sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực

98 1.2K 7
sử dụng thiết bị day học địa lý ở tiểu học theo hướng dạy tích cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Lời đầu tiên của luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai người thầy của tôi là: TS. Nguyễn Tuyết Nga và TS. Nguyễn Thị Vân Hương, những người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm đề tài này. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự đóng góp ý kiến quý báu của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thấn, các bạn trong tổ Tự nhiên xã hội và toàn thể các bạn đồng nghiệp cao học K14. Tôi xin cảm ơn Dự án Phát triển giáo viên tiểu học-Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nôi, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La, Phòng Giáo dục huyện Sông Mã, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh trường tiểu học Thị trấn Sông Mã, Tiểu học Hương Nghựu, Tiểu học Mường Cai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập. Do điều kiện và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sơ xuất và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! 1 Mục lục Trang Mở đầu 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7 5. Giả thuyết khoa học 7 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 7. Phạm vi nghiên cứu 7 8. Phương pháp nghiên cứu 7 9. Những đóng góp của luận văn 8 1 0. Cấu trúc luận văn 8 Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng thiết bị dạy học địa lí theo hướng dạy học tích cực 9 1. Cơ sở lí luận 9 1.1. Khái niệm thiết bị dạy học 9 1.2. Quan niệm về dạy học tích cực 19 1.3. Một số đặc điểm về quá trình nhận thức của học sinh tiểu họ 24 2. Cơ sở thực tiễn 27 2.1. Chương trình,sách giáo khoa địa lí ở tiểu học 27 2.2. Tình hình thực tế sử dụng thiết bịdạy học địa lí hiện nay ở nhà trường tiểu học 31 3. Kết luận chương 1 34 Chương II: Sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực 36 1. Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học theo hướng dạy học tích cực 36 2. Cách sử dụng một số thiết bị dạy học địa lí ở Tiểu học theo hướng dạy học tích cực. 36 2 2.1. Sử dụng bản đồ địa lí. 36 2.1. Sử dụng tranh ảnh có nội dung địa lí. 48 2.3. Sử dụng bảng số liệu. 53 2.4. Sử dụng biểu đồ. 56 2.5. Sử dụng mô hình. 59 2.6. Sử dụng thiết bị dạy học kĩ thuật hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin 61 3. Quy trình sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. 70 4. Một số giáo án minh hoạ việc sử dụng thiết bị dạy học theo hướng dạy học tích cực 72 5. Kết luận chương 2. 90 Chương III: Thực nghiệm sư phạm 91 1. Khái quát chung 91 1.1. Mục đích thực nghiệm 91 1.2. Đối tượng thực nghiệm 91 1.3. Nội dung thực nghiệm 92 1.4. Tổ chức thực nghiệm 92 1.5. Phương pháp đánh giá 94 2. Kết quả thực nghiệm 94 3. Kết luận về kết quả thực nghiệm 97 Kết luận 99 Tài liệu tham khảo 101 Phụ lục 102 3 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Công cuộc đổi mới này đã đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục. Nghị quyết TW lần thứ IV về "tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo" đã chỉ rõ phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo. Mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển tối đa năng lực của người học trên cơ sở khơi dậy, rèn luyện và bồi dưỡng khả năng suy nghĩ, tìm tòi, khả năng làm việc một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong hoạt động học tập ở nhà trường. Để thực hiện mục tiêu nói trên trong dạy học, nhà trường cần phát huy tốt khả năng sở trường của người học, khắc phục hạn chế, xây dựng niềm tin trong hoạt động học tập của người học sinh. Trong đó nội dung và phương pháp học tập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thực hiện mục tiêu trên. Chính vì vậy, Luật Giáo Dục (1998) chỉ rõ: “nhà trường cần phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thiết thực góp phần xây dựng đất nước”. Đồng thời Luật Giáo Dục cũng chỉ ra “phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê tự học tập và ý chí vươn lên”. Các thiết bị dạy học (TBDH) Địa lí ở tiểu học cũng đã góp phần phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Các TBDH chứa đựng trong đó những nguồn tri thức phong phú và đa dạng, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá, vận dụng tri thức. Đồng thời giúp giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho học sinh một cách chủ động, sáng tạo đạt hiệu quả. Ngày nay, những thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày 4 càng thâm nhập vào lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có dạy học. Các TBDH ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Để phát huy được vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học, hai khâu cơ bản nhất là trang bị và sử dụng thiết bị. Trong đó, vấn đề sử dụng có hiệu quả TBDH có ý nghĩa quyết định. Thực tế cho thấy, hiện nay ở các trường tiểu học đang tồn tại một mâu thuẫn cơ bản giữa việc sử dụng không hiệu quả các TBDH của giáo viên với yêu cầu giáo dục ngày càng cao. Việc giải quyết mâu thuẫn này là một yêu cầu cấp thiết hiện nay ở các trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đối với môn Địa lí, học sinh khi học sẽ gặp nhiều sự vật, hiện tượng không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt mình vì thế phải quan sát chúng trên ảnh, hình vẽ, bản đồ và đây cũng là một môn học có kiến thức rộng, việc nghiên cứu các kiến thức địa lí là rất trừu tượng với học sinh tiểu học nên không có sự trợ giúp của các thiết bị dạy học thì khó có thể đạt được kết quả. Với lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong các đề tài về đổi mới phương pháp dạy học Địa lí đều có đề cập một phần nào về cách thức sử dụng TBDH, ví dụ như: Đổi mới phương pháp dạy địa lí theo hướng dạy học tích cực hoá hoạt động của người học (Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng), Phương pháp dạy học địa lí (Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn), Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trung học phổ thông (Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen), và nhiều báo cáo trong các tạp trí, tạp san khoa học của các trường Đại học trong cả nước đã nêu các kết quả nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học địa lí theo hướng dạy học tích cực nói riêng và đặc biệt trong đó có phần 5 nào hướng dẫn cách thức sử dụng TBDH địa lí theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Về phương pháp dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng tích cực, có một số đề tài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Tuyết Nga như: Phương pháp dạy học Địa lí ở trường tiểu học Việt Nam theo hướng cho học sinh tự phát hiện tri thức. Một số đề tài viết chung như: Dạy học địa lí ở tiểu học (Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Sen), Dạy học tích cực và tương tác trong môn tự nhiên xã hội (Bùi phương Nga, Nguyễn Tuyết Nga, Đào Thị Hồng, Đào Thị My), Đi cùng với phương pháp dạy học địa lí, có nhiều đề tài viết riêng về cách sử dụng TBDH địa lí như: Sử dụng bản đồ - Lâm Quang Dốc, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996; Giáo trình Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông - Nguyễn Trọng Phúc, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1997; Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí - Nguyễn Trọng Phúc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001; Sử dụng bản đồ và phương tiện kĩ thuật trong dạy học địa lí - Nguyễn Trọng Phúc, Nhà xuất bản Đai học Quốc gia Hà Nội, 1997; Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực - Nguyễn Thị Dung, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005; Sử dụng kênh hình để nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở lớp 6 trung học cơ sở - Vũ Quốc Lịch, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004; Sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo tinh thần dạy học tích cực - Trần Thị Hoàng Oanh, khoá luận tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003 Những tài liệu nêu trên đã góp phần vào hướng dẫn cách thức sử dụng TBDH địa lí nói chung. Nhưng việc sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực, cách thức sử dụng chúng như thế nào cho đạt hiệu quả cao thì còn rất ít và chưa được đề cập một cách cụ thể. 6 3. Mục đích nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về dạy học tích cực và hệ thống các TBDH địa lí được sử dụng trong nhà trường tiểu học. Từ đó nghiên cứu cách thức sử dụng một số TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: Việc sử dụng TBDH địa lí ở tiểu học - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng TBDH địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. 5. Giả thuyết khoa học. Nếu vận dụng linh hoạt và hợp lí các TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. - Đưa ra nguyên tắc sử dụng các TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. - Nghiên cứu cách thức sử dụng các TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. - Thiết kế và tổ chức thực nghiệm một số bài dạy địa lí ở tiểu học có sử dụng TBDH theo hướng dạy học tích cực. 7. Phạm vi nghiên cứu. Nội dung Địa lí ở tiểu học được đề cập đến từ lớp 1 đến lớp 5. Tuy nhiên trong thời gian hạn hẹp luận văn chỉ nghiên cứu về cách sử dụng TBDH địa lí ở lớp 4 và lớp 5 theo hướng dạy học tích cực. 8. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp nghiên cứu lí luận. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. Kế thừa và phát huy lí luận đề tài đi trước. 7 b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Về các trường tiểu học điều tra, khảo sát thực tế việc sử dụng các TBDH địa lí. Thu thập các thông tin, các số liệu thống kê và các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu. - Tham khảo ý kiến giáo viên và các chuyên viên tiểu học về hướng nghiên cứu của đề tài. - Tiến hành thực nghiệm để xem xét hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng TBDH địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. c. Phương pháp thống kê. Dùng phương pháp thống kê để phân tích và xử lí các kết quả thu được qua điều tra và thực nghiệm. 9. Những đóng góp của luận văn. - Tìm hiểu và hệ thống cơ sở lí luận của việc sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. Góp phần đánh giá thực trạng sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học - Đưa ra cách thức và quy trình sử dụng một số thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. - Đề xuất phương hướng xây dựng các thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học. 10. Cấu trúc luận văn. Luận văn gồm các phần: mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3 và các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Trong đó: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. Chương 2: Sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 8 chương I cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Thiết bị dạy học. 1.1.1. Khái niệm thiết bị dạy học. "Thiết bị dạy học là phương tiện vật chất cần thiết giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức quá trình giáo dục, giáo dưỡng hợp lí, có hiệu quả các môn học ở nhà trường" [22] "Thiết bị dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là một phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Đối với học sinh, đó là nguồn tri thức phong phú, sinh động, là các phương tiện giúp cho các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo." [20] "Thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên và học sinh" [19] Như vậy có thể hiểu một cách tổng quát: TBDH là những công cụ mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. 1.1.2. Yêu cầu đối với thiết bị dạy học Trong dạy học nói chung và dạy học địa lí ở tiểu học nói riêng, TBDH là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình dạy học đạt được mục đích và kết quả cao. Vì thế, việc vận dụng và tiến hành các phương pháp dạy học luôn phải gắn liền với việc sử dụng TBDH. Trong mỗi giờ học địa lí, các TBDH được sử dụng thường xuyên không những điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh mà còn là nguồn tri thức phong phú để học sinh thu nhận và rèn luyện các kĩ năng. Để việc sử dụng được thuận lợi và hiệu 9 quả, trong mỗi giờ học địa lí ở tiểu học các TBDH phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: a. Tính sư phạm. TBDH địa lí phải đảm bảo tính sư phạm, phải giúp học sinh tiếp thu được các kiến thức, kĩ năng, giúp học sinh có thể tự học. Đồng thời, TBDH còn giúp giáo viên truyền đạt những kiến thức cơ bản, phân tích các mối quan hệ trừu tượng, phát triển khả năng nhận thức và tư duy cho học sinh. b. Tính trực quan. Các TBDH phải đủ lớn để học sinh ngồi ở hàng ghế cuối lớp cũng nhìn rõ được. Nhờ đó học sinh có thể làm việc với TBDH theo hình thức cá nhân, làm việc theo nhóm, tổ. Do vậy, các TBDH yêu cầu không chỉ nhìn rõ mà còn phải gọn, dễ di chuyển và không chiếm nhiều diện tích trên bàn cũng như phải phù hợp với học sinh từng khối lớp. c. Tính khoa học Các TBDH địa lí phải đảm bảo tính khoa học. Các sự vật, hiện tượng địa lí được thể hiện trên các TBDH phải phản ánh đúng các sự vật, hiện tượng địa lí trong thực tế, phải chính xác và khoa học. Mỗi loại TBDH địa lí tập hợp thành bộ phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung, bố cục, hình thức. Trong đó mỗi loại trong bộ có vai trò và vị trí riêng tạo thành một chỉnh thể thống nhất và khoa học. d. Tính thẩm mĩ Các TBDH địa lí phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, các đường nét, hình khối, màu sắc phải hài hoà, cân đối nhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh. Đồng thời, các TBDH đảm bảo tính thẩm mĩ còn có tác dụng rất lớn là giúp học sinh hứng thú, say mê học tập. e. Tính tiện dụng Do điều kiện học tập ở các trường tiểu học chưa đồng bộ về cơ sở vật chất, các TBDH địa lí hiện nay giáo viên phải mang vác từ các thư viện, phòng thí nghiệm, hoặc do giáo viên tự làm. Sau mỗi buổi học giáo viên lại 10 [...]... lượng dạy học, đặc biệt là kết quả nhận thức của học sinh Từ thực trạng sử dụng TBDH, cho thấy nhà trường tiểu học hiện nay cần phải sử dụng các TBDH theo hướng dạy học tích cực 3 Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau: Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học địa lí ở. .. kiện rộng rãi cho việc dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Các thiết bị hiện đại được sử dụng trong dạy học địa lí ở nhà trường tiểu học hiện nay gồm có: phim video giáo khoa, máy chiếu Overhead, máy vi tính a Video cùng băng hình Phim video giáo khoa là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong dạy học địa lí ở tiểu học hiện nay Nhờ vào phương tiện này, học sinh không chỉ nhận... em trong quá trình học tập, nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học Và cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh mục đích cơ bản nhất, có tính nhân văn cao nhất của dạy học tích cực là đưa lợi ích, niềm vui và hạnh phúc cho học sinh, nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học cao hơn 1.2.3 So sánh dạy học tích cực và dạy học thụ động Yếu tố Dạy học tích cực Dạy học thụ động dạy học Mục tiêu - Giáo... nay ở nhà trường tiểu học còn thiếu, nhất là các TBDH hiện đại Các thầy cô đều nhận thức tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học nhưng chưa biết rõ mục đích của TBDH cũng như cách sử dụng chúng như thế nào cho đạt hiệu quả Số giáo viên được hỏi đều trả lời cần phải bồi dưỡng thêm kĩ năng sử dụng TBDH chương ii sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực 36 ... huy tính tích cực tư duy, phát triển trí tuệ của học sinh 1.2 Quan niệm về dạy học tích cực 1.2.1 Khái niệm về dạy học tích cực "Dạy học tích cực là hệ thống các phương pháp dạy học nhằm cụ thể hoá các hoạt động bên trong học sinh Người học không bị động tiếp thu những kiến thức có sẵn do thầy truyền đạt mà nỗ lực hợp tác với bạn học để tự tìm hiểu, khám phá ra những kiến thức mới dưới sự hướng dẫn... hỏi 3: "Theo thầy cô, việc sử dụng các TBDH trong dạy học môn địa lí có cần thiết không?" cũng có 100% trả lời rất cần thiết - Câu hỏi 4 32 + Có 88% số giáo viên được điều tra trả lời, thỉnh thoảng sử dụng bản đồ (lược đồ) trong quá trình giảng dạy, 12% trả lời thường xuyên sử dụng trong quá trình giảng dạy + 44% giáo viên trả lời thỉnh thoảng sử dụng tranh ảnh và 56% trả lời thường xuyên sử dụng tranh... Hiệu quả dạy học chỉ có thể đạt được khi học sinh là chủ thể tích cực của quá trình nhận thức Bằng hoạt động tự lực của mình, học sinh chiếm lĩnh các tri thức khoa học, tham gia tích cực vào quá trình học tập Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng hiệu quả các TBDH cần phải hướng đến việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh Về kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy rằng, TBDH địa lí hiện nay ở nhà trường... xuyên sử dụng nếu trong nội dung bài học có, 56% giáo viên trả lời thỉnh thoảng sử dụng + Máy chiếu overhead có 20% số giáo viên được điều tra trả lời thỉnh thoảng sử dụng, 80% trả lời chưa sử dụng bao giờ + Máy chiếu projector 100% số giáo viên được điều tra trả lời chưa bao giờ sử dụng + 12% giáo viên trả lời có sử dụng phòng máy vi tính - Câu hỏi 5: "Thầy cô sử dụng TBDH vào quá trình dạy học địa. .. chiếu, máy tính, sử ảnh, sử dụng để minh hoạ dụng để học sinh khai thác kiến thức Kiểm tra Giáo viên khuyến khích học Giáo viên độc quyền đánh giá đánh giá sinh nhận xét, bổ sung câu và cho điểm cố định, đánh giá trả lời của bạn, tham gia tự theo sự ghi nhớ thông tin có đánh giá kết quả học tập sẵn Như vậy, dạy học tích cực là phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học Nó được đặt ra... cần thiết cho các em tiến hành các thao tác tư duy trong học tập Qua việc phân tích những khía cạnh tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh tiểu học, có thể thấy rằng các em hoàn toàn có đủ khả năng tìm tòi, phát hiện tri thức từ các TBDH Điều đó chứng tỏ, việc sử dụng các TBDH theo hướng dạy học tích cực là rất cần thiết và có tính khả thi 2 Cơ sở thực tiễn 2.1 Chương trình, sách giáo khoa Địa . II: Sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực 36 1. Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học theo hướng dạy học tích cực 36 2. Cách sử dụng một số thiết bị dạy học địa. 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. Chương 2: Sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. Chương. sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng thiết bị dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Thiết bị dạy học. 1.1.1. Khái niệm thiết bị dạy học. " ;Thiết bị dạy

Ngày đăng: 15/09/2014, 18:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 10. Cấu trúc luận văn.

    • Dạy học thụ động

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan