NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

54 6.6K 36
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 1.1. Định nghĩa bản đồ địa hình 1.1.1. Định nghĩa và phân loại bản đồ: a. Định nghĩa K.A. Xalisev đã định nghĩa bản đồ địa lý như sau: “Bản đồ địa lý là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, xã hội được thu nhỏ, được tổng quát hoá theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố và mối tương quan của các đối tượng, hiện tượng, cả những biến đổi của chúng theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước”. Năm 1995, Đại hội lần thứ 10 hội bản đồ thế giới họp tại Bacelona định nghĩa bản đồ địa lí như sau: “ Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lí được kí hiệu hóa, phản ánh các yếu tố và các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nổ lực sáng tạo trong lựa chọn của các tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu có liên quan đến các mội quan hệ không gian”. b. Phân loại bản đồ: Để phân loại bản đồ ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau: Theo phạm vi bao quát lãnh thổ, theo đề tài (tức là theo nội dung), theo tỷ lệ, theo mục đích sử dụng... Căn cứ vào nội dung bản đồ. Khi phân loại bản đồ theo nội dung chủ đề có 2 hệ bản đồ sau: bản đồ địa lý đại cương và bản đồ chuyên đề. + Bản đồ địa lý chung (bản đồ địa lí đại cương): nội dung phản ánh tất cả các đối tượng TN, KTXH, các đối tượng này được phản ánh một cách đồng đều, không nhấn mạnh, không ưu tiên đối tượng này hay đối tượng khác. Tùy thuộc vào mức độ chi tiết, phương pháp, kỹ thuật thành lập và độ chính xác; trong nhóm bản đồ đạ lý chung lại phân ra thành bản đồ địa hình (bản đồ đạ lý chung có tỷ lệ lớn hơn và bằng 1:1.000.000), bản đồ khái quát (bản đồ đạ lý chung có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 + Bản đồ chuyên đề: khác với bản đồ địa lý chung, bdchuyên đề biểu hiện một vài đối tượng trên bd địa lí chung một cách chi tiết. Ví du: bản đồ khí hậu thể hiện các yếu tố khí tượng; 1.1.2. Định nghĩa bản đồ địa hình Bản đồ địa hình thuộc loại bản đồ địa lý chung. Bản đồ địa hình thường có tỷ lệ lớn, biểu hiện các yếu tố địa lý lên bản đồ một cách đầy đủ, chi tiết và chính xác cao. Định nghĩa: Bản đồ địa hình là bản vẽ thu nhỏ dạng địa hình, địa vật trên mặt đất lên giấy theo một quy tắc toán học và tỷ lệ nhất định dựa trên cơ sở những số liệu đo đạc ngoài thực địa kết hợp với công tác ở trong phòng. Theo Nhữ Thị Xuân (2006), Bản đồ địa hình là loại bản đồ địa lý chung, có tỷ lệ lớn hơn và bằng 1:1.000.000, là mô hình thu nhỏ một khu vực của bề mặt Trái đất thông qua pháp chiếu toán học nhất định, có tổng quát hóa và bằng hệ thống kí hiệu phản ánh sự phân bố, trạng thái và các mối quan hệ tương quan nhất định giữa các yếu tố cơ bản của địa lí TN và KTXH với mức độ đầy đủ, chi tiết và chính xác cao. Các yếu tố này được biểu thị tương đối như nhau và phần lớn giữ được hình dạng, kích thước theo tỉ lệ bản đồ, đồng thời giữ được tính chính xác hình học của kí hiệu và tính tương ứng địa lí của yếu tố nội dung cao. 1.2. Đặc điểm của bản đồ địa hình: Bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ địa lý chung nên ngoài những đặc điểm chung của bản đồ địa lý như: a. Thành lập trên cơ sở toán học: Cơ sở toán học để xây dựng bản đồ đảm bảo việc chuyển từ bề mặt tự nhiên của trái đất lên mô hình phẳng qua hai bước: Thứ nhất: chiếu thẳng góc bề mặt tự nhiên của trái đất cùng với các đối tượng phân bố trên đó ( địa vật ) lên bề mặt toán học của nó (mặt elípxôit quay ), và thu nhỏ đến tỷ lệ nhất định ( tỉ lệ cần vẽ bản đồ).. Thứ hai: chuyển bề mặt toán học của trái đất sang mặt phẳng nhờ phép chiếu Gauss, hoặc UTM (lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc ). Do đó các đối tượng địa lý được biểu diễn lên bản đồ có một số biến dạng và chúng ta có thể tính toán được biến dạng đó. Nhờ phép chiếu bản đồ, cho phép ta nhận được trên bản đồ những số liệu đúng về vị trí, kích thước và hình dạng của những đối tượng được biểu thị trên bản đồ. Vì trên bản đồ có biến dạng nên tỉ lệ ở mọi nơi trên bản đồ không như nhau. Cơ sở toán học biểu hiện trên bản đồ ở dạng các điểm khống chế đo đạc, các chỉ số tỉ lệ, hệ thống các đường kinh vĩ tuyến.... b. Sử dụng ngôn ngữ đặc biệt hệ thống ký hiệu: đó là một phương tiện đặc biệt để truyền đạt thông tin. Nó cho phép để thành lập không những một mô hình thu nhỏ của địa hình, mà còn cho phép phân biệt ở đó những cái chính, cái phụ... tạo ra một mô hình địa hình có thể đo được trên mặt phẳng, chỉ rõ những đặc điểm chất lượng và số lượng của những đối tượng và hiện tượng mà nó mô tả. + Trên bản đồ có sự lựa chọn và khái quát hóa các đối tượng được biểu thị việc lựa chọn các đối tượng để mô tả lên bản đồ và khái quát những đường nét, những đặc điểm của chúng. Khả năng mô hình hóa của bản đồ khá hạn chế, trong vô số các địa vật và các hiện tượng có trên thực địa chỉ có một phần không nhiều được chọn để đo vẽ. Việc này cần chú ý tới mục đích và tỷ lệ bản đồ. Ngoài 3 tính chất chung trên bản đồ địa hình còn có một số tính chất riêng như sau: 4. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện một phạm vi nhỏ (trên 200km2) với tỉ lệ lớn (thường 1:200.000 trở lên, phổ biến với các loại tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:5.000, 1:2.000). 5. Nội dung bản đồ địa hình thể hiện tất cả các đối tượng địa lý phân bố trên bề mặt đất bằng các dấu hiệu bề ngoài (thể hiện cong tua của đối tượng ). Ví dụ: tất cả những đối tượng địa lý tự nhiên, bao gồm: nước, đất, địa hình, thổ nhưỡng, thực vật và các đối tượng địa lý kinh tế xã hội bao gồm các điểm quần cư, các đường giao thông, các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, các cơ sở văn hoá, kỹ thuật... Số lượng đối tượng thể hiện là đồng đều, không ưu tiên đối tượng nào. 6. Bản đồ địa hình do có tỉ lệ lớn, do đó không có sai số chiếu hình. Trên bản đồ địa hình tỉ lệ đồng nhất ở tất cả các nơi. Hầu hết các kí hiệu trên bản đồ thu nhỏ đúng tỉ lệ. 7. Trên bản đồ bên cạnh hệ thống kinh vĩ, tuyến còn có hệ thống toạ độ ô vuông (lưới cây số). 8. Bản đồ địa hình có hệ thống tỉ lệ, cách chia mảnh và đánh số mảnh thống nhất, có quy trình, quy phạm và kí hiệu chung do nhà nước ban hành nên thuận tiện trong việc sử dụng. 9. Bản đồ địa hình có tính hiện đại và tính chính xác cao vì nó được thành lập từ các tài liệu đo đạc trực tiếp trên mặt đất hoặc trên ảnh chụp từ máy bay hay trên ảnh chụp từ mặt đất nên nó đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Đối với quốc gia, bản đồ địa hình là bí mật trong việc phòng thủ đất nước. 10. Bản đồ địa hình là những tài liệu gốc để thành lập các bản đồ địa lý chung ở các tỉ lệ khác nhau và là cơ sở địa lý của các bản đồ chuyên đề. 1.3. Bản đồ địa hình đảm bảo những yêu cầu sau: Bản đồ cần phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng dễ dàng, nhanh chóng ở ngoài thực địa. Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ đầy đủ và tỉ mỉ phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực. Độ chính xác của biểu thị các yếu tố nội dung cần phải phù hợp với tỉ lệ bản đồ. 1.4. Phân loại bản đồ địa hình: 1.4.1. Quan điểm phân loại: Theo truyền thống, ở một số nước, người ta quan niệm bản đồ địa hình có tỉ lệ 1:5000 và lớn hơn là bình đồ, còn bản đồ địa hình có tỉ lệ nhỏ hơn 1:5000 là bản đồ. Tuy nhiên, ngày nay việc đo vẽ địa hình thực hiện trên cơ sở lưới khống chế đo đạc nhà nước, cho nên không có sự khác nhau giữa bình đồ và bản đồ địa hình. Khái niệm về bình đồ ở nước ngoài có thể coi tương đương với tên gọi bản đồ địa hình yir lệ lớn của nước ta, vì ở Việt Nam đang chấp nhận “ Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tr lệ lớn 1:5000; 1:2000; 1:1000; 1:500” cùng các kí hiệu kèm theo. Thực tế nước ta còn có nhiều điều chưa được thống nhất giữa tên gọi và tỉ lệ tương ứng với nó và chưa có một văn bản chính thức về phân loại bản đồ địa hình Việt Nam, mà chấp nhận tương đối những quy định của Liên Xô Cũ. 1.4.2. Phân loại Phân loại chủ yếu theo tỷ lệ, ngoài ra còn phân biệt theo ý nghĩa của người sử dụng. 1. Phân loại theo tỉ lệ: Việc phân loại bản đồ địa hình theo tỷ lệ không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia. + Theo tỉ lệ, Giáo sư Salishev chia bản đồ địa lí chung thành 3 loại: Bản đồ tỉ lệ lớn có tỉ lệ lớn hơn 1:200 000 Bản đồ tỉ lệ trung bình 1:200 000 đến 1:1 000 000 Bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1: 1 000 000 + Riêng nhóm bản đồ địa hình, giáo sư Sukhôv chia chúng thành 3 loại: Bản đồ tỉ lệ lớn gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn và bằng 1:25 000 (bản

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 1.1. Định nghĩa bản đồ địa hình 1.1.1. Định nghĩa và phân loại bản đồ: a. Định nghĩa - K.A. Xalisev đã định nghĩa bản đồ địa lý như sau: “Bản đồ địa lý là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, xã hội được thu nhỏ, được tổng quát hoá theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố và mối tương quan của các đối tượng, hiện tượng, cả những biến đổi của chúng theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước”. - Năm 1995, Đại hội lần thứ 10 hội bản đồ thế giới họp tại Bacelona định nghĩa bản đồ địa lí như sau: “ Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lí được kí hiệu hóa, phản ánh các yếu tố và các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nổ lực sáng tạo trong lựa chọn của các tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu có liên quan đến các mội quan hệ không gian”. b. Phân loại bản đồ: Để phân loại bản đồ ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau: Theo phạm vi bao quát lãnh thổ, theo đề tài (tức là theo nội dung), theo tỷ lệ, theo mục đích sử dụng Căn cứ vào nội dung bản đồ. Khi phân loại bản đồ theo nội dung chủ đề có 2 hệ bản đồ sau: bản đồ địa lý đại cương và bản đồ chuyên đề. + Bản đồ địa lý chung (bản đồ địa lí đại cương): nội dung phản ánh tất cả các đối tượng TN, KTXH, các đối tượng này được phản ánh một cách đồng đều, không nhấn mạnh, không ưu tiên đối tượng này hay đối tượng khác. Tùy thuộc vào mức độ chi tiết, phương pháp, kỹ thuật thành lập và độ chính xác; trong nhóm bản đồ đạ lý chung lại phân ra thành bản đồ địa hình (bản đồ đạ lý chung có tỷ lệ lớn hơn và bằng 1:1.000.000), bản đồ khái quát (bản đồ đạ lý chung có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 + Bản đồ chuyên đề: khác với bản đồ địa lý chung, bdchuyên đề biểu hiện một vài đối tượng trên bd địa lí chung một cách chi tiết. Ví du: bản đồ khí hậu thể hiện các yếu tố khí tượng; 1.1.2. Định nghĩa bản đồ địa hình 1 - Bản đồ địa hình thuộc loại bản đồ địa lý chung. Bản đồ địa hình thường có tỷ lệ lớn, biểu hiện các yếu tố địa lý lên bản đồ một cách đầy đủ, chi tiết và chính xác cao. - Định nghĩa: Bản đồ địa hình là bản vẽ thu nhỏ dạng địa hình, địa vật trên mặt đất lên giấy theo một quy tắc toán học và tỷ lệ nhất định dựa trên cơ sở những số liệu đo đạc ngoài thực địa kết hợp với công tác ở trong phòng. Theo Nhữ Thị Xuân (2006), Bản đồ địa hình là loại bản đồ địa lý chung, có tỷ lệ lớn hơn và bằng 1:1.000.000, là mô hình thu nhỏ một khu vực của bề mặt Trái đất thông qua pháp chiếu toán học nhất định, có tổng quát hóa và bằng hệ thống kí hiệu phản ánh sự phân bố, trạng thái và các mối quan hệ tương quan nhất định giữa các yếu tố cơ bản của địa lí TN và KTXH với mức độ đầy đủ, chi tiết và chính xác cao. Các yếu tố này được biểu thị tương đối như nhau và phần lớn giữ được hình dạng, kích thước theo tỉ lệ bản đồ, đồng thời giữ được tính chính xác hình học của kí hiệu và tính tương ứng địa lí của yếu tố nội dung cao. 1.2. Đặc điểm của bản đồ địa hình: Bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ địa lý chung nên ngoài những đặc điểm chung của bản đồ địa lý như: a. Thành lập trên cơ sở toán học: Cơ sở toán học để xây dựng bản đồ đảm bảo việc chuyển từ bề mặt tự nhiên của trái đất lên mô hình phẳng qua hai bước: - Thứ nhất: chiếu thẳng góc bề mặt tự nhiên của trái đất cùng với các đối tượng phân bố trên đó ( địa vật ) lên bề mặt toán học của nó (mặt elípxôit quay ), và thu nhỏ đến tỷ lệ nhất định ( tỉ lệ cần vẽ bản đồ) - Thứ hai: chuyển bề mặt toán học của trái đất sang mặt phẳng nhờ phép chiếu Gauss, hoặc UTM (lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc ). Do đó các đối tượng địa lý được biểu diễn lên bản đồ có một số biến dạng và chúng ta có thể tính toán được biến dạng đó. Nhờ phép chiếu bản đồ, cho phép ta nhận được trên bản đồ những số liệu đúng về vị trí, kích thước và hình dạng của những đối tượng được biểu thị trên bản đồ. Vì trên bản đồ có biến dạng nên tỉ lệ ở mọi nơi trên bản đồ không như nhau. Cơ sở toán học biểu hiện trên bản đồ ở dạng các điểm khống chế đo đạc, các chỉ số tỉ lệ, hệ thống các đường kinh vĩ tuyến b. Sử dụng ngôn ngữ đặc biệt hệ thống ký hiệu: đó là một phương tiện đặc biệt để truyền đạt thông tin. Nó cho phép để thành lập không những một mô hình thu nhỏ của địa hình, mà còn cho phép phân biệt ở đó những cái chính, cái phụ tạo ra một mô 2 hình địa hình có thể đo được trên mặt phẳng, chỉ rõ những đặc điểm chất lượng và số lượng của những đối tượng và hiện tượng mà nó mô tả. + Trên bản đồ có sự lựa chọn và khái quát hóa các đối tượng được biểu thị việc lựa chọn các đối tượng để mô tả lên bản đồ và khái quát những đường nét, những đặc điểm của chúng. Khả năng mô hình hóa của bản đồ khá hạn chế, trong vô số các địa vật và các hiện tượng có trên thực địa chỉ có một phần không nhiều được chọn để đo vẽ. Việc này cần chú ý tới mục đích và tỷ lệ bản đồ. Ngoài 3 tính chất chung trên bản đồ địa hình còn có một số tính chất riêng như sau: 4. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện một phạm vi nhỏ (trên 200km 2 ) với tỉ lệ lớn (thường 1:200.000 trở lên, phổ biến với các loại tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:5.000, 1:2.000). 5. Nội dung bản đồ địa hình thể hiện tất cả các đối tượng địa lý phân bố trên bề mặt đất bằng các dấu hiệu bề ngoài (thể hiện cong tua của đối tượng ). Ví dụ: tất cả những đối tượng địa lý tự nhiên, bao gồm: nước, đất, địa hình, thổ nhưỡng, thực vật và các đối tượng địa lý kinh tế - xã hội bao gồm các điểm quần cư, các đường giao thông, các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, các cơ sở văn hoá, kỹ thuật Số lượng đối tượng thể hiện là đồng đều, không ưu tiên đối tượng nào. 6. Bản đồ địa hình do có tỉ lệ lớn, do đó không có sai số chiếu hình. Trên bản đồ địa hình tỉ lệ đồng nhất ở tất cả các nơi. Hầu hết các kí hiệu trên bản đồ thu nhỏ đúng tỉ lệ. 7. Trên bản đồ bên cạnh hệ thống kinh vĩ, tuyến còn có hệ thống toạ độ ô vuông (lưới cây số). 8. Bản đồ địa hình có hệ thống tỉ lệ, cách chia mảnh và đánh số mảnh thống nhất, có quy trình, quy phạm và kí hiệu chung do nhà nước ban hành nên thuận tiện trong việc sử dụng. 9. Bản đồ địa hình có tính hiện đại và tính chính xác cao vì nó được thành lập từ các tài liệu đo đạc trực tiếp trên mặt đất hoặc trên ảnh chụp từ máy bay hay trên ảnh chụp từ mặt đất nên nó đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Đối với quốc gia, bản đồ địa hình là bí mật trong việc phòng thủ đất nước. 3 10. Bản đồ địa hình là những tài liệu gốc để thành lập các bản đồ địa lý chung ở các tỉ lệ khác nhau và là cơ sở địa lý của các bản đồ chuyên đề. 1.3. Bản đồ địa hình đảm bảo những yêu cầu sau: - Bản đồ cần phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng dễ dàng, nhanh chóng ở ngoài thực địa. - Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ đầy đủ và tỉ mỉ phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực. Độ chính xác của biểu thị các yếu tố nội dung cần phải phù hợp với tỉ lệ bản đồ. 1.4. Phân loại bản đồ địa hình: 1.4.1. Quan điểm phân loại: Theo truyền thống, ở một số nước, người ta quan niệm bản đồ địa hình có tỉ lệ 1:5000 và lớn hơn là bình đồ, còn bản đồ địa hình có tỉ lệ nhỏ hơn 1:5000 là bản đồ. Tuy nhiên, ngày nay việc đo vẽ địa hình thực hiện trên cơ sở lưới khống chế đo đạc nhà nước, cho nên không có sự khác nhau giữa bình đồ và bản đồ địa hình. Khái niệm về bình đồ ở nước ngoài có thể coi tương đương với tên gọi bản đồ địa hình yir lệ lớn của nước ta, vì ở Việt Nam đang chấp nhận “ Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tr lệ lớn 1:5000; 1:2000; 1:1000; 1:500” cùng các kí hiệu kèm theo. Thực tế nước ta còn có nhiều điều chưa được thống nhất giữa tên gọi và tỉ lệ tương ứng với nó và chưa có một văn bản chính thức về phân loại bản đồ địa hình Việt Nam, mà chấp nhận tương đối những quy định của Liên Xô Cũ. 1.4.2. Phân loại Phân loại chủ yếu theo tỷ lệ, ngoài ra còn phân biệt theo ý nghĩa của người sử dụng. 1. Phân loại theo tỉ lệ: Việc phân loại bản đồ địa hình theo tỷ lệ không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia. + Theo tỉ lệ, Giáo sư Salishev chia bản đồ địa lí chung thành 3 loại: - Bản đồ tỉ lệ lớn có tỉ lệ lớn hơn 1:200 000 - Bản đồ tỉ lệ trung bình 1:200 000 đến 1:1 000 000 - Bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1: 1 000 000 + Riêng nhóm bản đồ địa hình, giáo sư Sukhôv chia chúng thành 3 loại: - Bản đồ tỉ lệ lớn gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn và bằng 1:25 000 (bản đồ gốc đo vẽ) 4 - Bản đồ tỉ lệ trung bình gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:50.000 đến 1:200.000 - Bản đồ tỷ lệ nhỏ gồm các bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:300.000 đến 1: 1 000 000 + Trong các giáo trình trắc địa, nhóm bản đồ gốc đo vẽ lại được chia ra thành 3 loại: bản đồ tỉ lệ lớn ( gồm những bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:5.000); bản đồ tỉ lệ trung bình (bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:10.000); bản đồ tỉ lệ nhỏ (bản đồ địa hình có tỉ lệ từ 1:25.000) Như vậy, phân lọai bản đồ theo tỉ lệ thành 3 loại đó là tỉ lệ lớn, tỉ lệ trung bình, tỉ lệ nhỏ chỉ mang tính chất tương đối. Ở Việt Nam, dựa trên phân tích đặc điểm lãnh thổ và việc sử dụng bản đồ có hiệu quả đối với nhiều ngành, người ta chia bản đồ địa hình thành 3 nhóm: + Nhóm 1: các bản đồ có tỷ lệ 1:5000 và lớn hơn. + Nhóm 2: các bản đồ có tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000. + Nhóm 3: các bản đồ có tỷ lệ 1:200.000, 1:500.000, 1:1.000.000. 2. Phân loại theo mức độ khái quát hóa nội dung: - Theo mức độ khái quát hóa nội dung của bản đồ, Giáo sư Salishev phân lọai bản đồ địa lí chung thành 3 nhóm: + Bản đồ địa hình: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ lớn hơn 1:200.000 + Bản đồ địa hình khái quát bản đồ địa lí chung có tỉ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000. 000 + Các bản đồ khái quát: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ nhỏ hơn 1: 1.000.000 - Giáo sư Sukhôv lạ chia bản đồ địa lí chung thành 2 nhóm: + Bản đồ địa hình: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:1.000.000 + Bản đồ khái quát: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 Trong 2 cách phân loại trên thì Giáo sư Salishev chia bản đồ địa lí chung chi tiết hơn, song vì nhóm bản đồ địa hình khái quát ( tỉ lệ 1:200.000 đến 1:1.000.000) có nhiều đặc điểm giống nhóm bản đồ địa hình (tỉ lệ lớn hơn 1:200.000) và quy trình, quy phạm tương đối thống nhất, nên thực tế nước ta dùng cách chia giống Giáo sư Sukhôv, nghĩa là bản đồ địa hình lấy giới hạn nhỏ nhất là tỉ lệ 1:1.000.000 3. Phân loại theo ý nghĩa sử dụng: Theo ý nghĩa sử dụng các loại bản đồ địa hình được chia ra 4 loại: a. Bản đồ địa hình cơ bản: 5 - Bản đồ phản ánh các yếu tố địa hình, địa vật trên bề mặt lãnh thổ ở điểm đo vẽ với độ chính xác, độ tin cậy cao, mức độ chi tiết cần thiết và tương đối đồng đều khi biểu thị các phần tử địa hình, địa vật. - Loại bản đồ này có khả năng đáp ứng những mục đích sử dụng cơ bản của nhiều ngành kinh tế quốc dân, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. - Bản đồ địa hình cơ bản chiếm vị trí quan trọng hàng đầu so với các loại khác nên khi thành lập phải tuân theo tiêu chuẩn chung về kỹ thuật (qui trình, qui phạm, tài liệu). - Bản đồ địa hình cơ bản (bản đồ địa hình nhà nước) có những đặc điểm sau: + Toàn bộ hệ thống bao gồm 1 dãy tỷ lệ phủ kín hoặc gần kín lãnh thổ của 1 quốc gia nhưng vẽ theo những mảnh độc lập theo 1 bố cục thống nhất. + Tuân theo 1 quy cách và tiêu chuẩn thống nhất về độ chính xác, mức độ phản ánh nội dung, phương pháp trình bày và qui trình công nghệ thành lập. + Phản ánh những đặc điểm địa lý cơ bản nhất của 1 khu vực cụ thể qua 6 yếu tố: dáng đất, thuỷ hệ, giao thông, dân cư, chất đất, thực vật và ranh giới b. Bản đồ địa hình chuyên ngành: Bản đồ địa hình chuyên ngành được thành lập để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của một ngành hoặc một số ngành hữu quan hoặc cho mục đích cụ thể nào đó. - Đặc điểm: Bản đồ địa hình chuyên ngành thể hiện các phần tử địa hình, địa vật của khu vực đo vẽ không đồng đều như bản đồ địa hình cơ bản mà chú trọng phản ánh mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn những phần tử cần cho mục đích chuyên ngành. + Các phần tử ít có tác dụng sử dụng được phản ánh trên bản đồ ở mức độ sơ sài hơn. Ví dụ: bản đồ địa hình phục vụ thiết kế công trình thuỷ lợi, cần phải có khoảng cao đều đường bình độ chi tiết hơn, mật độ điểm độ cao có thể gấp đôi cở bản đồ địa hình cơ bản. + Loại bản đồ này ở nước ta hiện nay có thể có:1:1000, 1:25.000 phục vụ cho công tác điều tra quy hoạc rừng. Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 phục vụ thiết kế quy hoạch đồng ruộng. c. Bản đồ nền địa hình: - Bản đồ này được biên chế hoặc tái chế từ bản đồ địa hình cơ bản, nhưng có lược bớt đi một số đặc điểm và tính chất của các phần tử địa hình, địa vật để giảm nhẹ lượng thông tin . - Về bản chất: có thể coi bản đồ này là bản đồ địa hình cơ bản được đơn giản hoá. 6 - Hình thức trình bày: vẫn giữ được nguyên hệ thống kí hiệu của bản đồ địa hình cơ bản, nhưng chỉ in một hoặc hai màu - Ứng dụng: thường dùng làm cơ sở địa hình để trực tiếp lên đó khi tiến hành các công việc thiết kế, quy hoạch, thành lập các bản đồ chuyên đề. d. Bản đồ ảnh địa hình là loại bản đồ địa hình được in trên nền ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh của cùng một khu vực. 1.5. Ý nghĩa của bản đồ địa hình: - Theo Lâm Quang Dốc (1995): Bản đồ địa hình là mô hình đồ hoạ bề mặt đất, cho ta khả năng nhận thức bề mặt đó bằng cái nhìn bao quát, tổng quát, đoán đọc chi tiết hoặc đo đếm chính xác. Dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chóng xác định toạ độ, độ cao của bất kỳ điểm nào trên mặt đất, khoảng cách và phương hướng giữa hai điểm, chu vi, diện tích và khối lượng của một vùng, cùng hàng loạt những thông số khác. Ngoài ra, trên bản đồ địa hình còn phản ánh các mặt định tính, định lượng, định hình, trạng thái của các phần tử địa lý và ghi chú địa danh. - Bản đồ địa hình được thành lập cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, văn hóa, quốc phòng và mỗi ngành lại đưa ra yêu cầu đối với nội dung của chúng. Theo tính chất đặc điểm của các loại bản đồ địa hình tỷ lệ khác nhau có thể chia ra 3 loại: 1. Bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:25.000. Đặc điểm của loại này là biểu thị chi tiết và độ chính xác cao nên mục đích là: + Dùng trong các quá trình khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng đòi hỏi có độ chính xác cao. + Ứng dụng rộng rãi trong phát triển kinh tế và khai thác lãnh thổ. + Dùng trong quy hoạch chi tiết và thiết kế chính xác các công trình xây dựng như thành phố, cầu đường, đập nước, nhà máy, hầm mỏ, ; dùng để thăm dò và khai thác khoáng sản, điều tra và khảo sát đường giao thông, thiết kế đồng ruộng, lập kế hoạch trồng rừng, bảo vệ rừng và quản lí rừng. + Chọn vị trí để lập công sự chiến đấu. + Dùng để lập bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lí cho bản đồ chuyên đề. Mỗi mục đích sử dụng bản đồ địa hình nêu trên lại đưa ra yêu cầu riêng về tỉ lệ, độ chính xác và nội dung đối với bản đồ địa hình. 7 + Để giải quyết các vấn đề cơ bản trong khai thác công nghiệp cần có các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000 và 1:10000 và khoảng cao đều giữa các đường bình độ khu vực đồng bằng là 1 mét. + Trong nông nghiệp, yêu cầu tưới tiêu đòi hỏi bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, nhưng để quy hoạch nông nghiệp chỉ cần bản đồ địa hình 1:25.000. 2. Bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1: 200.000 + Sử dụng trong dự tính và thiết kế sơ bộ các công trình xây dựng, các tuyến đường giao thông, nghiên cứu địa chất thủy văn, thăm dò khoáng sản, đều tra và quản lí rừng, chuẩn bị mục tiêu cho các binh chủng hợp đồng tác chiến. + Lập bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lý cho bản đồ chuyên đề. 3. Bản đồ địa hình tỉ lệ từ 1:500.000 đến 1:1.000.000 + Loại bản đồ này có tỉ lệ tương đói nhỏ, chỉ đủ đảm bảo độ chính xác và độ chi tiết, mức độ khái quát nội dung khác lớn, chỉ biểu thị các đối tượng lớn và trọng yếu, nhưng lại biểu thị được không gian rộng lớn nên rất tiện lợi cho việc nghiên cứu quy luật tự nhiên, hình dung tổng thể về khu vực nghiên cứu. + Nghiên cứu điều kiện địa lí TN và KTXH của khu vực. + Lập bản đồ chiến lược chiến thuật cho các ban tham mưu cấp cao. + Lập bản đồ khái quát tỉ lệ nhỏ hơn và làm cơ sở địa lý cho bản đồ chuyên đề 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH DÙNG TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 2.1.1. Yêu cầu đối với phép chiếu bản đồ địa hình - Cơ sở toán học của bản đồ là những yếu tố nhằm đảm bảo độ chính xác của bản đồ và cho phép ghép nhiều mảnh bản đồ lại với nhau và vẫn giữ được tính nhất quán cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng bản đồ. - Phép chiếu hình bản đồ là một trong những yếu tố quan trọng của cơ sở toán học bản đồ địa hình. + Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên mặt phẳng bản đồ để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng bản đồ. + Mỗi phép chiếu cho ta một cách biểu hiện các đường kinh, vĩ tuyến của mặt Elipxôit lên mặt phẳng khác nhau, hình dạng khu vực biểu thị khác nhau và độ biến dạng khác nhau. + Việc lựa chọn lưới chiếu cho bản đồ cần thành lập phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lãnh thổ cần thành lập bản đồ; mục đích; nhiệm vụ; tỉ lệ và nội dung của bản đồ; yêu cầu về độ chính xác của bản đồ; phương pháp sử dụng bản đồ (treo tường hay để bàn); điều kiện sử dụng bản đồ; đặc điểm biến dạng và độ biến dạng (nhỏ nhất và lớn nhất trong giới hạn cho phép) của lưới chiếu trên lãnh thổ thành lập, đặc điểm phân bố của sai số biến dạng; mức độ truyền đạt hình dạng lãnh thổ. - Nhìn chung, các loại bản đồ đều yêu cầu về phép chiếu có độ biến dạng nhỏ và phân bố đều để nâng cao độ chính xác bản đồ, hình dạng kinh vĩ tuyến đơn giản để dễ xác định tọa độ của các đểm trên bản đồ, phù hợp với phép chiếu của bản đồ tài liệu để thuận lợi cho việc chuyển vẽ các yếu tố nội dung. - Ngoài ra, bản đồ địa hình còn thêm các yêu cầu về phép chiếu như không có biến dạng về góc, dễ chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ, dễ tính toán, số múi trong phép chiếu càng ít càng tốt, các múi có tính chất giống nhau để giảm bớt công tính toán. Bản đồ địa hình có độ chính xác cao nhất trong các loại bản đồ, do vậy chúng được thành lập trong các phép chiếu đảm bảo độ chính xác hình ảnh cao nhất cho một lãnh thổ rộng lớn. 9 2.1.2. Đặc điểm các phép chiếu hình dùng trong thành lập bản đồ địa hình Việt Nam Căn cứ vào vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của lãnh thổ và yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa hình thì bản đồ địa hình Việt Nam dùng các phép chiếu Gaus - Kriuger, UTM, phép chiếu quốc tế, phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn (ϕ =11 0 và (ϕ =11 0 ). - Trước năm 2000, Cục Đo đạc và Bản đồ (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã sử dụng phép chiếu Gaus - Kriuger, với múi 6 0 theo cách chia múi của quốc tế. + Quân đội Mỹ ở miền Nam (1954 -1975) đã sử dụng phép chiếu UTM để thành lập bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:500.000 cho khu cực nước ta, với múi chiếu 6 0 . + Đối với bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1.000.000 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dùng phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn (ϕ =11 0 và (ϕ =11 0 ) để thành lập. - Từ năm 2000 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng phép chiếu UTM với múi chiếu 3 0 cho tỉ lệ bản đồ 1:5.000 và lớn hơn với kinh tuyến trung ương 102 0 , 105 0 , 108 0 , 111 0 , 114 0 và 117 0 . + Sử dụng phép chiếu UTM với múi chiếu 6 0 theo các chia múi Quốc tế cho các bản đồ địa hình tỉ lệ từ 1:10.000 đến 1:500.000. + Sử dụng phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn (ϕ =11 0 và ϕ =21 0 ) để thể hiện bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 và các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn. 1. Đặc điểm của phép chiếu hình trụ ngang Gauss: Theo phép chiếu, chia trái đất thành 60 múi (mỗi múi 6 0 ). Đánh số thứ tự từ 1- 60, bắt đầu từ knh tuyến gốc sang phía Đông, đến Tây bán cầu rồi trở về kinh tuyến gốc. 10 [...]... l bn cng ln thỡ chớnh xỏc nh v cng cao a Chữ số và chữ viết b Màu sắc: Bản đồ tỉ lệ 1:200000 có 4 màu - màu xanh lá mạ (Lục) - màu đen, màu xanh nớc biển (lam), màu nâu Bản đồ tỉ lệ 1:500000 có 5 màu: lục, lam, đen, nâu, đỏ Bản đồ tỉ lệ 1:1000000 có 7 màu: lục, lam, đen, nâu, đỏ, tím, nho + Quy nh mu sc tng i n nh, hn ch t 2 n 4 mu v sp t phự hp vi mu sc t nhiờn ca i tong biu th: mu lam cho kớ hiu... tc chung ca h thng kớ hiu bn , tuy nhiờn kớ hiu bn a hỡnh cng cú nhng c thự riờng - Kớ hiu bn a hỡnh cú tớnh tng ng vi i tng m nú phn ỏnh T l bn cng ln, tớnh tng ng cng mnh, th hin hỡnh dng, kớch thc v lc nột ca kớ hiu - Mi kớ hiu cú v trớ trờn bn tng ng vi v trớ mt bng trong thc t v c xỏc nh ỳng n v mt toỏn hc T l bn cng ln thỡ chớnh xỏc nh v cng cao a Chữ số và chữ viết b Màu sắc: Bản đồ tỉ... xỏc v cnh, hng v gúc ca cỏc a vt trờn mt t khi v lờn bn , ng thi nú cng l c s m bo s thng nht chung v ta gia cỏc mnh bn a hỡnh 2.5.T L BN A HèNH - T l bn : l t s gia di mt on thng trờn bn vi di ca chớnh on thng ú ngoi thc a Ký hiu: hoc 1/M hoc 1:M mi nc cú mt h thng t l quy nh cho bn a hỡnh, yờu cu chung v t l ca bn a hỡnh Vit Nam l s chn v l bi s thu nh ca nhau to 18 thnh mt h thng thng nht... hỡnh t l ln 1:1.000 v 1:500 ch c thnh lp cho cỏc khu vc nh, cú th thit k h thng phõn mnh v t phiờn hiu mnh phự hp cho tng trng hp c th Ngoi ra, cng cú th s dng cỏch phõn mnh v t phiờn hiu mnh theo h thng chung nh sau: a Phõn mnh v t phiờn hiu mnh bn a hỡnh t l 1:1.000 Mi mnh bn t l 1:2.000 chia thnh 4 mnh bn t l 1:1.000, ký hiu bng ch s La-Mó I, II, III, IV theo th t t trỏi sang phi, t trờn xung di... no nm c h thng kớ hiu, chỳng ta mi cú th dc v s dng bn dc tt H thng kớ hiu bn a hỡnh l mt loi ngụn ng k thut, phn ỏnh ỳng dung lng thụng tin cho bn a hỡnh H thng kớ hiu bn a hỡnh phi m bo nguyờn tc chung ca h thng kớ hiu bn , tuy nhiờn kớ hiu bn a hỡnh cng cú nhng c thự riờng - Kớ hiu bn a hỡnh cú tớnh tng ng vi i tng m nú phn ỏnh T l bn cng ln, tớnh tng ng cng mnh, th hin hỡnh dng, kớch thc . nhóm: + Bản đồ địa hình: bản đồ địa lí chung có tỉ lệ lớn hơn 1:200.000 + Bản đồ địa hình khái quát bản đồ địa lí chung có tỉ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000. 000 + Các bản đồ khái quát: bản đồ địa lí chung. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 1.1. Định nghĩa bản đồ địa hình 1.1.1. Định nghĩa và phân loại bản đồ: a. Định nghĩa - K.A. Xalisev đã định nghĩa bản đồ địa lý như sau: Bản đồ địa. thành bản đồ địa hình (bản đồ đạ lý chung có tỷ lệ lớn hơn và bằng 1:1.000.000), bản đồ khái quát (bản đồ đạ lý chung có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 + Bản đồ chuyên đề: khác với bản đồ địa lý chung,

Ngày đăng: 17/09/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan