phân tích và phân loại câu theo lý thuyết kết trị (trên cứ liệu câu động từ trong tiếng việt)

130 994 0
phân tích và phân loại câu theo lý thuyết kết trị (trên cứ liệu câu động từ trong tiếng việt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MẠNH TIẾN PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI CÂU THEO LÝ THUYẾT KẾT TRỊ (TRÊN CỨ LIỆU CÂU ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO THỊ VÂN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MẠNH TIẾN PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI CÂU THEO LÝ THUYẾT KẾT TRỊ (TRÊN CỨ LIỆU CÂU ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 Mục lục Trang Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Lịch sử vấn đề 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn 7 7. Bố cục luận văn 8 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 9 1.1.Lí thuyết kết trị. 9 1.1.1. Lí thuyết kết trị của L. Tesnière. 9 1.1.1.1. Thuật ngữ kết trị 9 1.1.1.2. L. Tesnière và công trình Những cơ sở của ngữ pháp cấu trúc. 9 1.1.1.3. Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (corconstant). 11 1.1.1.4. Hiện tượng biệt lập của các diễn tố 15 1.1.2. Lý thuyÕt kÕt trÞ trong ng«n ng÷ häc các nước 17 1.2. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của cách vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu 20 1.2.1. Vấn đề vận dụng lí thuyết kết trị vào việc việc phân tích, phân loại câu qua một số công trình ngôn ngữ học 20 1.2.2. Nguyên tắc, thủ pháp và quy trình phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 1.2.2.1. Một số vấn đề chung về câu 24 1.2.2.2. Nguyên tắc phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị 27 1.2.2.3. Các thủ pháp phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị. 31 1.2.2.4. Quy trình phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị. 1.3. Tiểu kết 33 35 Chƣơng 2: Thử nghiệm phân tích, phân loại câu động từ tiếng Việt theo lí thuyết kết trị 38 2.1. Thành phần chính của câu – vị ngữ. 38 2.1.1. Xác định vị ngữ dựa vào thuộc tính kết trị của động từ. 38 2.1.2. Phân loại vị ngữ dựa vào kết trị bắt buộc của vị từ - vị ngữ. 50 2.1.2.1. Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ vô trị. 51 2.1.2.2. Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ đơn trị. 2.1.2.3. Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ song trị. 2.1.2.4. Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ tam trị. 51 52 54 2.2. Chủ ngữ. 55 2.2.1. Xác định chủ ngữ dựa vào thuộc tính kết trị của vị từ- vị ngữ. 55 2.2.1.1. Định nghĩa. 55 2.2.1.2. Xác định đặc điểm của chủ ngữ dựa vào kết trị của động từ - vị ngữ. 55 2.3. Tân ngữ. 60 2.4. Phân biệt chủ ngữ với tân ngữ. 62 2.5. Vấn đề khởi ngữ nhìn từ góc độ lí thuyết kết trị. 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.6. Phân loại câu động từ theo lí thuyết kết trị 87 2.6.1. Vài nét về cách phân loại câu theo quan niệm truyền thống 87 2.6.2. Cách phân loại câu theo kết trị. 88 2.6.2.1. Tiêu chí phân loại 88 2.6.2.1.1. Dựa vào mức độ hiện thực hóa kết trị của động từ - vị ngữ (mức độ hoàn chỉnh về cú pháp của câu). 2.6.2.1.2. Dựa vào số lượng thành phần chính… 2.6.2.1.3. Cách mô hình hóa các kiểu câu 88 89 89 2.6.3. Các kiểu câu đơn 90 2.6.3.1. Các kiểu câu đơn xét theo mức độ phức tạp về cấu tạo của các thành phần bắt buộc. Câu đơn không mở rộng và câu đơn mở rộng. 90 2.6.3.2. Các kiểu câu đơn xét theo số lượng thành phần phụ bắt buộc (diễn tố) có bên động từ – vị ngữ. 91 A. Câu có vị ngữ là các động từ không đòi hỏi bổ ngữ bắt buộc (câu vô trị). 91 B. Câu có vị ngữ là các động từ đòi hỏi một bổ ngữ bắt buộc (câu đơn trị). 91 C. Câu có vị ngữ là động từ đòi hỏi hai bổ ngữ bắt buộc (câu song trị) 92 2.6.4. Các kiểu câu ghép. 2.6.4.1. Câu có ý nghĩa liệt kê, trình bày sự việc. 2.6.4.2. Câu có ý nghĩa nối tiếp 2.6.4.3. Câu có ý nghĩa lựa chọn 111 111 112 112 2.6.4.4. Câu có ý nghĩa độc lập (tương phản). 113 Kết luận Tài liệu tham khảo 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Câu là đơn vị phức tạp, có đặc tính nhiều mặt. Trong việc nghiên cứu câu, vấn đề phân tích, phân loại câu về mặt cú pháp luôn được coi là vấn đề quan trọng nhất, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. 1.2. Mặc dù việc phân tích và phân loại câu về mặt cú pháp đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng đến nay, trong tiếng Việt, việc định nghĩa, xác định, phân biệt các thành phần câu, các kiểu câu vẫn còn là những vấn đề nan giải. Điểm qua việc nghiên cứu câu về mặt cú pháp, có thể thấy rằng đến nay, khuynh hướng nghiên cứu câu theo truyền thống vẫn là khuynh hướng chủ đạo. Những thành tựu đạt được của việc nghiên cứu câu theo quan điểm truyền thống là rất quan trọng và to lớn. Tuy nhiên, ở hướng nghiên cứu này cũng bộc lộ những nhược điểm, mâu thuẫn mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Trong khuôn khổ của quan niệm truyền thống chưa có sự chứng minh một cách thuyết phục sự tồn tại của chủ ngữ, vị ngữ với tư cách là hai thành phần chính tạo nên nòng cốt của câu. Việc định nghĩa chủ ngữ, bổ ngữ, việc phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ, việc phân biệt bổ ngữ với đề ngữ, phân biệt trạng ngữ của từ với trạng ngữ của câu, phân biệt câu đơn với câu phức, câu ghép vẫn còn là những vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng. Những hạn chế, mâu thuẫn của cách phân tích câu theo quan niệm truyền thống chính là lí do thôi thúc các nhà nghiên cứu tìm kiếm một hướng đi mới. Cách phân tích câu theo cấu trúc cú pháp cơ bản và cách phân tích câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng chính là hai trong số những kết quả bước đầu của sự tìm tòi này. Những cách phân tích câu được đề xuất theo hai khuynh hướng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 trên đây mặc dù soi sáng thêm một số vấn đề thuộc các bình diện khác nhau của câu tiếng Việt nhưng vẫn chưa giúp giải quyết được các mâu thuẫn. 1.3. Lí thuyết kết trị là một trong những lí thuyết quan trọng, một thành tựu lớn của ngôn ngữ học thế kỉ XX. Sau khi ra đời, lí thuyết này đã được phát triển, ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngữ pháp ở nhiều nước. Ở Việt Nam, lí thuyết kết trị đã được nghiên cứu trong công trình chuyên khảo Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc [23]. Kết quả nghiên cứu của công trình này mở ra một khuynh hướng nghiên cứu ứng dụng rất thiết thực và phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt đặc biệt là khả năng ứng dụng vào việc phân tích, phân loại câu . 1.4. Việc nghiên cứu câu theo lí thuyết kết trị, theo chúng tôi là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa lí luận, thực tiễn và có nhiều triển vọng. Về lí luận, việc nghiên cứu câu theo lí thuyết kết trị góp phần làm sáng tỏ khả năng và cách thức vận dụng lí thuyết này vào việc phân tích, phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp, qua đó, góp phần giải quyết một số vấn đề tranh luận về các thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, đề ngữ) và các kiểu câu (câu đơn, câu phức, câu ghép). Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng vào việc biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học câu tiếng Việt nói riêng, ngữ pháp tiếng Việt nói chung. Với những lí do đã trình bày trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Phân tích và phân loại câu theo lí thuyết kết trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này hướng tới mục đích: - Làm rõ bản chất, nội dung, khuynh hướng phát triển của lí thuyết kết trị qua ý kiến của một số tác giả tiêu biểu. - Làm rõ cơ sở, nguyên tắc và thủ pháp vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu tiếng Việt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Qua thử nghiệm vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu động từ trong tiếng Việt, góp phần làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm, ranh giới của các thành phần câu, các kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp. - Góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu và dạy học ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm hiện đại. Để đạt được mục đích trên đây, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ: - Nghiên cứu bản chất, nội dung, khuynh hướng phát triển của lí thuyết kết trị qua các công trình của L. Tesnière và một số nhà ngôn ngữ học khác. - Đề xuất nguyên tắc và thủ pháp vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích câu động từ trong tiếng Việt. - Tiến hành phân tích, phân loại câu động từ trong tiếng Việt theo lí thuyết kết trị. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu có vị ngữ là động từ trong tiếng Việt. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là câu động từ được dùng trong tiếng Việt hiện đại xét ở bình diện cú pháp. Do khuôn khổ của luận văn có hạn, việc phân tích câu động từ chỉ chủ yếu tập trung vào việc làm rõ bản chất cú pháp, đặc điểm và ranh giới của một số thành phần câu (đặc biệt, các thành phần câu hiện đang có ý kiến tranh luận) và các kiểu câu nhìn từ góc độ kết trị. Việc miêu tả chi tiết ý nghĩa, hình thức và việc phân loại tỉ mỉ các thành phần câu, các kiểu câu theo cấu tạo và ý nghĩa sẽ không được chú ý. 4. Lịch sử vấn đề. Trong việc phân tích và phân loại câu về mặt cú pháp, khuynh hướng truyền thống luôn giữ vai trò chủ đạo Nét chung đồng thời cũng là nét cơ bản của cách phân tích câu truyền thống là thừa nhận chủ ngữ, vị ngữ là hai thành phần chính (nòng cốt) của câu và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ vị ngữ, câu còn có các thành phần phụ như trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ Cách phân tích câu theo quan niệm trên đây có tính phổ biến nhất không chỉ trong Việt ngữ học mà trong ngôn ngữ học nước ngoài. Về ưu điểm, cách phân tích câu theo truyền thống đã phản ánh được tương đối đầy đủ và trung thực tổ chức ngữ pháp của câu. Nó đã đưa ra được một bức tranh về thành phần câu tương đối phù hợp với cảm nhận của người bản ngữ. Về mặt thực tiễn, hệ thống khái niệm ngữ pháp nói chung và thành phần câu nói riêng của ngữ pháp học truyền thống đã giúp cho người học nắm được một cách khá thuận lợi tổ chức ngữ pháp của câu và có thể vận dụng có hiệu quả trong nói, viết. Sự tồn tại lâu dài và tính ổn định tương đối của hệ thống khái niệm ngữ pháp truyền thống chứng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của nó. Tuy nhiên, cách phân tích câu theo truyền thống cũng còn khá nhiều hạn chế. Hạn chế cơ bản của cách phân tích truyền thống là chưa thấy hết bản chất phức tạp, nhiều mặt của câu, chưa đưa ra được những tiêu chí thỏa đáng để xác định, phân loại các thành phần câu. Đúng như N.I.TJapkina đã nhận xét: "Trong khuôn khổ của quan niệm truyền thống, việc miêu tả một cách không mâu thuẫn hệ thống thành phần câu vẫn chưa đạt được; hơn nữa, vẫn chưa có được cả phương pháp cho phép định nghĩa một cách không mâu thuẫn thành phần câu như là thể thống nhất của hình thức và nội dung của nó" [53; 174]. Các thành phần câu được xác định và miêu tả trong ngữ pháp học truyền thống như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ về thực chất là những phạm trù cú pháp (hay cú pháp ngữ nghĩa). Tuy nhiên, khi xác định chúng, ngữ pháp học truyền thống thường không dựa triệt để và nhất quán vào mặt cú pháp. Chủ ngữ truyền thống về thực chất, chỉ là một diễn tố của vị từ (thành tố thể hiện kết trị của vị từ), nhưng khi xác định thành phần này, nhiều tác giả không dựa hẳn vào đặc tính cú pháp mà thường dựa vào đặc tính thông báo. Việc xác định chủ ngữ là thành phần chính của câu cũng sẽ dẫn đến một số mâu thuẫn. Chẳng hạn: a) Sẽ luận giải như thế nào vai trò của chủ ngữ trong các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 cụm chủ vị làm thành phần câu và vai trò chủ ngữ trong những câu không có hoặc không bắt buộc phải có chủ ngữ ? b) Sẽ giải thích như thế nào hiện tượng khi cụm chủ vị tham gia vào mối quan hệ cú pháp với các yếu tố ngoài cụm thì rất dễ dàng lược bỏ chủ ngữ, tức là chỉ vị ngữ có quan hệ ý nghĩa và hình thức với yếu tố bên ngoài đó?. Vì không đứng hẳn trên địa hạt cú pháp để xác định các thành phần cú pháp của câu nên ngữ pháp học truyền thống đã đề xuất, đưa khởi ngữ vào hệ thống thành phần cú pháp của câu và xác định nó theo đặc trưng “nêu chủ đề” rõ ràng không phải là đặc trưng cú pháp. Cũng do ảnh hưởng của quan niệm về tính hai đỉnh cú pháp của câu, ngữ pháp truyền thống học đã không xử lý thỏa đáng bản chất cú pháp của trạng ngữ khi coi nó là thành phần phụ chung cho nòng cốt câu, mặc dù trên thực tế, trạng ngữ hầu như chỉ có quan hệ có quan hệ ý nghĩa và hình thức với vị từ – vị ngữ. Để khắc phục những mâu thuẫn, hạn chế trong cách phân tích câu theo truyền thống, nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi những hướng phân tích mới mà cách phân tích câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo và cách phân tích câu theo cấu trúc cú pháp cơ bản là kết quả của hai trong số những hướng tìm tòi đó. Ảnh hưởng tư tưởng của Ch. L. Li và S.A Thompson về tính thiên chủ đề của một số ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt, trong công trình Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991), Cao Xuân Hạo không thừa nhận cấu trúc chủ vị là cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt. Theo Cao Xuân Hạo, cấu trúc cú pháp cơ bản và duy nhất của câu tiếng Việt là cấu trúc đề thuyết. Có thể coi công trình trên của Cao Xuân Hạo là sự mở đầu cho một hướng mới trong nghiên cứu câu tiếng Việt: hướng nghiên cứu câu theo bình diện giao tiếp (thông báo). Rõ ràng đây là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa mà lâu nay còn ít được chú ý .Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn, cách phân tích, phân loại câu theo đề thuyết mà Cao Xuân Hạo chủ trương không loại trừ và thay thế cách phân tích câu theo bình diện cú pháp. [...]... cách phân tích, phân loại câu theo truyền thống có thể khắc phục bằng những bổ sung, điều chỉnh phù hợp về lý thuyết và lý thuyết kết trị, một lý thuyết ngôn ngữ lớn đã được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong ngôn ngữ học nhiều nước, khi được vận dụng vào phân tích, phân loại câu tiếng Việt hứa hẹn sẽ đem lại kết quả khả quan Vì lý thuyết kết trị và cách vận dụng lý thuyết này vào việc phân tích, phân. .. tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị 1.2.2.2.1 Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo tính cú pháp triệt để, nhất quán Vì kết trị là thuộc tính cú pháp của từ và quan hệ kết trị là quan hệ cú pháp nên phân tích câu theo lí thuyết kết trị về thực chất là phân tích câu theo mặt cú pháp Cách phân tích câu theo kết trị hay phân tích câu về mặt cú pháp phải tuân thủ theo nguyên tắc: Khi xác định, phân tích miêu... pháp Trong công trình Kết trị của động từ tiếng Việt, trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của L Tesnière và một số nhà ngôn ngữ học Xô Viết về lí thuyết kết trị, tác giả đã tiến hành miêu tả khá tỉ mỉ kết trị của động từ tiếng Việt Sau khi xác định khái niệm kết trị, phân loại kết trị của động từ thành kết trị bắt buộc và kết trị tự do, Nguyễn Văn Lộc đã phân tích miêu tả kết trị bắt buộc của động từ tiếng. .. Nguyên tắc phân tích và phân loại câu động từ trong tiếng Hán, Về việc sử dụng khái niệm kết trị khi miêu tả các mô hình câu, Về câu động từ trong ngôn ngữ đơn lập (trên cứ liệu của tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái) Theo N.I Tjapkina, từ toàn bộ các mối quan hệ cú pháp có thể có đối với động từ (tạo thành kết trị chung của động từ ) có thể xác định mối quan hệ kết trị hạt nhân của nó Kết trị hạt nhân... thuyết kết trị vào việc phân tích câu trong ngôn ngữ học ở một số nước và khả năng, nguyên tắc, cách thức vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu tiếng Việt - Làm rõ cấu trúc cú pháp của câu nhìn từ góc độ kết trị của từ, bản chất, đặc điểm, ranh giới của thành phần câu (chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ) với tư cách là các yếu tố phụ (diễn tố và chu tố) thể hiện kết trị của động từ trong. .. Việt qua hai loại kết tố bắt buộc (diễn tố) là kết tố chủ thể và kết tố đối thể Kết quả nghiên cứu kết trị của động từ sau đó đã được Nguyễn Văn Lộc vận dụng vào việc nghiên cứu câu tiếng Việt, cụ thể là xác định chủ ngữ trong câu tiếng Việt [25] 1.2.2 Nguyên tắc, thủ pháp và quy trình phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị 1.2.2.1 Một số vấn đề chung về câu 1.2.2.1.1 Khái niệm câu Số hóa bởi... danh từ đứng trước động từ là chủ ngữ, danh từ đứng sau động từ là bổ ngữ Nếu danh từ trong tổ hợp với hậu từ (giới từ) đứng trước cấu trúc động - danh từ thì câu là câu đơn trị, còn danh từ đứng sau động từ như là danh từ duy nhất hiện thực hóa kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ và không có bên mình hư từ (giới từ, hậu từ) sẽ giữ chức năng chủ ngữ (phụ thuộc), câu thuộc về câu tồn tại đơn trị ... kết tố Các kết tố được chia thành kết tố bắt buộc và kết tố tự do (diễn tố và chu tố theo cách hiểu của l Tesnière) Dựa vào thuộc tính kết trị của động từ hạt nhân, Nguyễn Văn Lộc đã miêu tả các kiểu kết tố bắt buộc (gồm kết tố chủ thể và kết tố đối thể) 1.2 Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của cách vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu 1.2.1 Vấn đề vận dụng lí thuyết kết trị. .. bày kết quả phân loại câu động từ theo lí thuyết kết trị bằng phương pháp mô hình hóa CHƢƠNG 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1.Lí thuyết kết trị 1.1.1 Lí thuyết kết trị của L Tesnière 1.1.1.1 Thuật ngữ kết trị Thuật ngữ kết trị (hóa trị, ngữ trị, tiếng Pháp: valence, tiếng Nga: valentnost) vốn được dùng trong hóa học để chỉ thuộc tính kết hợp của các nguyên tử với một số lượng xác định các nguyên từ. .. khi xác định kết trị của động từ Căn cứ vào số lượng các vị trí mở bên động từ , S.D.Kasnelson chia động từ tiếng Nga thành động từ một vị trí (ví dụ: plakat, prigat, lezat ), động từ hai vị trí (lovit, ubivat, nakhodit ) động từ ba vị trí (dat, vruchit ) v.v Đi sâu vào khái niệm kết trị, S.D.Kasnelson còn phân biệt kết trị nội dung (mối quan hệ ngữ nghĩa gắn với mặt nghĩa của từ) và kết trị hình thức . tắc phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị 27 1.2.2.3. Các thủ pháp phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị. 31 1.2.2.4. Quy trình phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết. hành phân tích, phân loại câu động từ trong tiếng Việt theo lí thuyết kết trị. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu có vị ngữ là động từ trong tiếng. thực tiễn của cách vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu 20 1.2.1. Vấn đề vận dụng lí thuyết kết trị vào việc việc phân tích, phân loại câu qua một số công trình ngôn

Ngày đăng: 20/09/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan