hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ nôm nguyễn trãi

92 2.4K 1
hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ nôm nguyễn trãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM DƢƠNG VĂN HOÀNH HIỆN TƢỢNG ĐẶC THÙ TRONG NGHỆ THUẬT GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHAM DƢƠNG VĂN HOÀNH HIỆN TƢỢNG ĐẶC THÙ TRONG NGHỆ THUẬT GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học :TS. Phạm Thị Phƣơng Thái Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại hoc Thái Nguyên cùng các thấy, các cô đã tham gia trực tiếp giảng dạy và đóng góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập , nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trong và biết ơn sâu sắc đối với TS. Phạm Thị Phương Thái, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành Luận văn. Xin chân thành cảm ơn những ngươi thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Mặc dù tác giả đã có nhiều sự cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến Luận văn này. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2012 Tác giả Dƣơng Văn Hoành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nói chung 7 4. Mục đích nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Kết cấu đề tài 8 NỘI DUNG 9 Chƣơng 1: NGUYỄN TRÃI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.1. Con người và thời đại Nguyễn Trãi 9 1.1.1. Con người 9 1.1.2 Thời đại 13 1.2 Khái niệm về tính dân gian và tính hiện đại. 16 1.2.1. Tính dân gian 16 1.2.2. Tính hiện đại 17 1.3. Nguyên tắc gieo vần trong thơ Việt 22 Chƣơng 2: TÍNH DÂN GIAN TRONG NGHỆ THUẬT GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 26 2.1. Hiện tượng bắt vần trong câu 26 2.1.1. Khảo sát, thống kê 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.2. So sánh lối gieo vần trong câu với thói quen diễn đạt trong dân gian. 30 2.1.3. Hiệu quả của lối gieo vần trong câu trong QATT 31 2.2. Tiếng cuối câu trên bắt vần tiếng câu dưới ở vị trí tiếng thứ1-6 35 2.2.1 Khảo sát thống kê 35 2.2.3. Giá trị, hiệu quả. 43 Chƣơng 3: TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT GIEO VẦN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 52 3.1. Gieo vần trái thanh điệu (hài âm) trong một dòng thơ 52 3.1.1. Khảo sát, thống kê 52 3.1.2. Nét độc đáo trong câu thơ sử dụng hiện tượng hài âm. 54 3.2. Gieo vần từ câu trên xuống câu dưới theo nguyên tắc hài âm. 63 3.2.1. Thống kê, phân loại 63 3.3. Liên hệ giữa lối hài âm trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Việt Nam hiện đại. 66 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khoa học Quốc âm thi tập là tập thơ đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ của ta, cổ nhất, chính xác nhất còn lại cho văn học Việt Nam. Với tập thơ Nôm này, Nguyễn Trãi được đánh giá là “vĩ nhân… có một vị trí cao trong bảo tàng văn học Việt Nam, đó là một nhà thơ mở đầu thơ cổ điển Việt Nam[16.587- 638]. Bởi đây là một tập thơ có giá trị lớn cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Cho đến nay giá trị của Quốc âm thi tập vẫn cần tiếp tục được khẳng định trên nhiều phương diện, góc độ. Nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi có vai trò quan trọng trong nghệ thuật Quốc âm thi tập nói riêng và nền thơ dân tộc viết bằng tiếng Việt nói chung. Cách gieo vần, ngắt nhịp biến tấu linh hoạt tạo cho thơ Nôm Nguyễn Trãi đa phần có nhịp điệu tự do, uyển chuyển. Quốc âm thi tập vì thế, đã tránh được đơn điệu, gò bó - điểm hạn chế của thơ Đường luật và trở thành bản nhạc đa thanh phù hợp với cảm xúc trầm bổng khi chân chất, hồn nhiên khi tân kì, sâu sắc của tác giả. Ngoài lối gieo vần thông thường của thơ Đường luật, Quốc âm thi tập sử dụng những lối gieo vần có tính chất “phá cách”, vừa mang tính chất dân gian vừa có nét hiện đại. Có thể xem, những kiểu gieo vần đó như minh chứng để khẳng định tài năng sáng tạo và ý thức khát khao xây dựng cho dân tộc một lối thơ riêng. Khám phá hiện tượng đặc thù của nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, để qua đó thêm một lời khẳng định giá trị nghệ thuật của tập thơ và vị thế của Nguyễn Trãi trên thi đàn dân tộc là mong muốn của đề tài này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 1.2. Lý do thực tiễn Nguyễn Trãi với các di sản tư tưởng, văn hoá đã được sưu tầm, phân tích đánh giá khá là đầy đủ, đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia.Chúng ta có thể nhận thấy và khẳng định rằng Nguyễn Trãi có sự ảnh hưởng và một địa vị rất lớn trong đời sống văn hoá của dân tộc. Vì vậy các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi, trong đó có thơ Nôm đã được giới thiệu rộng rãi, được đưa vào trong các trường phổ thông, chuyên nghiệp học tâp ngày càng nhiều, cũng như là nguồn đề tài phong phú cho hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cao. Với những lí do kể trên, việc thực hiện đề tài “Hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ Nôm Nguyễn Trãi’’ là một trong những cách để tiếp cận tri thức, rèn luyện khả năng tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồng thời giúp cho người thực hiện đề tài có thêm những hiểu biết nhất định về thơ Nôm Nguyễn Trãi - một tác phẩm lớn được giới thiệu và tuyển chọn trong chương trình giảng dạy các cấp, các bậc học hiện nay. Chúng tôi hi vọng công trình sẽ đóng góp tích cực vào quá trình giảng dạy và học tập thơ văn Nguyễn Trãi trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tính đến nay, lịch sử nghiên cứu Quốc âm thi tập đã có một bề dày. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng chưa có là bao. Có thể kể đến một số công trình, bài viết tiêu biểu của các tác giả như “Âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” của Bùi Văn Nguyên, “Hành văn trong thơ Nguyễn Trãi” của Xuân Diệu, “Cống hiến của Nguyễn Trãi với tiếng Việt” của Hoàng Tuệ, “Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập” và “Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam” của Phạm Luận, “Một bản lĩnh thơ dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 tộc” của Minh Hiệu, Luận văn tiến sĩ của Phạm Thị Phương Thái “ Ngôn ngữ và thể thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” Song, chúng tôi nhận thấy, do mục tiêu nghiên cứu khác nhau nên việc tìm hiểu, khai thác và đánh giá về tính dân gian và tính hiện đại trong nghệ thuật gieo vần thơ Nôm Nguyễn Trãi còn thiếu tính cụ thể và chưa mang tính hệ thống. Bùi Văn Nguyên với bài viết của mình đã có nhận định và chứng minh của mình để thấy được tục ngữ và ca dao được sử dụng trong Quốc âm thi tập khá nhuần nhuyễn, tác giả viết “Có thể nói yếu tố tục ngữ, ca dao khá đậm đà trong nhiều câu, nhiều bài thơ quốc âm của Ức Trai tiên sinh.Tiếng nói của tổ tiên ta được truyền lại gần như nguyên vẹn trong tục ngữ, ca dao qua bao thế hệ…chính nhờ Nguyễn Trãi ghi lại một số câu tục ngữ ca dao trong thơ quốc âm của mình mà chúng ta có được cái mốc lịch sử chắc chắn để tìm hiểu một số dạng tục ngữ ca dao với ý nghĩa lịch sử của nó”[62.807]. BùiVăn Nguyên đã có thống kê, đối chiếu khá cụ thể, từ đó ông đi đến kết luận cách khai thác vốn cổ trong tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi cũng linh hoạt, sáng tạo có chỗ như “lẩy” có chỗ như “tập” có chỗ như “phỏng”có chỗ lấy ý mà từ có bổ sung, hay có chỗ lấy từ mà ý bổ sung[62.812]. Tác giả Bùi Văn Nguyên còn dẫn ra một loạt các ví dụ về cách sử dụng tục ngữ khi sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Thí dụ, ông cho rằng Nguyễn Trãi đã lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý câu tục ngữ “giầu người hợp, khó người tan” để lấy đó làm câu phá đề cho bài Bảo kính cảnh giới 12 như sau: Giàu người họp, khó người tan Hai lấy hằng lề sự thế gian… Hay trong một bài thơ khác, bài Bảo kính cách giới số 30 Bùi Văn Nguyên đã cho rằng câu tục ngữ khá dài: “khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét” đã được Nguyễn Trãi cắt thành hai câu : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chẳng khôn chẳng dại luống ương ương, Chẳng dại người hoà lại chẳng thương… Ông cho rằng ở 2 câu này Nguyễn Trãi sử dụng 2 vần “ương” và “ thương” được rút ra từ câu tục ngữ. Có thể rút ra rằng, tác giả Bùi Văn Nguyên quan tâm chủ yếu đến mối quan hệ ảnh hưởng của văn vần dân gian và thơ Nôm Nguyễn Trãi. Trường hợp ông quan tâm đến cũng chỉ mới là một ví dụ làm rõ hơn về mối quan hệ đó mà thôi. Những nhận định này của Bùi Văn Nguyên cần phải bàn thêm. Bởi cho đến nay những câu tục ngữ, ca dao lấy ra để so sánh với thơ Nôm Nguyễn Trãi ra đời vào khi nào? Vì vậy mà không biết rằng Nguyễn Trãi đưa tục ngữ, ca dao vào trong thơ mình hay là từ thơ ông mà đưa ra cuộc sống để trở thành tục ngữ, ca dao tạo thành nguồn vốn của dân gian. Xuân Diệu với “Hành trang trong thơ Nguyễn Trãi”đã nghiên cứu cấu trúc và cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm. Tác giả bài viết đã rút ra rằng cách dùng từ đặt câu của Nguyễn Trãi chân phương, đưa vào thơ nhiều Nôm nhiều từ ngữ sáng tạo, sinh động và tinh tế… Ở một bài khác, bài “Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ cổ Việt Nam”, đã bình khá sắc sảo về trường hợp gieo vần trong bài Bảo kính cảnh giới số 22 của Nguyễn Trãi.Ông viết như sau: “bản lĩnh của Ức trai có cái chất cứng, rất cứng. cái cứng ấy lộ ra trong văn của câu thơ, nếu chẳng hạn nói “khó khăn trọn nghĩa, cháo càng ngon” thì cũng là một câu giáo huấn bản thân mình , đặt cá tính của mình vào: “Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon”; láy tiếng đặt các vần trắc lặp lại ở giữa câu, làm cho nó cứng cỏi, cương quyết, hai lần khẳng định[16.601]. Lời bình của Xuân Diệu làm nổi bật loại gieo vần ở giữa câu – gieo đúng vào vị trí ngắt nhịp. Ông còn tinh tế nhận ra đó là vần trắc, loại vần rất hiếm gặp trong thơ Đường luật và ông cho rằng chính lối gieo vần này đã làm lên bản lĩnh cứng cỏi của Nguyễn Trãi trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 thơ Nôm. Như vậy Xuân Diệu đã tìm hiểu về gieo vần trong Quốc âm thi tập. Tuy nhiên, thì việc tìm hiểu cũng chỉ mới dừng lại ở một trường hợp cụ thể khi xem xét nhiều vấn đề thuộc nội dung tư tưởng của tập thơ mà thôi. Hoàng Tuệ cũng đã nói đến bản lĩnh và cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt, Hoàng Tuệ khẳng định Quốc âm thi tập là biểu hiện một tư tưởng chính trị, một ý chí đấu tranh. Nhưng tập thơ còn biểu hiện những vấn đề của tiếng Việt sáu thế kỉ trước đây, và bản lĩnh ngôn ngữ của Nguyễn Trãi trước những vấn đề ấy. Bản lĩnh ấy rất tích cực và đó là mặt khác trong cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt.[72.818]. Từ đó Hoàng Tuệ đã chỉ ra hiện tượng đáng ghi nhận về mặt ngôn ngữ trong Quốc âm thi tập : Bộ phận từ vựng Việt- kể cả những từ gốc Hán đã đồng hoá từ lâu đời - chiếm vị trí nổi bật. Ngữ pháp cũng là Việt; tục ngữ rõ ràng được quý chuộng. Về chất liệu Hán trong Quốc âm thi tập, Hoàng Tuệ cũng phân tích kĩ để thấy được vì sao một người như Nguyễn Trãi, một người đang muốn thử nghiệm làm giàu đẹp tiếng Việt lại dụng nhiều tiếng Hán…Song dù Nguyễn Trãi có sử dụng nhiều từ vựng Hán nhưng Hoàng Tuệ vẫn đánh giá sự cống hiến của Nguyễn Trãi rất cao: cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt, đó là cống hiến thật to lớn…Nguyễn Trãi , người mở đầu gian khổ và xuất sắc sự nghiệp lớn lao về tiếng Việt Văn học…[72.826]. Hoàng Hữu Yên đã chỉ ra rằng:“khả năng biểu đạt trong thơ Nguyễn Trãi đạt đến vẻ đẹp tinh vi, tế nhị, kho từ thuần Việt phong phú, đa dạng. Nguyễn Trãi đã khẳng định vai trò của mình trong lịch sử ngữ âm, lịch sử từ vựng, lịch sử ngữ pháp tiếng Việt. Phạm Luận với hai bài viết “Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập và “Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam”.Trong Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập, Phạm Luận đã chỉ ra: thể thơ của Quốc âm thi tập tuy có làm theo quy [...]... phương diện thể hiện tính dân gian và tính hiện đại trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm Nguyễn Trãi Với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài như vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm những mục đích sau: - Tìm và phát hiện ra những nét độc đáo trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm Nguyễn Trãi và những hiệu quả biểu đạt của lối gieo vần ấy Qua tìm hiểu lối gieo vần trong thơ Nôm của ông để... tiếp sau Do vậy vần trong có quan hệ với lối ngắt nhịp câu thơ ”[68.27] Như vậy có thể thấy thơ Đường luật chỉ dùng lối gieo vần ở cuối câu ( vần chân), hay độc vận thường là ở cuối câu Thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng vậy, nhưng ở thơ Nôm Nguyễn Trãi ta cũng bắt gặp lối gieo vần ít thấy ở thơ Đường luật chữ Hán, đó là lối gieo vần trong Nói đến sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong cách gieo vần và bộc lộ rõ... hợp khác có thể gọi là vần trong hay vần thêm”để phân biệt (vần trong tập thơ Nôm Nguyễn Trãi) Theo các nhà nghiên cứu vần lưng là hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam Nó tạo nên tính chất giàu tính nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Phân biệt các mức độ hoà âm, ta có vần chính và vần thông Tìm hiểu Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, là tập thơ Nôm tiêu biểu trong văn thơ trung đại ta càng... thống hơn về nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi Từ đó thấy được sự đóng góp to lớn của tác giả đối với sự ra đời của thể loại thơ Nôm Đường luật nói riêng và tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà nói chung 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của công trình là phương diện thể hiện Hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần trong Quốc... tôi tìm hiểu trong chương này Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu hiệu quả sử dụng các lối gieo vần trong tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi để qua đó thấy được đóng góp của ông đối với nền thơ ca Việt 2.1 Hiện tƣợng bắt vần trong câu Sử dụng gieo vần trong câu là một trong những nét sáng tạo đặc sắc tạo nên sự mới lạ, độc đáo làm cho câu thơ nhịp nhàng uyển chuyển của Ức Trai trong thơ tập thơ Nôm Quốc âm thi... của thể thơ cách luật có quy định về niêm luật nói chung và gieo vần nói riêng là rất chặt chẽ, gò bó Tập thơ Nôm Quốc âm thi tập cơ bản là viết theo thể Đường luật Vậy trong tập thơ Nôm này Nguyễn Trãi đã vận dụng niêm luật thơ Đường như thế nào? Ông sẽ vận dụng đưa vào thơ Nôm của mình các lối gieo vần trong dân gian đặc biệt là việc sáng tạo ra lối gieo vần trong độc đáo đã được Nguyễn Trãi sáng... bỏ vần, thường làm hạn chế nhịp điệu hài hòa, gợi cảm của thơ, phần lớn các nhà thơ chỉ hiệp vần trong những trường hợp đặc biệt của mạch thơ. Có thể nói thơ không vần là bước phát triển trong sự cách tân của nền thơ ca hiện đại.Tuy vậy, trong thơ hiện đại vẫn có rất nhiều bài thơ sử dụng các lối hiệp vần nhưng ở mức độ khác nhau và có nhiều cách tân, đổi mới so với thơ trung đại Về các thể thơ, thơ hiện. .. là nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - Phương pháp so sánh: Để tạo ra tương quan so sánh nhằm chỉ ra sự tiếp nối cũng như tính sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tượng nghiên cứu 6 Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Luận văn gồm ba phần: Chƣơng 1: Nguyễn Trãi và một số vấn đề liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Tính dân gian trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm Nguyễn. .. thơ cũng như sự uyển chuyển nhịp nhàng thể hiện rõ điều đó qua lối gieo vần trong Sự xuất hiện của gieo vần trong đã tạo nên một lối thơ riêng và thấy được bản lĩnh sự độc đáo của Ức Trai Trong Quốc âm thi tập theo thống kê sơ bộ trong Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Phương Thái thì vần trong được xuất hiện 314 ở 162/254 bài, như vậy ta thấy cứ bình quân 100 bài thì có 63 bài gieo vần trong [69] .Vần trong. .. của thơ ca nước nhà 1.3 Nguyên tắc gieo vần trong thơ Việt Trong thơ vần có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong thơ trung đại thì vần càng không thể thiếu được Vần là “một tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hoà và liên kết các dòng thơ và giữa các dòng thơ [29.423] Vần tạo sự kết dính giữa các dòng thơ . một lối thơ riêng. Khám phá hiện tượng đặc thù của nghệ thuật gieo vần trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, để qua đó thêm một lời khẳng định giá trị nghệ thuật của tập thơ và vị thế của Nguyễn Trãi trên. 1: Nguyễn Trãi và một số vấn đề liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Tính dân gian trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm Nguyễn Trãi. Chƣơng 3: Tính hiện đại trong nghệ thuật gieo vần của thơ Nôm. Đối tượng nghiên cứu chính của công trình là phương diện thể hiện Hiện tượng đặc thù trong nghệ thuật gieo vần trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - 254 bài thơ Nôm

Ngày đăng: 16/09/2014, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan