phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng eximbank 2010 - 2012

46 1.1K 8
phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng eximbank 2010 - 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÀI TẬP NHÓM: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK Nhóm Eximbank LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt về mọi mặt,đặc biệt trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi các chủ thể kinh tế ngoài nguồn vốn tự có phải biết huy động vốn để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh, đồng thời quan trọng hơn nữa là việc phân phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách Pháp luật hiện hành. Hoạt động tài chính là hoạt động xuyên suốt tất cả các khâu trong kinh doanh, từ khâu huy động vốn cho tớ khâu cuối cùng là phân phối lãi thu được từ các hoạt động đó, do đó, nó có vai trò to lớn đôi với mỗi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là một chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. việc tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tài chính, xác định được các nguyên nhân vàmức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy khả năng của doanh nghiệp, hạn chế những mặt còn yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong chiến lược kinh doanh của mình. Eximbank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam, hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn hoạt động của Eximbank, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu thông qua chủ đề phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng eximbank. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK I. SƠ LƯỢC VỀ EXIMBANK Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới. Với hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành như sau: Hội đồng quản trị 1 Ông Lê Hùng Dũng Chủ Tịch Hội đồng quản trị 2 Ông Naoki Nishizawa Phó Chủ Tịch Hội đồng quản trị 3 Ông Trương Văn Phước Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc 4 Ông Nguyễn Quang Thông Thành viên Hội đồng quản trị 5 Ông Hoàng Tuấn Khải Thành viên Hội đồng quản trị 6 Ông Nguyễn Ngọc Ban Thành viên Hội đồng quản trị 7 Ông Hà Thanh Hùng Thành viên Hội đồng quản trị 8 Ông Philip Simon Rupert Skevington Thành viên Hội đồng quản trị độc lập Ban kiểm soát 1 Ông Đặng Hữu Tiến Trưởng Ban Kiểm Soát 2 Ông Nguyễn Hồng Long Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách 3 Bà Nguyễn Thị Phụng Thành viên Ban kiểm soát Ban điều hành 1 Ông Trương Văn Phước Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc 2 Ông Trần Tấn Lộc Phó Tổng Giám Đốc thường trực 3 Ông Tô Nghị Phó Tổng Giám Đốc 4 Ông Nguyễn Quốc Hương Phó Tổng Giám Đốc 5 Ông Đào Hồng Châu Phó Tổng Giám Đốc 6 Bà Đinh Thị Thu Thảo Phó Tổng Giám Đốc 7 Ông Kenji Kuroki Phó Tổng Giám Đốc 8 Ông Nguyễn Thanh Nhung Phó Tổng Giám Đốc 9 Ông Nguyễn Đức Thanh Phó Tổng Giám Đốc 10 Bà Văn Thái Bảo Nhi Phó Tổng Giám Đốc 11 Ông Mitsuaki Shiogo Phó Tổng Giám Đốc Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể như sau: Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ. Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước ) Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking. Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Eximbank đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức bình chọn như: Năm 2012 Tháng 3/2012 Eximbank đạt Giải Báo cáo thường niên Xuất Sắc 2011 do Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trao tặng. Tháng 4/2012 Giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam” được Thời Báo kinh tế Việt Nam bình chọn liên tiếp trong nhiều năm. Ngày 19/05/2012 ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank vinh dự được bình chọn trong Top “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”. Đây là chương trình khảo sát chuyên sâu và xếp hạng doanh nghiệp thường niên do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức nhằm tìm kiếm 50 doanh nghiệp kinh doanh tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng 7/2012, Eximbank vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính quốc tế chọn vào Bảng xếp hạng 1000 ngân hàng hàng đầu thế giới. Tháng 8/2012 Eximbank tiếp tục được tạp chí AsiaMoney – một tạp chí tiếng Anh uy tín tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”. Đây là một động lực lớn để Eximbank tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2011: Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng . Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng HSBC trao tặng danh hiệu này cho Eximbank. Tháng 4/2011, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn. Năm 2010: Tháng 02/2010, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2009 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng . Tháng 03/2010, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng “Thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng. Tháng 4/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất” do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng. Tháng 5/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn. Tháng 6/ 2010, Eximbank đoạt giải thương thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010. Tháng 7/2010, Eximbank đạt giải thưởng "Báo cáo thường Niên Xuất sắc nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng khoán trao tặng. II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA EXIMBANK 1. Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn 1.1.Phân tích qui mô, tốc độ tăng trưởng cơ cấu tài sản 2010 2011 qui 3 2012 qui mô tổng ts 131105060 183680052 160878828 tốc độ tăng trưởng của ts 0.40101421 -0.124135548 tài sản có sinh lời 122855086 173439809 143155471 tỉ trọng tài sản có sinh lời 0.937073565 0.944249564 0.889834124 tổng dư nợ tín dụng 61717617 74044518 62981748 tỉ trọng tín dụng 0.470749314 0.403116817 0.391485622 giá trị đầu tư 20694745 26376794 12689816 tỉ trọng khoản mục đầu tư 1.532271917 1.61690448 0.81721443 tscd 1067493 1566038 2156467 Tài sản có 13505922 16313143 15528135 tỉ trọng tscd 0.079038884 0.095998545 0.138874823 Tốc độ tăng trưởng của tài sản tính đến quý 3 năm 2012 giảm so với cuối năm 2010 và 2011do quy mô tổng tài sản của ngân hàng giảm. Điều đáng chú ý là tính đến năm 2011 thì quy mô tổng tài sản cũng như tốc dộ tăng trưởng của tài sản đều tăng nhưng chỉ trong 3 quý của năm 2012 con số này đã giảm đáng kể (tổng tài sản của Eximbank tại thời điểm 30/9 là 160.829,7 tỷ đồng, giảm 22.737 tỷ tức 12,4% so với thời điểm cuối năm 2011 làm cho ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản là -0.124135548). Trong toàn hệ thống ngân hàng thì tính đến 30/9/2012, quy mô tổng tài sản có của hệ thống các tổ chức tín dụng là 4,866 triệu tỷ đồng, giảm 1,89% so với cuối năm 2011. Trong đó, khối ngân hàng thương mại nhà nước vẫn tăng trưởng với 5,05%; riêng khối ngân hàng thương mại cổ phần giảm tới 7,06%. Nhìn qua BCĐKT ta có thể thấy, quy mô TS của ngân hàng giảm chủ yếu là do các khoàn mục như cho vay khách hàng, đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn, tiền gửi tại các TCTD khác giảm đáng kể, kèm theo đó là cho vay các TCTD khác tăng đột biến và việc trích lập dự phòng rủi ro tín dung tăng. Nguyên nhân của sự thay đổi này là bởi trước đây, liên ngân hàng là một kênh cởi mở; đồng vốn trao đi - đổi lại, ngân hàng vừa gửi vừa cho vay; họ có thể sử dụng thủ thuật “bật tường” vốn qua lại lẫn nhau để vừa tăng tài sản có vừa tăng tài sản nợ. Nhưng nay, với Thông tư 21, có hiệu lực từ tháng 9 vừa qua, tiền gửi liên ngân hàng bị chuyển thành tiền vay kèm những điều kiện về “tư cách” được giao dịch, quy mô tạo tài sản theo đó bị hạn chế. Trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay, cộng với việc có nhiều vụ việc tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức quyền để làm lợi cho bản thân như vụ Bầu Kiên, Vinashin…bị phanh phui, trong đó có rất nhiều ngân hàng liên quan và Eximbank là 1 trong số đó thì việc quy mô tài sản giảm do khó khăn trên thị trường 1, tín dụng tăng trưởng thấp dường như là điều tất yếu. Tín dụng tăng trưởng thấp dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 30/9 đạt 62.675,3 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng rủi ro 693,5 tỷ) , do trong bối cảnh hiện nay cả ngân hàng và khách hàng đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn => tổng dư nợ tín dụng giảm 14, 94% so với năm 2011 => ti trọng tín dụng giảm xuống còn 3,91%. Tỷ trọng khoản mục đầu tư của Eximbank tính đến 30/9/2012 giảm khoảng 80% so với năm 2011 và khoảng 73% so với năm 2010 do giá trị đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của ngân hàng giảm mạnh (giảm 51,89% so với năm 2011). Nguyên nhân có thể thấy là do nền kinh tế chung đang vô cùng ảm đạm, việc tiếp cận vốn khó khăn khiến cho các kênh đầu tư đều không mấy nhận đc sự quan tâm của người đầu tư. Đặc biệt là thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đang bị sụt giảm 1 cách nghiêm trọng, giá các chứng khoán đều rất thấp. Đã có thời điểm người ta phải nói rằng giá của nhiều loại chứng khoán chỉ rẻ bằng 1 mớ rau và thậm chí còn rẻ hơn. Tỷ trọng tài sản có sinh lời của Eximbank tính đén 30/9/2012 giảm xuống còn 88,9% trong khi những năm trước đó tỉ lệ này đều ở ngưỡng 90% và hơn thế nữa. Có thể thấy ngay viecj giàm này là do quy mô tài sản của ngân hàng giảm them vào đó khoản mục tiền mặt và tương đương tiền của ngân hàng lại tăng mạnh ( năm 2011 chỉ tăng có 13,46% so với năm 2010, nhưng chỉ tính đến quý 3 năm 2012 nó đã tăng 86.728% so với năm 2011)khiến cho tổng tài sản có sinh lời của ngân hàng giảm khoảng 30 tỷ Tỷ trọng TSCĐ của ngân hàng tính đến 30/9/2012 tăng 4,3% so với năm 2011 vả tăng khoảng 6% so với năm 2010 do tổng giá trị TSCĐ tăng khoảng 590429 tỷ đồng so với năm 2011, tăng khoảng 1089 tỷ so với năm 2010. Đầu tư vào TSCĐ, nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng là 1 trong những cách để gây dựng long tin, úy tín đối với khách hàng. Để từ đó có thể thu hút vốn, mở rộng quan hệ khách hàng…điều này là rất cần thiết trong bối cảnh kinh tế hiện nay 1.2.Phân tích qui mô, tốc độ tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn 2010 2011 qui 3 2012 qui mô tổng nguồn vốn 131105060 183680052 160878828 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 0.40101421 -0.124135548 tổng nguồn vốn huy đông 117599138 167366909 145350693 tỉ trọng ngồn vốn huy động 0.896983976 0.911187182 0.903479313 tổng nguồn tiền gửi 93626139 126928041 115892658 Tổng vốn tự có 13505922 16313143 15528135 tỷ trọng ngồn tiền gửi 6.932228618 7.780722636 7.463398406 Theo tính toán trên bảng ta thấy quy mô tổng nguồn vốn, tốc đọ tăng trưởng nguồn vốn , tỷ trọng nguồn vốn huy động và tỷ trọng nguồn tiền gửi của Eximbank tính đến quý 3 năm 2012 đều giảm so với năm 2011 Quy mô tổng nguồn vốn giảm do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn, lãi suất huy động vốn dưới mọi hình thức đều thấp (Cụ thể, với tiền gửi VND dành cho khách hàng cá nhân, Eximbank giảm khá mạnh các mức lãi suất cao ở hầu hết các loại sản phẩm. Các mức 12,5% - 12,8%/năm trước đó đã được rút về tối đa còn 12%/năm. Mức cao nhất 12%/năm cũng chỉ còn xuất hiện ở một vài [...]... dự báo ngược lại, với lãi suất tăng thu nhập dự tính của ngân hàng được kỳ vọng tăng, còn lãi suất giảm sẽ kéo theo sự sụt giảm thu nhập Qua việc phân tích ảnh hưởng của tác động lãi suất đến thu nhấp của ngân hàng, Ban quản lý tài sản nợ có không những biết được sự thay đổi của lãi suất có tác động tích cực hay tiêu cực đến thu nhập của ngân hàng mà còn tính được quy mô của sự tác động đó Quy mô của. .. tn Chi phí hoạt động/tổng ts có Chi phí lãi/Thu nhập lãi 2010 64.77% -2 7.98845725 -0 .782035415 -6 1.80183596 Chi phí dự phòng/thu nhập lãi -3 .51498271 2011 q3 /2012 65.19% 58.72% -3 0.47877619 -3 6.41000814 -1 .036370025 -0 .931695624 -6 9.81277286 -7 0.66150371 -1 .543557598 -1 .453528749 Dựa vào bảng số liệu đã tính toán, có thể thấy thu nhập của ngân hàng vẫn chủ yếu là khoản thu nhập từ lãi, và tỉ trọng khoản... năm 2012, khe hở lãi suất của ngân hàng lớn hơn không, thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu quy mô tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất Đồng thời sự chênh lệch của tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn nhiều so với năm 2011 ( tăng gấp hơn 10 lần) Nếu tại thời điểm cuối 2011 dự báo lãi suất tăng sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng thì tại thời điểm kết thúc quý III năm 2012. .. động thái của ngân hàng nhằm là giảm chi phí tăng lợi nhuận trong bối cảnh khó khan chung của hệ thống ngân hàng - Ngoài ra, nếu phân tích dư nợ theo thời gian có thể thấy Eximbank chủ yếu cho vay nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ tính đến quý 3 /2012 là 64.09%, năm 2011 là 67.8%, không tăng dư nợ trung/dài hạn cả tuyệt đối và tương đối Nhìn chung, dư địa cho vay trung/dài hạn của Eximbank. .. không đù bù đắp chi phí, thu nhập lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/9 /2012 đạt -3 3.161 triệu VNĐ, cho thấy hoạt động đầu tư của Eximbank đạt hiệu quả kém Như vậy, sau khi phân tích chất lượng Tài sản của Eximbank, có thể thấy ngân hàng đang để phần lớn vốn tại các TCTD khác, điều này là 1 thiếu sót bởi DN bởi việc quay vốn lòng võng giữa các Ngân hàng hoàn toàn không phải là cơ hội tốt để vốn có thể tiếp cận... các ngân hàng đang vấp phải đó là việc huy động ngắn hạn nhưng cho vay,đầu tư trung và dài hạn khiến ngân hàng rơi rủi ro nhất là rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất Thực tế đó khiến cho các ngân hàng cần phải giữ tỉ lệ chuyển hoán vốn ở 1 mức hợp lý ( tỉ lệ này càng cao càng không an toàn ) tùy thuộc vào từng tình hình kinh tế cụ thể 2 Phân tích chất lượng tài sản/ phân tích rủi ro tín dụng Phân tích. .. phí hơn nữa + 2010 2011 Quý 3/ 2012 57,78% 55,51% 56,56% Chỉ số này là thước đo toàn diện đánh giá mức độ hiệu quả quản lý chi phí Chỉ số này của Eximbank tương đối cao.Tuy vậy thời điểm từ 2010 – 2012 ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, Eximbank vẫn cố gắng giữ đc chỉ số này không biến động quá nhiều đã là 1 thành công của ngân hàng Lợi nhuận ròng trên tài sản – ROA: 2010 2011 Quý 3/ 2012 1,38% 1,66%... 1,66% 1,13% Chỉ số ROA cho biết ngân hàng tạo được bao nhiêu lợi nhuận trên 1 đồng tài sản.Ở cả 3 thời điểm chỉ số ROA của Eximbank đều < 2%.Điều đó là không tốt đối với ngân hàng, không những thế còn đang có xu hướng giảm sút dần => thể hiện các hoạt động của ngân hàng đang suy giảm mạnh, cách phân bổ vốn và nguồn lực chưa hợp lý.Vì vậy, Eximbank cần có những biện pháp tích cực nhằm cải thiện hệ số... ro tín dụng Phân tích chất lượng tài sản bao gồm đánh giá các chỉ tiêu phản ánh mức độ bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro của Ngân hàng. Trong đó bao gồm chất lượng các khoản cho vay và đâu tư, mức độ rủi ro và hiệu quả của các khoản mục này quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việc phân tích chất lượng tài sản có ý nghĩa quan trọng đối... doanh của Doanh nghiệp, qua đó các nhà quản trị có thể đưa ra được các giải pháp kịp thời và đúng đắn Như vậy, sau khi phân tích chất lượng tài sản, phải trả lời được 2 câu hỏi: - TCTD đầu tư lớn nhất vào đâu? - Rủi ro lớn nhất của TCTD là gì? Việc đánh giá chất lượng tài sản của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu sau: - Chất lượng tín dụng Chất lượng các khoản đầu tư Hiệu suất TSCĐ Tốc độ tăng trưởng tài . động của Eximbank, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu thông qua chủ đề phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng eximbank. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK I. SƠ LƯỢC VỀ EXIMBANK Eximbank. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÀI TẬP NHÓM: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK Nhóm Eximbank LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường. sắc nhất năm 2010 do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng khoán trao tặng. II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA EXIMBANK 1. Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn 1.1 .Phân tích qui

Ngày đăng: 20/09/2014, 09:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan