Tìm hiểu về cây cam, một số thành tựu công nghệ sinh học áp dụng vào cây cam

8 3.8K 39
Tìm hiểu về cây cam, một số thành tựu công nghệ sinh học áp dụng vào cây cam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT :Tìm hiểu về cây cam, 1 số thành tựu của công nghệ sinh học áp dụng vào loại cây nàyCam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày 34mm, màu xanh đến xanh vàng, thịt trái vàng cam, ngọt đậm, khá nhiều nước. Tuy nhiên nhiều hạt (1320 hạttrái), trọng lượng trung bình 20gtrái.Cam sành: Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam, khá nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15 hạttrái). Trọng lượng trái trung bình 200250gtrái. Cam Canh chính là một loại quýt, vỏ mỏng và bóc dễ. Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá màu xanh đậm Giống cam Naven : Còn gọi là cam rốn: nguyên sản ở Califocnia (Mỹ), được trồng ở Việt Nam từ những năm 1937 hiện còn trồng dải rác ở một số vùng ở nước ta. Cam Xã Đoài, Cam Vân Du,….giống cam valencia

BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT : Tìm hiểu về cây cam, 1 số thành tựu của công nghệ sinh học áp dụng vào loại cây này. I. Tổng quan về cây cam : Tên Khoa Học : Phân loại khoa học Giới (regnum) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots (không phân hạng) Rosids Bộ (ordo) Sapindales Họ (familia) Rutaceae Chi (genus) Citrus Loài (species) C. ×sinensis Danh pháp hai phần Citrus ×sinensis 1. Nguồn gốc : Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cam quýt, song nhìn chung nhiều tác giả cho rằng cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á.Theo Angler và Tanaka cho rằng cây cam có nguồn gốc ở Ấn Độ và Miến Điện. Các tác giả Trung Quốc thì cho rằng phần lớn các loài hiện trồng ở Trung Quốc đều là nguyên sản (trừ bưởi, song cũng đã được nhập vào Trung Quốc cách đây 2000 năm) Ở Trung Quốc nghề trồng cam quýt đã có cách đây 3.000-4.000 năm, từ thời Hán đã khá phát triển sang thời Tống đã có cuốn “Quýt lục” của Hàn Ngạn Trực, ghi chép tỉ mỷ về phân loại, cách trồng và chế biến. 2. Phân loại : Ở Việt Nam, có 1 số giống cây cam phổ biến như : Cam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày 3-4mm, màu xanh đến xanh vàng, thịt trái vàng cam, ngọt đậm, khá nhiều nước. Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái), trọng lượng trung bình 20g/trái. Cam sành: Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam, khá nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái. Cam Canh chính là một loại quýt, vỏ mỏng và bóc dễ. Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá màu xanh đậm Giống cam Naven : Còn gọi là cam rốn: nguyên sản ở Califocnia (Mỹ), được trồng ở Việt Nam từ những năm 1937 hiện còn trồng dải rác ở một số vùng ở nước ta. Cam Xã Đoài, Cam Vân Du,….giống cam valencia 3. Đặc điểm hình thái : a. Rễ : Rễ: gồm 2 loại + Rễ chính có thể ăn sâu đến 2 m, tuỳ thuộc và từng loại tính chất đất. + Rễ ngang (rễ phụ) thường tập trung ở tầng đất 0 – 20 cm nhiều nhất là rễ tơ phân bố nông và mật độ cao ở 0 – 10 cm. Rễ ngang có thể ăn rộng gấp 2- 3 lần đường kính tán nhưng tập chung ở phạm vi 50cm trong và ngoài hình chiếu tán. - Sự sinh trưởng của rễ có tính chu kỳ và xen kẽ với các đợt cành. Rễ sinh trưởng trước cành gần 1 tháng sau đó cành mới bắt đầu sinh trưởng (ra lộc non). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ + Nhiệt độ: rễ bắt đầu sinh trưởng ở 120C thích hợp nhất là 24 - 260C Nhiệt độ cao hơn 370C rễ ngừng sinh trưởng. + Độ thoáng của đất. + Độ pH của đất: từ 4- 8 thích hợp nhất từ 5,5 - 6,5 + Chất dinh dưỡng nhiều mùn tơi xốp. b.Thân: cam quýt có đặc điểm là (tự rụng ngọn) sau khi cành phát triển đến mức nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn rụng đi hiện tượng này liên tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho cam quýt không có thân chính rõ rệt và có nhiều loại thân khác nhau: Thân gỗ, thân bụi hoặc thân nửa bụi. c.Cành : d.Lá : Lá cam có eo lá phụ thuộc vào từng loài, eo lá là đặc điểm để phân biệt giữa các giống. Tuổi thọ lá có thể tồn tại trên cây từ 15 đến 24 tháng nhưng lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, mùa Đông thường rụng nhiều hơn. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng nhất là trọng lượng quả do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng bộ lá xanh và tồn tại lâu trên cây là biện pháp tăng năng suất và chất lượng quả. e.Hoa : Là loại hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ, tràng hoa thường có màu trắng, riêng hoa chanh có màu tím. Hoa thường có 5 cánh, nhị nhiều có từ 20-40 nhị. Hoa được phân hoá từ mùa đông năm trước trong điều kiện khô và nhiệt độ thấp. Cam chanh thường phân hoá hoa từ tháng 11 đến tháng 12, cam sành từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Tuy nhiên có loài yêu cầu nhiệt độ không nghiêm ngặt lắm như chanh tứ thời, chanh yên có thể phân hoá hoa vào các tháng khác nhau trong năm. Quả : - Cam thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tuỳ từng loài, giống, được chia làm 2 phần, phần vỏ ngoài và phần vỏ giữa. + Phần vỏ ngoài: gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tế bào sừng dày lên, xen kẽ có các khí khổng. + Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng Lớp sắc tố màu trắng do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng do đó khi quả xanh nhờ có diệp lục mà quả có thể quang hợp được còn khi quả chín vỏ quả chuyển xang màu vàng hoặc màu đỏ. Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp cùi độ dày mỏng của lớp cùi này phụ thuộc vào từng giống. Thành phần hoá học của lớp trắng: 75% là nước, còn lại là chất khô trong đó có (20% protein, 44% là đường, 33% xenlulo, 3% là khoáng). • Hạt : Gồm nhiều phôi từ 1-7 phôi gọi là hiện tượng đa phôi trong đó có 1 phôi hữu tính cón các phôi khác gọi là phôi vô tính. Thường phôi vô tính nảy mầm thành cây khoẻ hơn mầm từ phôi hữu tính và có khuynh hướng giống mẹ nhiều hơn. Do đó nếu gieo hạt cam quýt và có chọn lọc cẩn thận, ta có thể được các cây con tốt. Mặt khác, qua nghiên cứu thấy rằng nếu lấy mầm của cây mọc từ phôi vô tính ghép tạo cây mới, sẽ được một cây ghép khỏe hơn và cho năng suất quả cao hơn cây ghép bằng mắt lấy từ chính cây mẹ đó. Đó chính là cơ sở để có thể phục tráng giống cam quýt đã thoái hoá. Đa phôi là hiện tượng có từ hai phôi trở lên trong một hạt, ở Citrus có hai kiểu đa phôi: - Nhiều phôi vô tính hình thành từ lớp tế bào nucellar của noãn cây mẹ; - Hai hoặc nhiều phôi hữu tính hình thành do sự phân chia một trứng đã thụ tinh (hiện tượng đa phôi cùng trứng) hoặc do có nhiều trứng cùng được thụ tinh trong một noãn (đa phôi khác trứng). - Hình dạng, kích thước và trọng lượng, số lượng hạt thay đổi trong quả tuỳ thuộc vào giống và loài. 4. Ứng Dụng: - Nước cam cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như : các vitamin ( C,A,B,P), flavanoid, khoáng chất ( canxi ), chất xơ, tinh dầu cam, - Cam giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, viêm nhiễm và cả ung thư, thúc đẩy nhanh quá trình liền sẹo, bổ trợ cho hệ thần kinh ( giúp ngủ ngon giấc) - Trong vỏ cam chứa : - Pectin: làm gel thực phẩm; là chất ổn định trong các sản phẩm sữa, nước giải khát - Hesperidin : hòa tan cholesterol và chất béo trung tính - Tinh dầu cam : trung hòa axit, duy trì hoạt động bình thường của ruột. - Có tác dụng chăm sóc da, làm đẹp. - Làm tăng hương vị trong món ăn, kích thích vị gíac - Khủ mùi nấm mốc, mùi khó chịu trong ngôi nhà. - Là chất tẩy tự nhiên - Cam cũng chứa rutin (vitamin P), thành phần giúp mạch máu khỏe hơn; vitamin nhóm B, dưỡng chất không thể thiếu cho hệ thần kinh, các khoáng chất và chất xơ (hòa tan và không hòa tan). - Khi uống nước cam đều đặn, chúng ta - đặc biệt là trẻ nhỏ - có thể tận hưởng những dưỡng chất từ loại trái cây chua này (ít calori, giàu vitamin) và có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, người ta cũng lưu ý rằng cam nguyên trái, chín cây và sạch có chứa nhiều hesperidin hơn, vì qua quá trình vắt ép, thành phần này dễ dàng bị thất thoát. - Thành phần từ cam được sử dụng rất phong phú từ lá, hoa, vỏ cây và trái đều có thể dùng để hãm thành nước uống có vị đắng nhẹ và hương cam đặc trưng. Nước hãm lá cam có thể giúp hạ hỏa, đặc biệt khi mất ngủ, xoa dịu rối loạn chức năng lưu thông máu. 180 gam cam ở dạng đồ tráng miệng nguyên chất cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C trung bình của một người trong một ngày. Cam cũng chứa vitamin A, canxi và chất xơ. 1. Tăng cường thể lực: Nước cam pha muối2. Tẩy trang, làm sạch da: Nước cam ép3. Làm săn chắc da mặt: Mặt nạ từ hạt (hột) cam4. Trị bệnh phong thấp: Bột hạt cam5. Tăng cường hệ miễn dịch: Sa-lát cam6. Tẩy da chết, tăng độ láng mịn cho da: Mát-xa bằng vỏ cam 7. Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi: Hương thơm vỏ cam tươi II. Các kĩ thuật nhân giống cây cam : 1. Phương pháp nhân giống vô tính: 2. a.Nhân giống bằng phương pháp giâm cành: ĐN:cắt rời một phần cây như than,cành,rễ hoặc lá đặt trong môi trường thích hợp để tạo ra rễ và chồi mới,hình thành cây con sống độc lập và mang những đặc điểm giống như cây mẹ. Cam quýt và nhiều loại cây ăn quả khác có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, bỏ hết lá, cắm nghiêng xuống đất ẩm, nơi thoáng mát, đầu cành chồi lên khoảng 5 cm. Sau một thời gian cành ra rễ và phát triển thành cây mới. Phương pháp này dễ làm ,cho nhiều cây con nhanh,mau cho trái,giữ được đặc tính của cây mẹ,nhân giống được các giống cây không hạt nhưng có nhược điểm là tỷ lệ cành giâm bị chết cao.có thể mang theo mần bệnh từ cây mẹ. b. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền cho nhiều loại cây ăn quả. Đối với việc nhân giống cam, quýt… nên áp dụng phương pháp chiết cành. Chiết cành là cách tạo ra cành cây giống để trồng bằng cách tạo cho ra rễ trên vỏ li be của cành chiết. Cành chiết cần chọn cành khoẻ, không mọc xiên, cây có quả sai và ngon ngọt. 3. Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới Thực hiện: Cách chiết cành đối với giống cam, quýt: Sau khi chọn cành chiết rồi tiến hành khoanh vỏ dài khoảng 3-4 cm, để khô 3-4 ngày, quấn rơm nhào với đất bùn ướt, vôi, tro bếp …, bên ngoài bao một lớp vỏ chiếu cũ hoặc nylon có lỗ thoát nước. Thường nên chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa. Sau 1 thời gian, chỗ cành chiết ra rễ thì đem đi trồng. Điều kiện Nên chọn cành chiết từ cây khoẻ mạnh, tuổi cành khoảng 2-3 năm không có biểu hiện bệnh để cây con sau này khoẻ, khả năng phát triển tốt, đậu trái nhiều. Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp là từ 5-6, đất nên bón phân hữu cơ và phân tổng hợp đầy đủ. Thời vụ chiết: vào khoảng tháng 3 - 4, hạ bầu vào tháng 5 - 6 - Vụ Thu: chiết vào tháng 8 - 9, hạ bầu vào tháng 10 – 11 c. Nhân giống bằng phương pháp ghép: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay, khắc phục được những nhược điểm của gieo hạt, giâm cành, chiết cành và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Nhưng để có được cây giống tốt, cần làm tốt các công việc sau: - Sản xuất gốc ghép: Vườn ươm nhân giống phải cách xa vùng bệnh vàng lá cam quýt. Cây gốc ghép có thể ra ngôi trực tiếp trên luống hoặc túi bầu có kích thước 15 x 25 cm đựng hỗn hợp đất phân. Cây gốc ghép cần giữ trong điều kiện cách ly nguồn bệnh và đặc biệt cần phòng trừ triệt để rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá. + Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh (hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá , volkameriana, citrange carrizo, quýt Cleopatra,…). + Chọn nhánh ghép: Chọn cây mẹ tốt, tương đối sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng,sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể. Hiện nay, cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên(chiết cành và ghép cành). Tuy nhiên một so bệnh như: Tristeza,greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting): - Tuyển chọn cây mẹ ưu tú để lấy mắt ghép: chọn cây mẹ lấy mắt ghép ít nhất đã có 5 năm cho quả, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng quả ngon. Đặc biệt là cây lấy mắt ghép không nhiễm bệnh vàng lá. Chỉ lấy những mắt trên các cành khỏe, lấy mắt ở phần giữa cành dài khoảng 20 cm cho 5 - 6 mắt ghép. - Thời vụ ghép: thời vụ ghép thuận lợi ở các tỉnh phía Bắc là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9 khi thời tiết khô ráo. - Phương pháp ghép: phương pháp ghép cam quýt phổ biến hiện nay là ghép chữ T hoặc ghép mắt dạng mảnh. + Phương pháp ghép chữ T: có thể ghép trên gốc từ 9 - 12 tháng tuổi. Dùng dao ghép cắt 2 lát trên gốc ghép cách mặt đất 15 - 20 cm (1 dọc, 1 ngang) tạo ra hình chữ T. Lấy mũi dao nạy vỏ theo vết dọc để luồn mắt ghép vào. Lấy mắt ghép bằng một lát cắt từ dưới mắt ghép đưa lên, sao cho mắt ghép lấy đi có dính một màng gỗ mỏng, đặt lên vết cắt hình chữ T đã tạo trên gốc ghép rồi cuốn lại bằng dây tự hoại. + Ghép mắt dạng mảnh: dùng dao ghép cắt 2 lát trên cành lấy mắt ghép để lấy mắt (cả gỗ và vỏ), cắt 2 lát tương tự trên gốc ghép, đưa mắt ghép vào và cuốn lại bằng dây tự hoại. Ưu điểm Cây sau khi ghép giữ được đặc tính của cây mẹ, mau cho trái, tuổi thọ cao. Nhân đƣợc nhiều cây giống. Cây có bộ rễ ăn sâu, chống đƣợc gió bão va chạm tốt hơn so với giâm cành, chiết cành. Sử dụng đƣợc các đặc tính tốt của cây mẹ làm gốc ghép nhƣ chịu hạn, chịu úng, chịu lạnh …. Cây cao có thể làm thấp xuống nhờ ghép. f Áp dụng đƣợc với những cây không hạt. Phục tráng cho những cây già, quý hiếm. Thay đổi đƣợc tính trạng đực khi ghép cây cái lên cây đực. Nhược điểm : Kỹ thuật ghép tiến hành phức tạp hơn giâm cành, chiết cành. Cần phải có kiến thức nhất định về cây tiến hành ghép. Cần phải nghiên cứu khi ghép khác họ khác loài. Có khoảng 30 loại bệnh lây lan qua đường ghép do mycoplasma, virus, viroid, vi khuẩn. 4. Kĩ Thuật nhân giống invitro trên cây cam: Hiện nay, cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp : chiết cành và ghép cành. Tuy nhiên một so bệnh như: Tristeza,greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting). a.Vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác,trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng. Về nguyên tắc, vi ghép là nuôi cấy đỉnh sinh trưởng nhưng qua dinh dưỡng của gốc ghép. Đỉnh sinh trưởng làm mắt ghép có kích thước từ 0,2 – 0,5 mm, được tách từ búp non đang sinh trưởng mạnh của cây mẹ trưởng thành, gốc ghép là cây mới nảy mầm từ hạt của giống hoang dại, toàn bộ cây ghép được nuôi dưỡng trong điều kiện ống nghiệm vô trùng. Những cây ghép thu được bằng phương pháp này hoàn toàn sạch bệnh và mang đặc điểm di truyền của cây mẹ cho mắt ghép Do đó vi ghép có ưu điểm như sau: - Các cây con sau khi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh. Chuẩn bị gốc ghép lần 1: - Xử lý hạt để gieo làm cây gốc ghép: lấy hạt của các giống cam 3 lá và bưởi chua, được bóc sạch vỏ và khử trùng bằng dung dịch Javel 1% trong 5 phút. - Hạt được gieo trên môi trường thạch có chứa chất dinh dưỡng (môi trường MS) ở trong ống nghiệm và đặt trong buồng tối nhiệt độ 28oC. - Tiêu chuẩn cây gốc ghép: chiều cao 10 - 12 cm, đường kính thân 1,5 - 2 mm. Chuẩn bị đỉnh sinh trưởng: Đỉnh sinh trưởng được lấy từ các chồi non của những cây giống gốc đã được tuyển chọn trên vườn sản xuất hay trong nhà lưới cách ly. Sau khi thu chồi non, tỉa những lá to xung quanh, chỉ giữ lại phần ngọn của chồi dài khoảng 1 - 1,5 cm. Kỹ thuật vi ghép: Cây giống cần làm sạch. Tỉa lá xung quanh. Cắt đỉnh sinh trưởng. Vị trí đặt đỉnh sinh trưởng bệnh. Sau 10 ngày tỉa lá, ở gốc ghép các chồi non mọc ra. Cây gốc ghép 15 ngày tuổi được lấy ra khỏi ống nghiệm, cắt ngọn ở phía trên cách cổ rễ 2 - 2,5 cm; rễ cọc cũng được cắt bớt chỉ để lại 4 - 5 cm. Dùng dao vi ghép và kính lúp soi nổi để mở miệng ghép trên gốc ghép, phải thận trọng để tầng sinh gỗ không bị tổn thương. Đỉnh sinh trưởng là phần mô phân sinh dài khoảng 100 - 150 nm, dùng dao lưỡi mỏng cắt và đặt nhanh vào vị trí ghép trên gốc ghép. Cây con sau vi ghép được đặt trong ống nghiệm có sẵn môi trưởng lỏng (môi trường MS + đường saccaro). Cây được bảo quản ở nhiệt độ 28 o C, cường độ ánh sáng 1000 lux trong 16 giờ hàng ngày bằng đèn huỳnh quang. Sau 1 tuần dùng kính lúp để kiểm tra xem chồi ghép có sống không. Nếu chồi ghép sống, chỉ 1 tháng sau đã có thêm 2 lá mới, đạt tiêu chuẩn ghép lần thứ 2. Kỹ thuật ghép lần 2 Sau khi ghép lần 2, cây được bao chùm túi nilon khoảng 3 tuần. Nếu cây ghép sống, chuyển cây ra chậu to và bảo quản trong nhà lưới chống côn trùng. Những cây sau vi ghép được chăm sóc đầy đủ và được giám định bệnh bằng kỹ thuật PCR, ELISA. III. Các thành tựu đã đạt được : 1. Tạo ra giống cây sạch bệnh : 1.1 Các bệnh thường gặp: a. Bệnh vàng lá greening (VLG) Triệu chứng bệnh: Khi bị nhiễm bệnh lá bắt đầu chuyển sang màu vàng ở gân lá và vùng lân cận rồi cả phiến lá có màu vàng hoặc khảm vàng, đôi khi gân lá bị biến hoá, lá bệnh trở nên ròn, mép lá uốn cong ra ngoài và thường bị rụng sớm. Các lá non ra sau nhỏ và biến vàng tương tự như hiện tượng thiếu kẽm. Các cành nhánh bị khô, rễ tơ và rễ nhánh bị huỷ hoại khiến cây bị suy thoái và chết. Cây bệnh thường ra hoa trái vụ và có thể vẫn cho quả. Quả sinh ra từ cây bệnh thường bị biến dạng, tâm quả bị vẹo và có nhiều hạt lép, phẩm chất kém. Bị bệnh sớm cây thường bị tàn lụi ngay trong 1 - 2 năm sau khi trồng. Nguồn gây bệnh: Là vi khuẩn Liberobacter asiaticum. Vi khuẩn hình gậy, kích thước 350 - 550 x 600 - 1.500 nm với vỏ hai lớp, dày 20 - 25 nm. Tuy nhiên vi khuẩn mang tính đa hình nên có thể gặp dưới dạng que dài hoặc tròn với đường kính 700 - 800 nm. Vi khuẩn sống trong mạch libe của cây. Bệnh VLG lây lan qua cành chiết, mắt ghép và côn trùng môi giới - rầy chổng cánh Diaphorina citri. b. Bệnh Tristeza (tàn lụi): Triệu chứng: Thể hiện chung của bệnh là bộ lá biến vàng nhanh, cây suy thoái và tàn lụi. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ phát hiện các biểu hiện nhẹ như lá biến vàng và gân nhỏ bị trong từng đoạn ngắn (ở lá chanh Eureca), đôi khi gặp dạng lõm thân (cam ngọt miền Nam). Nguồn bệnh: Là vi khuẩn Closterovirus dạng sợi thẳng hoặc cong, kích thước 12 x 2000 nm. Bệnh lây lan qua mắt ghép và cành chiết và côn trùng môi giới là rệp cam, rệp bông (Toxoptera citricida, Aphis gossypii, Aphis aurantii). Ngoài hai bệnh trên, trên cây có múi ở nước ta còn gặp ở mức độ chưa phổ biến một số bệnh virus và tương tự virus Exocortis, Cristacortis 1.2. Các kĩ thuật tạo giống cây sạch bệnh: a. Tạo cây đầu dòng sạch bệnh (cây So) bằng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng Nguyên tắc làm sạch bệnh của phương pháp này dựa vào đặc điểm lây lan của bệnh vàng lá greening (VLG) và các bệnh virus, viroid của cây có múi: - Bệnh chỉ lan truyền trong cây theo mạch dẫn - Bệnh không lây lan qua hạt. Đỉnh sinh trưởng gồm mô phân sinh chưa hình thành mạch dẫn do vậy sạch bệnh. Ghép mảnh mô phân sinh lên mầm cây mọc từ hạt sẽ nhận được cây sạch bệnh. Cách ghép này chỉ thực hiện được trong phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi do mảnh ghép mô phân sinh có kích cỡ rất nhỏ 100 - 150 nanomet (100 - 150 phần nghìn mét) và gốc ghép chỉ là đoạn mầm mọc từ hạt nuôi trong ống nghiệm. Vi ghép được thực hiện trong điều kiện vô trùng nên hoàn toàn sạch bệnh. Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị gốc ghép, chuẩn bị đỉnh sinh trưởng, vi ghép nuôi cây trong ống nghiệm và sau đó đem trồng ra chậu. b. cây cam quýt kháng bệnh tàn lụi. Với quy trình nghiên cứu theo từng bước xác thực: - Phân lập gen: thông qua các kỹ thuật sinh học phân tử và công nghệ gen như: RT-PCR, PCR, tách dòng phân tử và xác định trình tự gen để thu được các gen mã hoá cho protein vỏ và protein mã hoá cho repicase protein của các dòng virus PRSV và tristeza của Việt Nam. - Thiết kế các gen CP và replicase nhân tạo: tạo được các gen mang đa đoạn của các dòng virus khác nhau đảm bảo có tính kháng bệnh phổ rộng. Sử dụng các gen này để thiết kế các Ti-vector phục vụ cho chuyển gen vào cây đu đủ và cam quýt thông qua Agrobacterium. - Hoàn thiện công nghệ chuyển gen: xây dựng được kỹ thuật chuyển gen đa đoạn qua Agrobacterium cho cây đu đủ và một số giống cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế của Việt Nam - Tiến hành chuyển gen có ích vào cây trồng: Chuyển thành công các cấu trúc gen thiết kế được vào các giống đu đủ và cây ăn quả có múi đặc sản ở Việt Nam. - Đánh giá tính kháng bệnh của cây chuyển gen: các dòng cây chuyển gen thu được sẽ được đánh giá tính kháng bệnh với các loài virus PRSV với cây đu đủ và tristeza với cây cam quýt. Với những bước trình tự nghiên cứu đó đề tài đã tách dòng và xác định trình tự thành công gen mã hoá cho protein vỏ CP và 28 chủng PRSV và 5 đoạn gen Nib của 5 dòng PRSV được phân lập ở các khu vực khác nhau của Việt Nam. Kết quả phân tích về đa dạng di truyền và phát sinh chủng loại dựa trên tình tự các đoạn gen thu được của chủng CTV của Việt Nam. Đã biểu hiện thành công gen CTV-CP và CTV-CPm trong tế bào E.coli, các protein tái tổ hợp này đã được tinh sạch đạt tiêu chuẩn để phục vụ cho bước sản xuất kháng thể tiếp theo. Đã thiết kế thành công 4 vector chuyển gen mang cấu trúc RNAi. Đã tạo và lưu giữ các dòng vi khuẩn Agrobacterium mang vector chuyển gen chứa cấu trúc RNAi của các gen đa đoạn trên. Hoàn thiện quy trình tái sinh và chuyên gen vao thân mầm cây cam Canh, cam Sành và cam xã Đoài thông qua A.tumfaciens. Hoàn thiện quy trình đánh giá cây chuyển gen kháng virus trong phòng thí nghiệm và ngoài nhà lưới. 2) Cây ngũ quả Ông Giáp bắt đầu trồng thí nghiệm 3-4 cây bưởi chua, ghép quả cam, chanh và phật thủ. Thế nhưng, lần đầu tiên ông thất bại vì các loại quả này lại có thời gian chín không đều nhau, đến Tết không đủ ngũ quả. Không nản lòng, đến nhăm thứ 2, ông Giáp tiếp tục trồng năm gốc bưởi lai tạo các loại quả nhưng với thời gian ghép các loại quả lại khác nhau. Bằng kinh nghiệm của mình, tháng 4 âm lịch ông bắt đầu lai ghép quả bưởi, đến giữa tháng 5 sẽ ghép cam và quýt, vào tháng 8 ghép quất và phật thủ. Với cách làm này, ông Giáp đã có những cây ngũ quả chín cùng lúc đúng vào dịp Tết Nguyên đán. 3) Giống cam V2 được chọn tạo từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất khá hơn so với giống gốc; đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống chính thức. giống cam V2 là gốc ghép: ghép Valencia trên thân cây Citrus (một loại cây có múi); Giống cam V2: - là giống cam mới, cho năng xuất và chất lượng vượt trội. - là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. - quả gần như không hạt, quả dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước cao. Quả to, vỏ mỏng, vàng đẹp với độ dầy trung bình 3,0mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỉ lệ sơ thấp, chất lượng thơm ngọt đậm ít hạt. - Khả năng kháng bệnh tốt so với các giống cam hiện có trong nước. Chất lượng của giống cam V2 đã hoàn toàn thuyết phục được các nhà lãnh đạo đến cuối ngày 12-3, cam V2 đã chính thức được công nhận và đưa vào trồng thử nghiệm. - là giống thay thế giống cam Vinh hiện đang trồng Nhược điểm lớn nhất của giống cam V2 là ra quả chùm nên khá nặng cành khi quả đã trưởng thành. Do đó người trồng phải lưu ý và tìm cách chống cành cho cam để tránh bị gãy cành 4)Cam BH Giống cam BH quả to, ăn ngon và rất ít hạt (chỉ 1 đến 5 hạt/quả). Điều đáng mừng là giống cam BH rất phù hợp với điều kiện sinh thái ở đây. Giống cam BH tán lá thấp, nó chỉ phát triển mạnh về chiều ngang. giống cam BH là gốc ghép: Ghép cam March trên thân cây Citrus (một loại cây có múi) Ưu điểm : ít hạt ; kháng được bệnh nhện đỏ và bệnh vàng lá chè; Chín sớm; cam BH quả đơn, to (chỉ 4 quả/kg) nên năng suất cao và ít gãy cành; thứ 5 là tỷ lệ đậu quả của cam BH tương đương với giống cam V2… Về chất lượng của cam BH cũng được đánh giá cao nhờ: Màu sắc quả khi chín vàng rực trông rất bắt mắt; múi cam BH cũng vàng óng như mật ong, vách múi và tép múi đều mềm, có vị ngọt thanh giống như cam đặc sản Xã Đoài trồng tại Nghi Diên, Nghi Lộc. 5)Các giống cam không hạt + cam sành không hạt LĐ6 (http://sofri.org.vn/NewsDetail.aspx?l=&id=376&cat=7&catdetail=42) + cam ruột đỏ không hạt (http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/45/9826/Trong-thanh-cong- giong-cam-khong-hat-ruot-do.aspx) + cam mật không hạt (http://sofri.org.vn/NewsDetail.aspx?l=&id=371&cat=7&catdetail=42) Các phương pháp tạo cam không hạt a. Phương pháp dùng kích thích tố : GA3, auxin ( http://www.nhasinhhoctre.com/forum/viewtopic.php?f=62&t=4276) - GA3(gibbrillin acid) có tác dụng làm bầu noãn phát triển lớn lên và tiể noãn tiêu đi.mà bầu noãn sau này sẽ phát triển thành quả còn tiểu noãn phát triển thành hạt.vì vậy,nó giúp cho hạt tiêu hay bị lép đi để tạo quả không hạt - Auxin : trong quá trình ra hoa chuẩn bị thụ phấn dùng auxin để xử lý. Nó sẽ làm ức chế làm hoa không thụ phấn mà vẫn có thể tạo quả.và quả thì không có hạt b. dùng colchicine (http://nonglamsuc.com/resources/CachLamNhoKhongHat.pdf) - Dùng alkaloid colchicine bôi lên đọt non mà mới ra của cây con rồi theo dõi đến khi trái đó lớn lên trái có hạt hay không. Nếu không hạt thì cắt nhánh đem dâm để thu được cây ăn trái không hạt sau này. ( colchicine có nhiệm vụ cải đổi đặc tính di truyền của DNA của cây. Nó làm cặp NST giữ nhiệm vụ di truyền trong tế bào phát triển. đọt non được tẩm colchicine NST có thể phát triển gấp 2 hoặc 3 lần để tạo cây không hạt c. Dùng phương pháp cấy gen (http://books.google.com.vn/books? id=pKlNrSR_8IEC&pg=PA219&dq=Application+of+biotechnology+in+breeding+orange&hl=en&sa=X&ei =kqBoUsveKs2fiAeX0IDoCw&ved=0CDcQ6AEwAA#v=onepage&q=Application%20of %20biotechnology%20in%20breeding%20orange&f=false) Dùng hóa chất để tách NST ra và dùng dụng cụ đặc biệt như súng bắn gen để bắn NST vào tế bào họ muốn cấy để tạo ra giống mới. d. Chọn cây không hạt trong tự nhiên Trong tự nhiên có những giống cây không hạt. chúng ta chọ cây này và đem cắt cành để dâm. những thế hệ cây sau có thể vĩnh viễn không hạt, có khi đặc tính này quay về có hạt giống cha, mẹ củ. e. Dùng phương pháp chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ (http://qlkh.tnu.edu.vn/Article/Details/2454) Từ dòng cam Sành (CS8) có số lượng 10-23 hạt/quả, được chiếu xạ tại Viện Nghiên cứu hạt nhân, sử dụng nguồn chiếu xạ: Co 60 , liều chiếu xạ 5,0 krad. Kết quả đã tạo ra được một dòng dòng cam Sành không hạt bằng chiếu xạ đột biến sử dụng tia gammatrên mầm ngủ có các đặc tính nổi trội: có tỉ lệ hạt phấn bất dục cao (70%), số hạt/quả thấp <2 hạt/quả ổn định trong tất cả các quả ở tất cả các cây (khảo sát từ năm 2002-2010), thịt quả màu vàng cam, sáng đẹp, vỏ quả ít sần và bóng hơn so với cam Sành trong sản xuất, khối lượng quả trung bình 237g, nước quả nhiều (>40%), vị ngọt chua, mùi thơm đặc trưng giống như cam Sành thương phẩm; năng suất khá cao (20-25kg/cây/năm, cây 3 năm tuổi). . . BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT : Tìm hiểu về cây cam, 1 số thành tựu của công nghệ sinh học áp dụng vào loại cây này. I. Tổng quan về cây cam : Tên Khoa Học : Phân loại khoa học Giới. kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cam quýt, song nhìn chung nhiều tác giả cho rằng cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á.Theo Angler và Tanaka cho rằng cây cam có nguồn gốc. cây mọc từ phôi vô tính ghép tạo cây mới, sẽ được một cây ghép khỏe hơn và cho năng suất quả cao hơn cây ghép bằng mắt lấy từ chính cây mẹ đó. Đó chính là cơ sở để có thể phục tráng giống cam

Ngày đăng: 18/09/2014, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan