Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa)

141 1.6K 8
Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THỊ THU HOÀI HIỆN TƢỢNG “LÓNG” SỬ DỤNG TRÊN MỘT SỐ BÁO CHÍ DÀNH CHO GIỚI TRẺ (XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÖC VÀ NGỮ NGHĨA) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Văn Tình THÁI NGUYÊN - 2010 THÁI NGUYÊN, THÁNG …/2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Tình, người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, quan tâm đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hoài LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Phạm Thị Thu Hoài MỘT SỐ QUY ĐỊNH 1. Các chữ viết tắt HHT: Báo Hoa học trò TGHĐ: Báo Thế giới học đường 2. Kí hiệu bảng biểu Đánh số bảng biểu gắn với số chương, ví dụ Bảng 2.2. có nghĩa là bảng thống kê số liệu thứ 2 trong Chương 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khách quan Hiện nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng Việt, đặc biệt là trong thời mở cửa của cơ chế thị trường. Để thích nghi với sự năng động của cuộc sống, tiếng Việt đã có sự điều chỉnh, thay đổi, trong đó có việc mở rộng và phát triển vốn từ sẵn có. Đây là một xu hướng của ngôn ngữ nói chung. Thực tế hiện nay cho thấy, trong sinh hoạt thường nhật cũng như trên văn bản báo chí, có một dạng ngôn từ đang chiếm ưu thế với mật độ xuất hiện dày đặc và khá phổ biến đó là tiếng lóng (Slang). Vốn chỉ là một “biệt ngữ” xã hội, tiếng lóng là một dạng ngôn ngữ hẹp được sử dụng trong một nhóm hay cộng đồng nào đó, sống “kí sinh” trong lòng ngôn ngữ toàn dân. Từ khi hình thành, tiếng lóng đã bị coi là “lệch chuẩn” không được khuyến khích phát triển. Nhưng đến nay, lối nói “lóng hoá” đang có cơ hội phát triển trong xã hội hiện đại. Hiện tượng này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, nhất là với giới trẻ ở các đô thị, khi nhu cầu giữ bí mật nội dung giao tiếp đang dần trở nên cấp thiết. Một bộ phận không nhỏ tiếng lóng khi mất vai trò của mình, đã nhập vào ngôn ngữ toàn dân với giá trị tích cực. Sự hiểu biết và vận dụng linh hoạt một bộ phận tiếng lóng tạo nên sự phong phú trong vốn từ ở cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong xu hướng dân chủ hoá hoạt động sáng tạo văn chương nghệ thuật, tiếng lóng ngày càng có vị trí và vai trò nhất định trọng cần được quan tâm. 1.2. Lý do chủ quan Con người khi giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn chú ý đến việc tổ chức lời nói như thế nào cho tốt, cho hay để người nghe có thể tiếp nhận dễ dàng. Thực tế tiếng Việt hiện đại cho thấy, tiếng lóng ngày càng được nhiều nhóm xã hội sử dụng hơn. Không dừng lại trong ngôn ngữ của giới trẻ, tiếng lóng đang xâm nhập nhiều vào tầng lớp doanh nhân, trí thức, cho dù cộng đồng sử dụng nó có muốn hay không muốn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Hiện nay, báo chí đang đứng trước câu hỏi “viết cho ai”, “viết với mục đích gì”, để thỏa mãn được yêu cầu đặt ra với nhiều đối tượng, thuộc các trình độ văn hóa khác nhau không phải là điều dễ dàng. Tìm hiểu về “Hiện tượng lóng trên ngôn ngữ báo chí” là bước chân vào địa hạt khá rộng, trên một nền tư liệu lớn, đồ sộ bao gồm: báo in, báo phát thanh và báo hình. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, ngôn ngữ báo phát thanh và báo hình còn để ngỏ, với lý do đối tượng nghiên cứu là “hiện tượng lóng”, một hiện tượng ngôn ngữ “lệch chuẩn”, xuất hiện không nhiều lắm trên ngôn ngữ phát thanh truyền hình. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin tập trung vào “hiện tượng lóng” trên một số báo chí được giới trẻ hiện nay quan tâm, yêu thích như: Tuổi trẻ cười, Sinh viên Việt Nam…và đặc biệt là báo Thế giới học đường và Báo Hoa học trò. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Sưu tầm, biên soạn nghiên cứu hiện tượng “lóng” trong ngôn ngữ nói chung Tiếng lóng là slang, cant (tiếng Anh), là argot, jargon (tiếng Pháp). Không biết chích xác từ slang xuất hiện khi nào, nhưng từ năm 1736 đã xuất hiện từ điển Nathan Bailey‟s Canting Dictionary (thieving slang). Trong từ điển này, người ta sưu tầm từ ngữ của bọn trộm cắp (foot-pads), ăn mày (beggars), dân lang thang (gypsies), bọn lường gạt (cheats), bọn đào ngạch, khoét vách, bẻ khóa (house-breakers), phu bốc vác (shop- lifters), bọn cướp đường (highway-men)…Ban đầu phạm vi sử dụng của tiếng lóng còn nhiều hạn chế, thường bắt gặp ở vỉa hè hay nơi chợ búa, dần dần tiếng lóng đã xâm nhập sâu rộng hơn vào ngôn ngữ chung của cộng đồng. Nó không bị điều khiển hay chịu sự đè nén của thực tế xã hội, có thể tự do hình thành và biến mất. Từ đầu thế kỷ XX, tiếng lóng Việt Nam đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đây có thể coi là một chủ đề lý thú, nóng bỏng, thu hút được sự tò mò của nhiều cây bút và đông đảo độc giả. Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 trình đầu tiên về tiếng lóng trong tiếng Việt là bài viết mang tựa đề L‟argot annamite (tiếng lóng trong tiếng An Nam) được đăng năm 1905 trong tập san BEFEO của trường Viễn Đông Bác Cổ (Hà Nội), của học giả nước ngoài J. N. Cheon. Sau 20 năm - năm 1925, khảo luận L‟argot annamite de Hanoi (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố chính thức được công bố… Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đầu ngành về Việt ngữ học đã dồn nhiều tâm sức để nghiên cứu về vấn đề này. Song cho đến nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh cách nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng ngôn ngữ phức tạp này. Quan điểm thứ nhất lên án sự tồn tại của tiếng lóng, làm mất đi vẻ đẹp thuần túy, trong sáng của tiếng Việt. Theo quan điểm này, Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Kim Thản cho rằng: Tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ, nó chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và dần dần nó sẽ bị đào thải. Vì vậy quan điểm này triệt để chống tiếng lóng, kiên quyết loại bỏ tiếng lóng ra khỏi ngôn ngữ cộng đồng. Quan điểm này đã được hai tác giả đề cập trong ấn phẩm “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1976) và “Tiếng Việt trên đường phát triển” (NXB Khoa học xã hội 1982). Đi ngược lại với quan điểm trên, nhiều học giả và các nhà nghiên cứu tên tuổi đã lên tiếng bênh vực tiếng lóng, nhìn nhận tiếng lóng dưới cái nhìn khách quan. Họ chấp nhận những giá trị tích cực, góp phần bổ sung và làm sinh động hơn cho ngôn ngữ toàn dân của tiếng lóng. Đó là ý kiến phát biểu của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh tại hội nghị “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” tổ chức tại Hà Nội năm 1979. Đồng thuận với quan điểm trên, Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng tiếng Việt” cũng đã đưa ra lý lẽ của mình bảo vệ một số tiếng lóng tốt, có giá trị thẩm mỹ và văn hóa. (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1985) Từ trước tới nay, đã có không ít công trình bàn về tiếng lóng. Năm 1979, Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh đã có báo cáo khoa học về vấn đề này; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 hay đi sâu vào thực tế sử dụng trong từng ngành nghề, Chu Thị Thanh Tâm có bài “Tiếng lóng trong giao thông vận tải” (Ngôn ngữ và đời sống, 1998). Song khách quan nhìn nhận mức độ nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài chương, đoạn trong các mục bàn về từ vựng học, tu từ học, phong cách học…chưa đi vào thống kê số liệu, xử lí và giải mã các thông tin có liên quan. Đến năm 2001, một chuyên luận độc lập nghiên cứu về tiếng lóng đã ra đời và chính thức được phát hành rộng rãi. Đó là cuốn “Tiếng lóng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Khang do NXB Khoa học xã hội xuất bản. Cuốn sách được chia làm hai phần: Phần I - Đặc điểm tiếng lóng Việt Nam, Phần II - Từ điển từ ngữ lóng tiếng Việt. Sau đó, đến quý I năm 2008, Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây kết hợp với NXB Công an Nhân dân ấn hành cuốn “Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt”. Đây là một đóng góp rất đáng quý cho ngôn ngữ học, bởi tập hợp được nhiều nhất vốn từ ngữ lóng trong tiếng Việt với lời giải nghĩa khá thỏa đáng. 2.2. Sưu tầm, nghiên cứu hiện tượng “lóng” trong ngôn ngữ báo chí Đất nước đang phát triển đi lên, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bên cạnh việc tiếp thu, chắt lọc nét đẹp tinh hoa ngôn ngữ của các quốc gia, dân tộc trên thế giới thì sự trong sáng, chuẩn mực của tiếng Việt lại đang chịu tác động ngược chiều, bởi không ít ảnh hưởng tiêu cực. Ngày nay, dư luận đang lên tiếng cảnh báo về sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, lai căng, vay mượn ngôn ngữ vô lối xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội. Điều đáng nói là ngay cả một số cơ quan ngôn luận như báo chí cũng chấp nhận sự dễ dãi, bất chấp quy luật chuẩn mực của ngôn ngữ. Báo chí ngoài chức năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận còn có trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả, đặc biệt là báo viết cho giới trẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều tờ báo dùng cả thứ ngôn ngữ chợ búa, mất thẩm mỹ lên các trang báo như “tanh tưởi”, “chuối”, “tởm lợm”… lối nói chuyện tếu táo đường phố như “buồn như con chuồn chuồn”, “chán như con gián”,… gây cảm giác khó coi, đôi khi phản cảm cho độc giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 lớn tuổi. Trong sự phát triển của ngôn ngữ, tiếng lóng cũng chỉ là một trong nhiều hình thức ví von có thô tục, có thanh tao, có châm biếm,… nó chỉ phù hợp trong những ngữ cảnh nhất, góp phần làm cho câu chuyện thêm phong phú. Có thể nói, hiện tượng “lóng” là một nét văn hóa khá mới, đi liền với cuộc sống, nó thỏa mãn nhu cầu của con người như vui vẻ, làm cho cách nghĩ và sự tưởng tượng thêm linh hoạt, tuy nhiên cũng giống ẩm thực nếu “gia vị” quá đậm sẽ khó được chấp nhận. Tiếng lóng một hiện tượng ngôn ngữ xã hội khá phức tạp, đã được nhiều tác giả dày công nghiên cứu. Tuy nhiên, việc gắn kết lý thuyết vào công việc nghiên cứu cụ thể trên văn phong báo chí còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy một công trình nào dành toàn bộ dung lượng để nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ “lóng” trên báo chí. Một khối lượng lớn tiếng lóng vẫn trôi nổi, chưa được thống kê, phân loại và nhận định đúng mức về giá trị sử dụng. 2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu của những người đi trước và những vấn đề còn bỏ ngỏ Ngôn ngữ lóng - loại khẩu ngữ đặc thù dùng trong giao tiếp phi chính thức đã được quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, hiện tượng này mới thực sự dành được sự quan tâm của nhiều học giả trong nước, với số lượng công trình và bài viết khá đáng kể. Theo nhìn nhận khách quan của người nghiên cứu: - Các tác giả đều thừa nhận sự tấn công mạnh mẽ của ngôn ngữ lóng vào ngôn ngữ toàn dân. - Bước đầu chỉ ra giá trị, vai trò cũng như hạn chế của nó trong hoạt động giao tiếp. - Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố ngôn ngữ này trong hoạt động giao tiếp trên hai khía cạnh là ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. - Thiết lập được hệ thống từ ngữ lóng thường dùng và bước đầu chỉ ra ý nghĩa biểu hiện của chúng trong văn cảnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Một số điều còn bỏ ngỏ - Các tác giả mới chỉ quan tâm đến hiện tượng “lóng” dưới dạng chữ viết, chưa chú ý tới các dạng biểu hiện khác như mật mã, kí tự lóng. - Các tác giả chưa đặt hiện tượng lóng vào từng văn phong cụ thể, để chỉ ra sắc thái biểu cảm và ý nghĩa tinh tế của nó. - Các tác giả đã chỉ ra vai trò của hiện tượng “lóng” song chưa thật đầy đủ và sâu sắc. - Nhiều ý kiến đánh giá về hiện tượng này còn phiến diện, một chiều. Từ thực tiễn sinh động đó đã thôi thúc chúng tôi bắt tay tìm hiểu về hiện tượng “lóng” sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thống kê, phân loại, miêu tả và đánh giá các hiện tượng “lóng” sử dụng trên báo chí về các phương diện ngôn ngữ, cho thấy sự phong phú, sinh động của hiện tượng “lóng” trong thực tế nói chung và trên báo chí nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn góp phần làm sáng rõ đặc điểm và cách thức sử dụng của hiện tượng này trên báo chí. Ngoài mục đích nói trên, khi nghiên cứu vấn đề này, người viết hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về hiện tượng “lóng” trong tiếng Việt và nghệ thuật sử dụng hiện tượng này trên báo chí hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến hiện tượng “lóng”. - Thống kê các hiện tượng “lóng” sử dụng trên báo chí và tiến hành miêu tả, phân loại. - Tìm hiểu vai trò, chức năng và nghệ thuật của hiện tượng “lóng”, qua đó đưa ra những nhận xét bước đầu về xu hướng phát triển của hệ thống từ vựng này. [...]... vận dụng để góp phần làm phong phú thêm cho các chuyên đề dạy học về từ vựng Đồng thời, đưa ra hướng tạo lập và phát triển vốn ngôn ngữ hiện nay 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 2: Cấu trúc của hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ Chƣơng 3: : Đặc điểm ngữ nghĩa của hiện tượng lóng sử dụng trên một. .. 30 phút sau nó đã lan toả khắp thế giới Điều đó đủ cho thấy, sức tấn công mạnh mẽ của hiện tượng lóng vào ngôn ngữ, nó đang và sẽ tạo ra một luồng gió mới cho trên ngôn ngữ thế giới nói chung và ngôn ngữ Việt nói riêng 1.2.2.1.2 Sự phát triển của hiện tượng lóng là một quá trình biến đổi tự nhiên Hiện nay trong giao tiếp, giới trẻ thường ưa chuộng sử dụng các loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại... cảm Thứ 3, ngôn ngữ văn học giàu tính hàm súc, cô đọng Trong khi đó, ngôn ngữ báo chí lại có những nét đặc trưng khác biệt Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ của những sự kiện, cần phải mang tính chính xác, cụ thể, không hư cấu, luôn phản ánh chính xác hiện thực Ngôn ngữ báo chí cần phải có tính chất định lượng rõ ràng Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ có tính chất bình giá, ngôn ngữ báo chí cần phải mang... nghiên cứu Hiện tượng lóng được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong giao tiếp thường nhật Song khác các nghiên cứu trước đây, từ lóng được mở rộng trên toàn phạm vi ngôn ngữ để phân tích Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu hiện tượng lóng trên báo chí, đặc biệt là các báo dành cho giới trẻ (Hoa Học Trò, Thế giới học đường) từ 2006 trở lại đây Từ việc nghiên cứu ngôn ngữ lóng với... trắng” Chính bởi ngôn từ phong phú, cách truyền tải nội dung linh hoạt, tinh tế mà tiếng lóng được đông đảo tầng lớp trong xã hội sử dụng Ngày nay, hiện tượng lóng được đưa vào văn phong báo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn chí như một phương tiện tu từ, phản ánh chân thực tính cách nhân vật và hiện thực đời sống 1.1.3 Thực trạng ngôn ngữ sử dụng trên báo chí. .. hóa và phương tiện đắc lực, hữu hiệu đưa thông tin đến với độc giả chính là ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học có sự giao thoa ở phương diện ngôn ngữ Ngôn ngữ báo chí có nhiều điểm giống ngôn ngữ văn học như cùng dùng văn tự, từ ngữ để chuyển tải nội dung, song lại có những điểm khác biệt cơ bản Trước hết, ngôn ngữ văn học giàu tính hình tượng, giàu khả năng gợi cảm Thứ hai, ngôn ngữ. .. ngữ sinh động, đang lấn sân vào văn phong báo chí một cách hết sức tự nhiên 1.2 Khái quát về hiện tƣợng lóng 1.2.1 Những cách hiểu về hiện tượng lóng Tiếng lóng xuất hiện từ lâu và khá phổ biến, ra đời và phát triển như một phương tiện giao tiếp có tính khu biệt Ban đầu phạm vi sử dụng của tiếng lóng còn nhiều hạn chế, thường bắt gặp ở vỉa hè hay nơi chợ búa; đối tượng sử dụng chủ yếu là các nhóm tội... thừa nhận và lựa chọn sử dụng một cách chính thống Điều bất thường trong xã hội hiện nay là các nhà báo trẻ khá ưa dùng cách nói “lệch chuẩn” và bình thản sử dụng tạo nên phong cách của riêng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn mình Thống kê sự khủng hoảng của tiếng Việt ở mọi phương diện trên báo chí là một việc làm công phu và tỉ mỉ Thực tế cho thấy, sự... lực vào việc hình thành tâm lý lứa tuổi Giới trẻ hiện nay đang bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ khao khát thể hiện “cái tôi cá nhân”, do đó sự biến đổi của ngôn ngữ là một hệ quả tất yếu Những từ, cụm từ, kí hiệu, mật mã mang hàm ý lóng xuất hiện ngày một nhiều, nó phá vỡ rào cản kiên cố của ngôn ngữ chính thống Từ khi hiện tượng lóng xuất hiện, ngôn ngữ hàng ngày trở nên sinh động hơn, giới trẻ. .. ngôn ngữ là sự thể hiện hình mẫu đó bằng chất liệu ngôn ngữ + Trường phái ngôn ngữ học Praha coi chuẩn là một hiện tượng bên trong của cấu trúc ngôn ngữ, còn việc thể hiện chuẩn là một hiện tượng ngoài ngôn ngữ, có tính chất xã hội Trường phái này không chấp nhận có một cái chuẩn chung tổng hợp, theo họ không thể đánh giá đồng đều những biểu hiện ngôn ngữ bằng những tiêu chuẩn định sẵn, mà phải dựa trên . PHẠM THỊ THU HOÀI HIỆN TƢỢNG “LÓNG” SỬ DỤNG TRÊN MỘT SỐ BÁO CHÍ DÀNH CHO GIỚI TRẺ (XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÖC VÀ NGỮ NGHĨA) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN. giá về hiện tượng này còn phiến diện, một chiều. Từ thực tiễn sinh động đó đã thôi thúc chúng tôi bắt tay tìm hiểu về hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ hiện nay đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 2: Cấu trúc của hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ. Chƣơng 3: : Đặc điểm ngữ nghĩa của hiện

Ngày đăng: 16/09/2014, 23:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan