Lối sống người dân làng chài hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã đoàn xá, huyện kiến thụy và phường ngọc sơn, quận kiến an, hải phòng)

48 839 1
Lối sống người dân làng chài hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã đoàn xá, huyện kiến thụy và phường ngọc sơn, quận kiến an, hải phòng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lối sống của các cộng đồng cư dân là đề tài được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ lâu dưới các góc độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu Dân tộc học/ Nhân học và Văn hóa học đã chỉ ra rằng, lối sống tùy thuộc vào các điều kiện sống, các yếu tố lịch sử - văn hóa… của cộng đồng cư dân và lối sống cũng biểu hiện các dạng thức khác nhau từ các yếu tố trên. Hình thành từ phương thức mưu sinh và trở lại phục vụ phương thức mưu sinh đó. Nghiên cứu lối sống là nghiên cứu cốt lõi văn hóa của các tộc người. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt và vùng biển, hải đảo rộng lớn trải dài trên 3200 km, chứa đựng nguồn lợi tự nhiên phong phú, dọc bờ biển Việt Nam từ xưa đã hình thành nhiều cộng đồng ngư dân làm nghề đánh bắt thủy, hải sản, sống trong các làng chài. Nhìn chung, trước năm 1954 và ở nhiều nhóm thuộc một số địa phương hiện nay, ngư dân có cuộc sống rất nghèo khó, họ có xu thế tách khỏi các cộng đồng làng xã chính thống, sống biệt lập trên những chiếc thuyền, không có đất làm nhà, tập hợp lại thành các làng chài, vạn chài. Từ sau năm 1954, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đến nay, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách đối với ngư dân và sự nỗ lực vươn lên của các cộng đồng đã giúp cho cuộc sống của ngư dân từng bước được cải thiện; là cơ sở để lối sống của họ có những chuyển biến trên nền của lối sống truyền thống. Sự chuyển biến này được biểu hiện khác nhau ở từng cộng đồng ngư dân mỗi vùng, miền, phụ thuộc vào đặc điểm của môi trường cư trú cùng một số yếu tố khác, cần được đi sâu nghiên cứu. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, cuộc sống của ngư dân các vùng miền ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, nguồn lợi tự nhiên đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt, ảnh hưởng tới nguồn sống lâu dài; tình trạng thấp kém về giáo dục và đời sống văn hóa - tinh thần… Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Lối sống người dân làng chài hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại làng chài Nam Hải, huyện Kiến Thụy và làng chài Ngọc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng) làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Nhân học, với mong muốn nghiên cứu lối sống của cộng đồng ngư dân nhằm chỉ ra những đặc điểm văn hóa của ngư dân. Tạo cơ sở khoa học để đề ra các chính sách, các giải pháp giúp ngư dân phát triển theo hướng bền vững, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là bảo vệ vững chắc vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án chỉ ra một số dạng thức chủ yếu trong lối sống của ngư dân hai làng chài Nam Hải và Ngọc Sơn (Hải Phòng), chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong lối sống, văn hóa, tín ngưỡng giữa hai cộng đồng này. Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp giúp các cộng đồng ngư dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong điều kiện hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số dạng thức chính trong lối sống (ăn, ở, mưu sinh, phương tiện đi lại, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tổ chức xã hội). 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về thời gian: luận án nghiên cứu lối sống hiện nay của hai cộng đồng ngư dân, có so sánh với một số yếu tố của lối sống ngư dân Nam Hải trước định cư (trước 1955); lối sống ngư dân Ngọc Sơn trước khi được học chữ (trước 1998). * Về không gian: luận án chọn hai làng chài để nghiên cứu là làng Ngọc Sơn (phường Ngọc Sơn, quận Kiến An) và làng Nam Hải (xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy). Đây là hai làng chài khác nhau về môi trường cư trú (làng Ngọc Sơn nằm ven sông Lạch Tray, đồng thời là làng Công giáo; làng Nam Hải nằm gần cửa sông Văn Úc đổ ra biển). * Về nội dung: luận án nghiên cứu lối sống của hai nhóm ngư dân ở cửa sông và trong sông qua các trục cơ bản: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Qua đó góp phần vẽ lên bức tranh chung về lối sống ngư dân. 4. Đóng góp của luận án - Luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nghiên cứu về ngư dân. Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống, chuyên sâu, cung cấp cho Nhân học nguồn tư liệu, chi tiết phong phú, có độ tin cậy về lối sống của ngư dân tại 2 điểm nghiên cứu là xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy và phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng. Luận án đã làm rõ những đặc trưng trong lối sống; điểm tương đồng và khác biệt trong lối sống của hai cộng đồng ngư dân có nguồn gốc, môi trường cư trú khác nhau; biến đổi trong lối sống của ngư dân trong bối cảnh hiện nay đồng thời đề cập đến những thách thức với họ về vấn đề cạn kiệt nguồn lợi, về các tác động đến môi trường sống và sự phai nhạt lối sống văn hóa. 2 - Luận án tạo cơ sở khoa học để cấp ủy, chính quyền địa phương tham khảo trong việc đề ra các giải pháp giúp cộng đồng ngư dân hai làng chài khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi, phát triển theo hướng bền vững. 5. Nguồn tài liệu của luận án Tài liệu được sử dụng chính trong Luận án là các tài liệu điền dã, khảo sát gồm: tài liệu phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, các ghi chép được từ quan sát; báo cáo tổng kết của các ban ngành đoàn thể và số liệu thống kê của hai địa phương khảo sát; kế thừa nguồn tài liệu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước công bố. 6. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Lối sống của ngư dân làng chài Nam Hải Chương 3: Lối sống của ngư dân làng chài Ngọc Sơn Chương 4: Kết quả và bàn luận CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước 1.1.1.1. Nghiên cứu về lối sống Thuật ngữ “lối sống” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà tâm lý học người Áo Alfred Adler (1870-1937). Lối sống hay phong cách sống, nếp sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay cả một nền văn hóa. Trên thực tế, từ khoảng giữa thế kỷ XIX, vấn đề lối sống đã được nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau nghiên cứu, phản ánh được hiện thực của đời sống văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi dân tộc hay mỗi nhóm, giai tầng xã hội. Trong Nhân học, những nghiên cứu về văn hóa của L.H.Morgan; E.B.Tylor; B.K.Malinowski; C.L.Strauss tuy không đề cập đến một cách trực tiếp lối sống nhưng đã nhấn mạnh những dạng thức của nó như tập quán, truyền thống, tâm lý tộc người, mô thức các hành vi biểu hiện bên ngoài hoặc tiềm ẩn bên trong… Các nhà Nhân học đưa ra quan 3 điểm khác nhau, nhưng những nghiên cứu của họ đều đi đến khẳng định những biểu hiện phong phú của văn hóa hay cũng chính là lối sống làm cơ sở lý thuyết trong Nhân học, đặc biệt khi nghiên cứu một cộng đồng, tộc người hay một nhóm nào đó. 1.1.1.2. Nghiên cứu về ngư dân Nghiên cứu về ngư dân trên thế giới tập trung vào tìm hiểu những vấn đề trong nghề cá, dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong Nhân học biển (Maritime Anthropology), có thể nêu một số tác phẩm nghiên cứu về ngư dân và nghề cá: James M. Acheson (1981), với bài viết Anthropology of fishing ; James R. Mc Goodwin (1990) viết cuốn Crisis in the wold ’ s fisheries: people, problems, and policies; Edward W.Glazier (2006) viết cuốn Hawaiian fishermen (casse tudies in cultural anthropology; Ricardo Perez (2006) trong cuốn The State and small - scale fisheries in Puerto Rico. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên phản ánh các khía cạnh của nghề cá quy mô nhỏ và lớn; từ các nghiên cứu trường hợp đến tầm quốc gia, quốc tế về ngư dân, sinh thái biển, quản lý nguồn thủy, hải sản; tạo cơ sở khoa học cho những nhà hoạch định chính sách và quản lý nghề cá, giúp phát triển bền vững nghề cá ở từng cấp độ, là tham khảo cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với các nhà Nhân học biển Việt Nam khi nghiên cứu về nghề cá và ngư dân. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Nghiên cứu về lối sống Lối sống được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm từ lâu với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu hiểu lối sống gồm các thành tố: đời sống vật chất (sinh kế, sinh hoạt vật chất: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại); đời sống xã hội (gia đình, dòng họ, tập quán pháp) và đời sống tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo, hội hè, đình đám, văn hóa nghệ thuật) thì lối sống được trình bày trong các giản chí Dân tộc học về các tộc người, các cộng đồng cư dân. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, các nghiên cứu về lối sống được đẩy mạnh. Ngoài các tác phẩm bàn về lối sống dưới các góc độ Chính trị học, Triết học, Đạo đức học bàn đến lý luận về lối sống, đặc trưng lối sống Việt Nam, giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp, loại bỏ những hủ tục trong lối sống giúp người dân thích nghi với sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, còn có một lượng lớn công trình khảo cứu về từng lĩnh vực cụ thể của lối sống, như tín ngưỡng, tục lệ, nghi lễ trong tang ma, cưới xin, sinh đẻ, thiết chế xã hội. 4 1.1.2.2. Nghiên cứu về ngư dân Từ năm 1985 trở về trước, nghiên cứu về ngư dân ở Việt Nam còn lẻ tẻ, được lồng vào nghiên cứu chung, chưa được tách ra độc lập. Từ những năm 90 trở đi, nghiên cứu về văn hóa biển, về cộng đồng ngư dân được đẩy mạnh, nhiều tác phẩm về biển được xuất bản, như Biển trong văn hóa người Việt, các công trình nghiên cứu về các làng quê, các vùng biển, chủ yếu dưới góc độ văn hóa dân gian và các công trình nghiên cứu về các khía cạnh chuyên sâu của ngư dân ở các vùng ven biển. Nhìn chung, các công trình đã công bố đã đề cập đến quá trình hình thành cộng đồng ngư dân ở Việt Nam; các nhóm ngư dân ở môi trường cư trú và cảnh quan khác nhau đều có đời sống khác nhau; ngư dân ở các làng chài ven biển có đời sống văn hóa hết sức đặc thù Những vấn đề về ngư dân mà các công trình nghiên cứu nói trên chưa đề cập đến đó là: Lối sống của ngư dân mới chỉ được đề cập đến trong các khảo cứu Dân tộc học, chưa được tách ra là một nghiên cứu độc lập; Chú trọng nghiên cứu các vấn đề truyền thống của ngư dân, chưa lưu tâm đến các vấn đề của xã hội hiện đại, nhất là những bức xúc của ngư dân trong bối cảnh kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu…hiện nay; Chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi của môi trường cảnh quanh với sự biến đổi về văn hóa - xã hội của ngư dân; Các nhóm ngư dân theo Công giáo chưa được chú ý nghiên cứu nhiều. Như vậy, có thể nói, các nghiên cứu về lối sống, đặc biệt là lối sống của cư dân làng chài ở Hải Phòng còn thiếu vắng, còn nhiều điểm bỏ ngỏ… song vẫn là tư liệu quý để chúng tôi tham khảo cho luận án này. 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Một số khái niệm đã được làm rõ trong luận án như: Lối sống; Biến đổi lối sống; Thích nghi; Ngư dân; Làng chài; Lối sống người dân làng chài. Hướng tiếp cận nghiên cứu chính của luận án là Nhân học; hướng tiếp cận này cho phép nghiên cứu sinh có thể phản ánh và phân tích những đặc trưng trong lối sống của hai nhóm ngư dân cũng như chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về đời sống vật chất, đời sống văn hóa và đời sống xã hội của họ. Ba lý thuyết chủ yếu được vận dụng trong phân tích của luận án đó là thuyết sinh thái văn hóa; không gian xã hội và biến đổi văn hóa. Luận án kết hợp giữa các phương pháp: điền dã dân tộc học (quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn, thảo luận nhóm), nghiên cứu so sánh và thống kê; tham khảo ý kiến chuyên gia; bảng hỏi. 5 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Làng chài Nam Hải (huyện Kiến Thụy) 1.3.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên Làng chài Nam Hải là 1 trong 10 thôn của xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. Xã Đoàn Xá về phía Đông giáp với xã Đại Hợp, phía Nam giáp với cửa sông Văn Úc, phía Bắc giáp với xã Tân Phong, Tú Sơn, Ngũ Đoan, phía Tây giáp với xã Tân Trào. Làng kéo dài khoảng 2km, nằm dọc theo triền đê biển II thuộc cửa sông Văn Úc. Làng có điều kiện tự nhiên của vùng cửa sông giáp với biển. Thủy triều cửa sông Văn Úc lên xuống một ngày một lần. Mỗi tháng có hai con nước, riêng tháng Hai và tháng Tám có ba con nước. Các con nước đều rơi vào ngày lẻ. Con nước mỗi năm chia thành hai kỳ, một kỳ từ tháng Giêng đến tháng Sáu; kỳ sau từ tháng Bảy đến tháng Chạp. Con nước trong các tháng lần lượt của mỗi kỳ tương ứng nhau. 1.3.1.2. Đặc điểm dân cư Theo các bậc cao niên ở làng Nam Hải hiện nay và cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Đoàn Xá, khoảng những năm 1912 - 1913 có hơn 10 gia đình ngư dân thuộc nhóm “thủy cư” ở làng (xã) Thượng Triệt, tổng Thượng Triệt, phủ Nam Sách (làng này nay thuộc xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) chuyển đến mưu sinh ở ngoài bãi gần bờ sông thuộc thôn Đông Tác, tổng Đại Lộc, phủ Kiến Thụy (nay là xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy). Sau một thời gian, các thuyền của ngư dân chuyển về Đồng Cống, Cổ Trai (xưa là Đoan Xá, nay là Đoàn Xá), nơi giáp với cửa sông Văn Úc. Những gia đình này không có đất trên bờ làm nhà, phải ở trên thuyền, sống bằng chài lưới và đăng đáy trên sông, hình thành vạn Đồng Cống. Sau này, người quản vạn là Đỗ Văn Vổ tự đổi tên thành vạn Thượng Hải. Vào khoảng những năm 1940 của thế kỷ XX, vạn Thượng Hải được đổi thành Nam Hải. Từ năm 1955, được phân đất trên bờ, vạn Nam Hải chuyển lên bờ sinh sống hình thành làng Nam Hải của xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy ngày nay. 1.3.2. Làng chài Ngọc Sơn (quận Kiến An) 1.3.2.1.Đặc điểm địa lý - tự nhiên Làng chài Ngọc Sơn nằm trên một đoạn của bãi bồi sông Lạch Tray chảy qua địa phận phường Ngọc Sơn. Từ con đường chính Hoàng Quốc Việt của quận Kiến An đi xuống làng chài chưa đến 0,5km. 6 1.3.2.2. Đặc điểm dân cư Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một số gia đình ngư dân gốc từ các huyện Kim Thành và Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đi chài lưới trên sông Lạch Tray, chọn khu vực bãi bồi của sông này (dân gọi đây là bãi cói) thuộc địa phận phường Ngọc Sơn làm nơi tránh mưa bão, ngư dân gọi là âu bè hay ủng bè. Sau đó, một số gia đình đậu thuyền hẳn ở đây để sinh sống, họ vừa cắm đăng tre tại nơi đậu thuyền, vừa chèo thuyền đi chài lưới ở các khúc sông. Ngư dân có đặc điểm của dân “thủy cư” là những người “vô hữu điền địa”, “tứ không”, mọi sinh hoạt gần như bị tách rời với cuộc sống của cư dân trên bờ. Từ năm 1998, trẻ em được đưa lên bờ học chữ trong lớp học tình thương đã thay đổi nhận thức của ngư dân về việc cho con đi học và trẻ em trong làng đã biết chữ. Cũng từ đây, ngư dân nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân về vật chất và tinh thần để cải thiện cuộc sống. Hiện nay, ngư dân làng chài Ngọc Sơn phải sống trong những căn nhà tạm ngay mép sông Lạch Tray. Làng có 23 hộ với gần 100 khẩu, trẻ em sinh ra đã có giấy khai sinh, đến tuổi đi học được đưa vào trường học hòa nhập với trẻ em trên bờ. Các gia đình vẫn sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Ngư dân đã có điện, nước sạch để sinh hoạt. Tiểu kết chương 1 Lối sống là lĩnh vực được nghiên cứu từ giữa thế kỷ XIX. Ban đầu những nghiên cứu về lối sống được lồng vào nghiên cứu về chính trị hay là những ghi chép về phong tục, tập quán… Từ cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lối sống theo các cách tiếp cận, các quan điểm và phương pháp khác nhau. Nghiên cứu về ngư dân ở thế kỷ XX được các nhà nhân học trên thế giới tập trung vào nghề cá quy mô nhỏ và lớn. Ở Việt Nam, ban đầu chủ yếu là những khảo cứu Dân tộc học, phản ánh về lao động, thiết chế xã hội và đời sống của ngư dân. Những nghiên cứu về lý thuyết cho thấy, lối sống và văn hóa của ngư dân hòa quyện với nhau. Luận án vận dụng một số khái niệm như lối sống, biến đổi lối sống, thích nghi và các lý thuyết về Sinh thái học văn hóa, Không gian xã hội, Biến đổi văn hóa, sử dụng các phương pháp điền đã, mô tả, phân tích, thống kê… để nghiên cứu về lối sống của ngư dân hai làng chài, một làng ở cửa sông cửa biển Văn Úc (nhóm ngư dân ở cửa sông), một làng trong sông Lạch Tray thuộc thành phố Hải Phòng (nhóm ngư dân ở trong sông) để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm ngư dân này. 7 CHƯƠNG 2 LỐI SỐNG NGƯ DÂN LÀNG CHÀI NAM HẢI 2.1. Lối sống của ngư dân qua phương thức mưu sinh và đời sống vật chất 2.1.1. Lối sống của ngư dân qua phương thức mưu sinh 2.1.1.1. Phương thức mưu sinh của ngư dân trước năm 1955 Đối với ngư dân, việc nhận biết về môi trường sống, về các hiện tượng thời tiết, bão gió đặc biệt quan trọng bởi có liên quan trực tiếp đến nguồn sống và sinh hoạt của họ. *Nhận thức của ngư dân về môi trường sống Bao đời gắn bó với cửa sông, cửa biển và biển khơi, ngư dân Nam Hải đã nhận biết được các hiện tượng mang tính quy luật của tự nhiên, từ đó đúc kết thành kinh nghiệm để có một thế ứng xử đúng nhằm tổ chức cuộc sống và truyền lại cho thế hệ sau. Cụ thể, ngư dân đã nhận biết dòng nước thủy triều tại khu vực cửa sông văn Úc; Nhận biết về bão gió; Buộc thuyền tránh bão; Cản bớt sức gió, tận dụng sức đẩy của dòng nước chảy xuôi khi thuyền đi xuôi dòng Văn Úc *Các hình thức đánh bắt cá Nhờ nhận biết được các hiện tượng tự nhiên, ngư dân đã lựa chọn cách ứng xử để mưu sinh. Đó là khai thác nguồn lợi ở khu vực cửa sông Văn Úc bằng nghề đáy , nghề xăm và bắt cá ăn vụng. Nghề đáy sử dụng hình thức giữ cho cọc đáy đứng được giữa lòng sông kết hợp với chăng lưới để đánh bắt các loại cá. Xăm, về hình thức cấu tạo gần giống như đáy nhưng bả lưới dùng cho xăm có mắt nhỏ hơn. Xăm, chủ yếu đánh tép trắng. Nghề bắt cá ăn vụng là việc sử dụng lưới đáy để bắt những cá to như cá vược, cá sủ… Đặc biệt là cá sủ (sủ đất, sủ vàng) - loại cá chuyên sống ở biển, nặng vài kg, có con hàng chục kg. Phân công lao động, các công việc trong nghề làm đáy, xăm được phân chia một cách tương đối cho các thành viên trong gia đình. Chồng và các con trai lớn thường đảm nhận những việc nặng nhọc như đóng đáy, kéo lưới… Vợ, con gái và con trai nhỏ làm những việc nhẹ nhàng hơn như gỡ tôm cá, đan lưới, vá lưới. Tiêu thụ sản phẩm, đánh bắt được tôm cá, ngư dân bán cho các chân buôn. Họ cấp tiền cho ngư dân vay sắm sửa đồ nghề, kiêm bán các nhu yếu phẩm cần thiết cho ngư dân (trả tiền ngay hoặc bán chịu bù vào tiền bán cá). Khi đánh được cá, ngư dân phải bán cho họ. Mỗi gia đình thường có hai đến ba chân buôn. 8 Ngoài ra, ngư dân Nam Hải còn di chuyển đến Cát Hải để đánh bắt tép. Hình thức đánh bắt này thường tiến hành từ khi có lũ tiểu mãn (khoảng cuối tháng 5), lũ về, ngư dân không thể khai thác ở cửa sông Văn Úc, để đi đến Cát Hải. 2.1.1.2. Phương thức mưu sinh của ngư dân từ năm 1955 đến nay *Từ năm 1955 đến năm 1986 Thực hiện Chỉ thị số 12 CT/TW về hợp tác hóa nghề cá của Đảng và Nhà nước, từ cuối năm 1958, ngư dân được đưa vào làm ăn tập thể trong HTX đánh cá Đoàn Long. HTX chia thành các tổ sản xuất (tổ đi khơi, tổ xăm đáy, tổ vá lưới). Ngư dân từ chỗ tự mình khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực cửa sông, đến đây được Sở Thủy sản cử cán bộ về trang bị thêm những kiến thức và kỹ thuật đánh bắt cá ở khu vực ven bờ và ngoài khơi. Ngư dân được tính ngày công lao động theo công điểm. Dựa vào số ngày công trong một tháng được Nhà nước trả tem phiếu để đong gạo và mua các thực phẩm đồ dùng thiết yếu theo giá bao cấp. Với việc thành lập HTX, các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân đã có những thay đổi căn bản. Trước hết, ngư trường khai thác thủy, hải sản không còn ở phạm vi cửa sông Văn Úc mà ở cả những ngư trường ngoài khơi, như Nam Bạch Long Vĩ, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cát Bà, Đông Dáu, Nam Dáu.Thuyền để đánh bắt thủy, hải sản thay đổi từ thuyền gỗ nhỏ, chèo tay, sang thuyền buồm, chạy bằng sức gió. Từ hình thức đánh bắt bằng đáy và xăm, từ năm 1958 trở đi, ngư dân thay bằng các loại lưới: Lưới Rê, Lưới Rê bay hay là lưới Ba màn và mở rộng một số hình thức đánh bắt sử dụng thuyền và lưới như Đi phàng. Qua kết quả phản ánh về phương thức mưu sinh của ngư dân từ năm 1955 đến năm 1986 cho thấy có những biến đổi. Ngư dân không chỉ khai thác nguồn lợi ở cửa sông, họ đã mở rộng phạm vi đánh bắt cá ra khu vực biển gần bờ. Số lượng cá đánh bắt được nhiều hơn khi chỉ khai thác ở cửa sông. Lao động của ngư dân đòi hỏi sự liên kết của nhiều người mới thực hiện công việc. Phương thức mưu sinh của ngư dân còn tiếp tục có những thay đổi từ năm 1986 đến nay. * Từ năm 1986 đến nay Từ sau khi Nhà nước đổi mới nền kinh tế (1986), cùng với nhiều HTX nông nghiệp, ngư nghiệp trong cả nước, HTX đánh cá Nam Hải không còn phát huy tác dụng và giải thể, kinh tế tập thể nhường chỗ cho kinh tế tư nhân, từ đó xuất hiện các hình thức hợp tác, làm ăn mới: Đi bạn; Cụm tàu an toàn. Trong làng xuất hiện các hoạt động dịch vụ như: Thu mua sản phẩm; Chở thuê sản phẩm đánh bắt của 9 ngư dân; Đan, vá lưới thuê hoặc để bán; Dịch vụ, buôn bán nhỏ; Nghề cơ khí. Ngư dân còn duy trì nghề chế biến thủy hải sản. Hai nghề gắn với sản phẩm có tiếng là: Mắm chắt; Chế biến sứa. Qua nội dung phản ánh trên cho thấy, từ năm 1986 đến nay, ngư dân Nam Hải đã có những biểu hiện thích nghi với quá trình đổi mới. Đó là việc ngư dân mua sắm tàu, ngư lưới cụ để đánh bắt cá, liên kết nghề nghiệp với nhau qua hình thức đi bạn. Trong những năm gần đây, ngư dân có xu hướng bỏ nghề đánh cá chuyển sang nghề buôn bán, dịch vụ hoặc lao động phổ thông. Việc chuyển nghề của ngư dân còn mang tính chất tự phát, manh mún, dựa trên tiềm lực kinh tế của gia đình. Những gia đình lựa chọn nghề thu nhập thấp bởi không có vốn và không còn cách nào khác. 2.1.1.3. Nhận xét về biến đổi phương thức mưu sinh của ngư dân trước đây và hiện nay Trong quá trình mưu sinh, từ khi là vạn chài dưới sông cho đến lên bờ định cư, thành lập hợp tác xã đánh cá và đến hiện nay, ngư dân có những biến đổi căn bản trong phương thức mưu sinh. Trước năm 1955, ngư dân sử dụng những công cụ thô sơ như cọc, lưới ngư dân đã sử dụng những hình thức bắt được nhiều cá. Sau khi định cư (sau 1955) đến năm 1986, dưới hình thức HTX ngư nghiệp, phạm vi khai thác nguồn lợi của ngư dân đã mở rộng ra khu vực biển gần bờ (biển lộng). Được trang bị thêm về kỹ thuật đi biển của Sở thủy sản Hải Phòng, ngư dân có thêm những hình thức đánh, bắt cá đòi hỏi sự liên kết của nhiều người. Nhờ đó, ngư dân đã đánh bắt được cá với số lượng lớn, do nhận biết khá chính xác các hiện tượng tự nhiên bất thường, bão gió nhằm ứng phó kịp thời nên họ ít gặp thiệt hại về tài sản và tính mạng. Từ sau khi đất nước đổi mới nền kinh tế (1986) đến nay, ngư dân có nhiều phương thức mưu sinh khác nhau. Bên cạnh nghề đáy, nghề lộng, nghề khơi, một bộ phận ngư dân đã chuyển hẳn hoặc kết hợp đánh bắt cá với nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ, chế biến thủy, hải sản. Ngư dân đã có một số thay đổi quan niệm về giá trị sống từ thay đổi phương thức mưu sinh. * Thay đổi quan niệm về giá trị sống từ thay đổi phương thức mưu sinh Ngư dân thay đổi quan niệm trước đây về việc sinh con trai hơn là sinh con gái. Khi làm ra đồng tiền nhanh chóng, cuộc sống giàu lên khiến ngư dân không giữ những quan niệm, giá trị cũ, quan niệm mới được hình thành thể hiện mong muốn hưởng thụ những nhu cầu về vật chất. 2.1.2. Lối sống của ngư dân qua đời sống vật chất 2.1.2.1. Nhà cửa Trước năm 1955, là dân “ngụ cư”, không có đất trên bờ làm nhà nên ngư dân ở trên thuyền. Mỗi gia đình thường có hai chiếc thuyền: thuyền to dùng để ở, thuyền bé hơn để làm nghề. 10 [...]... tích và phác họa một cách chi tiết lối sống của hai nhóm ngư dân, trong đó đã chỉ ra lối sống của ngư dân chịu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản: điều kiện tự nhiên, xã hội; chính sách của Nhà nước; nhận thức, năng lực, trình độ, vốn xã hội và hoạt động sống của ngư dân Phát triển nghề cá ở Việt Nam nói chung và từng địa vực nói riêng cần thiết phải gắn với ổn định đời sống ngư dân, định hướng lối sống. .. phối” Đó là phải tiến hành các thủ tục theo “giáo luật” Trước đây, lễ cưới của ngư dân chỉ có những người cùng chài lưới tham dự Hiện nay, lễ cưới của ngư dân tại nhà thờ không chỉ có cư dân trong làng chài mà còn có cả giáo dân trên bờ và người quen, bạn bè là những bên Lương đến dự 3.3.4 Lối sống của ngư dân qua mối quan hệ trong tang ma Khi một gia đình trong làng có tang, bên cạnh người... hội của ngư dân góp phần vào việc xây dựng bộ mặt văn hóa của nông thôn mới hiện nay 2.3.3 Phân tầng xã hội và quan hệ xã hội trong cộng đồng ngư dân Từ năm 1990, với kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường làm cho sự phân tầng trong cộng đồng ngư dân làng chài bộc lộ và ngày càng nới rộng khoảng cách giữa các hộ giàu; hộ khá; hộ trung bình; hộ nghèo Sự phân tầng xã hội và quan hệ... (sự hỗ trợ bằng vật chất của các tổ chức, cá nhân; trẻ em được học chữ ); nhu cầu vật chất và tinh thần của ngư dân ngày càng nhiều 3.1.2 Lối sống của ngư dân qua đời sống vật chất 3.1.2.1 Lối sống của ngư dân qua nơi ở Con thuyền vừa là công cụ sản xuất, vừa là ngôi nhà của ngư dân Từ trước đến nay, ngư dân đã lựa chọn các chất liệu làm thuyền khác nhau: Thuyền nan (mủng tre, mủng... quan hệ xã 19 hội của ngư dân Trong mối quan hệ với giáo dân trên bờ, ngư dân được giao lưu, chia sẻ những khó khăn về vật chất và tinh thần Trong điều kiện cuộc sống thiếu thốn, bế tắc, ngư dân mong được những người xung quanh đồng cảm, giúp đỡ, mong được nói lên tiếng nói dù là yếu ớt của mình, phần nào thỏa mãn được nhu cầu giao lưu, chia sẻ những khó khăn của cuộc sống 3.3.2 Lối sống của ngư dân qua... lễ thức thờ cúng các vị thần, ngư dân còn có những điều kiêng kỵ riêng, với quan niệm tránh gặp những điều không may trong cuộc sống Một số kiêng kỵ điển hình là: Kiêng phụ nữ có mang xuống thuyền; Đi thăm bà đẻ về không xuống thuyền 2.3 Lối sống ngư dân qua đời sống xã hội 2.3.1 Lối sống ngư dân qua đời sống gia đình 2.3.1.1 Đời sống gia đình ngư dân trước năm 1955 14 Quan hệ bố... ngư dân phát huy nội lực, biến đổi lối sống phù hợp với các điều kiện sống, góp phần xây dựng đất nước bình đẳng, văn minh, tiến bộ Do vậy, Nhà nước cần kịp thời có chính sách hợp lý đối với cả nhóm ngư dân ở cửa sông và trong sông nhằm ổn định các mặt của đời sống, đặc biệt là giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc 8 Việc vận dụng các thuyết sinh thái học văn hóa, không gian xã hội và. .. cộng đồng của ngư dân trước đây và hiện nay có sự khác biệt rất rõ ràng Trước đây, các gia đình có mối quan hệ hòa đồng, thân thiện nên không có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt Hiện nay, mỗi gia đình có thế mạnh riêng với: tiềm lực kinh tế; thu nhập; mức sống; khác nhau dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong làng thể hiện rõ nét, cố kết cộng đồng giảm dần làm mờ đi mối quan hệ tình làng nghĩa xóm Tiểu... Nhìn chung, hiện nay đời sống vật chất của ngư dân có nhiều biến đổi so với trước đây 2.2 Lối sống của ngư dân qua phong tục, tập quán và đời sống tinh thần 2.2.1 Lối sống của ngư dân qua một số phong tục 2.2.1.1 Cưới xin Trước năm 1955, cuộc sống của ngư dân hoàn toàn trên thuyền, việc cưới xin của ngư dân cũng được diễn ra đơn giản phù hợp với điều kiện sống, không có tục hỏi... tre và lưới cước, hình thức đánh bắt thủ công, manh mún Điều kiện sống eo hẹp, cùng với hạn chế trong nhận thức, ngư dân chỉ quanh quẩn kiếm ăn ở ven bờ sông, không vươn ra cửa sông, cửa biển nên đời sống kinh tế của các gia đình khó khăn, mức sống thấp 3.1.1.2 Phương thức mưu sinh của ngư dân từ năm 1998 đến nay Nhờ một số chương trình, dự án phát triển của chính quyền và các tổ chức xã hội trong và . ngư dân Ngọc Sơn trước khi được học chữ (trước 199 8). * Về không gian: luận án chọn hai làng chài để nghiên cứu là làng Ngọc Sơn (phường Ngọc Sơn, quận Kiến An) và làng Nam Hải (xã Đoàn. vi nghiên cứu * Về thời gian: luận án nghiên cứu lối sống hiện nay của hai cộng đồng ngư dân, có so sánh với một số yếu tố của lối sống ngư dân Nam Hải trước định cư (trước 195 5); lối sống. hưởng tới nguồn sống lâu dài; tình trạng thấp kém về giáo dục và đời sống văn hóa - tinh thần… Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề Lối sống người dân làng chài hiện nay (nghiên cứu trường

Ngày đăng: 18/09/2014, 17:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan