nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay

86 366 0
nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN PHAN ĐÌNH THUẬN NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ 1945 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1.Lý do chọn đề tài: 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 3.Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 5 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của đề tài: 7 6. Cấu trúc đề tài: 7 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN 8 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8 1.2. Lịch sử hành chính của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 13 1.3. Các thành phần dân tộc và ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 16 1.3.1. Các thành phần dân tộc huyện Đồng Hỷ 16 1.3.2. Ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 18 Chƣơng 2 : NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG HUYỆN ĐỒNG HỶ-TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945 25 2.1. Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 25 2.2. Giới thiệu về cấu trúc nhà sàn, nhà đất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945. 26 2.2.1. Cấu trúc nhà sàn của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945. 26 2.3. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 32 2.3.1 Chọn đất và hƣớng nhà: 32 2.3.2 - Chọn vật liệu. 33 2.3.3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.4 - Lễ phát mộc. 36 2.3.5 - Ngày dựng và cách thức dựng. 37 2.3.6. Lễ vào nhà mới 38 2.3.7. Những tín ngƣỡng khác liên quan đến ngôi nhà. 45 CHƢƠNG 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CẤU TRÚC NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 48 3.1. Loại hình nhà và cấu trúc nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay. 48 3.1.1. Nhà sàn: 48 3.1.2. Nhà đất: 57 3.1.3. Nhà nửa sàn, nửa đất: 62 3.1.4. Kiến trúc công cộng: 63 3.2. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 68 2.3.1 Chọn đất và hƣớng nhà: 68 2.3.2 - Chọn vật liệu. 70 2.3.3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công. 72 2.3.4- Ngày dựng và cách thức dựng. 74 2.3.5- Lễ vào nhà mới. 75 3.3. Nguyên nhân của sự thay đổi và một vài nhận xét nhà của ngƣời Nùng huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay. 76 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngƣời xƣa có câu : "Có an cư mới lạc nghiệp", ngôi nhà có vai trò rất quan trọng đến đời sống văn hoá của con ngƣời. Ngôi nhà không chỉ phục vụ nhu cầu mà còn biểu hiện điều kiện sống, trình độ phát triển của một dân tộc và nó mang ý nghĩa tâm linh trong văn hoá truyền thống tộc ngƣời. Dân tộc nào cũng làm nhà để ở nhƣng tuỳ thuộc vào nghề nghiệp và điều kiện tự nhiên, nhà của mỗi dân tộc khác nhau có nét khác nhau, mỗi dân tộc có nét đặc trƣng riêng của dân tộc mình. Có các loại nhà: Nhà hầm, nửa hầm ở phía Bắc Trung Quốc; có loại nhà đất, nhà sàn ở nƣớc ta Có nhà hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, có nhà bốn mái hoặc 2 mái Cách xây dựng và bố trí trong các ngôi nhà của các dân tộc ở các địa phƣơng có sự khác nhau. Sự khác nhau đó chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở mỗi khu vực nhất định. Nhà cửa truyền thống, hiện đại và nguyên nhân của sự biến đổi của đồng bào các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam là một đề tài đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Sự biến đổi đó là một trong những biểu hiện của trình độ phát triển đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Chọn đề tài “Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay”. Chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu thêm tính đa dạng trong kiến trúc ngôi nhà của đồng bào Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và sự khác biệt so với đồng bào các dân tộc khác định cƣ ở những khu vực khác. Đề tài nghiên cứu quá trình biến đổi ngôi nhà của ngƣời Nùng, tác giả hy vọng đây sẽ là một trong những tài liệu cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu các bộ môn: Dân tộc học, Lịch sử địa phƣơng, Cơ sở văn hoá Mặt khác, đề tài còn là cơ sở để các cấp lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phƣơng có một cách nhìn đầy đủ hệ thống về kiến trúc địa phƣơng. Từ đó đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ biết giữ gìn và kế thừa nét đẹp văn hoá của dân tộc mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đƣợc thửa hƣởng một số kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ mang những nét chung, đặc điểm khái quát. Có thể kể đến các tác giả: 1. “Các dân tộc ít người ở Việt Nam" ( Các tỉnh Phía Bắc) ( 1975). Tác phẩm nêu khái quát đặc điểm kinh tế – xã hội của các dân tộc ít ngƣời ở phía Bắc nƣớc ta 2. Nguyễn Khắc Tụng ( 1978), " Nhà cửa các tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam" Tác phẩm nêu lên khái quát đặc điểm ngôi nhà của các dân tộc ít ngƣời ở khu vực trung du Bắc Bộ 3. Các dân tộc ở Việt Nam, Viện Dân tộc học, Hà Nội ( 1992). Tác phẩm đề cập khái quát nguồn gốc, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam 4. Hoàng Nam ( 1992) " Dân tộc Nùng ở Việt Nam" Tác phẩm đề cập khái quát nguồn gốc, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc Nùng ở Việt Nam Ngoài ra, chúng tôi còn đƣợc nghiên cứu các tài liệu, tạp chí Dân tộc học Viết về vấn đề dân tộc Nùng và kiến trúc nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tất cả những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đề cập đến nhà của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Nùng nhƣng ở mức khái quát. Cho đến nay, chƣa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu "Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay". Tuy nhiên, để hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu, những tài liệu trên đã giúp chúng tôi có một góc nhìn sâu sắc, toàn diện về vấn đề nghiên cứu. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu: Đề tài : " Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay" chúng tôi mong muốn góp phần bảo tồn, phát triển những nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào Nùng ở địa phƣơng. Góp phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phản ánh một cách khách quan về lịch sử phát triển ngôi nhà cũng nhƣ kỹ thuật làm nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. Từ đó cũng thấy đƣợc bản sắc văn hoá và trình độ phát triển của ngƣời Nùng ở địa phƣơng. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng hy vọng chính quyền và đồng bào dân tộc Nùng ở địa phƣơng có những biện pháp bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hoá truyền thống phục vụ cho công cuộc xây dựng đời sống văn hoá mới ở địa phƣơng. - Đối tượng nghiên cứu: Ngôi nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên (trƣớc và sau năm 1945). - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Nguồn tư liệu: + Tƣ liệu thành văn bao gồm các tác phẩm nghiên cứu kiến trúc nhà ở; đời sống văn hoá vật chất, tinh thần của dân tộc Nùng. Một số tạp chí Dân tộc học, Lịch sử địa phƣơng cũng là nguồn tƣ liệu để chúng tôi kế thừa và sử dụng trong đề tài. + Tƣ liệu điền đã: Qua các đợt điền đã đến huyện đồng Hỷ - chúng tôi đƣợc quan sát kiến trúc nhà cửa của ngƣời Nùng ở địa phƣơng và đƣợc tiếp xúc với các nhân mối lịch sử để khai thác nguồn tƣ liệu. - Phương pháp nghiên cứu : Để hoàn thành đề tài, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp khai thác tƣ liệu thành văn với phƣơng pháp điền dã dân tộc học. Mặt khác, khi nghiên cứu về nhà cửa của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, chúng tôi đặt đối tƣợng nghiên cứu trong quan hệ chung của kiến thức cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, để tiến hành so sánh đối chiếu, Từ đó thấy đƣợc nét tƣơng đồng, giao thoa và các yếu tố văn hoá mang đặc thù của địa phƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5. Đóng góp của đề tài: - Dựa trên những nguồn tƣ liệu đã khai thác, đề tài bƣớc đầu khôi phục hình ảnh ngôi nhà, kỹ thuật làm nhà của ngƣời Nùng huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. - Mặt khác, đề tài góp phần chỉ ra những đặc điểm riêng trong cấu trúc và kỹ thuật làm nhà của ngƣời Nùng ở địa phƣơng so với các địa phƣơng khác. - Đề tài là nguồn tƣ liệu tham khảo bổ ích cho quá trình học tập các bộ môn Lịch sử địa phƣơng, Dân tộc học, Cơ sở văn hoá…Ngoài ra đề tài còn là cơ sở để các cấp chính quyền và nhân dân địa phƣơng có những biện pháp giữ gìn phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc. 6. Cấu trúc đề tài: Đề tài gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Phần mở đầu : Gồm Phần nội dung : Gồm 3 chƣơng Chƣơng 1: Khái quát huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên Chƣơng 2: Nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945 Chƣơng 3: Những biến đổi cấu trúc nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay. Phần kết luận: Ngoài ra đề tài còn bao gồm phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Đồng Hỷ là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3km về phía Tây Bắc. . Toàn huyện có 7 xã và 03 thị trấn, trong đó huyện lị đƣợc đặt tại thị trấn Chùa Hang. Phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp với huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp với huyện Phú Lƣơng và thành phố Thái Nguyên. Địa hình Đồng Hỷ chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hƣớng Bắc – Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn. Địa hình đồi núi của địa phƣơng chiếm ƣu thế, vì vậy tính phân bậc của địa hình đƣợc thể hiện khá rõ nét hơn những vùng khác. Địa hình thƣờng đuợc phân theo các bậc địa hình sau: Bậc 1 (<15m): là bậc địa hình thấp nhất trong huyện, thƣờng kéo dài thành dải hẹp, rộng 1- 2km( Huống Thƣợng, Đồng Bẩm…) Bậc 2 ( 15 – 25m): phân bố rộng rãi dọc theo thung lũng sông Cầu Bậc 3 (25 -75m) chiếm phần lớn diện tích khu vực Đông Bắc tiếp giáp thành phố Thái Nguyên. Bậc 4( 75 – 200m) chiếm phần lớn diện tích ở các xã phía Bắc và Tây Bắc. Bậc 5 (600 – 1.000m) chiếm diện tích nhỏ hơn tập trung ở Đông Bắc và phía Bắc huyện. Bậc 7 (1.000 – 1.500m) phân bố thành các cụm nhỏ thuộc dãy Tam Đảo. Dựa trên đặc điểm hình thái, đặc biệt là dựa trên cơ sở phân tích hình thái trắc lƣợng, mà trƣớc hết là các số liệu chia cắt sâu của địa hình có thể chia ra 03 nhóm hình thái địa hình: đồng bằng, đồi và núi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Huyện Đồng Hỷ có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, với độ cao trung bình 80m so với mặt nƣớc biển. Trong đó, cao nhất là Lung Phƣơng (xã Văn Lăng) và Mỏ Ba (xã Tân Long) trên 600m, nơi thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thƣợng 20m. Ở phía Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp có nhiều khe suối với độ cao trung bình là 120m. Địa hình chủ yếu là những dãy đá vôi kéo dài và cấu tạo theo kiểu địa hình Casstơ. Tuy nhiên, xen kẽ giữa các dãy núi là thung lũng thấp có điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Đặc điểm địa hình và khí hậu tạo ra cho địa phƣơng có thế mạnh phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng Hỷ có diện tích đất tự nhiên 52.085 ha với nhiều loại đất khác nhau. Trong đó, đất núi chiếm 49% với độ cao trung bình 200m. Đất đồi chiếm 36%; đất ruộng bãi chiếm 10% đƣợc phân bố dọc theo sông suối, chịu tác động của chế độ thuỷ văn Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520,59km2. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cƣ 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2%, và đất chƣa sử dụng chiếm 25,7%. Núi Chùa Hang – xƣa còn gọi là núi đá Hoá trung, núi Long Tuyền nằm trên đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Núi Voi, còn có tên là núi Thạch Tƣợng, núi Tƣợng Lĩnh ở xã Hoá Thƣợng. Thế núi hiểm trở, giống hình con voi. Cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc lấy núi làm căn cứ chống quan quân nhà Lê – Trịnh. Đồng Hỷ nằm ở phía bắc của đồng bằng Bắc Bộ, là huyện thuộc vùng đồi núi có nhiều kiểu địa hình khác nhau. Cũng nhƣ các địa phƣơng khác thuộc Thái Nguyên, chế độ nhiệt ở huyện Đồng Hỷ có hai mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 0 C - 23 0 C. Ở các vùng đồi núi cao khoảng 600m trị số này giảm xuống 20 0 C và từ 900 – 1000m trở lên nhiệt độ trung bình năm chỉ còn từ 18 0 C trở xuống. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng12 đến tháng 2) nhiệt độ trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn bình dƣới 18 0 C (ở các vùng đồi núi từ 400m trở lên có thể có tới 5 tháng). Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 15 - 16 0 C ở vùng thấp; ở vùng núi là dƣới 9 0 C. Mùa lạnh ở Thái Nguyên dài hơn các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ 10 – 15 ngày, các huyện miền núi dài hơn các huyện miền xuôi 5 – 7 ngày. Những đợt không khí lạnh tràn về làm nhiều ngày nhiệt độ trung bình xuống dƣới 15 0 C. Ba tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình dƣới 17 0 C. Mùa Đông nhiệt độ đã thấp lại có sự dao động mạnh mẽ gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng10. Vào mùa nóng, ở vùng thấp có 5 tháng nhiệt độ trung bình vƣợt quá 25 0 C, là các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Ở vùng có độ cao trên dƣới 500m chỉ còn 3 tháng có nhiệt độ trung bình vƣợt quá 25 0 C. Vùng thấp, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 28 - 29 0 C. Mùa nóng ở huyện Đồng Hỷ nói riêng Thái Nguyên nói chung ngắn hơn ở Hà Nội, dài hơn ở Cao Bằng, vùng thấp mùa nóng kéo dài 5 tháng, lên miền núi chỉ còn 4 – 5 tháng. Ở đây vào mùa hè cũng có những ngày nóng gió Tây rất có hại cho con ngƣời, vật nuôi và cây trồng. Theo "Đại nam nhất thống chí" có chép: "Có huyện Tư Nông, Đồng Hỷ, Phú Lương, Bình Xuyên khí hậu lam chướng hơi nhẹ". Nhƣ vậy, Đồng Hỷ chịu ảnh hƣởng khá mạnh của gió mùa đông Bắc. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm từ 2000 - 2100mm. Chế độ mƣa có thể phân biệt thành 2 mùa, mùa mƣa nhiều và mùa mƣa ít. Mùa mƣa trùng với mùa nóng, thời kỳ có lƣợng mƣa tháng vƣợt 100mm kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% đến 90% lƣợng mƣa cả năm. Mùa mƣa ít trùng với mùa lanh, từ tháng 11 đến tháng 3 lƣợng mƣa chỉ từ 200 đến 400mm, bằng 10% đến 15% lƣợng mƣa cả năm. Ở Đồng Hỷ thời kỳ khô với lƣợng mƣa tháng nhỏ hơn 50mm, thƣờng bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Độ ẩm tƣơng đối trung bình khá cao, trung bình năm đạt khoảng 82% đến 84%. [...]... người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945 Trƣớc năm 1945 ngƣời Nùng ở huyện Đông Hỷ chủ yếu ở nhà sàn, ngƣời ở trên, trâu, bò, lợn, gà ở dƣới Nhà sàn ở đây là loại nhà cột kê, hai mái chính và hai chái hình thang cân, rất giống nhà của ngƣời Tày và cũng khác nhà ngƣời Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng Nhà sàn là dạng nhà truyền thống và phổ biến nhất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. .. huyện Đồng Hỷ; Dinh tuần phủ Thái Nguyên cũng đặt ở Đồng Mỗ (nay là đất phƣờng Trƣng Vƣơng); huyện lỵ Đồng Hỷ ở xã Huống Thƣợng, đầu thế kỷ XX mới chuyển lên Đồng Mỗ Cách mạng tháng Tám thành công (1945) , thị xã Thái Nguyên chính thức trở thành một đơn vị hành chính, chính quyền cách mạng của thị xa ra đời đô thị tỉnh lỵ Thái Nguyên mới trở thành thị xã tỉnh lỵ Thái Nguyên, tách ra khỏi huyện Đồng Hỷ. .. ngƣời Nùng khá phong phú và đặc sắc Những giá trị văn hoá truyền thống đã đƣợc đồng bào địa phƣơng kế thừa và phát triển, tạo nên tính đa dạng trong văn hoá các cộng đồng dân tộc Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2 NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG HUYỆN ĐỒNG HỶ-TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945 2.1 Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. .. những nguyên vật liệu có sẵn và nhờ anh em, họ hàng giúp đỡ, thời gian tiến hành ngắn hơn Nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ có hai loại hình cơ bản: Nhà sàn và nhà đất Ngoài ra còn có loại nửa sàn, nửa đất Tuy nhiên, kiến trúc nhà giữa các địa phƣơng có sự khác biệt 2.2 Giới thiệu về cấu trúc nhà sàn, nhà đất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945 2.2.1 Cấu trúc nhà sàn của người. .. hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hóa của các dân tộc ở mỗi địa phương còn có sự giao thoa văn hoá ảnh hưởng lẫn nhau”[9, tr 247] 1.3.2 Người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Chiếm tỷ lệ đa số và tập trung ở hầu hết khắp các xã của huyện, dân tộc Nùng giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động chính trị - kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. .. nhai ở vùng đất mới Ngƣời Nùng Phanslinh ở huyện Đồng Hỷ có nguồn gốc từ Châu Vạn Thành- Quảng Tây, Trung Quốc; ngƣời Nùng Cháo có nguồn gốc từ Long Châu di cƣ sang Do vậy các học giả từ cổ đại đến nay, đều cho rằng ngƣời Nùng họ có nguồn gốc từ khối Bách Việt thời cổ đại Đây là nguyên nhân khiến ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ và ngƣời Nùng ở Việt Bắc đƣợc ngƣời Trung Quốc gọi là " Xứ Nùng" Số hóa bởi Trung... đất và phần sàn Phần đất nằm ở gian cuối dọc ngôi nhà, cửa ra vào đƣợc mở ở phần nền đất, còn cửa chính ở trƣớc nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3 Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 2.3.1 Chọn đất và hướng nhà: (Dòm tỳ lơn) Ngôi nhà đƣợc coi là một loại tài sản quý báu của con ngƣời mà ở đó họ đã có biết bao kỷ niệm... nhƣ ở nhà sàn Nhà đất có hai mái chính Nhà đất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ có hai mái hồi, đặc biệt ở kiểu nhà ở nhà trình tƣờng hay xây gạch mộc Trong nhà ngăn thành từng phòng riêng cho nam, nữ sàn gác đƣợc thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hẹp lại trở thành gác xép là nơi để thóc lúa, hòm xiểng và những đồ lặt vặt trong gia đình Bếp không còn ở gian... Bắc Giang) Từ ngày 19-10-1962, theo quyết định Số 114 của Phủ Thủ tƣớng, thị xã Thái Nguyên đƣợc nâng cấp trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên Sáu xã của Đồng Hỷ (Gia Sàng, Cam Giá, Đồng Mỗ, Đồng Quang, Quang Vinh, Đồng Bẩm) đƣợc giao về thành phố Thái Nguyên Tháng 7 - 1985, thực hiện Quyết định Số 102 của Hội đồng Bộ trƣởng, huyện Đồng Hỷ lại cắt 2 xã ( Bá Xuyên và Tân Quang) để thành lập... ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 1.3.1 Các thành phần dân tộc huyện Đồng Hỷ Đồng Hỷ tuy là huyện có mật độ dân cƣ không lớn, nhƣng là nơi tụ họp của nhiều dân tộc cùng sinh sống "Sống xen kẽ là một trong những đặc điểm quan trọng của các dân tộc ít người trên đất nước ta" [9, tr247] Theo điều tra dân số năm 1999 Đồng Hỷ có trên 40 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó dân tộc Nùng giữ . huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 16 1.3.1. Các thành phần dân tộc huyện Đồng Hỷ 16 1.3.2. Ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 18 Chƣơng 2 : NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG HUYỆN ĐỒNG HỶ-TỈNH THÁI. THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945 25 2.1. Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 25 2.2. Giới thiệu về cấu trúc nhà sàn, nhà đất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái. Thái Nguyên trƣớc năm 1945. 26 2.2.1. Cấu trúc nhà sàn của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945. 26 2.3. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan