dạy học đoạn trích kịch bản hồn trương ba, da hàng thịt theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của lưu quang vũ cho học sinh miền núi

108 2.4K 14
dạy học đoạn trích kịch bản hồn trương ba, da hàng thịt theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của lưu quang vũ cho học sinh miền núi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀO THỊ THU HẰNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH KỊCH BẢN “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” THEO HƢỚNG KHÁM PHÁ NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA LƢU QUANG VŨ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀO THỊ THU HẰNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH KỊCH BẢN “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” THEO HƢỚNG KHÁM PHÁ NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA LƢU QUANG VŨ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội Thái Nguyên - Năm 2012 i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đào Thị Thu Hằng ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Mục lục ii PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13 1.1. Cơ sở lí luận 13 1.1.1. Kịch bản văn học 13 1.1.2. Đặc trưng thể loại kịch bản văn học 15 1.1.3. Vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 18 1.1.3.1. Nguồn gốc của vở kịch 18 1.1.3.2. Tóm tắt vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 19 1.1.3.3. Những điểm khác nhau giữa vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” với truyện cổ tích cùng tên 21 1.2. Cơ sở thực tiễn 30 1.2.1. Tình hình dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của giáo viên trong nhà trường 30 1.2.2. Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đối với đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 32 1.2.2.1. Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi 32 1.2.2.2. Năng lực cảm thụ đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của học sinh trường Văn hóa I - Bộ Công an 36 Chƣơng 2. ĐƢA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI ĐẾN VỚI TRÍCH ĐOẠN “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 41 2.1. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về nội dung tư tưởng tưởng trong trích đoạn “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 41 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.1. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với tư tưởng triết lí nhân sinh 42 2.1.2. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với ý nghĩa phê phán của đoạn trích 49 2.2. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về thi pháp kịch 55 2.2.1. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về xung đột kịch 56 2.2.2. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về hành động kịch 58 2.2.3. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch 60 2.2.4. Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về ngôn ngữ kịch 64 2.2.4.1. Hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số khám phá sự sáng tạo về đối thoại kịch 65 2.2.4.2. Hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số khám phá đặc điểm ngôn ngữ kịch trong đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” 68 2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học 74 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 78 3.1. Thiết kế dạy học đoạn trích kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật 78 3.2. Dạy thực nghiệm 90 3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm 90 3.2.2. Đối tượng, đại bàn và thời gian thực nghiệm 90 3.2.3. Nội dung thực nghiệm 91 3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 91 3.2.5. Kết luận chung về thực nghiệm 96 PHẦN KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHỤ LỤC 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy văn học ở trường Trung học phổ thông. Đây cũng là vấn đề quan tâm của nhiều giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Loại thể văn học thuộc về ý thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Tác phẩm văn học tồn tại trong những hình thức của các loại thể văn học. Không có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của loại thể. Vì vậy tìm hiểu một tác phẩm văn học về nội dung cũng như nghệ thuật không thể xem nhẹ đặc trưng loại thể. Nói cách khác là phải vận dụng kiến thức lý luận văn học về loại thể trong việc dạy học văn. Đây là vấn đề nguyên tắc, có ý nghĩa phương pháp luận. Bởi tác phẩm văn học nào cũng thuộc một loại thể nhất định. Mỗi loại thể lại có những đặc điểm thi pháp riêng. Nếu xác định được thể loại thì mới có thể tìm hiểu thấu đáo giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Còn không xác định được thể loại thì “Dù việc phân tích có sắc sảo đến đâu cũng vẫn chỉ là võ đoán” [4, tr. 94]. Mặt khác, mục đích của giảng dạy văn học trong nhà trường là giúp học sinh cảm thụ được đầy đủ nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong hình tượng văn học của tác phẩm, từ đó giáo dục cho các em về nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và cả về tư duy ngôn ngữ. Để đạt được mục đích ấy, việc lựa chọn phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là tối ưu nhất. 1.2. Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Với một tài năng đến độ chín và một sức lao động nghệ thuật phi thường, chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy chục năm, ông đã sáng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 tác khoảng năm mươi kịch bản và hầu hết được các nhà hát trong toàn quốc dàn dựng qua nhiều loại hình sân khấu từ kịch nói, chèo, cải lương đến kịch dân ca. Lưu Quang Vũ đến với sân khấu vào đúng lúc đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc và đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống mới. Là một nghệ sĩ nhạy cảm trước hiện thực, ông đã hướng ngòi bút của mình vào tất cả mọi ngõ ngách của cuộc đời cũng như tâm hồn của con người và cuộc sống, góp một tiếng nói thiết thực vào công cuộc đổi mới nước nhà. Những vở kịch của Lưu Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với một hiện thực tươi mới, gần gũi. Có thể nói, di sản của Lưu Quang Vũ, đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung, đa dạng về thể tài và phong cách. Đúng như nhà nghiên cứu Phan Ngọc nhận định: Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa. 1.3. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”. Từ một truyện cổ dân gian nhà viết kịch đã sáng tác thành một vở kịch hiện đại, phản ánh hiện thực và đặt ra những vấn đề mới mẻ về cách sống và quan niệm sống của con người trong xã hội. Lưu Quang Vũ đã “Đổ rượu mới vào bình cũ, kể lại chuyện hài cổ như một bi kịch triết lí thời nay với hai chiều kích đa thoa: chiều kích nhân sinh - xã hội và chiều kích bản thể - siêu hình” [25, tr. 272]. Tác phẩm được đánh giá là một vở kịch đặc sắc nhất thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật kịch độc đáo của tác giả Lưu Quang Vũ. “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” là một trong số ít kịch bản văn học được đưa vào chương trình giảng dạy ở Trung học phổ thông. Khi giảng dạy tác phẩm này, mặc dù giáo viên đã vận dụng phương pháp dạy học mới, song vẫn còn nhiều vướng mắc, hiệu quả giảng dạy vẫn chưa cao, đặc biệt là khi dạy tác phẩm này cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy, các em gặp nhiều khó khăn trong việc cảm thụ nội dung tư tưởng và nghệ thuật của vở kịch: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 các em không nắm được đặc trưng thể loại kịch, không hiểu hoặc hiểu không thấu đáo ý nghĩa hàm ẩn sau ngôn ngữ kịch, không nhận thấy sự sáng tạo của tác giả khi xây dựng vở kịch. và các em không hứng thú khi học tác phẩm. Nguyên nhân là do điều kiện sống ở vùng sâu vùng xa nên các em chưa hoặc rất ít được tiếp xúc với sân khấu kịch, hơn nữa vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn, vốn hiểu biết thể loại kịch, về cuộc sống, xã hội…còn nhiều hạn chế nên các em chưa thể phát hiện và cảm nhận hết những đặc sắc về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của vở kịch. Thực tế đó đã thôi thúc chúng tôi tìm cho được một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Từ những cơ sở trên, chúng tôi chọn đề tài: “Dạy học đoạn trích kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hƣớng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của Lƣu Quang Vũ cho học sinh miền núi”. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm ra hướng khai thác riêng khi dạy văn bản kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số miền núi. Từ đó khắc phục những khó khăn khi giảng dạy các văn bản kịch trong nhà trường nói chung, và giảng dạy trích đoạn kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” nói riêng. Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp khi dạy văn bản kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”. 2. Lịch sử vấn đề Kịch bản văn học “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn) là một tác phẩm mới được đưa vào chương trình, song đã có nhiều bài viết định hướng về phương pháp tiếp cận văn bản này. 2.1. Những ý kiến phẩm bình về kịch của Lƣu Quang Vũ - Cuốn “Phân tích Ngữ văn 12” của tác giả Trần Nho Thìn, nhà xuất bản Giáo dục (2009) định hướng phân tích đoạn kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”: “Đối với một văn bản tác phẩm kịch thì cách phân tích thuận tiện hơn cả là phân tích các đối thoại, xung đột giữa các nhân vật…”. Tác giả cho rằng: sự tồn tại của các nhân vật trong kịch là tồn tại thông qua các đối thoại. [...]... nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch: Khai thác triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”… Từ triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một tác phẩm đa nghĩa - Cuốn Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm” của Lý Hoài Thu Lưu Khánh Thơ, nhà xuất bản Giáo dục (2007) có một số bài viết về những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây... Trƣơng Ba, da hàng thịt” và các công trình bàn về dạy học trích đoạn kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” ở trường Trung học phổ thông 5.2 Khảo sát thực tiễn dạy học của giáo viên và thực tế cảm thụ của học sinh đối với trích đoạn “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ trong nhà trường hiện nay 5.3 Đề xuất hướng dạy học trích đoạn kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang. .. tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số miền núi đang học tập tại trường Văn hóa I - Bộ Công an, tỉnh Thái Nguyên 4 Mục đích nghiên cứu Tìm ra phương án dạy học có hiệu quả đối với đoạn trích kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng khám phá những nghệ thuật của Lưu Quang Vũ cho học sinh các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc... Trƣơng Ba, da hàng thịt” 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của giáo viên trong nhà trường 1.2.2 Năng lực cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi với đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” Chƣơng 2: Đƣa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với trích đoạn “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 2.1 Đưa học sinh dân... luận văn về kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng khai thác những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 3.2 Dạy thực nghiệm bài học “HồnTrƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng tìm hiểu những nghệ thuật của Lưu Quang Vũ cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong vở kịch Nhìn chung, các công trình, bài viết đều định hướng phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại kịch Song chưa có công trình, bài viết nào quan tâm tới việc dạy học văn bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số miền núi Những đề xuất, gợi ý của họ là những đóng góp đáng kể cho việc dạy học văn bản kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”... thân trong gia đình Trương Ba để chỉ ra điều đó (nỗi đau khổ của hồn Trương Ba) - Cuốn Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ thuật” do tác giả Lưu Khánh Thơ biên soạn, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2000) có các bài viết về vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của Phan Ngọc, Cao Minh, Lưu Khánh Thơ Các tác giả này đều nhấn mạnh đến sự sáng tạo nghệ thuật nổi bật của Lưu Quang Vũ khi xây... bản Giáo dục (2008), tác giả Lê Quang Hưng định hướng phân tích kịch bản văn học “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” có nói tới những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ nhưng chỉ đề cập đến những điểm sau: + Qua diễn biến của xung đột kịch, cho thấy Lưu Quang Vũ đã khéo dồn nén mâu thuẫn, đẩy tình huống kịch lên cao trào rồi giải quyết thật tự nhiên, hợp lí + Lưu Quang Vũ đã khéo mượn lời các nhân... khi xây dựng vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”: + Bài “Từ truyện cổ dân gian đến kịch của Lưu Quang Vũ - xét về mặt tư tưởng triết học” của tác giả Đặng Hiển đi vào so sánh tư tưởng triết học giữa vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” với truyện cổ tích cùng tên Từ đó, tác giả bài viết đã nêu ra những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch: Lưu Quang Vũ có kế thừa tư tưởng của... cũng nhấn mạnh vai trò của linh hồn so với thể xác… Tuy nhiên Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó + “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” thuộc vào loại kịch dựa vào tích truyện dân gian… Lưu Quang Vũ “Đã biết phát hiện ra những vỉa quặng tư tưởng mới chứa trong câu chuyện dân gian quen thuộc” (Ngô Thảo) + Trong vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ “kết hợp cả ba tầng không gian: dưới đất, trên trời, . Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng khai thác những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 3.2 Dạy thực nghiệm bài học “HồnTrƣơng Ba, da. luận làm tiền đề cho việc nghiên cứu, tiếp cận văn bản kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật của của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh lớp 12 là người. nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch: Khai thác triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”… Từ triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích, Lưu Quang Vũ đã sáng

Ngày đăng: 16/09/2014, 22:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan