SKKN nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở

10 1.3K 1
SKKN nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trên cơ sở thực trạng của chất lượng giáo dục hiện nay, còn có phần nhiều chú trọng vào số lượng và thành tích, chưa thực sự đi sâu vào chất lượng nên tỷ lệ học sinh khá, giỏi, cũng như mức độ nhận thức của các đối tượng học sinh chưa đồng đều, nên chất lượng giáo dục chưa thực sự được nâng cao ở các cấp học, đặc biệt là các vùng khó khăn như huyện Lạc Sơn Hoà Bình nói chung, cũng như trường THCS Tuân Đạo Lạc Sơn Hoà Bình nói riêng.

SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở I - Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trên cơ sở thực trạng của chất lượng giáo dục hiện nay, còn có phần nhiều chú trọng vào số lượng và thành tích, chưa thực sự đi sâu vào chất lượng nên tỷ lệ học sinh khá, giỏi, cũng như mức độ nhận thức của các đối tượng học sinh chưa đồng đều, nên chất lượng giáo dục chưa thực sự được nâng cao ở các cấp học, đặc biệt là các vùng khó khăn như huyện Lạc Sơn - Hoà Bình nói chung, cũng như trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hoà Bình nói riêng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đầu vào ngay từ đầu cấp học là một trong những khâu đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập ở bậc THCS, bên cạnh các góc độ khác tạo nên chất lượng học tập tốt của học sinh. Mặt khác theo quyết định của Bộ giáo dục - Đào tạo từ năm học 2006 trở đi sẽ bãi bỏ việc thi tốt nghiệp bậc THCS và từ năm 2006 đến nay đẩy mạnh phong trào hai không: "Chống bệnh thành tích và chống tiêu cực trong giáo dục". Đây là những nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, cũng như lộ trình hội nhập của nền giáo dục nước ta với giáo dục thế giới. Do đó việc nâng cao chất lượng đầu vào bậc THCS để cùng kết quả quá trình học tập, rèn luyện của học sinh qua các lớp kế tiếp đến cuối cấp học để bình xét tốt nghiệp có chất lượng, phản ánh một cách khách quan là một trong những yếu tố quan trọng.  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  1 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở Xuất phát từ những nhận định trên nên tôi đã lựa chọn tựa đề: "Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở" ở vùng miền núi khó khăn là sáng kiến kinh nghiệm của tôi. II - Phần II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. Chất lượng giáo dục là yếu tố quyết định trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nó là một mục tiêu, là hướng đi của tất cả các dân tộc, nó là thước đo để đánh giá môi trường giáo dục của các quốc gia nói chung và từng địa phận của một đất nước nói riêng, đồng thời quan đó giúp cho mỗi người học có mức độ nhận thức cao hơn và phù hợp với sự thay đổi của xã hội mới - Xã hội của công nghệ thông tin và hội nhập toàn diện. Trên thực tế chất lượng giáo dục của các trường vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn thấp, đặc biệt phần lớn các trường chưa chú trọng chất lượng đầu vào, nên trong quá trình giảng dạy giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong sự phân loại từng đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp phù hợp. Đồng thời không thể hết mức độ nhận thức của học sinh khá, giỏi, nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó áp lực nặng nề của phổ cập giáo dục THCS, áp lực về phía gia đình và xã hội mong muốn con em họ có thành tích cao trong học  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  2 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở tập nhưng chăm lo quan tâm đến việc học của con em họ lại chưa cao. Trong khi đó từ năm học 2006 đến nay thực hiện chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, mặc dù đã đi qua được 2 năm nhưng phần lớn các em học sinh ở các trường THCS vùng núi vẫn chưa bắt nhịp tốt tới sự thay đổi này. Do vậy, đứng giữa những sự lựa chọn đó các trường THCS vùng núi đã phải thực hiện thao phương thức ở mức độ thích ứng dần, đôi lúc còn mang tính hình thức. Mặt khác do kinh tế địa phương còn nghèo nàn, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học chưa ổn định, vì vậy chất lượng giáo dục ở các trường THCS vùng núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn yếu. 2. Nội dung cụ thể: - Trên cơ sở việc thực hiện các khâu tuyển sinh ở đầu cấp học tại trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hoà Bình trong 2 năm gần đây bước đầu đã thu được những kết quả khả quan như phân loại được mức độ nhận thức của học sinh để phân chia lớp cho phù hợp. Nhưng trong thực tế quá trình giảng dạy các lớp mới tuyển sinh thì mới chỉ phát huy được tốt đối tượng lớp chọn khá, giỏi, còn các lớp yếu hơn không những chất lượng học tập còn yếu mà từ học tập yếu còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất trật tự trong lớp, về nhà không học bài và làm bài tập ở nhà, đồng thời còn xuất hiện hiện tượng trốn tiết, bỏ học và như vậy học yếu làm cho các em không cảm thấy mến lớp, mến trường. Xuất phát từ những suy nghĩ sâu sắc trên, muốn nâng cao chất lượng đầu vào của học sinh bậc THCS là cơ sở cho việc học tốt trong suốt quá trình học tập ở bậc học, tôi nghĩ cần có những biện pháp cải tiến cụ thể như sau:  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  3 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở a. Khâu tuyển sinh: Mỗi trường cần tổ chức cho học sinh thi tuyển sinh một cách khách quan, nghiêm túc và được thành lập theo nguyên tắc một Hội đồng tuyển sinh do Hiệu trưởng các trường làm Chủ tịch Hội đồng coi thi, sau khi nhận đủ, đúng thời gian hồ sơ nhập học của học sinh đã tốt nghiệp tiểu học và có kế hoạch đưa ra lịch thi cụ thể cho học sinh. b. Đề thi: Chủ tịch Hội đồng coi thi (Hiệu trưởng) giao trách nhiệm cho các thầy, cô giáo có uy tín trong nhà trường để xây dựng bồ đề thi cho phù hợp với mức độ nhận thức của các em bậc tiểu học, trên cơ sở 3 môn học trọng yếu: Văn - Tiếng, Toán và Ngoại ngữ và một đề thi có kiến thức tổng hợp. Bộ đề thi phải xây dựng trên cơ sở của phương pháp đổi mới hiện nay (dưới dạng tương ứng với các dạng câu hỏi của bộ đề thi học kỳ bậc THCS). c. Khâu chấm thi. Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho các thầy cô xây dựng bộ đề thi làm luôn ban chấm thi. Ban chấm thi sẽ chấm bài thi, trên cơ sở thống kê được điểm của từng môn thi từ đó phân thành 5 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. (Ban chấm thi sẽ làm việc trong 4 ngày kể từ ngày kết thúc môn thi cuối cùng, sau đó Hiệu trưởng sẽ niêm yết kết quả thi thành 2 phong bì: Một niêm yết ở Phòng, một bì gửi Phòng giáo dục - đào tạo). d. Kinh phí làm thi. Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ năm học, dựa vào kinh phí chi cho các hoạt động giáo dục của nhà trường và lệ phí thi của học sinh. Chi bộ, Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường xây dựng một mức độ bồi dưỡng cho các đồng chí làm thi.  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  4 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở e. Sau khi thi. Hiệu trưởng, khi vào đầu năm học sẽ triệu tập Hội đồng sư phạm và thông qua kết quả thi cũng như phân loại đối tượng học sinh trước hội đồng. Ban chuyên môn cùng với nhà trường căn cứ vào phân loại điểm của học sinh để phân loại các lớp. Lớp A là lớp có học sinh đạt điểm giỏi (giỏi 90%). Lớp B là học sinh đạt khá + 10% giỏi (khá 90%) Lớp C là học sinh đạt trung bình + 10 khá (TB 90%) Lớp D là học sinh đạt yếu và kém + 10% trung bình. (Dựa vào tình hình thực tế điểm thi của từng trường cũng như số lượng học sinh mà ban chuyên môn sắp xếp cho phù hợp). Ban chuyên môn sẽ cử ra các giáo viên có uy tín trong Hội đồng đảm nhiệm các lớp đầu cấp để đưa các phong trào của lớp đi lên. f. Thời gian biểu và lịch trình giảng dạy. Ban chuyên môn sẽ xây dựng lịch trình cho đối tượng các lớp, lớp khá giỏi, ngoài lịch học bình thường thì cần có kế hoạch nâng cao bằng sắp xếp các tuần chẵn, lẻ học phù hợp. Đồng thời trong quá trình giảng dạy giáo viên nâng cao kiến thức ngay từ những tiết học đầu tiên, những kiến thức đã có ở sách giáo khoa có thể cho học sinh tự nghiên cứu ở nhà, trên lớp giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản, phần lớn thời gian tiết học dành cho học nâng cao. Thực hiện như vậy để giúp các em ngay bước đầu cấp học đã có tính chủ động trong học tập, tạo thói quen tốt cho học cao hơn.  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  5 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở Với các lớp trung bình, yếu, Ban chuyên môn sẽ bố trí lịch trình phụ đạo thêm ngoài số tiết lên lớp đan xen với tuần chẵn, lẻ của lớp khá - giỏi. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải luôn đánh giá mức độ nhận thức của học sinh, ngoài kiểm tra đánh giá theo PPCC để từ đó có mức độ điều chỉnh cho phù hợp. Ban giám hiệu và chuyên môn chịu trách nhiệm trước Phòng giáo dục về việc bố trí chuyên môn của mình. 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Trong thực tế áp dụng dụng sáng kiến tại Trường THCS Tuân Đạo trong năm học vừa qua, mặc dù đã thể hiện lên nhiều mặt tích cực, phong trào học tập ở các lớp khá giỏi đầu cấp luôn là hạt nhân đứng đầu toàn  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  6 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở trường. Bên cạnh đó cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là các lớp yếu kém, phong trào học tập vẫn chưa chuyển biến nhiều. Lý do trong quá trình giáo dục một mặt do điều kiện kinh tế địa phương, việc chăm lo cho con em chưa nhiều, điều kiện cơ sở vật chất trong trường còn nhiều khó khăn nên trong quá trình vận dụng sáng kiến chưa phát huy được tính khả thi vào giảng dạy. Dựa trên những quy phạm giáo dục, việc nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo đầy đủ các nội dung trên việc vận dụng nhuần nhuyễn vào từng năm, cấp học. Thiết nghĩ tính hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao, vì vậy đó sẽ là mục tiêu, là cái đích cần đạt được ở cấp trung học cơ sở.  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  7 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở III - Phần III KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ SUẤT 1. Kết luận. Đánh giá mức độ nhận thức là thước đo sự hiểu biết con người, việc nâng cao chất lượng đầu vào bậc THCS là bước đầu để học sinh nắm vững những kiến thức xuyên xuốt trong quá trình học sau này. Vì vậy không có gì cấp thiết hơn là cần chất lượng cho học sinh thay bằng chạy đua thành tích, số lương, tỷ lệ lên lớp cao. Chỉ có nâng cao chất lượng sẽ là thành quả tất yếu để đạt được số lượng. Trên cơ sở áp dụng sáng kiến tại Trường THCS Tuân Đạo, mặc dù còn nhiều khó khăn, thành quả chưa nhiều, nhưng nếu được thực hiện đồng bộ các khâu của ý kiến thì tính khả thi rất lớn. Tóm lại: Việc nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó việc nâng cao chất lượng đầu vào là một nhiệm vụ cần phải nhìn nhận khách quan, chính xác, tránh xa rời thực tế. 2. Ý kiến đề suất. - Từ vai trò quan trọng của chất lượng giáo dục, trong đó chất lượng đầu vào là khởi đầu, tôi nhận thấy rằng để thực hiện được các nội dung trong sáng kiến thì các cấp quản lý cần đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các bộ môn. Đồng thời cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn cho các hoạt động giáo dục, đặc biệt giữa các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (vùng 3, vùng 4) so với vùng 1, vùng 2 ở miền núi kinh tế còn khó khăn này. - Mặt khác đối với giáo viên cần chủ động tích cực hơn trong hoạt động dạy, chủ động nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, chủ động  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  8 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu dạy tốt, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp trồng người. - Đối với học sinh và phụ huynh cần quan tâm chăm lo tốt hơn việc học tập của con em, các em học sinh cần nỗ lực hơn để đạt được con ngoan, trò giỏi. Trên đây là một số ý kiến của tôi để cải biến chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng đầu vào của học sinh bậc THCS. Với những ý kiến chủ quan của tôi chắc chắn rằng còn nhiều thiếu sót, kính mong các đồng nghiệp, cấp quản lý nhận xét, bổ xung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh và thực tế hơn. Tôi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý vị !. Tuân Đạo, ngày 8 tháng 4 năm 2010. Người viết  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  9 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  10 . Tu©n §¹o  1 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở Xuất phát từ những nhận định trên nên tôi đã lựa chọn tựa đề: " ;Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở& quot; ở vùng. SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở I - Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trên cơ sở thực trạng của chất lượng giáo dục hiện nay, còn có phần nhiều chú trọng vào số lượng và thành. thành tích cao trong học  Trêng Trung häc c¬ së Tu©n §¹o  2 SKKN: Nâng cao chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở tập nhưng chăm lo quan tâm đến việc học của con em họ lại chưa cao. Trong khi

Ngày đăng: 18/09/2014, 11:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan