PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

41 948 4
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Th.s Nguyễn Xuân Hưng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc. Bởi sự hỗ trợ, chỉ dẫn tận tình cùng với những định hướng đúng đắn giúp tác giả hoàn thiện tốt đề tài này. Tác giả chúc thầy cùng gia luôn mạnh khỏe, chúc thầy thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả mong nhận được những ý kiến đống góp từ phía Thầy để đề án được hoàn thiện hơn. Xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tên tác giả là Nguyễn Thảo Hiền- Sinh viên lớp Kinh tế Quốc tế 53B – Mã số sinh viên CQ531254 xin cam đoan Đề án môn học “Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Xuân Hưng, được thực hiện trong quá trình học và tìm hiểu tài liệu, số liệu thực tế, hoàn toàn không có sự sao chép các luận văn và chuyên đề của các khóa trước. Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2014 Sinh Viên thực hiện Nguyễn Thảo Hiền DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ST T Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh Tiếng Việt 1 AFFA Asean Freight Forwarders Association Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á 2 CIF Cost Insurance, Freight 3 CSCMP Council of Supply Chain Management Professionals Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng 4 DWT Deadweight Tonnage Đơn vị đo bằng tấn 5 GTVT Giao thông vận tải 6 FOB Free On Board 7 LPI Logistics Performance Index Chỉ số năng lực ngành logistics 8 TEU Twenty-foot equivalent units Đơn vị đo tương đương 20 foot 9 Th.s Thạc sĩ 10 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 11 SWOP Strengths-Weaknesses- Opportunities-Threats Điểm mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức 12 Sv Sinh viên 13 VLA Vietnam Logistics Associations Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam 14 XNK Xuất nhập khẩu 15 WB World Bank Ngân hàng thế giới 16 WTO Worrld Trade Organnization Tổ chức thương mại thế giới LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Bước vào sân chơi toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này là dịch vụ logistics đang ngày càng phát triển và khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Xuất hiện từ vài thế kỉ trước trên thế giới, tuy nhiên thuật ngữ Logistics mới được công nhận tại Việt Nam sau khi đổi tên từ “giao nhận kho vận”, và đây chính là mốc đánh giá ngành dịch vụ này đã bước qua thời kỳ non trẻ. Tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm khoảng 15% trong kim ngạch xuất khẩu. Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 200 tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam là rất lớn. Đi kèm với cơ hội phát triển, ngành dịch vụ này tại Việt Nam đang chịu nhiều khó khăn và thách thức bởi quy mô phần lớn của các doanh nghiệp logistics còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, nguồn nhân lực hạn chế nhiều mặt và đặc biệt là kinh nghiệm thương trường. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng công đoạn như là nhà thầu phụ trong dây chuyển logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế, do đó đóng góp vào chuỗi giá trị không cao. Bên cạnh đó, hiện nay có trên 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chiếm đến 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics của nước ta. Đồng thời theo cam kết gia nhập WTO, các công ty 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới ngành dịch vụ logistics ở nước ta sẽ hứa hẹn cạnh tranh gay gắt. Nhận thấy đây là một vấn đề còn khá mới, mang tính cấp bách và có triển vọng phát triển nhanh trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về logistics, các dịch vụ logistics và tổng hợp phân tích số liệu quá trình phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO, đề ra được giải pháp phát triển ngành dịch vụ này một cách hiệu quả, đóng góp tích cực vào chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về logistics và các dịch vụ logistics. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay và định hướng đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề án nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và những phương pháp toán học đơn giản để tiếp cận vấn đề. Đặc biệt đề án chú trọng đến việc sử dụng phương pháp chuyên gia với sự tham khảo có chọn lọc, khoa học. 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề án được trình bày trong 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về dịch vụ Logistics Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong thời gian tới. MỤC LỤC Chương 1. Cơ sở lí luận về dịch vụ logistics 1.1. Các quan niệm về bản chất, chức năng và vai trò của dịch vụ logistics 1.1.1 Các quan niệm về logistics và các dịch vụ logistics 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các dịch vụ logistics trong thị trường 1.1.3. Vai trò của các dịch vụ logistics 1.2. Hệ thống các dịch vụ logistics 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistics 1.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài 1.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian qua 2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và quá trình phát triển của ngành logistics ở Việt Nam 2.1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành dịch vụ logistics 2.1.2. Các biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics 2.2 Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam 2.2.2. Phân tích SWOT thực trang phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam 2.3. Đánh giá thực trạng logistics ở Việt Nam 2.3.1 Những thành công trong dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian qua 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Chương 3. Giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.1 Xu hướng phát triển dịch vụ logistics của các nước trên thế giới 3.2 Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo 3.3 Đề xuất các giải pháp phát triển CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1.1. Các quan niệm về logistics và các dịch vụ logistics Thuật ngữ logistics đã xuất hiện từ rất lâu, bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp, phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics cũng như dịch vụ logistics được đưa ra bởi các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về lĩnh vực này. Theo CSCMP thì “Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng” Dưới góc độ quản trị chuối cung ứng thì logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cung, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (xem logistics and supply chain management, tác giả Ma Shuo, tài liệu giảng dạy của World Maritime University, 1999) Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Vận tải Vận tải Vận tải Vận tải Quản lí cung ứng vật tư Phân phối sản phẩm (inbound logistics) (outbound logistics) Hình 1: Các hoạt động cơ bản của chuỗi dịch vụ logistics Qua hình 1 sơ đồ trên có thể thấy dịch vụ logistics là một chuỗi các dịch vụ xuyên suốt từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Khái niệm dịch vụ logistics có thể được hiểu theo hai nghĩa như sau: Thứ nhất, theo nghĩa hẹp coi logistics gần tương tự với giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên trong đó có tính mở bao gồm các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa. Theo nhóm này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức. Thứ hai, theo nghĩa rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu (nguồn cung ứng) làm đầu vào cho quá trình sản xuất hàng hóa và đưa vào kênh lưu thông, phân phối để tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa đã phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý…với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ “trọn gói” cho các nhà sản xuất. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các dịch vụ logistics trong thị trường 1.1.2.1. Chức năng Kho hàn g Lưu kho Nguồn cung ứng Tiêu thụ Nhà máy [...]... thể các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, chúng ta cũng thấy được ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển của các dịch vụ logistics Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics càng phát triển thì các dịch vụ logistics cũng ngày càng phát triển CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISITSC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 ĐẶC ĐIỂM... nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30% Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩ dịch vụ Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP Mặc dù dịch vụ logistics còn khá mới ở Việt Nam nhưng... HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chính là các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát. .. Với thực trạng kinh doanh ngành dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải biển, tổng công ty hàng hải Việt Nam vẫn đứng đầu trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng nhất trong chuỗi dịch vụ logistics 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LOGISTICS Ở VIỆT NAM 2.3.1 Những thành công trong dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian qua Ngân hàng Thế giới (WB) đã xếp Việt Nam đứng thứ 53/155 về chỉ số... trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển biến mạnh mẽ hơn với khoảng 1.200 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics, số vốn và tay nghề hạn chế Đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam đã và đang cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng nhưng chưa hình thành một chuỗi các dịch vụ logistics, cung ứng nhỏ lẻ, gián đoạn Thực tế, ngành dịch vụ này tại Việt Nam vẫn chưa... tại Việt Nam, sản lượng khai thác hàng hóa hàng không (Aircargo) đạt trên 290.000 tấn trong năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10%/năm 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Sau gần 25 năm phát triển, logistics Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% thị phần trong nước Bởi lẽ còn nhiều hạn chế: Dịch vụ logistics của Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao... giao thông và kinh tế yếu kém CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ Logistics là một xu hướng khá thịnh hành hiện nay vì họ không chỉ đơn thuần là người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như: quản lý kho hàng, bảo quản hàng trong... logistics hoặc thị trường dịch vụ 3PL) cũng có mức phát triển rất khả quan với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 20-25%, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước Dịch vụ logistics có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải… Trong quy hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển Việt Nam cũng như Dự án phát triển bền vững giao... Các dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics là một chuỗi công việc có tính chất liên hoàn, số lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài 2.1.2 Quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam Kiến thức về logistics và các hoạt động logistics mới thâm nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây, trước hết và chủ yếu thông qua hoạt động của các công ty vận tải giao... đường ống; + Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:      Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại buôn bán; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác - Theo phạm vi hoạt động   1.3 Dịch vụ logistics nội địa; Dịch vụ logistics quốc . triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam 2.2.2. Phân tích SWOT thực trang phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam 2.3. Đánh. doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics càng phát triển thì các dịch vụ logistics cũng ngày càng phát triển. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISITSC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 200 tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam là rất lớn. Đi kèm với cơ hội phát triển, ngành dịch vụ này tại Việt Nam đang chịu nhiều

Ngày đăng: 21/09/2014, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan