từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam

134 1.9K 4
từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HOA HIÊN TỪ NGỮ CHỈ TÊN GỌI CÁC LOÀI CÁ, TÔM TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM HÙNG VIỆT THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN - 2010 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HOA HIÊN TỪ NGỮ CHỈ TÊN GỌI CÁC LOÀI CÁ, TÔM TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hoa Hiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong số những thể loại văn học dân gian Việt Nam thì ca dao, tục ngữ là thể loại phong phú cả về số lƣợng, nội dung, chủ đề và đƣợc nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn hoá, văn học, ngôn ngữ học,… đi sâu nghiên cứu. Hơn hẳn mọi thể loại sáng tác khác của văn học dân gian, ca dao, tục ngữ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ đƣợc nhiều ngƣời biết đến, là nguồn tài liệu vô cùng quý báu và phong phú có thể khai thác tìm hiểu từ nhiều góc độ, trong đó có việc tìm hiểu từ góc độ ngôn ngữ học. Đề tài này là sự tiếp tục tìm hiểu ca dao, tục ngữ nhƣng từ phƣơng diện ngôn ngữ, văn hoá. Trong hệ thống từ ngữ mà ca dao , tục ngữ sử dụng , ngoài việc dù ng nhƣ̃ ng từ ngữ chỉ trăng , hoa, chim muông, cỏ cây,… thì hệ thống từ ngữ chỉ các loà i cá, tôm cng khá phổ bi ến. Trƣớc đây đã có một số công trình nghiên cứu về biểu tƣợng hoa, biểu tƣợng trăng, biểu tƣợng trang phục, biểu tƣợng con cò, con bống,… song chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về biểu tƣợng cá tôm nói chung trong kho tàng ca dao , tục ngữ Việt Nam. Đề tài này đi và o tìm hiểu từ ngữ chỉ tên gọ i các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việ t Nam là nhằm góp phần làm rõ vai trò của lớ p tƣ̀ ngƣ̃ nà y về các mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và khả năng biểu hiện hình ảnh , tên gọi của nó trong ca dao, tục ngữ. Vớ i những lí do trên đây , chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, những mong góp một tiếng nói xé t tƣ̀ bình diện ngôn ngƣ̃ họ c để tì m hiể u thêm giá trị của ca dao, tục ngữ trong phạ m vi lớ p tƣ̀ ngƣ̃ đang xem xé t . 2. Lịch sử vấn đề Đi và o tì m hiể u các công trình nghiên cứu ca dao , tục ngữ Việt Nam, đặc biệt là việc nghiên cứu biểu tƣợng nghệ thuật trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 chúng tôi thấy: Việc nghiên cứu biểu tƣợng đã và đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm tìm hiểu, phát hiện nhiều điều mới mẻ từ thế giới biểu tƣợng. Đã có nhiều nhà nghiên cứu về ca dao, tục ngữ Việt Nam với qui mô lớn nhƣ Nguyễn Xuân Kính, V Ngọc Phan, Chu Xuân Diên, V Dung, V Thị Thu Hƣơng, Trƣơng Thị Nhàn, Nguyễn Thị Ngọc Điệp… Ở từng công trình nghiên cứu các tác giả đã tìm hiểu ca dao, tục ngữ từ nhiều góc độ: văn hoá dân gian, thi pháp học, văn hoá học, ngôn ngữ học… - Trƣớ c hế t phải kể đến cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, của tác giả V Ngọc Phan. Tác giả đã tìm hiểu chung về nội dung và hình thức của từng thể loại, và thống kê các câu tục ngữ, ca dao theo các chủ đề khác nhau . Với cuốn sách này, tác giả là ngƣời đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề biểu tƣợng trong ca dao. Tác giả cng đã dành một phần tìm hiểu về biểu tƣợng con cò, con bống. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhấn mạnh “Một đặc điểm trong tư duy hình tượng của nhân dân Việt Nam về cuộc đời; đời người với đời con cò và con bống” [Tr.72]. Ngƣời nông dân lao động thấy hình ảnh của mình nhƣ cái cò nên đã mƣợn đời sống của con cò để biểu hiện đời sống của mình. Con cá bống cng đƣợc nói nhiều trong ca dao, dân ca nhƣng không giống con cò vì con cò có thể là hình ảnh của cả trai lẫn gái còn con cá bống chỉ có thể là hình ảnh ngƣời thiếu nữ hay ngƣời thiếu phụ. - Hà Công Tài với bài “Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian” Và Bùi Công Hùng với bài “Biểu tượng thơ ca” (1988) đã khai thác rõ hơn về khái niệm nghệ thuật và đi sâu phân tích một số biểu tƣợng trong ca dao, trong đó có biểu tƣợng trăng. - Trƣơng Thị Nhàn với bài viết in trên tạp chí văn hoá dân gian “Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một số tín hiệu thẩm mĩ” (1992). Tác giả đã nêu ý nghĩa biểu tƣợng của các vật thể nhƣ khăn, áo, giƣờng, chiếu,… và đi sâu tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ sông. Ở bài viết này tác giả kết luận: “Khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 năng biểu trưng hoá nghệ thuật của các vật thể trong ca dao góp phần tạo nên một nét đặc trưng rất cơ bản. Sông là một yếu tố mang ý nghĩa thẩm mĩ giàu sức khái quát nghệ thuật, tham gia vào hệ thống biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật ca dao, sông có giá trị của một tín hiệu thẩm mĩ” [Tr. 62] . - Nguyễn Xuân Kính với công trình nghiên cứu “Thi pháp ca dao” (1992) đã dành hẳn một chƣơng để tìm hiểu các biểu tƣợng nhƣ cây trúc, cây mai, hoa nhài, con bống, con cò và so sánh ý nghĩa của một số biểu tƣợng động vật trong ca dao và văn học viết. Tác giả đặt ra một vấn đề cần đƣợc quan tâm khi xác định ý nghĩa biểu tƣợng: “Tuy cùng viết về một biểu tượng nhưng hai dòng thơ dân gian và bác học đã miêu tả khác nhau, cấp cho nhau những ý nghĩa khác nhau” [Tr.350]. - Cng là tác giả Trƣơng Thị Nhàn, với luận án phó tiến sĩ “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao” (1995) đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu một loạt biểu tƣợng không gian nhƣ rừng, núi, sông, ruộng, bến, đình, chùa Tác giả đã góp một tiếng nói ở một phƣơng diện mới trong lĩnh vực nghiên cứu biểu tƣợng ca dao. - Nguyễn Thái Hòa với công trình nghiên cứu công phu “Tục ngữ Việt Nam - Cấu trúc và thi pháp” (1997) đã chú ý đến sự sáng tạo của tục ngữ với tƣ cách là một tổng thể thi ca nhỏ nhất. Tác giả chú ý tới hƣớng tìm hiểu về phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ nhƣng theo quy chế hoạt động quy chiếu (Mọi hoàn cảnh giao tiếp có những nét tƣơng đồng với ý thông báo đều có thể suy ra hàm ý chung, tạo sự chuyển đổi tên sự vật; và ẩn dụ theo khuôn hình so sánh). - Phạm Thu Yến trong cuốn “Những thế giới nghệ thuật của ca dao” (1998) đã giành một số trang để khảo sát, nghiên cứu biểu tƣợng trong thơ ca trữ tình dân gian. Tác giả nghiên cứu biểu tƣợng theo ba vấn đề: ranh giới giữa biểu tƣợng và ẩn dụ; biểu tƣợng thơ ca dân gian; sự hình thành và phát triển của biểu tƣợng. Theo nhƣ nhƣ tác giả viết “Những điều trình bày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 trên vẫn mang ý nghĩa mở, ý nghĩa đặt vấn đề chứ chưa phải là sự giải quyết triệt để”. - Nguyễn Thị Ngọc Điệp với bài “Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam” (1999) đã phân chia các biểu tƣợng chủ yếu thành ba nguồn sau: + Những biểu tƣợng xuất phát từ phong tục tập quán của con ngƣời Việt Nam, từ quan niệm dân gian, tín ngƣỡng dân gian: trầu cau, cây đa, vuông tròn… + Những biểu tƣợng xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc: Thuý Kiều - Kim Trọng, Ngưu Lang - Chức Nữ, dây tơ hồng, ông tơ bà nguyệt… + Những biểu tƣợng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày của nhân dân: hoa sen, hoa đào, hoa hồng, con cò, con cá, trăng… Theo sự phân chia của tác giả, biểu tƣợng cá tôm đƣợc hình thành từ nguồn thứ ba tức là từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày của nhân dân. Cơ sở để tạo nên các biểu tƣợng chính là hiện thực khách quan . Dựa vào cách phân loại trên, chúng tôi đã xá c đị nh những định hƣớng để triển khai đề tài này . - Gần đây hơn là những bài viết của một số tác giả trẻ nhƣ Nguyễn Phƣơng Châm, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Hà Thị Quế Hƣơng, Phan Thị Thuý Hằng…đã đem đến cho ngƣời đọc nhiều hiểu biết thú vị, đặc biệt cung cấp cho chúng tôi những thông tin mới để nghiên cứu đề tài. Qua việc tìm hiểu các công trình khoa học đã kể ra ở trên , có thể thấy các tác giả đã tập trung thống kê, tìm hiểu các vấn đề về kho tàng ca dao , tục ngữ Việt Nam khá kĩ . Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống trên phƣơng diệ n ngôn ngƣ̃ về từ ngữ chỉ tên gọ i các loà i cá, tôm trong ca dao , tục ngữ Việt Nam . Thƣ̣ c tế nà y là một gợi ý ch o chúng tôi lựa chọn và bắt tay vào thực hiện đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3.1. Về lí luận - Mô tả các đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của các đơn vị từ vựng chỉ tên gọi cá tôm trong ca dao, tục ngữ Việt nam - Chỉ rõ những đặc điểm ngữ nghĩa của tên gọi cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Từ đó, chỉ ra nguồn gốc và cách sử dụng tên gọi các loài cá, tôm của ngƣời dân lao động đƣợc thể hiện tập trung trong ca dao, tục ngữ. - Tìm ra những biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hoá dân tộc trong cách gọi tên, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. 3.2. Về thực tiễn Làm rõ sự hành chức của các đơn vị từ vựng tiêu biểu trong những từ ngữ, hình ảnh chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ, góp phần định hƣớng thiết thực cho việc giảng dạy, học tập ca dao, tục ngữ trong nhà trƣờng phổ thông. 4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là lớ p tƣ̀ ngƣ̃ chỉ tên gọ i các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt. 4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu Nguồn tƣ liệu chính là bộ tổng tập Kho tàng ca dao người Việt của Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên (2001), NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội. Tƣ liệu này gồm 4 tập, đƣợc tuyển chọn từ những lời ca dao ra đời trƣớc cách mạng tháng Tám. Số câu ca dao đƣợc tập hợp trong bộ sách này đạt tới 11.825 lời (chƣa kể dị bản). Bộ tổng tập Kho tàng tục ngữ người Việt của Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2002), NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội. Tƣ liệu này gồm 2 tập, đƣợc tuyển chọn từ những câu tục ngữ từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 xƣa đến nay (1999) với số lời tục ngữ là 16.098 (chƣa kể dị bản). Đây là những công trình biên soạn qui mô, công phu, khoa học của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng tƣ liệu về ca dao, tục ngữ trong Ngân hàng ngữ liệu từ ngữ tiếng Việt của Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận cho luận văn . 5.2. Thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt. 5.3. Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm. 5.4. Bƣớc đầu nêu lên những suy nghĩ về vai trò của biểu tƣợng (biểu tƣợng cá, tôm) trong đời sống của nhân dân lao động thể hiện ở ca dao, tục ngữ ngƣời Việt. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau: 6.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại (thống kê có định hƣớng, phân loại định lƣợng kết hợp với phân tích định tính): đƣợc sử dụng trong quá trình thu thập và xử lí tƣ liệu. Luận văn này thu thập và xử lí trên 447 câu ca dao, 260 câu tục ngữ có từ ngữ chỉ tên gọi cá, tôm. 6.2. Phƣơng pháp phân tích: đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích để rút ra đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ ngữ, hình ảnh cá, tôm. 6.3. Phƣơng pháp quy nạp: dùng để rút ra những kết luận trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thủ pháp so sánh đối chiếu khi cần thiết để làm rõ đặc điểm riêng của đối tƣợng đang xem xét. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 7. Đóng góp của luận văn Lớp từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Với luận văn này, chúng tôi hi vọng đây sẽ là công trình đầu tiên xem xét dƣới góc độ ngôn ngữ học một cách có hệ thống về lớp từ ngữ này. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết Chƣơng 2: Loài cá, tôm và đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt. Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loà i cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt. [...]... thức bình giá riêng của nhà văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4 Ca dao, tục ngữ Việt Nam và các hình ảnh biểu trƣng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam 1.4.1 Ca dao, tục ngữ Việt Nam 1.4.1.1 Khái niệm ca dao Xét theo nghĩa từ nguyên thì ca là bài hát có chƣơng, khúc, giai điệu đƣợc quy định rõ rệt (ngƣời hát không thể tự do thay thế), còn “dao” là bài... tế” [24] Để phân biệt ca dao với lời thơ từ dân ca, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã dùng tên gọi dân ca cho các bài hát dân gian Và từ đó ca dao nhanh chóng trở thành một thuật ngữ chỉ loại thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát không theo một nhịp điệu nhất định [53] 1.4.1.2 Ca dao và dân ca Trong sách Mao truyện có viết: “khúc hợp nhạc viết ca, đồ ca viết dao” (Dịch: Khúc... khái niệm ca dao, tác giả Chu Xuân Diên viết: Theo cách hiểu thông thƣờng thì ca dao là lời của các bài hát đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại là những câu thơ bẻ thành những làn điệu dân ca [18] Nhƣ vậy, tên gọi ca dao, dân ca cũng gây nên nhiều cách hiểu không rạch ròi, hai tên gọi đều có chung một yếu tố ca và không có ranh giới rõ rệt Sự phân biệt giữa ca dao dân ca là ở... sách vở, họ chỉ kể ra một câu tục ngữ xen vào câu chuyện là ngƣời nghe đồng ý, vì tục ngữ là ý kiến tập thể đúc kết lại Tục ngữ đƣợc cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lí trí nhiều hơn là do cảm xúc, tƣ tƣởng biểu hiện trong tục ngữ là tƣ tƣởng đanh thép, sắc bén, rút ra từ cuộc đời Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả Tục ngữ còn là những câu theo thói quen mà nói, nó là những câu thông tục Tóm... yếu tố chủ yếu, quyết định sự bền chặt, vững chắc của tục ngữ là ý và sau đó là nhịp điệu Vì thế, nhiều câu tục ngữ không có vần nhƣng vẫn tồn tại lâu dài VD: Người là vàng, của là ngãi ; Đời cha ăn mặn, đời con khát nước… Nhịp điệu là cái không thể thiếu trong tục ngữ Cách ngắt nhịp trong tục ngữ Việt rất đa dạng Phần lớn, sự ngắt nhịp trong tục ngữ Việt tƣơng ứng với sự ngắt ý, tạo ra sự hòa đối cả... Tục ngữ thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan, còn ca dao thiên về tình cảm… khi chúng được dùng theo phương thức nói – luân lí thì chúng là tục ngữ, còn khi dùng theo phương thức hát – trữ tình thì chúng là ca dao” [63] Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì ca dao dùng để hát, tục ngữ dùng khi nói; ca dao nặng về tình cảm, tục ngữ nặng về lí trí; ca dao gắn liền với diễn xƣớng, tục. .. Tóm lại, về nội dung thì tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con ngƣời về lao động, về sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, cuộc sống trong xã hội Nội dung ấy vừa phong phú vừa vững chắc vì nó đã đƣợc đúc kết qua nhiều thế hệ con ngƣời 1.4.3.2 Nghệ thuật tục ngữ * Vần điệu và sự hòa đối trong tục ngữ Việt Phần lớn tục ngữ Việt đều có vần, bao gồm vần liền nhau hoặc cách nhau, vần ở tiếng... tính khẩu ngữ do yếu tố đƣa đẩy trong các làn điệu dân ca đƣợc lƣu lại ở văn bản, còn ở ngôn ngữ thơ ít có đặc điểm này Tác giả Mai Ngọc Chừ đã phân biệt rõ ngôn ngữ thơ và ca dao: “Nó (ca dao) có cả những đặc điểm tinh túy của ngôn ngữ văn học (mà cụ thể là ngôn ngữ thơ) đồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình, có hiệu quả cao của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại và một loại ngôn ngữ truyền... Có những câu tục ngữ dài (thƣờng là kết cấu lục bát) thì tính tục ngữ của nó ít nhiều bị giảm đi và tính ca dao lại tăng lên VD: Ở sao cho vừa lòng người Ở rộng người cười ở hẹp người chê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4.4 Các hình ảnh biểu trƣng thƣờng gặp trong ca dao, tục ngữ Việt Nam Biểu trƣng (biểu tƣợng) là một yếu tố quan trọng trong thi pháp... ca dao 1.4.2.1 Nội dung của ca dao Ca dao là bộ phận chủ yếu, trọng yếu nhất của thơ dân gian Muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam, dồi dào, thắm thiết, sâu sắc, rung động đến mức độ nào về những khía cạnh của cuộc đời thì không thể không nghiên cứu ca dao Việt Nam Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thƣớc cho lối thơ trữ tình của dân tộc ta Tình yêu của ngƣời lao động Việt Nam . cá, tôm và đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt. Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loà i cá, tôm trong ca dao, tục. tả các đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của các đơn vị từ vựng chỉ tên gọi cá tôm trong ca dao, tục ngữ Việt nam - Chỉ rõ những đặc điểm ngữ nghĩa của tên gọi cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. . 5.2. Thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt. 5.3. Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm. 5.4. Bƣớc đầu nêu

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan