quy định dạy nghề có ba trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề): Luật dạy nghề - năm 2006 đã xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hóa thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và trên thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở cỏc vựng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội húa…” - 2 - Thực hiện chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, để từng bước khắc phục những hạn chế hiện nay của dạy nghề đòi hỏi phải nghiên cứu đề tài: “Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề”. Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó sẽ là cơ sở để xây dựng chiến lược dạy nghề và hệ thống các trường CĐN, TCN góp phần phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, góp phần quan trọng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm2020. I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu luận cứ khoa học và đề xuất được nội dung cơ bản dạy nghề, quy hoạch hệ thống mạng lưới trường nghề bảo đảm cân đối giữa nhu cầu lao động với khả năng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu lao động có kĩ thuật của nền kinh tế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động theo ngành, vùng và xuất khẩu lao động đến năm 2020. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI 1. Đối tượng nghiên cứu: - Chính sách pháp luật về dạy nghề; chiến lược phát triển kinh tế xã hội; chiến lược giáo dục đào tạo và dạy nghề; - Hệ thống dạy nghề, quy hoạch mạng lưới trường nghề, trung tâm dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế gồm: các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề; - Hệ thống dạy nghề của một số nước trong khu vực và trên thế giới; 2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát tại một số trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề thuộc các Bộ, ngành và địa phương trên phạm vi toàn quốc. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và kết luận, chương trình gồm những nội dung sau: - 3 - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược và hệ thống các cơ sở dạy nghề: Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan hoặc tác động (vị trí vai trò, khái niệm cơ bản, các nhân tố tác động và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới) đến chiến lược dạy nghề và quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề. Chương 2: Thực trạng dạy nghề và hệ thống các trường dạy nghề trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2001 - 2010: Đánh giá thực trạng chính sách pháp luật về dạy nghề, đánh giá thực hiện chiến lược và thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề. Chương 3: Nội dung cơ bản của chiến lược và quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề: Bối cảnh Quốc tế và của Việt Nam, Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề, Quan điểm, Mục tiêu, Nhiệm vụ, Giải pháp phát triển và tổ chức thực hiện chiến lược và quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin và lấy số liệu về dạy nghề để hoàn thiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thành đề tài./. - 4 - Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ 1.1.Vị trí, vai trò của dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Ngày nay, hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con người, nguồn lực con người hay nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Các nhà kinh tế đã khẳng định rằng đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, công tác an sinh xã hội là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định đến khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Nhờ có ưu tiên đầu tư cho giáo dục để phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước trên thế giới chỉ trong thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước phát triển, điển hình là các nước Hàn Quốc, Singapore… Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phỏt triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Phát triển giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của giáo dục đào tạo nguồn nhân lực nói chung là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, đạo đức, tri thức, sức khỏe, tác phong công nghiệp, thể chất, thẩm mỹ, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân đáp ứng yêu cầu của sự - 5 - [...]... tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới để tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề, hi vọng Việt Nam có thể xuất khẩu hoạt động đào tạo nghề ra thế giới 1.3 Những khái niệm cốt lõi, mục tiêu, yêu cầu, đặc điểm cơ bản của chiến lược dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề Trong quá trình xây dựng chiến lược dạy nghề, việc tính toán quy mô dạy nghề theo trình độ, ngành nghề đào... thực hiện chiến lược Thực thi chiến lược realization Xây dựng chiến lược là đưa ra phương hướng nhằm đạt được mục tiêu dài hạn - 17 - Sơ đồ 1.2 Mục tiêu của chiến lược Chiến lược dạy nghề là những triết lý, những định hướng xuyên suốt về phát triển dạy nghề cho một thời kỳ; trên cơ sở đó đề ra, xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động nhằm phát triển dạy nghề bền vững Chiến lược dạy nghề là một... quy mô và chất lượng của dạy nghề như: mạng lưới cơ sở dạy nghề, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, chương trình, giáo trình dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy nghề, các điều kiện khác đảm bảo chất lượng dạy nghề (hệ thống kiểm định chất lượng, hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia) Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của chiến lược dạy nghề là... đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển của các ngành kinh tế - Thứ hai, những nội dung chiến lược phải mang tính tổng thể, nhưng có ưu tiên phát triển trọng tâm cho từng giai đoạn, nhiệm vụ, nhóm đối tượng… - Thứ ba, chiến lược dạy nghề phải huy động được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp dạy nghề - Thứ tư, dạy nghề. .. có dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác Đào tạo nghề là hệ thống chính trong việc cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Hệ thống cơ sở đào tạo nghề được nhà nước phân cấp quản lý cho các Bộ ngành và Địa phương, vì vậy hệ thống các cơ sở đào tạo nghề được phân theo cấp quản lý; đồng thời hệ thống cũng được phân theo vùng, ngành Hệ thống cơ sở đào tạo nghề. .. đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học, chất lượng giáo viên giảng dạy, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy nghề và hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề 1.3.2 Chiến lược và xây dựng chiến lược dạy nghề Theo kinh nghiệm của các nước và thực tế ở Việt Nam cho thấy, việc xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, có khả năng phát huy tối đa và sử dụng... thành và phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo nói chung, hệ thống dạy nghề nói riêng như: chính sách đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề, chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ người dạy nghề, chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với người lao động qua học nghề, …thớch hợp trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Đõy chớnh là thuận lợi cơ bản để tạo ra những điều kiện tốt nhất và bình... cận với dạy nghề và hình thành, phát triển một hệ thống dạy nghề rộng khắp cả nước với chất lượng ngày càng cao, tạo điều kiện cho phát triển người lao động một cách toàn diện 1.4.5 Các yếu tố tâm lý, truyền thống văn hóa Ngoài các yếu tố chủ yếu trên có tác động tới sự hình thành, phát triển hệ thống dạy nghề thì yếu tố tâm lý và truyền thống văn hóa của dân tộc cũng có ảnh hưởng không nhỏ Các giá... hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế 1.3.1.7 Hệ thống cơ sở đào tạo nghề Hệ thống giáo dục quốc dân đã được công bố trong Luật Giáo dục năm 2005, trong đó có hệ Giáo dục nghề nghiệp Dạy nghề là một phần của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong khung cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân Cơ sở đào tạo nghề là một cơ sở có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết... cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội, lấy nhu cầu của các ngành kinh tế, của doanh nghiệp làm mục tiêu đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm đã tạo điều kiện cho người học nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp Hệ thống dạy nghề hiện nay tương đối đa dạng, nội dung và hình thức đào tạo nghề tương đối linh hoạt đã tạo điều kiện cho người học có cơ hội . 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ 1.1.Vị trí, vai trò của dạy. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Lấ THỊ PHƯƠNG DUNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHỀ CHUYÊN NGÀNH:. về dạy nghề, đánh giá thực hiện chiến lược và thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề. Chương 3: Nội dung cơ bản của chiến lược và quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề: Bối cảnh Quốc tế và

Ngày đăng: 22/09/2014, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan